当前位置:首页 > Nhận định > Nhận định, soi kèo Deportivo Pereira vs Deportes Tolima, 08h30 ngày 14/2: Đạp đáy đuổi đỉnh 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Rayong FC vs Lamphun Warrior, 19h00 ngày 17/2: Chủ nhà đáng tin
Mùa hè đến thật rồi, bây giờ đặt quạt ở đâu thì phòng sẽ mát nhất?
Thời gian gần đây, báo chí liên tiếp lật tẩy chiêu trò sơn lại xe máy để bán với giá cắt cổ của một số cửa hàng bán xe máy tại Huế và TP.HCM.
Theo lý giải của dân trong nghề, đây không phải là chuyện hiếm gặp trên thị trường, đặc biệt là các cửa hàng xe máy trôi nổi, không ''chính hãng'' nhằm đầu cơ, trục lợi để bán với giá cao.
Hai sự việc liên tiếp sơn lại xe bán cho khách
Cuối tháng 12/2017, anh Đoàn Văn Vinh (trú quận Bình Tân, TP.HCM) có gửi đơn nhờ giúp đỡ để tìm lại công bằng cho người tiêu dùng.
![]() |
Chiếc xe Vision bị sơn lại của anh Đoàn Văn Vinh. |
Theo đơn phản ánh, ngày 13/10, anh Vinh đến cửa hàng xe máy Nam Anh để mua chiếc xe máy Honda Vision 2017 nhập khẩu Thái Lan với giá 45,8 triệu đồng, bao gồm chi phí giấy tờ và cấp biển số. Giá này cao hơn xe Vision sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam 10,2 triệu đồng.
Sau khi kiểm tra lại thông tin, anh Vinh tá hỏa khi phát hiện màu sắc xe trên giấy tờ và thực thế không giống nhau.
Theo đó, trên cà vẹt ghi rõ số khung, số máy và màu xe là màu đỏ.
Tuy nhiên, thực tế chiếc xe mà anh Vinh mua là màu đen. Bức xúc trước kiểu kinh doanh "treo đầu dê, bán thịt chó" của cửa hàng Nam Anh, anh Vinh đã nhiều lần liên hệ để tìm hiểu về việc sơn lại màu xe.
Cho đến hôm qua (24/12), anh Vinh cho biết, cửa hàng Nam Anh đã đồng ý trả lại 10 triệu tiền chênh lệch và đổi một chiếc Honda Vision hoàn toàn mới.
"Tôi đến làm ầm lên, thì họ đã trả lại tiền cho tôi số tiền 10 triệu đồng, cũng thu hồi lại chiếc xe Vision tôi mua hồi trước mà bị tróc sơn. Sau đó đưa lại cho tôi chiếc xe mới, với giá thị trường hiện nay là 35 triệu đồng", anh Vinh nói.
Đây không phải là lần đầu tiên chúng tôi ghi nhận tình trạng sơn lại xe để bán cho khách hàng với giá cắt cổ.
Trước đó, vào cuối tháng 10, một khách hàng tại Huế cũng có đơn ''tố'' cửa hàng xe máy Hùng Đạt và được treo tấm biển mang tên Công ty TNHHH Văn Tường (địa chỉ tại số nhà 45 An Dương Vương, TP Huế) có hành vi sơn lại xe Exciter để bán với giá cao.
![]() |
Chiếc Exciter bị sơn lại ở Huế. |
Anh Nguyễn Xuân Anh (khách hàng) cho biết, tháng 1/2017, anh có mua một chiếc xe máy Exiciter của nhà sản xuất Yamaha với giá gần 53 triệu đồng tại cửa hàng xe máy Hùng Đạt.
Với giá bán như trên, chiếc Exciter đã bị đôn thêm 7 triệu đồng so với giá niêm yết của nhà sản xuất.
Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn sử dụng, chiếc xe máy Exciter 150 màu đen của anh Nguyễn Xuân Anh nhanh chóng bị xuống cấp.
Cụ thể, lớp sơn màu đen nhanh chóng bị phai màu, bong tróc, làm lộ ra lớp sơn màu đỏ phía trong và khiến chiếc xe trở nên loang lổ.
