Nhận định, soi kèo Bologna vs Como, 2h45 ngày 2/2: Ưu thế sân nhà
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Reims vs Nantes, 23h15 ngày 2/2: Gặp khó trước vua hòa -
Nhân viên bãi gửi ô tô giá rẻ tự ý dùng BMW khiến xe nát bươmChiếc BMW bị trầy xước ở nhiều vị trí (Ảnh: The Sun) Theo đó, chủ nhân của chiếc BMW mới cóng này đã lựa chọn một bãi trông giữ xe giá rẻ tại sân bay Heathrow và yên tâm đi công tác. Tuy nhiên, anh không thể ngờ được rằng chiếc BMW của mình đã bị các nhân viên tại bãi giữ xe này tự ý lấy ra để lái thử.
Kết quả là chiếc xe đã bị trầy trước ở nhiều chỗ trong khi động cơ của xe cũng gặp trục trặc. Ước tính chủ xe BMW sẽ phải bỏ ra số tiền lên tới cả nghìn bảng Anh để sửa chữa cho xế cưng của mình. Hiện tại chủ xe BMW đang làm việc với phía bãi trông giữ xe này để tìm ra cách giải quyết hợp lí nhất.
Câu chuyện này nhanh chóng thu hút được sự chú ý của cộng đồng mạng. Ngay bên dưới bài đăng, nhiều người cho rằng anh chàng này nên khởi kiện nhân viên và bãi trông giữ xe kia. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người chia sẻ rằng mình từng rơi vào tình huống tương tự. Cách đây không lâu, một chủ xe tại Anh cũng được phen “tá hỏa” khi chiếc ô tô của mình bị vứt đầy vỏ chai và rác sau khi gửi xe tại một bãi giữ xe tại sân bay.
Tuy nhiên, bên cạnh những ý kiến đồng cảm với chủ xe BMW, nhiều người cũng lên tiếng chỉ trích người này. Theo họ, thay vì tiếc tiền mà lựa chọn bãi giữ xe giá rẻ với chất lượng thấp thì chủ xe BMW nên tìm kiếm những bãi giữ xe đảm bảo hơn nhằm bảo vệ tài sản của mình. “Tại sao bạn có thể bỏ ra cả đống tiền để mua một chiếc BMW đời mới mà lại tiếc tiền gửi xe ở một chỗ tử tế hơn?”, một tài khoản Tiktok nói.
Mức phí của các dịch vụ trông, giữ xe tại các khu vực gần sân bay của Anh đang tăng cao mỗi ngày và trở nên khá đắt đỏ trong thời gian qua. Nhiều người cho rằng đây là lí do khiến các chủ xe “nhắm mắt làm liều” và chọn các bãi trông giữ xe với giá rẻ hơn.
Minh Nhật (Theo The Sun)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
"Bỏ quên" Lexus RX 4 tháng, phí gửi xe lên tới hơn 16 triệu đồngMột chủ xe ở Trung Quốc bỏ quên chiếc Lexus RX ở hầm gửi xe nhà ga hơn 4 tháng. Sau đó nhờ bạn đến lấy và nhận hóa đơn gửi xe lên tới 16 triệu đồng.
"> -
Nam Định: Thuê "thần đèn" di dời ngôi nhà nặng 500 tấn tránh đường điệnĐược biết, ngôi nhà này thuộc khu vực giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên), đoạn qua địa bàn tỉnh Nam Định.
Khi biết ngôi nhà này nằm trong khu vực giải phóng, có thể sẽ bị phá dỡ, anh Nguyễn Văn Thuế đã bỏ tiền ra mua xác ngôi nhà và thuê "thần đèn" di chuyển về phần đất của gia đình mình.
