您现在的位置是:Thời sự >>正文
Soi kèo phạt góc Guangzhou City vs Beijing Guoan, 18h30 ngày 21/11
Thời sự66人已围观
简介 Chiểu Sương - 20/11/2022 18:39 Kèo phạt góc ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Montego Bay vs Racing United, 6h00 ngày 21/2: Kéo dài mạch thắng
Thời sựChiểu Sương - 20/02/2025 04:49 Nhận định bóng ...
【Thời sự】
阅读更多"Mù Cang Chải
Thời sựCuốn sách "Mù Cang Chải - Bản giao hưởng giữa thiên nhiên và văn hóa" do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành (Ảnh: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật).
Sách được bố cục hợp lý thành các bài viết, lồng ghép những hình ảnh tinh tế, sống động. Có thể kể đến như: "Mù Cang Chải - Vùng đất thiên nhiên ưu ái", "Người Mông ở Mù Cang Chải", "Ruộng bậc thang Mù Cang Chải - Sức hấp dẫn đặc biệt", "Văn hóa tín ngưỡng của người Mông gắn với ruộng bậc thang", "Tiếng khèn Mông", "Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông", "Đặc sắc trang phục của phụ nữ Mông", "Ẩm thực Mù Cang Chải"…
Tác giả Nguyễn Thái Bình cho biết, những nội dung trong cuốn sách là kết quả của quá trình dài tìm hiểu, nghiên cứu và trải nghiệm.
Cầm trên tay "bản giao hưởng" du dương của thiên nhiên và văn hóa Mù Cang Chải, bạn đọc có thể tùy thích lật giở bất kỳ trang nào hoặc bài nào để cảm nhận từng vẻ đẹp nơi đây.
Cuốn sách cũng được thiết kế nhỏ gọn như một cuốn cẩm nang để độc giả có thể mang theo và đọc ở bất cứ nơi đâu.
Cách trung tâm thành phố Yên Bái 186km, cách Thủ đô Hà Nội hơn 300km về phía Tây Bắc, vùng đất Mù Cang Chải bình yên nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, ở độ cao trung bình trên 2.000m so với mực nước biển.
Nơi đây, đồng bào Mông chiếm hơn 90% dân số, cư trú dọc những sườn núi cao từ 800 đến 1.700m với những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Là một trong những điểm đến nổi tiếng được thiên nhiên ưu ái, thời tiết mát mẻ quanh năm, Mù Cang Chải làm mê đắm du khách gần xa với đèo Khau Phạ bồng bềnh mây phủ, đỉnh Púng Luông bạt ngàn thông reo, xôi nếp Cao Phạ dẻo thơm, lạp xưởng Tây Bắc đậm đà hương vị núi rừng,...
Đặc biệt, được ví như "vân tay của trời đất", những thảm ruộng bậc thang Mù Cang Chải xanh ngắt mùa nước đổ, vàng óng mùa lúa chín là một kiệt tác được tạo nên từ sự cần mẫn và đôi bàn tay khéo léo của cư dân bản địa đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
Cũng nhờ sự sáng tạo, tinh tế và tỉ mỉ dường như vô hạn, nghệ thuật tạo hình bằng sáp ong trên vải và nghệ thuật khèn của đồng bào Mông nơi đây đã được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Theo bình chọn của tạp chí Insider, chuyên trang du lịch danh tiếng của Mỹ, địa danh Mù Cang Chải của Việt Nam đã lọt vào top những vùng núi đẹp nhất thế giới, sánh ngang với nhiều tên tuổi lớn như: dãy Andes (Nam Mỹ), núi Cầu vồng (Pêru), đỉnh Phú Sĩ (Nhật Bản)...
Kênh truyền hình CNBCcủa Mỹ cũng từng đánh giá Mù Cang Chải là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất với du khách quốc tế năm 2020.
">...
【Thời sự】
阅读更多Du học Mỹ vẫn về VN làm 'nhân viên' của mẹ, con trai NSND Hồng Vân gặp áp lực
Thời sựĐạo diễn Khôi Nguyên du học từ 13 tuổi.
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành sản xuất phim của Cao đẳng Fullerton, anh bất ngờ nhận lời mời nhập học đạo diễn khoa Điện ảnh Cao đẳng Nghệ thuật Điện ảnh và Truyền thông Dodge thuộc hệ thống Đại học Chapman.