Sau khi nhập số khung, số máy của chiếc xe đã mua vào website của hãng, anh Xuân Anh phát hiện, màu sắc gốc của xe là màu đỏ cờ, chứ không phải màu đen.
Trả lời về vấn đề này, đại diện cửa hàng Hùng Đạt thản nhiên chia sẻ: "Đã mua thì phải chịu".
Bà Hoàng Thị Na - đại diện cửa hàng xe máy Hùng Đạt - cũng thừa nhận, việc chiếc xe bán cho anh Nguyễn Xuân Anh là xe màu đỏ cờ được sơn lại màu đen.
![]() |
Cửa hàng Hùng Đạt đã phải tháo bảng hiệu sau khi bị phản ánh. |
Bà này hồn nhiên lý giải rằng, khách hàng ưa chuộng xe màu sắc nào thì cửa hàng sơn màu đó để bán và nói đó là “chuyện bình thường” ở cửa hàng xe máy Hùng Đạt.
Sau khi cơ quan chức năng can thiệp về mặt pháp lý, đại diện cửa hàng xe máy Hùng Đạt (TP Huế) và đại diện của hãng Yamaha đã có buổi làm việc và xin lỗi với khách hàng Nguyễn Xuân Anh.
Ngoài ra, cửa hàng xe máy Hùng Đạt sẽ bảo hành màu sơn trọn đời cho chiếc xe Exciter mà anh Xuân Anh đã mua. Anh Nguyễn Xuân Anh cũng chấp nhận lời xin lỗi và những thỏa thuận với cửa hàng xe máy Hùng Đạt.
Chuyên gia lật tẩy chiêu trò sơn lại xe
Anh Trinh Quang Vinh, một đại lý xe máy trên phố Bà Triệu (Hà Nội) cho biết, việc các cửa hàng sơn lại màu xe để bán với giá cao không phải là chuyện hiếm gặp, tình trạng sơn lại xe xảy ra nhiều ở các cửa hàng nhỏ lẻ, cửa hàng không ''chính hãng''.
"Honda hay Yamaha đều có các đại lý riêng và được ủy quyền. Trong trường hợp các đại lý được ủy quyền có hành vi sơn lại màu xe như thế, chắc chắn đơn vị sản xuất sẽ bị liên đới.
Tuy nhiên, chuyện này khá hiếm gặp trên thị trường. Đa phần, tình trạng sơn lại xe xảy ra ở các cửa hàng nhỏ lẻ, không được Honda hay Yamaha ủy quyền", anh Vinh nói.
![]() |
Việc sơn lại màu xe để bán với giá cao không phải là chuyện hiếm trên thị trường. |
Nguồn gốc của các cửa hàng này có thể nhập từ hãng hoặc cũng có thể nhập khẩu từ các thị trường lân cận như Thái Lan, Nhật hoặc Indonesia.
Vì vậy, các các ông lớn của ngành xe máy Việt Nam đương nhiên có quyền từ chối trách nhiệm nếu xảy ra vấn đề phát sinh.
Về vấn đề sơn lại xe, anh Vinh nói, trên một mẫu xe có rất nhiều phiên bản màu khác nhau, có thể màu này được ưa chuộng nhưng màu khác lại ế ẩm.
"Tôi lấy ví dụ, trên mẫu Exciter, màu đen nhám được ưa chuộng nhất, nhiều cửa hàng thậm chí không có hàng để bán hoặc các cửa hàng không thể nhập về kịp khi khách có nhu cầu.
Trong khi đó, các màu còn lại không có sức hấp dẫn bằng. Vì vậy, các cửa hàng phải sơn lại màu xe để bán được hàng.
Cũng có thể, trong quá trình vận chuyển hay bảo quản, màu sơn xe bị hỏng, xước hay bong chóc, các cửa hàng cũng đều tìm đến phương pháp này để tút tát lại nhan sắc. Bởi lẽ, chẳng có ai mua xe mà sơn bị bong chóc hết cả", anh Vinh nói thêm.
Theo ghi nhận của PV, các cửa hàng xe máy, thậm chí là các đại lý được ủy quyền có tình trạng làm giá những mẫu xe ăn khách.
