Nhận định, soi kèo Argentinos Juniors vs Platense, 7h30 ngày 4/2: Ưu thế sân nhà
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Pafos vs PAC Omonia, 22h00 ngày 3/2: Tin vào cửa trên -
Tuần trước, Elon Musk tiết lộ ông đang nuôi một con nhím. "Đúng vậy, tên nó là Shrub, một con nhím cái", ông phản hồi câu hỏi của tài khoản Spy khi người này phát hiện ông mang nhím trên xe ôtô. Musk cũng cho biết Shrub "thích chạy trên bánh xe". Elon Musk nuôi thú cưng gì?Thông tin của Musk lập tức khiến tiền số có tên Shrub tăng giá gần 34 lần từ 0,0033 lên 0,12 USD.
Trước đó, Musk cũng thường chia sẻ chuyện nuôi thú cưng, bên cạnh việc chăm sóc con cái và điều hành loạt công ty của mình. Năm 2023, ông nhắc đến chú chó thuộc giống Yorkshire Terrier với "sở thích" hay cắn chân người.
"Tôi đã nuôi một con chó Yorkie tuyệt vời trong 15 năm, đặt tên là Hobbes, vì nó xấu tính, thô lỗ và lùn", Musk nói. Theo Business Insider, tên gọi của chú chó có vẻ được lấy từ vở kịch dựa trên tác phẩm Leviathan của triết gia Thomas Hobbes thế kỷ 17, trong đó mô tả sự tồn tại của con người là "cô đơn, nghèo đói, thô lỗ, và lùn".
"Tôi bảo mọi người 'coi chừng con chó', rồi họ nhìn thấy nó và cười. Nhưng sau đó, nó cắn vào mắt cá chân họ", Musk viết.
Năm 2022, ông cũng đăng video ghi lại cảnh con trai X Æ A-12 chơi đùa với đàn chó của gia đình. "X yêu Doge", ông viết. Sau nội dung này, tiền số Dogecoin cũng tăng mạnh.
-
Sự tự chủ của phụ nữ vô cùng quan trọng. Nếu như họ quyết định từ bỏ công việc thì cũng giống như phó mặc cuộc đời cho người khác. Không làm ra tiền, họ dần chẳng có tiếng nói nữa. Đó là điều mà nhiều người nói từ trước, hi vọng phụ nữ nghe rồi hiểu. Cưới 6 tháng, người phụ nữ chỉ toan tính ly hôn vì một lựa chọn sai lầmTuy nhiên chẳng phải ai cũng quyết liệt được với những quyết định của mình.
Người phụ nữ và quyết định dại dột ngày đầu làm dâu
Mới đây, một người vợ chia sẻ bài viết liên quan đến cuộc hôn nhân mới 6 tháng của mình. Theo cô, cứ mỗi sáng thức dậy, việc đầu tiên của cô là nghĩ đến chuyện ly hôn với chồng.
“Mình mới lấy chồng được hơn 6 tháng. Mặc dù trước đấy cũng có chuẩn bị tâm lý trước khi đi lấy chồng, nhưng mình vẫn bị sốc khi bước vào ngưỡng cửa hôn nhân.
Mình trước làm nhân viên văn phòng, công việc cũng ổn định, lương cũng đủ chi tiêu, sinh hoạt và để ra được một khoản nho nhỏ mỗi tháng. Sau lấy chồng thì mình xin nghỉ việc, nghe chồng, ở nhà cùng chồng buôn bán”, cô kể.
Ảnh minh họa. Theo đó, khi quyết định về theo chồng, cô do dự chuyện nghỉ việc. Song gia đình bên chồng thúc giục về để làm việc cho nhà nên cô tặc lưỡi đồng ý, nghĩ bụng thay đổi môi trường, thử sức ở lĩnh vực mới. Tuy nhiên, đây chính là bước ngoặt đổi luôn cuộc đời cô ngay từ ngày đầu làm dâu.
“Nhưng có bước chân vào mới thấy, đồng lòng ở đâu không thấy, chỉ thấy nản lòng, và vả mặt nhau chan chát thôi. Cưới nhau hơn 6 tháng, vợ chồng mình choảng nhau 3 lần, còn cãi nhau, giận nhau thì vô số kể.
Mình thì mới bước chân vào buôn bán, gì cũng không biết. Chồng thì chẳng thấy động viên đâu, chỉ dẫn thì cả ngày cáu, cáu chán thì giận, giận chán thì không thèm hỏi han gì. Mình suốt ngày phải chạy theo làm hòa”, cô chán nản kể.
