Điểm chuẩn trúng tuyển vào các ngành từ 600 đến 903 (thang điểm 1.200).Chương trình Khoa học Máy tính (chương trình tiên tiến) có điểm chuẩn cao nhất với 903 điểm; Nhóm ngành Máy tính và Công nghệ Thông tin có điểm chuẩn 880 điểm; Ngành Công nghệ Sinh học có điểm chuẩn 754 điểm; Ngành Hoá học có điểm chuẩn 754 điểm.
Điểm chuẩn cụ thể như sau:
Tốp 10 thí sinh có điểm trúng tuyển cao nhất:
Tốp 10 trường THPT có số thí sinh trúng tuyển nhiều nhất đều ở TP.HCM
Thí sinh trúng tuyển nộp hồ sơ xác nhận nhập học từ ngày 8/9 đến ngày 9/9 qua đường bưu điện theo hình thức thư chuyển phát nhanh.
Hồ sơ xác nhận nhập học gồm:
Bản chính Giấy chứng nhận kết quả thi THPT năm 2020 hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời năm 2020 nếu thí sinh được miễn kỳ thi THPT 2020.
Phiếu đăng ký xác nhận nhập học năm 2020.
Quy trình và thủ tục xác nhận nhập học như sau:
Ngày 8/9 thí sinh vào lại trang https://tracuuts.hcmus.edu.vn để biết thông tin “mã số sinh viên” ứng với mỗi “phương thức trúng tuyển”.
Thí sinh tải mẫu “Phiếu đăng ký xác nhận nhập học năm 2020” tại trang tra cứu. Các thí sinh trúng tuyển từ hai phương thức xét tuyển trở lên chỉ chọn một phương thức trúng tuyển vào Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM bằng cách chọn phiếu có “mã số sinh viên” tương ứng với “phương thức trúng tuyển”. Thí sinh in phiếu, ký tên và sử dụng để nộp hồ sơ.
Thí sinh nộp hồ sơ xác nhận nhập học qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh trước 16h ngày 9/9, nhà trường sẽ căn cứ thời gian nộp hồ sơ theo dấu bưu điện.
Thí sinh có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại trường trong giờ hành chính vào chiều Thứ 3 ngày 8/9 và Thứ 4 ngày 9/9.
Ngày 11/9, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM sẽ hoàn tất đánh dấu thí sinh đã nộp hồ sơ và thí sinh có thể trang tra cứu để kiểm tra.
Sau ngày 9/9 những thí sinh không làm thủ tục xác nhận nhập học xem như từ chối nhập học.
Lê Huyền

ĐH Ngoại thương công bố điểm trúng tuyển theo phương thức kết hợp
Trường ĐH Ngoại thương vừa công bố điểm trúng tuyển chính thức theo phương thức xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
" alt="Điểm chuẩn Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM theo phương thức đánh giá năng lực"/>
Điểm chuẩn Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM theo phương thức đánh giá năng lực

 |
Bé Đào Đăng Quang (4 tuổi) bị u nguyên bào thần kinh |
Hơn ai hết, chị Nhung là người đau khổ nhất khi thấy con mình mắc phải căn bệnh ung thư hiểm nghèo. Mới chỉ cách đây 1 năm thôi, cuộc sống gia đình chị còn bình ổn, Đăng Quang vẫn mạnh khỏe như bao đứa trẻ khác.
Chỉ qua một cái Tết, con bỗng lên cơn sốt, đau nhức khắp người không tìm ra nguyên nhân. Do hai vợ chồng chị Nhung làm công nhân tự do tận trong Nam nên cháu được đưa đến Bệnh viện Nhi tỉnh Đồng Nai thăm khám.
Mới đầu, các bác sĩ chẩn đoán Quang mắc chứng nhiễm khuẩn phổi, viêm họng rồi kê đơn thuốc. Thế nhưng, qua một thời gian dùng thuốc, tình trạng chẳng khá hơn là bao.
Một lần nữa, vợ chồng chị Nhung lo lắng đưa con đến Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM. Bằng linh cảm của một người mẹ, chị cảm nhận được sự không lành đến với con mình. Ngày nhận kết quả Đăng Quang mắc bệnh u nguyên bào thần kinh (một loại ung thư ác tính ở trẻ em), chị Nhung bật khóc nức nở ngay trên hành lang bệnh viện. Căn bệnh nguy hiểm có thể cướp đi sinh mạng của con chị bất cứ lúc nào.
Ngày 19/06/2020, cháu Quang được chuyển tuyến tới Bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội). Trải qua nhiều tháng điều trị hoá chất, xạ trị, cháu tiếp tục được làm phẫu thuật vào tháng 10 vừa qua. Nhìn con nằm trên giường bệnh, thoi thóp không nói nên lời, chị Nhung lại càng sợ hãi trước viễn cảnh đen tối nhất.