Ví dụ, trên cùng một phiên bản xe Yamaha Exciter 150, mẫu đen nhám có giá tại đại lý dao động từ 48 - 49 triệu đồng (giá tham khảo tại Hà Nội), tuy nhiên, màu xanh xám rẻ hơn 3-4 triệu đồng so với màu đen nhám.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc các cửa hàng tích cực sơn lại xe để ăn chênh lệch, đầu cơ khi khách hàng có nhu cầu.
"Nếu là xe cũ, việc sơn lại xe có rất nhiếu vấn đề phát sinh, ví dụ như xe tai nạn, xe ăn cắp hay xe lậu,... Tuy nhiên, xe mới sơn lại xe đa phần là họ ăn khoản tiền chênh lệch.
Về chất lượng xe có thể không bàn tới vì đã là xe mới thì gần như giống nhau. Tuy nhiên, việc làm này đáng lên án khi lừa dối khách hàng một cách trắng trớn như vậy", anh Vinh nói thêm.
(Theo VTC)
" alt="Tiết lộ lý do bất ngờ hàng loạt cửa hàng xe máy sơn lại xe bán cho khách"/>Tiết lộ lý do bất ngờ hàng loạt cửa hàng xe máy sơn lại xe bán cho khách
Xtrend đã có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối và hỗ trợ các dự án công nghệ thông tin trên thị trường Việt Nam. Xtrend là kết hợp của một đội ngũ những nhân sự có kinh nghiệm gần 20 năm trong ngành IT với những nhân sự trẻ tuổi, tràn đầy nhiệt huyết và khát vọng vươn lên, khẳng định giá trị bản thân. Với cơ cấu gọn nhẹ, vận hành linh hoạt kết hợp cùng năng lực tài chính vững mạnh và phương pháp quản trị doanh nghiệp hiện đại, Xtrend hướng đến mục tiêu xây dựng một hệ thống phân phối hoàn chỉnh, toàn diện và rộng khắp trên toàn quốc.
Chia sẻ tại buổi lễ ký kết, ông Nguyễn Anh Tuấn - (Tổng Giám đốc, công ty cổ phần phân phối XTREND) cho biết: “Chúng tôi định hướng trở thành một tập đoàn công nghệ thông tin vững mạnh, phát triển bền vững trên nền tảng kết hợp sức mạnh tri thức, tinh thần đoàn kết và ứng dụng công nghệ mới.”
Tại buổi ký kết, Fuji Xerox Việt Nam đã giới thiệu các dòng máy in laser màu/trắng đen A4 đơn năng và đa năng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các cơ quan, doanh nghiệp. Đây là các dòng máy in được lắp ráp hoàn toàn ở nhà máy Fuji Xerox Hải Phòng (Việt Nam) với dây chuyền sản xuất hiện đại đến từ Nhật Bản giúp đem lại sản phẩm có độ hoàn thiện cao và chất lượng vượt trội. Các dòng máy in này tập trung vào phân khúc tốc độ trung bình và cao, được tích hợp các công nghệ hiện tại và tiên tiến nhất, giúp đem lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng như màn hình điều khiển hoàn toàn cảm ứng dễ thao tác, các tính năng bảo mật tiêu chuẩn toàn cầu, chất lượng in rõ nét đồng thời vẫn đảm bảo về bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện năng.
![]() |
Khách hàng đang trải nghiệm Mobile Print trên các dòng máy in mới. |
Thông qua việc hợp tác với Fuji Xerox Việt Nam, Xtrend mong muốn xây dựng hệ thống kênh phân phối sản phẩm máy in Fuji Xerox ở tất cả các mảng bán lẻ, bán sỉ và hỗ trợ dự án, đưa sản phẩm và giải pháp in ấn hàng đầu của Fuji Xerox đến tất cả các nhóm khách hàng, cũng như chuẩn hóa các khâu từ cung cấp, hỗ trợ dịch vụ và chăm sóc khách hàng.