Anh Thuế cho biết, ngôi nhà này mới được chủ cũ xây dựng xong và đưa vào sử dụng được vài tháng thì nhận được thông tin giải phóng mặt bằng. Tiếc nhà mới xây, có thiết kế hiện đại, vị trí ngôi nhà cũng gần với phần đất của gia đình anh Thuế, nên anh quyết định mua lại và thuê "thần đèn" di chuyển về phần đất nhà mình.
Anh Thuế đã liên hệ đội "thần đèn" Phước Lễ ở tỉnh Đồng Tháp. Chi phí để di dời ngôi nhà hết 600 triệu đồng, trong đó bao gồm cả chi phí di dời và xoay hướng 180 độ so với hướng ban đầu.
Ngôi nhà có diện tích mặt sàn 127m2, kết cấu nhà 2 tầng. Quãng đường di dời ngôi nhà từ vị trí A đến B cách nhau khoảng 100m.
Ông Phạm Phước Lễ (quê Đồng Tháp), thành viên đội di dời ngôi nhà, cho biết: "Để di dời một ngôi nhà từ vị trí A đến vị trí B là câu chuyện không hề đơn giản.
Trước tiên, chúng tôi phải kích ngôi nhà lên và xử lý điểm tựa, gia cố chân móng, xong cắt từng trụ cột, dùng kích thủy lực tôn ngôi nhà lên khỏi mặt đất. Từ đó, mới đưa hệ thống ván gỗ và con lăn vào phục vụ việc di dời.
Việc di chuyển nhà phải tính toán rất kỹ lưỡng. Trong quá trình kéo, anh em chúng tôi phải liên tục gia cố, kiểm tra gỗ chèn dưới các trụ nhà và các con lăn.
Nếu đi đường thẳng, mỗi ngày ngôi nhà di chuyển được khoảng 20m, còn di chuyển góc xoay thì mỗi ngày được khoảng 6m. Quá trình di dời, vấn đề an toàn luôn được đội đặt lên hàng đầu".
Việc di dời ngôi nhà 2 tầng này có khoảng 5 đến 6 người thực hiện, nhiều thời điểm sẽ có đến 15 người, tùy vào tải trọng và kết cấu nhà. Những người này đã có kinh nghiệm lâu năm trong nghề thợ xây và xử lý nhà bị nghiêng, sụt lún.
Ông Lễ cho biết thêm, đội thi công đang tiến hành nhấc 35 kích thủy lực ra ngoài, hạ ngôi nhà xuống khoảng 50-60cm để hoàn thiện cùng phần móng.
Anh Nguyễn Văn Thuế chủ ngôi nhà cho hay: "Tôi quyết định mua và di dời ngôi nhà vì để xây một căn nhà mới với diện tích như trên chi phí khoảng 2 tỷ đồng, trong khi việc thuê người di dời hết 600 triệu đồng.
Tính cả chi phí làm móng nhà và những chi phí khác tôi vẫn tiết kiệm được vài trăm triệu đồng".
"> -
Hẻm chợ chiều ‘lên đời’ thành phố Tây, cư dân rủng rỉnh tiềnLTS:Không biết từ bao giờ, nhịp đời trong hẻm nhỏ Sài thành nhẹ nhàng đi vào thơ ca nhạc họa.
Hẻm Sài thành từ những năm 1960 hệt như lời bài hát Xóm đêm: “Đêm khuya ngõ sâu như không màu” và “Hắt hiu vàng ánh điện câu” của nhạc sĩ Phạm Đình Chương.
Đó có thể gọi là khoảng thời gian “đời nghèo mà vui” của người lao động nghèo, dân tứ xứ tìm về nương náu trong những con hẻm nhỏ.
Biến thiên lịch sử khoác lên các con hẻm “hắt hiu” một vòng đời mới: hiện đại, văn minh và nghĩa tình.
Tuyến bài Hẻm nhỏ Sài thành lưu dấu cổ kimcủa VietNamNetgóp nhặt chuyện xưa chuyện nay, nhắc nhớ “đặc sản” hẻm của Sài Gòn - TP.HCM.