Cuộc hôn nhân bế tắc
Hồi còn đi làm công sở, cô suốt ngày váy vóc, son môi đẹp đẽ. Lấy chồng xong làm người lao động tay chân, quần lúc nào cũng xắn cao để chạy cho nhanh, tóc tai bù xù, chân tay, mặt mũi đen thui.
Cô kể tiếp: “Ở nhà với bố mẹ đến cái bát cũng chẳng phải rửa, đi lấy chồng thì phải làm hết. Ừ thì lấy chồng phải làm. Bố mẹ chồng làm gia công thêm xưởng gỗ, mình cũng phải học, phải làm. Làm việc nặng mình không làm được, tâm sự với chồng thì chồng chê lười, không chịu cố gắng, trách mình không biết giúp đỡ bố mẹ chồng. Mệt quá sút cân, thì chồng khen đúng ý em thế còn gì, trước suốt ngày lo béo, giờ lo đâm đầu vào mà làm”.
Từ một người chân yếu tay mềm chỉ chạy việc công sở, rõ ràng những điều trên khiến cô nàng suy sụp và khó có thể hòa nhập được. Thế nhưng những điều đó cũng không khủng hoảng bằng việc hai vợ chồng cô làm chung với bố mẹ chồng, kinh tế bố mẹ nắm hết.
Thậm chí họ mua gì, làm gì cũng ngửa tay ra xin.
“Hôm trước bảo chồng rằng tóc em dài quá, chắc bữa nào đi cắt rồi làm lại, chồng phán luôn cho câu: 'Lấy chồng rồi mà em suốt ngày tóc tai quần áo'. Mà mình là đứa thuộc dạng không ăn diện đấy ạ. Năm mấy bộ quần áo, tóc thì quá lắm mới làm thôi.
Mẹ chồng thì suốt ngày nói chồng mình lấy con gái đẹp làm gì, suốt ngày ăn diện, không lo làm ăn. Bố chồng thì gia trưởng, suốt ngày soi mói, khinh thường con gái, quan điểm của bố chồng mình con trai thì vợ đâu cũng lấy được còn con gái bỏ chồng thì chỉ có đi lấy ông già mà nương tựa”.
Cuộc sống như thế khiến người vợ vô cùng bế tắc. Bố mẹ chồng buôn bán, có chê bai cũng chỉ nói kiểu vừa đấm vừa xoa khiến cô không phát cơn giận nổi. Cô đã tâm sự với chồng nhưng không giải quyết được gì. Chồng cô là con trai một, ra ở riêng thì không ổn.
Nhưng cô bàn việc tự chủ kinh tế thì chồng đều gạt đi vì anh nghe bố mẹ răm rắp. Sự mệt nhọc trong chính cuộc sống hằng ngày như thế khiến cô như đang chịu đựng chứ chẳng phải tận hưởng hôn nhân.
“Mỗi ngày khi thức dậy, nghĩ đến ngày hôm qua và những thứ phải đối mặt ngày hôm nay là mình trầm cảm mất. Mình chỉ muốn bỏ chồng thôi, hôn nhân thật kinh khủng quá”, cô vợ tâm sự.
Đúng là đôi khi chẳng cần một xung đột nào quá lớn, sự khó chịu âm ỉ của cuộc hôn nhân cũng khiến người ta nản lòng. Đây rõ ràng là bài học đối với những người phụ nữ trước hôn nhân. Trong mọi trường hợp, họ cần phải biết tự lập, tự tạo ra kinh tế và không phụ thuộc. Nếu bị bó buộc trong mọi hoàn cảnh thì kết cục như nàng dâu trong câu chuyện trên hoàn toàn dễ hiểu.
Theo Gia đình và Xã hội
Tôi ngã lòng với tình cũ vì một phút giận vợ
Chỉ vì một phút giận vợ mà tôi mắc sai lầm. Tôi đang rất bối rối, không biết có nên nói cho vợ biết không?
"> -
Xem video: Người lao động nghèo nhận gạo tại các ATM gạo miễn phí ATM gạo miễn phí liên tục xuất hiện hỗ trợ người nghèo mùa Covid13h30 ngày 14/6, người dân ở quận Tân Phú, TP.HCM tập trung trước khuôn viên Khu huấn luyện quân sự quận Tân Phú (số 2 Đỗ Thừa Tự, phường Tân Quý, quận Tân Phú).
Người dân lao động đến nhận gạo tại ATM gạo tại Khu huấn luyện quân sự quận Tân Phú. Phần lớn họ là những người chưa kịp đến đây để nhận gạo từ trụ ATM gạo miễn phí đã phát vào buổi sáng cùng ngày.
Người dân ngồi chờ đến lượt vào nhận gạo. Người dân tập trung tuân thủ các nguyên tắc phòng dịch và sự điều phối của thanh niên tình nguyện tại đây.