Lệ Thanh
" alt="Xtrend phân phối máy in Fuji Xerox"/>Biểu tượng Apple
“Người khổng lồ” công nghệ Apple từ lâu đã chủ yếu dựa vào việc bán các sản phẩm phần cứng của mình như iPhone, máy tính xách tay Mac cùng những thiết bị khác. Nếu so sánh với những tên tuổi lớn như Google hay Microsoft, không khó để nhận thấy rằng các công ty này lại có một cách tiếp cận khác. Họ xây dựng một chiến lược sản phẩm thay thế thông qua phát triển các nền tảng đám mây của riêng mình, qua đó vừa mở rộng quy mô ứng dụng vừa thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo.
Còn đối với Apple, dù có kế hoạch tập trung vào việc hợp lý hóa và mở rộng các phần mềm và dịch vụ dựa trên điện toán đám mây như iCloud, Apple Music, News Plus trên 1,5 tỷ thiết bị, “Táo khuyết” vẫn dựa chủ yếu vào Amazon Web Services (AWS), một công ty con của Amazon chuyên cung cấp các giải pháp cho vấn đề cơ sở hạ tầng mạng. Theo một thống kê không chính thức, Apple trả 30 triệu USD/tháng cho AWS và cũng là một trong những khách hàng lớn nhất của công ty này.
Rõ ràng, Apple hiểu tầm quan trọng của một cơ sở hạ tầng đám mây ổn định trong việc cung cấp trải nghiệm khách hàng thống nhất và liền mạch trên các sản phẩm của họ. Và đó là lý do tại sao giới quan sát nhận định Apple sẽ có thể học hỏi Amazon và nhanh chóng xây dựng một cơ sở hạ tầng đám mây của riêng mình để duy trì danh tiếng cho thương hiệu.
Bài học từ Amazon và AWS
Khi mới thành lập vào năm 1994, Amazon chỉ là một cửa hàng sách trực tuyến. Song với đà tăng trưởng vượt bậc, doanh nghiệp này nhận thấy họ cần phải mở rộng quy mô kinh doanh một cách hiệu quả mà vẫn đảm bảo hệ thống xử lý nội bộ không gặp lỗi nào. Do vậy, vào năm 2000, Amazon bắt đầu phát triển một dịch vụ thương mại điện tử có tên Merchant.com cho phép các thương nhân bên thứ ba xây dựng các cửa hàng trực tuyến của họ trên nền tảng Amazon.
Nhưng kết quả khi đó của Merchant.com lại là một mớ hỗn độn. Amazon nhận ra rằng họ đã tạo ra một hệ sinh thái phát triển không có tổ chức, do đó không thể tách biệt các dịch vụ cần thiết để xây dựng giao diện phát triển tập trung.
Vì vậy, bước đầu tiên trong việc xây dựng AWS là phân tách mớ hỗn độn trên thành các giao diện lập trình ứng dụng (API) có cấu trúc rõ ràng. Điều này đã giúp Merchant.com hoạt động trơn tru hơn, đồng thời cũng tạo tiền đề cho cách xây dựng những công cụ nội bộ theo hướng có tổ chức và kỷ luật hơn trong tương lai cho Amazon.
Ông Andy Jassy, Giám đốc điều hành AWS và sau đó là Giám đốc nhân sự của Amazon, đóng một vai trò khá quan trọng trong giai đoạn này. Khi đang đi tìm lý do cho việc chậm trễ trong phát triển ứng dụng dù tài nguyên và nguồn nhân lực đổ vào ngày càng tăng, ông nhận thấy các nhà phát triển đã dành phần lớn thời gian để thiết lập các cơ sở hạ tầng giống nhau cho mỗi ứng dụng. Vì vậy, ông và nhóm của mình bắt đầu tạo ra các dịch vụ cơ bản có thể được sử dụng lại cho mọi ứng dụng.
Vào năm 2003, nhóm điều hành dự án đã thực hiện một bài chạy thử xác định năng lực cốt lõi của hệ thống công ty, bao gồm cung cấp nhiều lựa chọn sản phẩm, xử lý đơn hàng và tiến hành giao hàng.