Đạo diễn Khôi Nguyên đã đạo diễn 3 phim ngắn và một phim dài. Trong đó, phim ngắn Nostalgia (2021) được vinh danh tại Los Angeles Film Awards tháng 4.2021, New York Film Festival tháng 3.2021, được chọn trình chiếu tại LHP Châu Á Thái Bình Dương - Los Angeles lần thứ 37.
Phim ngắn Neo's cleaning service (2022) đoạt giải thưởng Los Angeles Film Awards 2022, New York International Film Awards 2022, được chọn trình chiếu tại Boston Sci-film Festival 2023 và Hollywood Short Fest 2023.
Đạo diễn Khôi Nguyên được tạp chí Voyage Los Angeles chuyên giới thiệu chân dung tài năng trẻ trong nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau của khu vực Los Angeles thực hiện bài phỏng vấn.
Phim ngắn Neo's cleaning service cũng được Gunpowder&Sky Studio - một đơn vị sản xuất có tiếng từng phát hành hơn 60 phim, là đối tác của Discovery, Epix, HBO, Netflix - mua để phân phối.
Sau khi có trải nghiệm nhất định với phim ngắn, đạo diễn Khôi Nguyên thực hiện dự án phim nhựa độc lập Little Saigon cùng các sinh viên trong trường. Bộ phim này xoay quanh cuộc sống của cộng đồng người Việt trên đất Mỹ được quay tại California.
Bộ phim có sự góp mặt của NSND Hồng Vân, nghệ sĩ Hồng Đào và một số diễn viên trẻ đến từ nhiều quốc gia trên thế giới. Không chỉ được truyền thông trong nước quan tâm, Khôi Nguyên cũng từng được lên báo Mỹ. Năm 2023, tạp chí Voyage Los Angeles chuyên giới thiệu chân dung tài năng trẻ trong nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau của khu vực Los Angeles và Orange County đã có bài phỏng vấn đạo diễn Khôi Nguyên.
Đạo diễn Khôi Nguyên - con trai NSND Hồng Vân: Làm công ăn lương cho mẹ, áp lực con nhà nòi
Thời gian gần đây, đạo diễn Khôi Nguyên đã quyết định rời Mỹ để trở về Việt Nam làm việc. Trên trang cá nhân, anh khiến khán giả bất ngờ khi trở thành Phó giám đốc nhà hát kịch mang tên mẹ. Nói về lý do trở về nước hoạt động, Khôi Nguyên cho biết: "Với tôi, ở đâu có cơ hội để mình được trải nghiệm và cống hiến thì tôi sẽ nắm bắt. Tại Việt Nam, những cơ hội đó đang mỉm cười với tôi, nên trước mắt tôi sẽ dành thời gian ở đây. Tôi không dám hứa mình có thể làm được những điều to tát, nhưng tôi muốn góp thêm một chút màu sắc cho điện ảnh nước nhà".
NSND Hồng Vân và con trai - đạo diễn Khôi Nguyên.
Đạo diễn Khôi Nguyên thừa nhận khi làm việc chung, anh không tránh khỏi những lúc tranh luận với NSND Hồng Vân. Tuy nhiên cả hai đều biết cách dung hòa cái tôi của mình để mang đến cho dự án những điều tốt nhất. "Mẹ có cái lý của mẹ, tôi có cái lý của tôi. Nhưng tôi với mẹ luôn nỗ lực dung hòa để có những cái tốt nhất cho phim", đạo diễn trẻ bày tỏ.
Đạo diễn Khôi Nguyên cũng thừa nhận bản thân mang những áp lực riêng. Tuy nhiên, anh luôn cố gắng biến những áp lực đó thành động lực để tiếp tục cố gắng, tự tìm chỗ đứng cho bản thân.
Đạo diễn Khôi Nguyên nhấn mạnh: "Mặc dù có áp lực, nhưng nó cũng mang lại những lợi ích nhất định trong công việc mà tôi đang theo đuổi. Tôi muốn người khác nhớ đến mình bằng thành tích riêng của bản thân, thay vì để họ biết tôi là con của nghệ sĩ Hồng Vân hay Lê Tuấn Anh".
