Cụ thể, đó là hình ảnh và thông tin về việc em K., học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Bình Hữu (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) bị đánh bầm tím ở phần hông. K. nói với gia đình là bị cô giáo N.T.V đánh. Do lúc đó đau quá, cháu K. không nhớ cô đã đánh bao nhiêu cái. Sau khi phát hiện sự việc, gia đình cháu K. đã báo cáo cho cô V. và nhà trường.
![]() |
Hình ảnh em K. bị đánh thâm tím (Nguồn: Hữu Danh) |
Được biết, bé K. bị khuyết tật 1 chân nên đi lại khó khăn. Bé K. cũng khá nhút nhát nên khi bị cô đánh chỉ cắn răng chịu đựng chứ không dám khóc trên lớp. Khi về nhà, em mới khóc và thông báo cho gia đình.
Trao đổi với báo chí ngày ngày 8/12, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Đức Hòa - ông Nguyễn Tấn Lợi - cho biết, phòng đang phối hợp địa phương xác minh, làm rõ.
![]() |
Trường Tiểu học Bình Hữu, huyện Đức Hòa, Long An |
Chiều ngày 8.12, Bộ GD-ĐT đã có công văn khẩn gửi Sở GD-ĐT Long An, yêu cầu Sở chỉ đạo kiểm tra, xác minh và phối hợp với các ban ngành liên quan xử lý nghiêm minh vụ việc vi phạm đạo đức nhà giáo nói trên (nếu có).
![]() |
(Nguồn: Hữu Danh) |
Đồng thời, Sở phải chỉ đạo quán triệt trong toàn ngành việc tuân thủ các quy định về đạo đức nhà giáo về phòng chống bạo lực học đường và các quy định khác do Bộ ban hành.
Sở phải báo cáo kết quả xác minh và tình hình sự việc về Bộ trong ngày 10.12.
Ngân Anh
Bé trai 4 tuổi bị cô giáo buộc dây vào cửa sổ tại Trường Mầm non B Trực Đại tạm thời đang được bố trí giáo viên riêng để tiện chăm sóc.
" alt=""/>Làm rõ thông tin trẻ khuyết tật lớp 1 bị cô giáo đánh bầm tím tại Long AnTheo đó, Bến Tre xây dựng hệ thống phân bố địa lý các loại cây trồng chủ lực của tỉnh trên nền tảng bản đồ số Map4D như sầu riêng, dừa, chôm chôm, xoài tứ quý, bưởi da xanh... tại 5 hợp tác xã (HTX)/doanh nghiệp. Mặc dù mới là bước đầu, song việc ứng dụng nền tảng bản đồ Map4D đã mang lại những hiệu quả đáng kể trong công tác quản lý và cập nhật thông tin.
Chính quyền địa phương đã có những buổi làm việc trực tiếp với người dân để thu thập thông tin cây trồng từng vùng, cụ thể về loại cây trồng, thời gian trồng và các loại thuốc đã sử dụng. Trên cơ sở dữ liệu thu được, đối chiếu với tình hình thực tế, địa phương đánh giá hiệu quả cây trồng theo mùa vụ.
Tại 5 HTX thuộc 4 huyện (huyện Chợ Lách (HTX Vĩnh Bình và Hưng Khánh Trung B); huyện Châu Thành (HTX Giao Long); huyện Thạnh Phú (HTX Thạnh Phong); huyện Châu Hòa (HTX Giồng Trôm), phần mềm đã triển khai gắn liền với gần 1.000 nông hộ với các nội dung quản lý về ID, thông tin nông hộ (họ tên, thông tin liên lạc, trồng cây gì…).
Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre Đoàn Văn Đảnh cho biết, để phát triển nền tảng dữ liệu số nông nghiệp, ngành sẽ đầu tư nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng số phục vụ nhu cầu CĐS trong cơ quan nhà nước. Hình thành nền tảng dữ liệu số nông nghiệp phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của sở, ngành và địa phương; phát triển thương mại điện tử, dịch vụ nông nghiệp số, khai thác triệt để thông tin, dữ liệu đã có bảo đảm việc kết nối, chia sẻ dữ liệu tuân thủ theo khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh.
Việc triển khai phần mềm quản lý và phát triển kinh tế nông nghiệp số giúp quản lý chuỗi cung ứng vật tư đầu vào và đầu ra hiệu quả. Đối với lĩnh vực chăn nuôi - thú y, tỉnh đã xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý về tổng đàn vật nuôi (gia súc, gia cầm, vật nuôi khác); tình hình sản xuất, khả năng cung ứng các sản phẩm chăn nuôi; tỉ lệ tiêm phòng và tình hình dịch bệnh; hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc thú y - thức ăn chăn nuôi; kiểm soát giết mổ và kiểm dịch xuất, nhập.
Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp còn triển khai thí điểm các thiết bị giám sát mặt đất phục vụ cho thu thập dữ liệu trong quá trình canh tác. Trong đó, xây dựng mạng lưới giám sát tình hình sâu hại và thiên địch trên cây trồng. Phát triển các vùng sản xuất tập trung gắn với mã số vùng trồng, kết hợp với công nghiệp chế biến sâu, quản lý mã số cơ sở chế biến.
Đồng thời, triển khai xây dựng nền tảng dữ liệu số và thực hiện các phân hệ phần mềm, gồm: Quản lý an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản tỉnh. Bản đồ GIS giám sát và dự báo môi trường nước trong quản lý nghêu ở các huyện. Quản lý cơ sở dữ liệu chăn nuôi thú y. Quản lý, sử dụng và tạo lập dữ liệu bản đồ chuyên ngành nông nghiệp quản lý vùng canh tác, gồm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, diêm nghiệp và lắp đặt 3 trạm giám sát sâu rầy thông minh.
Đến nay, tỉnh Bến Tre đã cấp mới và duy trì 28 vùng trồng được gắn 59 mã số với diện tích 550,18 ha trên bưởi, chôm chôm, xoài và sầu riêng. Trong đó: Bưởi da xanh có 16 vùng trồng gắn 30 mã số (diện tích 366.80 ha); chôm chôm có 3 vùng trồng gắn 8 mã số (diện tích 32,05 ha); xoài có 5 vùng trồng gắn 17 mã số (diện tích 52,38 ha); sầu riêng có 3 vùng trồng gắn 3 mã số (diện tích 89.95 ha) và nhãn có 1 vùng trống gắn 1 mã số (diện tích 9 ha).
Bích Thủy và nhóm PV, BTV" alt=""/>Bến Tre hoàn thiện cơ sở dữ liệu vùng sản xuất cây ăn quảChuẩn bị cả tuần cho một tiết dạy
Buổi sáng ngày 20/11, lớp 3A1 có hai tiết học với chủ đề “Môi trường” và “Cách xử lý khi có mâu thuẫn với bạn bè”.
Giờ học hôm nay khác hẳn những ngày thường lệ.
Toàn bộ học sinh sẽ được tham gia vào một tiết học ngoài trời. Thay vì cô giáo chủ nhiệm đứng lớp, người dẫn dắt trong tiết học này là chị Đào Thu Hường, phụ huynh của học sinh Bảo Châu.
Giờ học diễn ra đầy hào hứng với các hoạt động ngay tại sân bóng của trường.
Từng tốp học sinh sẽ được tham gia tìm hiểu về trái đất, cùng trải nghiệm sự nóng lên toàn cầu thông qua các hoạt động nhóm.
Để thiết kế tiết học 45 phút này, chị Hường phải mất một tuần xây dựng bài giảng.
Đây cũng là lần đầu tiên chị được trực tiếp tham gia vào một giờ học của con trên trường.
Học sinh hứng thú tham gia hoạt động làm việc nhóm
|
Hai năm trước, chị Hường từng cho con theo học tại một trường công lập trên địa bàn quận Đống Đa.
“Tuy nhiên, tại ngôi trường con theo học trước đây không có nhiều cơ hội cho phụ huynh được tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp như thế này. Do vậy mình cũng hồi hộp lắm!” – Chị Hường chia sẻ cảm xúc ngay trước tiết dạy.
Là người làm việc trong lĩnh vực môi trường, chị Hường lựa chọn vấn đề hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu để giới thiệu tới các con.
Lĩnh vực này, theo chị Hường, có phần hơi khô khan và nặng so với khả năng tiếp nhận của học sinh lớp 3.
“Vì vậy mình phải dành một tuần để tìm hiểu cách các con tiếp cận kiến thức và xây dựng bài giảng làm sao cho thật sự lôi cuốn. Mình nghĩ rằng cách thu hút học sinh tốt nhất là tổ chức các hoạt động nhóm. Khi các con vận động bằng tay chân, sự tập trung của các con sẽ dồn vào hoạt động đó. Nhờ vậy, dù ít hay nhiều các con cũng sẽ nắm bắt được một số từ khóa sau khi bài học kết thúc. Mặc dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng mình vẫn gặp phải khó khăn trong việc truyền tải nội dung bài giảng tới toàn bộ gần hai chục học sinh. Qua đó mới thấy khâm phục các cô giáo biết nhường nào”.