Nhưng khi đi sâu nghiên cứu hơn, nhóm nhận thấy các kỹ sư Amazon cũng thành thạo hơn trong việc điều hành các dịch vụ cơ sở hạ tầng mạng như điện toán, lưu trữ thông tin và cơ sở dữ liệu. Hơn thế nữa, kỹ năng điều hành các trung tâm dữ liệu của họ cũng được nâng cao và các nhà phát triển của Amazon hoàn toàn có thể mở rộng những trung tâm này mà vẫn hiệu quả về mặt chi phí.
Chính tại thời điểm đó, ý tưởng về AWS đã dần nhen nhóm. Để rồi ba năm sau, vào năm 2006, dịch vụ điện toán đám mây đầu tiên của Amazon chính thức được triển khai với cái tên ban đầu là Amazon Elastic Compute Cloud. Với điện toán đám mây, doanh nghiệp không cần mua và duy trì hàng trăm, thậm chí hàng nghìn máy tính. Tất cả những phần mềm, dịch vụ, tài nguyên… sẽ nằm tại các máy chủ ảo (đám mây) trên Internet và người dùng có thể truy cập chúng tại bất kỳ thời điểm nào và từ bất kỳ đâu, miễn là có kết nối mạng.
Không thể phủ nhận rằng với sự ra mắt của AWS, “đại gia” thương mại điện tử Amazon đã cách mạng hóa phương thức quản lý trung tâm dữ liệu và lưu trữ các ứng dụng. Nhờ lợi thế của người tiên phong, AWS vẫn luôn giữ thứ hạng cao nhất trong không gian điện toán đám mây, dù Microsoft đã ra mắt Azure và gần đây là Google Cloud đã bắt đầu đặt dấu ấn của họ trong lĩnh vực này.
Apple đang “nối gót” Amazon?
Trong vài năm qua, Apple đã hứng chịu nhiều lời chỉ trích từ hàng triệu người dùng trên toàn thế giới liên quan tới tốc độ chậm chạp, ảnh bị rò rỉ, App Store bị gián đoạn hoạt động... Những điều này đang ảnh hưởng đến hình ảnh của Apple - một thương hiệu tập trung vào trải nghiệm người dùng hơn bất kỳ điều gì khác.
Do vậy, không khó để tin rằng Apple đang xây dựng kế hoạch tăng cường cơ sở hạ tầng điện toán đám mây để đáp ứng nhu cầu của các ứng dụng như App Store, iCloud, iTunes, Apple Music mà không cần phụ thuộc bên thứ ba.
Nhưng so với những gã khổng lồ công nghệ khác như AWS, Google và Microsoft, Apple đã bị tụt lại phía sau trong cuộc đua phát triển nền tảng đám mây cho khách hàng. Cho tới nay các dịch vụ đám mây của Apple chỉ được thiết kế cho các dịch vụ của riêng họ và cho khách hàng cá nhân. “Táo khuyết” chưa hề tập trung chiến lược vào khách hàng doanh nghiệp, khác với những “đại gia” công nghệ lớn nêu trên.
Song điều này có thể đang dần thay đổi. Có những dấu hiệu cho thấy Apple đã tập trung hơn vào việc xây dựng một nền tảng đám mây cho các ứng dụng và dịch vụ khác.
Vào năm 2016, Apple đã cố gắng tập hợp nhóm phát triển Siri, iCloud và Maps của mình “về cùng một nhà” - một động thái tái cấu trúc để hỗ trợ phát triển dịch vụ đám mây tốt hơn. Năm 2018 Apple tiết lộ kế hoạch đầu tư 10 tỷ USD vào việc xây dựng các trung tâm dữ liệu. Sang năm 2019, Apple gia nhập tổ chức chuyên về điện toán đám mây Cloud Native Computing Foundation.
Theo một báo cáo hồi cuối tháng 5/2020 của trang tin công nghệ Protocol, Apple đang đẩy nhanh việc tuyển dụng các kỹ sư phần mềm có chuyên môn về điện toán đám mây. Protocol cho rằng với những nhân sự bao gồm các kỹ sư từng làm việc cho AWS và Google, Apple cuối cùng đã nghiêm túc về việc phát triển nền tảng đám mây của riêng mình, tận dụng sức mạnh của những phần mềm có sẵn và những đột phá công nghệ liên quan tới container (một ứng dụng với tất cả các thư viện, tệp tin nhị phân, tệp tin cấu hình cần thiết để chạy một phần mềm trên mọi môi trường hoạt động).