2 mẹ con ứng xử như đồng nghiệp trên phương diện công việc.
Đạo diễn Khôi Nguyên nói khi bước ra ngoài làm việc anh luôn cố gắng giấu kín danh tính của mình, không thể hiện mình là con của nghệ sĩ nổi tiếng. Nếu người khác có vô tình nhận ra thì anh vẫn hồi đáp, bởi chuyện đó khó có thể phủ nhận.
(Theo GĐXH)
">...
【Thời sự】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Shanghai Port vs Yokohama F. Marinos, 19h00 ngày 19/2: Khó cho cửa trên
- Hải Phòng phủ nhận việc cô giáo dùng dây chun bắn vào trẻ mầm non
- Microsoft gặp sự cố toàn cầu khiến nhiều chuyến bay bị huỷ
- Chủ tịch Samsung đập tan tin đồn tách xưởng đúc chip
- Nhận định, soi kèo U20 Iraq vs U20 Jordan, 14h00 ngày 19/2: Tiếp tục dẫn đầu
- ‘Hơi thở đại dương’ của Tommy Hilfiger tại Tuần lễ Thời trang New York
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Dewa United vs Persebaya Surabaya, 19h00 ngày 21/2: Cửa dưới thất thế
-
Tác giả, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chia sẻ nhiều câu chuyện về người thầy của mình với độc giả trẻ. Ảnh: Thanh Trần.
Những câu chuyện chân thực được thuật lại với lời văn dung dị, mộc mạc trong tác phẩm Người thầy đã làm toát lên phong thái lớn của ông Ba Quốc - một người thầy trên lĩnh vực công tác cũng như cuộc sống. Ngoài ra, thẳm sâu trong đó thể hiện sự kính trọng, biết ơn của tác giả - người học trò đối với sự dìu dắt, chỉ bảo của thầy.
Cuốn sách được xem như là một sự bổ khuyết cho nhu cầu của độc giả tìm hiểu thông tin về ngành tình báo quân đội lâu nay được coi là “bí mật, khó tiếp cận”, đồng thời có giá trị giáo dục, tuyên truyền cho thế hệ trẻ khắc ghi những cống hiến, hy sinh của thế hệ đi trước - thế hệ Hồ Chí Minh.
Gửi gắm những bài học từ người thầy tình báo cho thế hệ trẻ
Cuốn sách dày 500 trang khổ lớn được bố cục thành 7 chương theo phong cách hiện đại, là truyện nhưng phi hư cấu, vừa giống thể tài hồi ức nhưng cũng mang phong cách tiểu thuyết chương hồi.
Nhân vật trung tâm trong cuốn sách là ông Ba Quốc, tức thiếu tướng, Anh hùng LLVTND Đặng Trần Đức từ những ngày hoạt động tình báo ở Campuchia cho tới lúc ông nghỉ hưu ở quân hàm thiếu tướng tình báo. Ông là một nhà tình báo xuất sắc của tình báo quốc phòng Việt Nam, một cán bộ tình báo tài năng, hội tụ đầy đủ những phẩm chất của một điệp viên "chui sâu, leo cao" hoàn hảo.
Câu chuyện được kể dưới góc nhìn của người học trò Nguyễn Chí Vịnh. Tác giả, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh thừa nhận rằng để viết về một nhân vật như ông Ba Quốc thật sự rất khó bởi ngoài những bí mật của ngành tình báo không thể tiết lộ, ông Ba Quốc rất hiếm khi nói về bản thân.
Nhưng với lợi thế của người trong cuộc, rất am hiểu công việc tình báo và mối quan hệ thầy trò gần gũi với nhân vật trong công việc cũng như cuộc sống sinh hoạt đời thường, tác giả đã tìm ra một lối tiếp cận mới và phương pháp xử lý khối lượng thông tin ngồn ngộn một cách hoàn hảo.
Chia sẻ trong buổi giao lưu với độc giả, các đoàn viên, thanh niên tại TP.HCM sáng ngày 11/3, tác giả Nguyễn Chí Vịnh cho rằng câu chuyện về ông Ba Quốc cũng như những người bạn của ông không chỉ là câu chuyện tình báo và quân đội, mà còn là câu chuyện của thế hệ Hồ Chí Minh với những giá trị của dân tộc, của đất nước.