Kỳ 1: Chuyện ở khu đất dữ Sài Gòn xưa: Người đẹp vào quán bar, nhóm trai chờ đầu hẻm
Kỳ 2: Chuyện khó tin về những gã giang hồ ở khu đất dữ Sài Gòn xưa
Kỳ 3: Chuyện giang hồ xưa nhảy xe lửa làm điều khiếp vía ở con hẻm ôm trọn đường tàu
Kỳ 4: 5 đứa trẻ nhặt phế liệu và chuyện đau lòng nơi hẻm đường tàu Sài Gòn xưa
Hẻm 2 tên
Khu phố Tây (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM) có một hẻm mang 2 tên gọi khác nhau. Một đầu hẻm mang tên 104 Bùi Viện và đầu còn lại là 241 Phạm Ngũ Lão.
Con hẻm này được phân đôi bởi nút giao là một ngã tư ở giữa. Dựa trên sự phân chia tự nhiên đó, hẻm 104 Bùi Viện được tính từ nút giao đến đầu ngõ Bùi Viện và phần ngược lại thuộc hẻm 241 Phạm Ngũ Lão.
Từ những năm 1960, hẻm 241 Phạm Ngũ Lão được người dân đô thị Sài Gòn xưa biết đến với tên gọi hẻm chợ chiều.
Chị Châu Mỹ Lệ (51 tuổi, ngụ phường Phạm Ngũ Lão) cho biết, hẻm chợ chiều hình thành từ thời ông bà của chị. Ông bà chị Lệ có quê gốc ở Trà Vinh, di tản về hẻm chợ chiều, sống chủ yếu nhờ nghề buôn bán.
Ngoài chị Lệ, bậc cao niên ở khu vực phố Tây khẳng định, hẻm 241 Phạm Ngũ Lão từng nhộn nhịp người mua kẻ bán, đủ các mặt hàng như hàng ăn uống, thịt cá, rau củ tươi sống…
Ngày đó, con hẻm ngập nước, phải lót ván để đi. Dù nước ngập sâu nhưng các tiểu thương vẫn làm sàn, kê hàng bày bán đông đúc.
“Năm 1980, tôi khoảng 8 tuổi, có nghe cha tôi kể, dù chợ Bến Thành kế bên nhưng bà con thích mua hàng ở hẻm chợ chiều.
Ở đây, hàng hóa bán giá cả phải chăng, còn chợ Bến Thành chủ yếu phục vụ khách du lịch”, chị Mỹ Lệ chia sẻ.
Ngoài ra, hẻm chợ chiều còn một điểm đặc biệt hơn so với những con hẻm khác trong khu vực. Đó là xe tải chở nón lá ở Bình Định thường ghé hẻm để xuống hàng.
Khoảng 2-3h sáng, xe tải vào đến đường Phạm Ngũ Lão, bấm còi liên tục. Nghe tiếng còi báo hiệu, cư dân hẻm chợ thức giấc, những lao động sống bằng nghề vác nón thuê lật đật chạy ra.
Tiền công tính theo số cây nón nên nhiều người tranh thủ, giành nhau khuân vác. Thậm chí, một số còn hỏi dò nhà xe, ra đường Phạm Ngũ Lão đứng chờ cả đêm.
Lâu dần, nhu cầu tiêu dùng nón lá ở TP.HCM giảm xuống, rồi mất hẳn. Hẻm không còn những đêm thức trắng, đón những chuyến xe đầy ắp nón lá của xứ nẫu.
Tấm lòng hào sảng
Từ năm 1990, khách du lịch quốc tế đến TP.HCM tham quan nhiều hơn. Trong đó, Tây balo (du lịch bụi) đổ dồn về khu vực hẻm chợ chiều.
Cư dân hẻm đổi hướng làm ăn, dẹp sạp nghỉ bán, chuyển sang xây dựng khách sạn, quán bar… Hẻm chợ chiều ẩm thấp, ngập nước được cải tạo thành hẻm bê tông, nhà cửa, khách sạn mọc lên như nấm.