Apple hiện vẫn chưa thực sự tiến vào lĩnh vực điện toán đám mây. Nhưng khi cân nhắc tới tất cả những động thái mới đây, giới quan sát cho rằng Apple hoàn toàn có thể thay đổi cuộc chơi trên thị trường này.
Theo Baotintuc
Apple vẫn bứt phá rất mạnh mẽ và giành được lòng tin của các nhà đầu tư dù đại dịch Covid-19 vừa gây ra nhiều khó khăn cho Táo khuyết.
" alt="Apple chuẩn bị 'lấn sân' sang lĩnh vực điện toán đám mây?"/>Cũng theo nguồn tin, một báo cáo về vấn đề này được soạn thảo bởi một nhóm các chuyên gia đang được lưu hành trong Nhà Trắng. Nhóm chuyên gia này bao gồm cựu Giám đốc NASA Daniel Goldin và cựu Giám đốc công nghệ của Nokia Hossein Muin.
Các chuyên gia này đề xuất thành lập một tập đoàn công nghệ dưới sự bảo trợ của Mỹ, và với sự hỗ trợ của chính phủ liên bang, tập đoàn này sẽ có thể thu hẹp khoảng cách giữa các công ty Mỹ và Huawei.
Ý tưởng này được hỗ trợ bởi một nhóm các công ty đầu tư tư nhân do Cerberus Capital dẫn đầu. Theo Wall Street Journal, các gã khổng lồ của Mỹ tỏ ra thận trọng với các kế hoạch của chính quyền, vì họ không quá quan tâm đến việc mua lại các công ty hạng hai như Ericsson và Nokia.
Tháng 5 năm ngoái, Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp để bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông của Mỹ khỏi các mối đe dọa từ nước ngoài. Bộ Thương mại Mỹ từ ngày 17/5/2019 đã đưa Huawei vào danh sách đen với lý do tập đoàn viễn thông của Trung Quốc là "mối đe dọa đối với an ninh quốc gia".
Hôm 24/6 vừa qua, Reuters dẫn nguồn tin nội bộ từ Lầu Năm Góc tiết lộ, chính quyền ông Trump vừa liệt tập đoàn Huawei vào danh sách 20 công ty Trung Quốc được Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) hậu thuẫn.
Theo đó Lầu Năm Góc không ban bố hình phạt, song theo luật, Tổng thống Mỹ có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt, bao gồm cả việc phong tỏa tài sản của tất cả những cái tên trong danh sách.
Theo ĐTCK
Chính phủ Anh hôm 25/6 phê duyệt cho Tập đoàn Huawei (Trung Quốc) xây dựng một cơ sở nghiên cứu trị giá 1,25 tỉ USD tại nước này.
" alt="Washington tính mua lại Ericsson và Nokia để đối đầu với Huawei"/>Washington tính mua lại Ericsson và Nokia để đối đầu với Huawei
Trong bảng danh sách các tính năng mới của iOS 13, Apple có đề cập tới một thuật ngữ là "tối ưu hoá pin". Cụ thể, hãng giải thích chức năng này "sẽ làm chậm tình trạng chai pin bằng cách giảm thiểu số lần iPhone của bạn được sạc đầy. iPhone sẽ "học" thói quen sạc pin hàng ngày của bạn, từ đó sẽ chỉ sạc pin điện thoại đầy quá 80% khi nó nhận thấy bạn cần nhiều pin hơn để sử dụng trong thời gian dài."
Chiếc iPhone nắm rõ về lịch trình làm việc và sinh hoạt hàng ngày của bạn, từ việc khi nào bạn từ công sở về nhà cho đến khi nào thì bạn lên giường đi ngủ. Nhờ những thông tin này, nó có thể đoán được thời điểm nào bạn sẽ cắm sạc điện thoại trong thời gian dài mà không cần sử dụng đến toàn bộ 100% dung lượng pin.