“Tôi luôn cho rằng mình không thể để những giá trị ấy mất đi, phải truyền lại cho các thế hệ con cháu. Chính vì vậy mà tôi viết về chú Ba Quốc, bởi vì tôi là người gần gũi chú Ba Quốc và tôi tự đặt trách nhiệm cho tôi là phải viết. Và nếu chú Ba Quốc còn sống, tôi sẽ nói rằng cháu không viết về chú, cháu viết về thế hệ Hồ Chí Minh, mà chú là một trong những tấm gương. Và cháu không viết cho chú, cháu viết cho thế hệ trẻ. Đó là lý do tôi viết cuốn sách này”, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói.
Tác phẩm Người thầyđược viết theo phong cách hiện đại, là truyện nhưng phi hư cấu, về huyền thoại tình báo Quốc phòng Việt Nam, thiếu tướng Đặng Trần Đức (Ba Quốc). Ảnh: Thanh Trần.
Trong cuốn sách này, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết ông cố gắng viết những gì mình biết và hiểu về ông Ba Quốc, trừ những điều không được nói ra. Vì vậy, chắc chắn sẽ có những điểm mờ và tạo ra nhiều câu hỏi. Song, ông vẫn mong những bài học về nghề, về người, về đời của ông để giúp cho thế hệ trẻ, đặc biệt là các bạn trẻ trong ngành tình báo tiếp thu trong quá trình trưởng thành.
Hơn 20 năm hoạt động trong lòng địch có lẽ là thời kỳ khó khăn, gay cấn, nguy hiểm mà ông Ba Quốc phải chịu mất mát, hy sinh nhiều nhất. Đó là những câu chuyện về sự ứng phó nhạy bén, cơ trí, chuẩn xác để bản thân ông có thể tồn tại, hoạt động, thu thập thông tin giữa sào huyệt địch. Chính vì vậy, ông đã thu thập, khai thác, lấy được rất nhiều thông tin quý giá của địch, phục vụ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
“Nói về công lao, đóng góp, tài năng của ngành tình báo Việt Nam mà nói về một mình chú Ba Quốc thì không đủ. Và tôi tin nếu ông còn sống thì ông cũng không đồng ý chỉ nói về một mình ông Ba Quốc, mà phải nói đến một chùm sao, một rừng sao đều tỏa sáng của ngành tình báo Việt Nam”, tác giả chia sẻ.
Những bài học về tình báo, về cách mạng
Bên cạnh công việc của một nhà chỉ huy có tầm nhìn chiến lược, sắc sảo, quyết liệt, thiếu tướng Đặng Trần Đức còn là một người thầy có cá tính đặc biệt, nghiêm khắc nhưng cũng rất nhân văn, sâu sắc.
Cho đến ngày nay, gần 20 năm sau khi người thầy ra đi, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh vẫn nhớ như in những bài học "rất đời thường, rất con người" mà ông từng nhận được: “Ông đã dạy tôi rằng yêu cái gì thì hãy sống chết với thứ đó, đấy là điều tôi thấy được xuyên suốt trong hàng chục năm ở cạnh ông, cũng là bài học tôi tâm đắc nhất ở ông”.
Tác giả, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh ký sách tặng độc giả tại TP.HCM sáng ngày 11/3. Ảnh: Thanh Trần.
Theo tác giả, trong suốt sự nghiệp ông Ba Quốc đã kinh qua nhiều cương vị khác nhau, và ông không từ chối bất kỳ công việc nào dù là nhỏ nhất, những việc không tên. Ông làm tất cả bằng sự say mê, tâm huyết, toàn tâm toàn ý hoàn thành tốt nhiệm vụ. Năm 2000, lần đầu tiếp xúc với báo chí, thiếu tướng Đặng Trần Đức, hay ông Ba Quốc đã nói một câu nói nổi tiếng rằng: “Tình báo không phải là nghề của tôi”.
Lý giải câu nói đó, tác giả, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng thầy muốn tôn vinh sự nghiệp cách mạng chứ không tuyệt đối hóa nghề tình báo. “Nghề của tôi là nghề làm cách mạng, là nghề bảo vệ Tổ quốc, nghề tình báo chỉ là phương tiện”, tác giả nhắc lại câu nói của ông Ba Quốc. Trải qua thời gian được dẫn dắt và đồng hành cùng thầy mình, tác giả nhận ra những bài học về nghề tình báo thực chất cũng chính là những bài học vỡ lòng về cách mạng.
