Trong khi em Phùng Văn Long (bên trái) vượt qua cuộc phỏng vấn thì em Mai Nhật Anh (bên phải) và thầy giáo hướng dấn Mai Văn Quyền bị từ chối cấp visa sang Mỹ. Ảnh: Thanh Hùng.
Dù đây là dự án được Bộ GD-ĐT lựa chọn nhưng qua 2 lần phỏng vấn, chỉ có em Phùng Văn Long và hai quan sát viên của đoàn Nghệ An được Đại sứ quán Mỹ cấp visa. Còn em Mai Nhật Anh (1 trong 2 tác giả của dự án) và thầy giáo hướng dẫn trực tiếp Mai Văn Quyền lại bị từ chối.
Với kết quả này, việc dự án của học sinh Nghệ An có thể tham dự cuộc thi là khó khả thi. Bởi trước đó, theo đăng ký của Bộ GD-ĐT, dự án này do 2 học sinh thực hiện. Do đó, việc chỉ có 1 học sinh tham dự là trái với quy định của cuộc thi và khả năng đề tài bị hủy là rất cao.
Chia sẻ với VietNamNet, thầy Ngô Xuân Phúc, Phó hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu cho hay, phía nhà trường cũng không biết lý do vì sao Đại sứ quán Mỹ từ chối cấp visa, bởi các câu hỏi với nội dung khá đơn giản và mỗi người cũng chỉ hỏi chưa đến 1 phút.
“Ngày hôm nay 2/5 là lần phỏng vấn thứ 2 nhưng em Mai Nhật Anh và thầy Mai Văn Quyền vẫn không được. Lần 1 diễn ra cách đây hơn 10 ngày" - thầy Phúc chia sẻ.
Theo thầy Phúc, việc không được tham dự cuộc thi cũng sẽ là điều rất đáng tiếc không chỉ đối với các học sinh, giáo viên của Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu mà còn với toàn ngành giáo dục tỉnh Nghệ An.
Bởi đây là lần đầu tiên Nghệ An có học sinh được tham dự cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp quốc tế được tổ chức tại Mỹ.
Thế nhưng mọi thứ đang đứng trước nguy cơ "lỡ hẹn" với những trục trặc trong việc xin cấp visa.
Dự án “Hệ thống chưng cất nước mặn thành nước ngọt với kỹ thuật chân không bằng bơm thủy lực bởi năng lượng sóng biển” của 2 em Phùng Văn Long và Mai Nhật Anh (Trường THPT chuyên Phan Bội Châu) giành giải Nhất tại cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm 2018. Ảnh: Thanh Hùng
Sau khi nhận kết quả này, đoàn Nghệ An cũng đã có ý kiến để nhờ Bộ GD-ĐT can thiệp nhưng cho đến thời điểm này vẫn chưa có kết quả.
Trong khi đó, theo kế hoạch, ngày 11/5 đoàn Việt Nam sẽ bay sang Mỹ để khai mạc cuộc thi vào ngày 13/5.
Đây cũng không phải lần đầu tiên một sự việc hy hữu như này diễn ra đối với thí sinh tham dự cuộc thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế.
Trước đó, năm 2017, thí sinh Phạm Huy (học sinh Trường THPT Thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị) là tác giả của đề tài “Cánh tay robot cho người khuyết tật” cũng bị từ chối cấp visa 2 lần sau khi được chọn vào đội tuyển dự thi quốc tế.
Sau đó, nhờ sự can thiệp của các cơ quan chức năng, đặc biệt là sự vào cuộc của báo chí, cuối cùng Phạm Huy cũng được chấp nhận và kịp sang Mỹ tham dự rồi giành giải Ba cuộc thi- giải cao nhất của đoàn Việt Nam năm ngoái.
Thanh Hùng
Hà Nội, Nghệ An dẫn đầu phía Bắc về giải thưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật
Hà Nội, Nghệ An và Hải Phòng dẫn đầu về số lượng giải thưởng tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học năm học 2017-2018 khu vực phía Bắc.