Trên thực tế, nếu bạn (giống như nhiều người dùng điện thoại thông minh khác) cắm sạc cho máy qua đêm, thiết bị sẽ chỉ sạc pin đến một mức độ vừa đủ rồi dừng lại trong thời gian bạn đi ngủ. Còn trong thời gian bạn thức và làm việc, nó sẽ sạc pin đầy hoàn toàn lên 100%.
Tại sao việc chỉ sạc đến 80% sẽ giúp kéo dài tuổi thọ pin hơn? Điều này có liên quan đến cơ chế "chai" của pin lithium-ion, hay Li-ion, qua thời gian. Các viên pin loại này (được sử dụng bên trong chiếc điện thoại iPhone và đa số các thiết bị điện tử khác trên thị trường ở thời điểm hiện tại), sẽ bị chai dần qua mỗi chu kỳ sạc. Chúng chỉ có thể sạc và xả một số lần nhất định mà thôi.
Khi bạn cắm sạc điện thoại của mình liên tục trong một thời gian dài, chúng không đơn giản sạc đầy lên 100% rồi giữ nguyên ở đó. Thay vào đó, điện thoại sẽ dùng năng lượng từ pin để duy trì liên lạc với các cột phát sóng di động xung quanh và nhiều tác vụ nền nhỏ khác. Các tác vụ này sẽ "xả" một ít pin của bạn (dù rất nhỏ), và pin của bạn sẽ cứ sạc một chút rồi lại xả một chút, lặp đi lặp lại như vậy nếu bạn cứ tiếp tục cắm sạc sau khi pin đã đầy. Điều này sẽ làm lãng phí số chu kỳ sạc – xả của pin và làm giảm tuổi thọ pin. Bên cạnh đó, việc cắm sạc khi pin đã đầy còn khiến cho pin của bạn nóng lên. Pin Li-ion "không thích" điều này, bởi nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác.
"Tôi sẽ không đi ngủ và để điện thoại cắm sạc qua đêm," Phó Giáo sư K.M. Abraham, công tác tại Đại học Northeastern, bang Boston, Mỹ và là một trong những người tiên phong trong công nghệ pin Li-ion cho biết. "Tôi sẽ chỉ sạc lên đến 80 hoặc 90%, rồi rút sạc."
"Bạn có thể tưởng tượng việc này giống như bạn lấy một cái cốc và liên tục đổ đầy nước lên đến tận miệng cốc trong một thời gian dài," James Dickerson, giám đốc phụ trách khoa học của trang tin Consumer Reports so sánh. "Đến một thời điểm nào đó, phần miệng cốc sẽ bị mòn dần đi, và cái cốc không thể chứa được lượng nước nhiều như ban đầu được nữa, cũng giống như cục pin không thể giữ được số năng lượng nhiều như lúc nó còn mới được nữa. Và đó là cách mà pin dần dần bị "chai" đi."
Theo các chuyên gia, pin Li-ion sẽ hoạt động tối ưu nhất khi được sạc từ khoảng 40% đến 80% dung lượng của nó. Trong điều kiện hoàn hảo, chúng ta nên sạc điện thoại lên đến 80% pin, rút ra, sử dụng và cắm sạc lại khi dung lượng tụt xuống còn khoảng 40%. Như vậy, tính năng tối ưu hoá pin của Apple sẽ ngăn bạn sạc pin lên quá "giới hạn trên" là 80%, nhưng dĩ nhiên là nó không thể giúp bạn tự tìm ổ điện để cắm sạc vào khi pin tụt xuống dưới "giới hạn dưới" là 40% được!
Đây không phải lần đầu tiên Apple tìm cách giải quyết bài toán về tuổi thọ pin iPhone. Hồi cuối năm 2017, công ty quyết định giảm giá thay pin 50 USD, xuống chỉ còn 29 USD, sau khi hãng bị người dùng phản ứng vì cố tình làm giảm hiệu năng hoạt động của những chiếc điện thoại đã bị chai pin nhằm ngăn ngừa tình trạng thiết bị bị "sập nguồn" bất ngờ.