“Sự đi theo cách mạng của ông rất minh triết. Đó không phải lý tưởng người ta gán cho ông mà là từ sâu trong lòng ông. Tôi nghĩ nhờ những lý tưởng như vậy mà chú Ba Quốc vẫn tồn tại hàng chục năm sau trong lòng người dân”, tác giả chia sẻ.
Tương tự, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng cho rằng tác phẩm của ông không hoàn toàn viết về nghề tình báo, dù đã có người nói với ông rằng nhan đề sách nên có nhắc đến nghề tình báo trong đó. Thế nhưng cuối cùng ông chọn đặt tên cuốn sách của mình bằng hai tiếng Người thầyđơn giản mà sâu lắng.
“Tôi là người viết cuốn sách và tôi không muốn nó trở thành cuốn sách viết về nghề tình báo, mà là về con người, về tình thầy trò, về nhân cách của ông Ba Quốc. Tất nhiên có nhiều điều mà tôi vẫn chưa nói hết được qua tác phẩm này”, ông nói.
Ngườithầykhông chỉ kể về những đóng góp quan trọng của ông Ba Quốc đối với ngành tình báo quốc phòng mà còn nói về sự mất mát, hy sinh thầm lặng của cá nhân ông và gia đình, người thân.
Trong tác phẩm, tác giả cũng cho bạn đọc cơ hội được “tiếp xúc” với một số nhân vật lịch sử nổi tiếng như: đại tướng, Chủ tịch nước Lê Ðức Anh; các vị tướng đứng đầu ngành tình báo quân đội như: Đặng Vũ Chính, Nguyễn Như Văn; những nhà tình báo huyền thoại như: Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ, Nguyễn Văn Khiêm, Lê Hữu Thúy...
Mỗi tên tuổi cùng câu chuyện cuộc đời và những điệp vụ, chiến công của họ đều lấp lánh xuất hiện trong mỗi chương phần của cuốn sách, góp phần làm cho tác phẩm thêm cuốn hút người đọc.
(Theo Zing)
" alt="Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh viết về người thầy tình báo Ba Quốc">Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh viết về người thầy tình báo Ba Quốc
-
Tấn Beo. Ảnh: FBNV Từ đó đến nay, anh không sử dụng điện thoại và mạng xã hội. Vợ Tấn Beo chủ trương giữ kín tình trạng của chồng vì sợ thị phi. Ngoài ra, chị hiểu sự tự trọng của chồng, biết anh không muốn để lộ tin bệnh tật, hình ảnh tiều tụy trước khán giả.
Nhiều đồng nghiệp thân thiết đến thăm, gia đình đều đề nghị không chụp ảnh, quay clip hay chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.
Trước khi bị đột quỵ, tháng 3/2023, Tấn Beo còn bị ngã cầu thang, rơi tự do hơn 10 bậc rồi bất tỉnh. Cú ngã gây chấn thương phần mềm khiến anh đau nhức phần lưng, hông, ngồi và nằm khó khăn. Lúc đó, Tấn Beo cho biết không vào viện kiểm tra vì không thấy cần thiết.
Nghệ sĩ Tấn Beo tên thật là Tấn Danh, 59 tuổi, con trai của nghệ sĩ vọng cổ Tấn Tài. Anh xuất thân cải lương, giữa thập niên 1990 chuyển sang diễn hài, trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của làng hài.
Mi Lê
Nghệ sĩ hài Tấn Beo ngã cầu thang, lưng và hông bị chấn thươngTấn Beo nằm bất tỉnh sau khi ngã. Con trai anh phát hiện đã kịp thời sơ cứu." alt="Tấn Beo bị đột quỵ">Tấn Beo bị đột quỵ
-
" alt="Xín Mần chi trả lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt">Cán bộ Bảo hiểm xã hội huyện tuyên truyền người dân chuyển đổi hình thức nhận chế độ, trợ cấp. Xín Mần chi trả lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt
-
Nhận định, soi kèo Dewa United vs Persebaya Surabaya, 19h00 ngày 21/2: Cửa dưới thất thế
-
Ảnh minh họa Tôi cho rằng việc đánh giá một giáo viên đạt chuẩn “giỏi” phụ thuộc nhiều vào môi trường người đó công tác và đôi lúc, việc đánh giá phụ thuộc nhiều vào chủ đích/mong muốn của người đánh giá.