Lúc đó, chị Mỹ Lệ tạm nghỉ bán hàng ăn khoảng 1-2 năm, chuyển qua giao rượu bia cho các quán nhậu, bar…
“Đa số tiểu thương nghỉ bán do lớn tuổi hoặc chuyển hướng làm ăn. Hiện tại, hẻm chỉ còn tôi và chị bán bún riêu là người từng bán ở hẻm chợ chiều”, chị Lệ cho biết.
51 năm ở hẻm 241 Phạm Ngũ Lão và 27 năm bán hủ tiếu, hơn ai hết, chị Lệ gắn bó, chứng kiến những đổi thay từng ngày của con hẻm.
Lúc phố Tây hình thành, quán hủ tiếu của chị đông khách hơn, đặc biệt có nhiều thực khách nước ngoài. Mỗi sáng, du khách đổ ra hẻm ăn sáng rất đông đúc, đến trưa họ tỏa đi khắp nơi tham quan.
Đến tối, các hàng quán, bar ở mặt tiền đường Bùi Viện lên đèn hoạt động thì đời sống trong hẻm trở về trạng thái thưa vắng.
Trước dịch Covid-19, một số hộ dân mở dịch vụ giữ xe trong hẻm sâu. Khi dịch bệnh đi qua, phố Tây bớt sôi động, dịch vụ này cũng chết dần.
“Dù không náo nhiệt như trước nhưng vài người có nhà gần đường Bùi Viện vào hẻm ăn sáng, tâm sự với tôi là ngoài đó ồn ào, không ngủ được.
Một số quyết định cho thuê nhà, đến nơi khác sống. Họ tiết lộ tiền đặt cọc thuê nhà trong vài năm đủ để mua một căn nhà nhỏ ở chỗ khác”, chị Mỹ Lệ thông tin.
Theo người dân phố Tây, ở đây rất dễ sống và làm ăn có phần thuận lợi hơn những nơi khác. Dù ở khu trung tâm của TP.HCM lại pha tạp lối sống của khách nước ngoài nhưng bà con sống trọng nghĩa tình.
Gần 30 năm mở quán hủ tiếu, chị Lệ không phải trả một đồng tiền thuê mặt bằng. Đó là chuyện hiếm trong thời buổi tấc đất tấc vàng.
“Nếu không có nghĩa tình, hàng xóm không thương thì tôi đâu được buôn bán cho đến bây giờ”, chị Lệ nói.
Ngoài chị Lệ, những hộ dân khác khẳng định cư dân của hẻm rất đoàn kết. Đặc biệt, tổ trưởng ở đây rất quan tâm, vận động bà con tương trợ lẫn nhau. Người có thu nhập rủng rỉnh thường hỗ trợ, góp tiền giúp các lao động tạm trú, neo đơn.
Đợt đỉnh dịch Covid-19, bà con chia nhau từng bó rau, con cá, ký gạo… Nghe hàng xóm bệnh, họ nhắn tin, gọi điện hỏi han, động viên.
Quý cái tình của cư dân, nhiều khách Tây quyết định thuê trọ, tìm việc làm bám trụ lâu dài ở hẻm. Hàng ngày, họ hỏi han hàng xóm, ngồi cà phê vỉa hè, ăn hủ tiếu, bún riêu…
Giữa đô thị sôi động, nhịp đời ở hẻm chầm chậm trôi qua, cả chủ lẫn khách đều cảm nhận được nghĩa tình bền chặt.
Dân 'hẻm Bố Già': Người đàng hoàng mới vào được đây quay phim
'Dân ở đây hiền không hiền, dữ không dữ nhưng người đàng hoàng mới được vào đây quay phim', người dân sinh sống tại cù lao Nguyễn Kiệu, nơi diễn ra bối cảnh chính phim Bố già nói.
">