Cha mẹ kiệt sức
Gia đình chị Nhung thuộc diện hộ khó khăn của xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Cái nghèo, cái đói khiến vợ chồng chị phải tha hương vào tận Đồng Nai làm công nhân tự do.
Dẫu vậy, cuộc sống nơi xứ người không hề dễ dàng chút nào. Do làm công nhật nên chị thu nhập không ổn định. Cái nghèo vẫn cứ đeo đuổi họ. Đến lúc con trai đổ bệnh, chị phải chạy ngược chạy xuôi để vay mượn 30 triệu đồng.
Toàn bộ số tiền đến nay đã tiêu tan hết, bởi chi phí đi lại, ăn ở thành phố hết sức tốn kém. Chưa kể, dù có bảo hiểm hỗ trợ nhưng gia đình chị phải chi trả thêm 3,5 triệu đồng/đợt tiền thuốc ngoài danh mục, trong khi mỗi đợt chỉ kéo dài khoảng 3 ngày. Ngoài ra, cháu Quang vừa trải qua ca phẫu thuật tại Bệnh viện Việt Đức.
 |
Con mắc bệnh trọng khiến kinh tế gia đình lâm vào cảnh kiệt quệ |
Thời điểm hiện tại, cháu phải tiếp tục hoá trị ở Bệnh viện Trung ương Huế. Bồng bế con đi khắp nơi, tiêu tốn tiền của nhưng vợ chồng chị Nhung chưa lúc nào từ bỏ hy vọng cứu con thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo.
Một ngày được về nhà, cháu Quang lại hồn nhiên hỏi: “Đợt này về nhà lâu không mẹ? Bao giờ con lại được vào chơi với bác sĩ? Chơi với bác sĩ chỉ hơi đau một chút nhưng con quen rồi mẹ ạ”. Chị Nhung lại thấy đau đáu. Căn bệnh ung thư vẫn cứ hành hạ con chị qua từng ngày nhưng chính sự vô tư từ đứa trẻ càng khiến người lớn thấy buốt nhói tận trong tim.
Giờ đây, khi nhà chẳng còn thứ gì đáng giá để bán, gia đình chị lâm vào cảnh kiệt quệ. Thậm chí, chị còn phải gửi con gái nhỏ 2 tuổi cho ông bà nội nuôi. Hành trình cùng con rong ruổi khắp các bệnh viện chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo vẫn còn rất dài.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Chị Lê Thị Nhung. ở thôn Hạnh Côn, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Số điện thoại: 0972328219. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.300 (bé Đào Đăng Quang) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436 |

Tia hy vọng mong manh của bé gái 10 tuổi bị bại não
Dù bị bại não từ nhỏ, chân tay co quắp nhưng trí nhớ của cháu Tống Thị Thu Huyền vẫn rất tốt. Tuy nhiên, kinh tế gia đình con đã cạn kiệt..
" alt="Bé trai 4 tuổi thoi thóp chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo"/>
Bé trai 4 tuổi thoi thóp chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo
Bộ GD-ĐT vừa công bố thông tư 32/2020/TT-BGDĐT với nhiều đổi mới về Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.Điều 37 của Thông tư 32 vừa được ban hành quy định về một trong các hành vi mà học sinh không được làm là “Sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp mà không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép”.
Bộ GD-ĐT cho hay việc đưa ra quy định này để hỗ trợ trong trường hợp học sinh cần truy cứu, tìm những nguồn học liệu để hỗ trợ cho bài học khi được sự cho phép của giáo viên.
Thông tư mới này sau khi ban hành đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
 |
Phụ huynh, giáo viên có nhiều ý kiến trái chiều trước quy định cho học sinh dùng điện thoại trong giờ |
Nếu không kiểm soát chặt sẽ dễ "loạn"
Chia sẻ với VietNamNet, cô V.N, giáo viên Trường THPT Trần Đại Nghĩa (Cần Thơ) cho hay bản thân cô không mấy đồng tình việc cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học bất cứ lý do gì.
“Sử dụng điện thoại thì làm sao học sinh tập trung thật sự vào tiết học? Chưa kể những em "ghiền" điện thoại thì càng khổ giáo viên. Rồi lấy gì để bàn đến chất lượng?
Bình thường cấm sử dụng điện thoại mà nhiều khi tụi nhỏ còn lén lút sử dụng ở bên dưới, giáo viên còn khó kiểm soát được. Nếu giáo viên tinh mắt thì cũng phát hiện ngay, nhưng giải quyết xong lại "cụt" hứng dạy. Chưa kể học trò làm gì, xem gì hay đang quay hoặc ghi âm thầy cô rồi đưa lên mạng?