Bản thân tôi thấy một giáo viên giỏi hiện nay được xã hội/học sinh/sinh viên định nghĩa bằng các giá trị bề nổi.
Nhưng theo tôi, giáo viên giỏi ngoài “dạy” giỏi, “làm” giỏi, “công tác” giỏi thì còn cần giỏi cảm thông, thấu hiểu, chia sẻ và đồng hành cùng học sinh của mình ở mỗi chặng đường mà các em đi qua.
Thực tế trên chặng đường phát triển, ai cũng có những khoảng thời gian chập chững, vấp ngã, lạc lõng rồi mới đi đến thành công.
Rất ít người vừa học đã thành công ngay lập tức. Việc có người đồng hành trên chặng đường dài là một sự khích lệ, hỗ trợ không hề nhỏ, có thể tạo nên bước ngoặt cũng như rút ngắn tương đối nhiều thời gian cần phải bỏ ra để đạt đến một cột mốc nhất định nào đó.
Chính tôi cũng có nhiều người thầy/cô như vậy và các thầy, cô đã giúp tôi rất nhiều để đi đến giai đoạn hiện tại. Thời tôi còn học đại học ở Việt Nam, có một thầy giáo đã đồng hành và giúp đỡ tôi rất nhiều, nhất là khi tôi vừa bước chân vào con đường nghiên cứu.
Sau những sai lầm tôi mắc phải, thầy chưa bao giờ quát mắng hay “dìm” ý tưởng của tôi mà luôn động viên, khích lệ để tôi có thể phát huy được khả năng của bản thân và không tự ti trước những nhược điểm của mình. Thầy còn sẵn sàng đồng hành cùng tôi khắc phục sai lầm.
Đó là người thầy chưa bao giờ từ chối câu hỏi của tôi, sẵn sàng nán lại để giải đáp tất cả những thắc mắc tôi đang gặp, thậm chí còn truyền cảm hứng và động lực để tôi tiếp tục vươn xa hơn nữa.
Sau này nhìn lại, tôi mới thấy chính sự tận tình giúp đỡ ấy đã đóng góp rất nhiều trong thành công của tôi hiện tại. Sự quan tâm, chỉ bảo của thầy đã khiến tôi không từ bỏ ước mơ trên chặng đường dài mà tôi đang theo đuổi. Không từ bỏ chính là thành công lớn nhất mà tôi đạt được cho đến bây giờ.
Trần Thanh Nhân Đức - đang học Tiến sĩ tại Đại học Virginia (Mỹ)
" alt="Người thầy giỏi giúp học sinh không bao giờ từ bỏ mơ ước">Trong giáo dục có 1 mệnh đề «Muốn có học trò giỏi thì cần có giáo viên giỏi».
Nhưng định nghĩa thế nào là một giáo viên giỏi thì mỗi thời sẽ có những chuẩn khác nhau làm thước đo đánh giá.
Nếu như với giáo dục truyền thống, người thầy giữ vị trí trung tâm, là chân lý thì theo quan điểm giáo dục hiện đại, người thầy đóng vai trò là một mentor – người định hướng, người truyền cảm hứng.
Trong thời đại 4.0, khi tất cả kiến thức đều dễ dàng tìm thấy, tiếp cận chỉ qua đôi ba dòng lệnh, vai trò của người thầy cũng có những thay đổi rất đáng kể. Việc đánh giá, nhìn nhận thế nào là một giáo viên giỏi cũng do đó mà thay đổi theo.
Để cùng trao đổi, thảo luận và nhìn nhận lại việc đánh giá một nhà giáo trong xã hội hiện đại, đặc biệt trong bối cảnh 4.0 có thay đổi gì so với thời đại trước, Ban Giáo dục báo điện tử VietnamNet mở diễn đàn: "Thế nào là một giáo viên giỏi?".
Bạn đọc quan tâm xin gửi ý kiến về địa chỉ: [email protected].
Xin cảm ơn!
Người thầy giỏi giúp học sinh không bao giờ từ bỏ mơ ước