" alt="Nam sinh Nghệ An bị từ chối cấp visa sang Mỹ dự thi khoa học kỹ thuật quốc tế"/>
Hình ảnh về bộ sách giáo khoa nhóm Cánh buồm công bố.
Cụ thể, ở môn Tiếng Việt, lớp 6 về Ngữ âm – Ghi âm; Lớp 7 về Từ và từ vựng; Lớp 8 là Tư duy và ngôn ngữ; Lớp 9 là Lập luận – văn bản.
Còn ở môn Văn, lớp 6 về Cảm hứng nghệ thuật; Lớp 7 về Giải mã tác phẩm nghệ thuật (Kịch và thơ); Lớp 8 về Giải mã tác phẩm nghệ thuật (Văn tự sự); Lớp 9 về Nghiên cứu nghệ thuật.
Nhà giáo Phạm Toàn - người đại diện nhóm Cánh Buồm cho rằng, con người hiện đại là sống tự do và có trách nhiệm nên nền giáo dục hiện đại phải là tự học và tự giáo dục.
Vì vậy, phương pháp giáo dục của dự thảo bộ sách giáo khoa của nhóm theo hướng “Learn by doing – làm mà học”. Tức giáo viên tổ chức hướng dẫn và làm các thao tác mẫu ban đầu, học sinh tự làm – học và cùng nhau đánh giá kết quả, giúp các em tự thu thập kiến thức.
Với mục tiêu như vậy, lý tưởng giáo dục của Cánh Buồm là đưa thanh thiếu niên hết lớp 9 có thể vững vàng vào đời, có thể tự kiếm sống, hoặc đi học nghề hay lên THPT chuẩn bị cho bậc ĐH và hướng dẫn học sinh đồng cảm để chia sẻ, để tìm sự đồng thuận, nhưng vẫn tôn trọng sự khác biệt…
Cụ thể, dự thảo sách giáo khoa của nhóm Cánh Buồm hướng đến dạy học sinh phương pháp tự học (kiến thức chỉ dùng để minh họa cho phương pháp).
Thầy Toàn chia sẻ: “Giáo viên tiểu học là người tổ chức, để học sinh tự học, tự đánh giá. Kết thúc tiểu học là học sinh đã hoàn toàn nắm vững phương pháp tự học. Trên nền tảng học sinh đã nắm vững phương pháp tự học ở tiểu học, sẽ dạy cho học sinh THCS thu thập tri thức thông qua tự học. Bậc THPT là bậc học tập nghiên cứu để khi lên đại học sẽ tập độc lập nghiên cứu, hết đại học sẽ đủ khả năng độc lập nghiên cứu. Chứ không phải như một số tiến sĩ của ta khi làm luận án thì vừa tìm đến thầy vừa gãi tai và hỏi “thầy có đề tài nào không ạ”.
Cùng với việc công bố dự thảo bộ sách giáo khoa này, nhóm Cánh Buồm cũng đã đưa sách lên ở trang web: www.canhbuom.edu.vn/sachmo để các chuyên gia, phụ huynh, bạn đọc quan tâm có thể tham gia sửa chữa, góp ý cùng nhóm tác giả điều chỉnh sai sót.
Từ năm 2009 đến năm 2014, nhóm Cánh Buồm cũng đã hoàn thành dự thảo công trình bộ sách giáo khoa Văn, Tiếng Việt gồm 10 cuốn bậc Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 giúp học sinh phương pháp học Văn và Tiếng Việt. Đó là “phương pháp học” nằm trong những hoạt động học để làm ra sản phẩm cụ thể và học lấy phương pháp làm ra những sản phẩm đó.
Thanh Hùng
" alt="Nhóm tác giả đầu tiên công bố công trình bộ sách giáo khoa bậc THCS"/>