Sát khuẩn tay trước khi vào khuôn viên có trụ ATM gạo. Mỗi người đến nhận gạo, khi qua cổng đều được xịt dung dịch sát khuẩn, đo thân nhiệt. Sau đó, họ xếp thành 2 hàng theo khoảng cách đã được ban tổ chức kẻ sẵn.
Xếp hàng theo đúng khoảng cách quy định để phòng dịch. Hàng người sẽ di chuyển dọc theo sân vận động bên trong khuôn viên trụ sở sở Ban chỉ huy quân sự quận Tân Phú để đến trụ ATM. Quá trình di chuyển, người dân cũng được các đoàn viên thanh niên tại đây hỗ trợ, hướng dẫn để có thể di chuyển, ngồi nghỉ đúng khoảng cách giãn cánh.
Ngồi chờ đến lượt nhận gạo dưới bóng mát. Trong lúc chờ đến lượt nhận gạo, người dân được phát ghế, ngồi đợi dưới bóng mát của 2 hàng cây 2 bên sân vận động.
Đứng đúng vị trí để đảm bảo khoảng cách. Khi đến trụ ATM, người dân vẫn xếp theo một hàng dọc đứng đúng khoảng cách đã được kẻ sẵn. Tại đây, từng người một, lần lượt bước lên lấy bọc nilon rồi tiến đến vị trí trụ ATM để nhận gạo.
Lấy bọc nilon để nhận gạo. Sau khi máy tự động dừng, gạo ngừng chảy, người nhận cột bao nilon, tiến ra ngoài. Lúc này, người kế tiếp mới tiếp tục bước lên nhận gạo.
Từng người một tiến đến trụ ATM gạo để nhận gạo. Mỗi người dân được nhận khoảng 1,5 kg gạo. Với sự tổ chức chặt chẽ, quy củ, quá trình nhận gạo của rất đông người lao động, khuyết tật diễn ra trong trật tự, đảm bảo công tác phòng dịch.
Bà Trần Thị Hòa Bà Trần Thị Hòa (68 tuổi, ngụ quận Tân Phú) cho biết, bà rất vui khi được nhận gạo miễn phí tại ATM gạo. Trong thời gian TP.HCM thực hiện giãn cách, bà chỉ ở nhà nên không có thu nhập. Nhờ vào số gạo được nhận từ ATM gạo, bà sẽ bớt được một phần chi phí để mua thêm thực phẩm khác.
Điểm ATM gạo trên đường Trương Định (quận 3, TP.HCM). Trong khi đó, tại số 20A đường Trương Định (quận 3, TP.HCM), người dân nghèo cũng tranh thủ giờ nghỉ trưa đến xếp hàng chờ nhận gạo từ trụ ATM gạo đặt tại đây. Đến từ rất sớm, bà Trần Thị Ngọc Ngận (65 tuổi) ngồi đợi để được nhận gạo.
Bà chia sẻ, gia đình bà không khó khăn. Tuy nhiên, bà tranh thủ giờ trưa ra đây nhận gạo để đem về gửi lại cho một cụ già yếu phải một mình nuôi đứa cháu nhỏ đang thuê trọ gần nhà mình.
Bà Ngận (bên trái) đến nhận gạo tại ATM giúp cho cụ bà 80 tuổi mưu sinh bằng nghề bán vé số dạo. Bà nói: “Bà cụ ấy ngoài 80 tuổi, hàng ngày ôm đứa cháu nhỏ ra vỉa hè bán vé số mưu sinh. Bây giờ, bà ấy sang đây đợi nhận gạo sẽ phải bế đứa cháu xếp hàng, đợi đến lượt, tôi thấy thương quá nên đi nhận giúp”.
Hàng ngày, tôi vẫn đi nhận cơm, gạo, quà từ thiện cho 2 bà cháu bà ấy. Không có của thì mình có công, bây giờ ai cũng khó khăn cả. Mình ngồi yên thấy không đành”, bà Ngận nói thêm.
Khai báo y tế trước khi vào khu vực nhận gạo. Tại đây, mỗi người được nhận khoảng 2kg gạo. Sau khi khai báo y tế, đo thân nhiệt, sát khuẩn, người dân được tiến đến vị trí đặt trụ ATM để nhận gạo. Những người đến nhận đều cho biết, nhờ ATM gạo, họ không còn lo bị đói trong thời gian mất việc hoặc thu nhập giảm.
Bài, ảnh, clip: Nguyễn Sơn
Gõ cửa từng nhà tặng khẩu trang, chung tay phát cơm 0 đồng
Chung tay hỗ trợ người nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều cá nhân, tổ chức tại TP.HCM liên tục thực hiện các hoạt động tặng khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, phát cơm, sữa 0 đồng…
">