Giáo viên cho phép sử dụng điện thoại vào mục đích phục vụ học tập nhưng rồi liệu có chắc sẽ kiểm soát được? Giáo viên giảng, học sinh ở dưới mải tìm kiếm thông tin, thế thì khác nào giáo viên giảng với bảng và bức tường", cô giáo này nói.
Cô V.N cho hay, quy định là thế nhưng rồi sẽ lấy cái gì để đảm bảo là cả lớp bốn mươi mấy học sinh đều mở điện thoại để học tập. “Bởi liệu giáo viên có thể gọi tên hết học sinh để kiểm tra sản phẩm được không? Một tiết học 45 phút, sau khi giao nhiệm vụ học tập thử hỏi sẽ gọi kiểm tra được mấy học sinh?”.
Đồng quan điểm, thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An): “Điều quan trọng là khi cho phép học sinh dùng điện thoại trong một giờ học, môn học nào đó, giáo viên liệu có kiểm soát được tất cả học sinh của lớp đó về mục đích sử dụng không?”
Theo thầy Hiếu, đây là việc không hề dễ dàng và phải những giáo viên trực tiếp đứng lớp mới hiểu được.
“Dưới góc độ giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi đã chứng kiến sự tác động của việc sử dụng điện thoại đối với học sinh ra sao.
Nếu không kiểm soát chặt sẽ dễ loạn. Bởi thứ nhất, lớp học sẽ mất tập trung và tạo nên cảm giác “lệch pha” giữa thầy và trò khi thầy nói ở trên còn ở dưới học sinh bấm điện thoại.
Thứ hai, lớp học đông học sinh, ai dám chắc kiểm soát được thời gian cho học sinh sử dụng điện thoại đó, các em đều sử dụng đúng mục đích hay chơi game, nhắn tin buôn chuyện,...”
 |
Thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) |
Ngoài ra, theo thầy Hiếu mỗi địa phương, mỗi gia đình có một điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. “Có phải nhà nào cũng có thể sắm cho con một chiếc điện thoại thông minh, đặc biệt nông thôn nhiều gia đình không có. Như vậy có thể lớp 40 học sinh nhưng chỉ một số em có điện thoại và rồi xảy ra chuyện túm tụm xem điện thoại”.
Thầy Hiếu cũng cho rằng, “chỉ có giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở cấp THCS và THPT mới thấu hiểu được chủ trương này là ổn hay không, lợi hay hại”.
"Đã thực hiện và rất ổn"
Thầy Hoàng Công Viêng, giáo viên Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh thì cho rằng, việc dùng điện thoại hỗ trợ cho học tập là điều tốt nhưng học sinh sẽ dễ tận dụng để làm việc riêng, rất khó quản lý. “Việc dùng điện thoại có thể được dùng trong các tiết học mà có thảo luận về vấn đề nào đó hay trong các bài kiểm tra trực tuyến... Còn các tiết học bình thường thì không cần thiết”.
Một số giáo viên cho rằng nếu kiểm soát được tốt thì đây là việc này có thể mang đến hiệu quả nhất định.
Ông Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT M.V. Lômônôxốp (Hà Nội) cho hay, trên thực tế, nhà trường nhiều năm nay đã thực hiện việc này và rất ổn.
“Mỗi lớp có một ngăn tủ đựng điện thoại tự quản, học sinh đến lớp thì để điện thoại vào tủ. Giờ học nào cần sử dụng tra cứu như Ngoại ngữ, Ngữ Văn, các môn khoa học, xã hội... thì giáo viên cho phép và tổ chức cho học sinh sử dụng.
Khi dùng xong thì các em tự động cất vào tủ. Do các lớp đều có camera nên học sinh tự giác không sử dụng khi không dành cho mục đích học tập”.
Ông Tùng cho hay, hiện nay, với một số bài kiểm tra, học sinh của trường đã được sử dụng điện thoại để làm bài trên Microsoft Team ngay trong tiết học.
Hình thức này được cha mẹ học sinh rất ủng hộ.
Đông Hà

Bộ GD-ĐT nói rõ về việc cho học sinh dùng điện thoại trong lớp
"Ở các quốc gia có điều kiện, học sinh khi đến lớp có thể vừa thực hiện các bài học trên lớp vừa có thể tra cứu thông tin.... Giáo viên tổ chức cho học sinh học tập theo cách như vậy để phát triển phẩm chất, năng lực".
" alt="Cho sử dụng điện thoại trong lớp, giáo viên lo 'lệch pha' với học trò"/>
Cho sử dụng điện thoại trong lớp, giáo viên lo 'lệch pha' với học trò