Mặc dù iOS 13 phải đến giữa tháng 9 mới được phát hành, nhưng một số ứng dụng iOS trong đó có Battery HD+ và Charge Alarm Pro, đã cung cấp tính năng tương tự. Ở bên phía Android, ứng dụng AccuBattery cũng đã được trang bị một chức năng giúp ngăn pin của máy bị sạc đầy quá mức. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chưa có điều kiện thử nghiệm nên chưa thể xác định hiệu quả của những ứng dụng này.
Ngoài ra, để giúp kéo dài tuổi thọ pin điện thoại, bạn nên tạo thói quen thực hiện một số mẹo nhỏ đã từng được VnReview hướng dẫn, chẳng hạn như đừng để điện thoại lâu dưới trời nắng, hay trong xe ô tô vào một ngày nóng. Nhiệt độ trên 35 độ C trong thời gian dài có thể gây ra những tổn hại vĩnh viễn đối với viên pin điện thoại của bạn.
Vậy nếu chỉ sạc pin lên 80% sẽ giúp kéo dài tuổi thọ pin hơn, vậy tại sao các nhà sản xuất điện thoại không tích hợp tính năng như của Apple vào tất cả các dòng sản phẩm của mình từ lâu? Câu trả lời rất đơn giản: Pin điện thoại thường được sử dụng nhiều hơn vào ban ngày, và thời lượng pin trong ngày luôn là ưu tiên hàng đầu của đa số người dùng smartphone.
"Các nhà sản xuất điện thoại không quan tâm đến chuyện tuổi thọ pin thiết bị kéo dài thêm được bao lâu bằng việc làm thế nào để họ "nhồi nhét" thêm 2 giờ sử dụng nữa vào viên pin ấy," Abraham cho biết. Trong quá khứ, việc kéo dài thời lượng pin có thể được coi là một điều có lợi đối với các nhà sản xuất điện thoại, bởi nhờ chính sách hợp đồng với nhà mạng, mà trung bình, người dùng thông thường sẽ nâng cấp điện thoại sau khoảng 22 tháng sử dụng. Pin điện thoại khi ấy cũng chưa bị "chai" lắm.
Tuy nhiên, thói quen của người dùng đang dần thay đổi. Công ty nghiên cứu thị trường Kantar Group cho biết trong một vài năm trở lại đây, khoảng thời gian chờ nâng cấp điện thoại của người dùng đã kéo dài hơn khoảng 2 tháng. Trung bình hiện nay, người dùng thường lên đời máy sau khoảng 24,1 tháng.
Có nhiều nguyên nhân có thể lý giải cho thực trạng trên. Bên cạnh sự "thoái trào" của mô hình hợp đồng hai năm với nhà mạng, thì những tính năng như màn hình lớn, hiển thị sáng đẹp, camera chất lượng cao, chống nước đã trở thành tiêu chuẩn mà đa số các mẫu máy (cả flagship lẫn tầm trung) đều sở hữu từ một vài năm nay. Chưa kể, một số thay đổi, chẳng hạn như việc loại bỏ cổng cắm tai nghe 3,5mm, khiến nhiều người cảm thấy không hài lòng và ngần ngại nâng cấp.
Nhìn chung, tốc độ sáng tạo của các nhà sản xuất smartphone đang chậm lại: Sự khác biệt giữa một chiếc điện thoại đời 2010 và 2012 có thể là vô cùng lớn, nhưng sự khác biệt giữa một chiếc smartphone năm 2017 và 2019 dường như không đáng kể.
Do người dùng đang có xu hướng sử dụng điện thoại trong thời gian dài hơn, nên trong tương lai sẽ có ngày càng nhiều nhà sản xuất làm theo Apple.
"Một nhà sản xuất điện thoại thông minh chắc chắn sẽ cân nhắc vấn đề này," Dickerson kết luận. "Họ sẽ mất khách nếu pin điện thoại nhanh "chết" quá. Khách hàng sẽ nghĩ đó là đặc điểm cố hữu của chiếc điện thoại."
Quang Huy
" alt="Vì sao trên iOS 13, Apple chỉ sạc pin iPhone đến 80%?"/>