Tiết học về môi trường kết thúc, các học sinh của lớp 3A1 tiếp tục tham gia vào bài dạy với chủ đề “Cách xử lý khi có mâu thuẫn với bạn bè”.
Thông qua các tình huống giả định, phụ huynh Nguyễn Thị Uyên Lan đã giúp các bạn nhỏ được nhập vai và đưa ra cách giải quyết trong những tình huống cụ thể.
Thay vì ngồi tĩnh lặng nghe cô giáo giảng bài, bé Hà Linh hào hứng hòa mình vào các tình huống cùng cậu bạn chung bàn.
“Hôm nay con cảm thấy giờ học rất vui. Con hi vọng lần sau bố mẹ con cũng có thể tham gia để dạy những tiết học như thế này”.
“Có đồng hành mới cảm thông với áp lực giáo viên”
Không chỉ riêng lớp 3A1, các phụ huynh tại 13 lớp học khác cũng hào hứng tham gia trải nghiệm với vai trò giáo viên của con trong một tiết học.
Bất kỳ lĩnh vực nào mà phụ huynh am hiểu cũng có thể đưa vào bài giảng của mình.
“Ngày đồng cảm” được cô hiệu trưởng Phạm Thị Tâm giới thiệu, đó là dịp để phụ huynh và giáo viên có thể gắn kết với nhà trường.
Trong ngày này, một phụ huynh hiểu rõ về việc trồng rau sạch có thể hướng dẫn học sinh cách trồng và chăm sóc cây; một phụ huynh giỏi nấu ăn có thể hướng dẫn học sinh cách làm các loại bánh đơn giản; một phụ huynh là kỹ sư, bác sĩ có thể dạy các con về những vấn đề tâm sinh lý của trẻ,…
“Nhờ vậy, học sinh có cơ hội được học thêm những kỹ năng, kiến thức đa dạng mà chương trình học tại trường chưa chắc đã có. Ngoài ra, hoạt động này còn giúp các con nhận thức được để trở thành con người hoàn thiện thì việc học không chỉ dừng lại ở kiến thức trên trường mà cần đón nhận từ nhiều nguồn khác nhau”.
Chị Nguyễn Thị Uyên Lan tham gia vào bài dạy với chủ đề “Cách xử lý khi có mâu thuẫn với bạn bè”
Chia sẻ về lý do tham gia vào lớp học này, chị Nguyễn Thị Uyên Lan cho biết, mong muốn của chị là biết con mình học như thế nào và nhận lại được những gì qua mỗi tiết học trên trường.
Kết thúc giờ dạy, bản thân chị cũng phải thừa nhận “trẻ con bây giờ học không còn giống như bố mẹ chúng ngày xưa nữa”.
“Thực sự, có đồng hành mới cảm thông được với áp lực của giáo viên. Ngoài những áp lực về cái nhìn của xã hội đối với nghề giáo thì khi bước chân lên bục giảng, các thầy cô còn phải chịu những áp lực vô hình ngay từ phía phụ huynh. Ngoài ra, việc truyền đạt kiến thức tới 20 học sinh cũng không phải điều dễ dàng. Mình chỉ dạy hai đứa con ở nhà đôi khi cũng phải “phát hoảng”. Trong khi các cô phải quản lý tới 20 học sinh thì việc tiếp cận với tất cả các con cũng là một thử thách thực sự khó khăn”.
Còn chị Đào Thu Hường chia sẻ: “Một tiết học 45 phút phải cần đến một tuần chuẩn bị mới thấy hết sự vất vả của thầy cô trong suốt 8 tiếng làm việc trên lớp. Bản thân mình sau thời gian dạy trải nghiệm mới nhận thấy rằng nghề giáo thực sự quá khắc nghiệt. Nếu không có một trái tim rộng, các cô giáo khó có thể vượt qua được các tình huống và bao dung được với những lỗi lầm của các con”.
Thúy Nga
Có một ngôi trường ở TP.HCM từ 3 năm nay đã “mở cửa” cho phụ huynh vào xem tận giờ học, bữa ăn của các con. Để những việc diễn ra sau cánh cổng trường không còn là sự bí ẩn, xa cách.
" alt=""/>Nhập vai giáo viên, phụ huynh chia sẻ áp lực đứng lớp