当前位置:首页 > Giải trí > Nhận định, soi kèo Tijuana vs Atlas, 10h00 ngày 26/2 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo Chicago Fire vs Inter Miami, 03h30 ngày 14/4: Lấy lại ngôi đầu
Từng có lúc phải đoán xem cô giáo nói gì
Sinh sống tại thôn Thành Ý, xã Thành Hải, Phan Rang Tháp Chàm - khu vực đặc biệt khó khăn của tỉnh Ninh Thuận, nơi thường xuyên phải chịu sự khắc nghiệt của vùng đất được mệnh danh “nắng như phang, gió như rang”, việc được đi học với các em nhỏ người Chăm là cả một sự may mắn. Năng Xuân Hoàng Nhi may mắn có được sự quan tâm của gia đình, ba mẹ luôn khuyến khích các con học hành để đỡ cực khổ.
Hành trình đến lớp “tìm con chữ” thực tế không hề dễ dàng. Cả năm lớp 1 chỉ có 2 bạn người Chăm, còn lại đều là người Kinh. Nhi chỉ được tiếp xúc với tiếng Kinh qua vài hoạt động ở trường mẫu giáo nên ngay cả việc đơn giản nhất là nghe cô giáo nói gì, yêu cầu điều gì, Nhi cũng không thể hiểu.
“Mình cố gắng quan sát cô và các bạn, sau đó đoán xem cô nói gì. Ví dụ như: các con lấy tập ra, đứng dậy, đọc theo cô… Nói vui vui là như các bạn người Việt đột nhiên vào học trong lớp tiếng Anh, nghe giảng toàn bằng tiếng Anh vậy đó. Điều khó khăn là lúc đó tụi mình quá nhỏ, chưa biết gì cả nên càng lúng túng nhiều hơn”, Hoàng Nhi nhớ lại.
Theo Nhi, những khó khăn này không phải chỉ ở lớp 1 mà suốt những năm sau đó. Nhiều bạn trẻ người Chăm dần bỏ dở con đường học vấn khi hết bậc phổ thông, hoặc chọn cách dễ dàng hơn là học ở bậc trung cấp, cao đẳng để tìm công việc gần nhà.
Nhưng cô gái Hoàng Nhi thì nung nấu ước mơ xa hơn với niềm thôi thúc giản dị: Cộng đồng dân tộc Chăm phải có được những bạn trẻ học vấn tốt hơn, chuyên môn cao hơn để cống hiến cho quê hương, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục.
![]() |
Với nghị lực vươn lên mạnh mẽ, cô gái nhỏ cuối cùng cũng đã hiện thực hóa ước mơ của mình khi đỗ trường Đại học Sư Phạm TP.HCM, chuyên ngành Giáo dục tiểu học |
Nhi còn nhớ ngày trước, thôn còn khó khăn, riêng ông ngoại Nhi có làm một tủ sách nhỏ ở nhà. Tủ sách khi ấy là kho báu với những đứa trẻ người Chăm. Các em nhỏ hay tới nhà, mượn sách, chăm chú xem với niềm hạnh phúc. Nhi nhận ra rằng người Chăm cũng ham “con chữ”, ham học lắm, nhưng lại có ít sự hỗ trợ cần thiết. Từ đó, cô gái trẻ người Chăm luôn nung nấu mong muốn được đóng góp cho cộng đồng dù phải gặp khá nhiều lời “bàn ra” từ bạn bè, người quen rằng nên chọn ngành khác để dễ kiếm việc và có thu nhập cao hơn.
“Người Chăm có những người nghe, nói tiếng Kinh còn không rõ, chứ đừng nói chi biết chữ, đọc được các văn bản. Nhi luôn tin rằng giáo dục chính là nền tảng giúp thay đổi mọi thứ, đó là tương lai cho cộng đồng Chăm sau này. Nhi quyết định chọn ngành sư phạm thay vì kinh tế hay các ngành nghề khác là vì vậy”, Nhi nói.
Trở về để giúp đỡ trẻ em Chăm học hành
Trở thành cô giáo “làng” là một thử thách không hề đơn giản, dạy những đứa trẻ dân tộc Chăm đồng nghĩa với việc không chỉ dạy chữ mà còn phải gần gũi với phụ huynh. Có khi giáo viên phải đến tận nhà thuyết phục cha mẹ cho con đi học, hướng dẫn cho các em những kỹ năng quan trọng còn thiếu, giúp các em hiểu rõ nét văn hóa đẹp của dân tộc mình. Không đợi đến lúc chính thức tốt nghiệp rồi mới trở về quê, ngay những mùa hè suốt thời sinh viên, Nhi đã luôn dành thời gian cho các em.
Hoàng Nhi kể: “Những ngày hè, mình tham gia các hoạt động cộng đồng tại địa phương, dạy các em múa hát các bài hát của dân tộc Chăm. Thông qua các hoạt động văn nghệ, tụi mình mong muốn giữ gìn nét đẹp và bản sắc quê hương, đồng thời, lồng ghép hướng dẫn, dạy các em về kỹ năng sống phổ biến với trẻ em người Kinh nhưng có thể vẫn xa lạ với các em nhỏ người dân tộc như về sự an toàn, về cách tiếp xúc với người lạ…
Tụi mình còn tổ chức các chương trình vận động quỹ trao quà cho các em nhỏ. Những phần quà nhỏ thôi như tập, sách, bút viết nhưng giúp động viên các em nhỏ rất nhiều. Mình còn ước mơ tổ chức thêm những sân chơi khoa học vì ở đây các em còn thiếu thốn nhiều lắm”.
![]() |
Cứ hè về, Nhi (người thứ 3 từ bên trái qua) lại cùng với các bạn về quê tổ chức những chương trình giáo dục ý nghĩa cho các em dân tộc Chăm |
Khi tham gia quá trình phỏng vấn học bổng AEON thuộc Quỹ AEON 1%, trước câu hỏi về quyết định thế nào nếu nhận được lời mời của một trường học quốc tế sau khi tốt nghiệp? Không chần chừ, Nhi khẳng định việc về Ninh Thuận giảng dạy cho trẻ em dân tộc Chăm là ước mơ mãnh liệt mà Nhi đã theo đuổi từ năm lớp 5. Trẻ em người Chăm cần được vươn lên, với những thành tích học tập ngày một tốt hơn và Nhi sẽ không từ bỏ mục tiêu đó.
![]() |
“Cô giáo làng” tương lai (thứ 4 từ bên trái) cùng các bạn sinh viên xuất sắc của trường Đại học Sư phạm TP.HCM vinh dự nhận học bổng AEON |
Câu trả lời chân thành cùng câu chuyện của Nhi cũng chính là những phẩm chất mà Học bổng AEON đang tìm kiếm. Vượt qua những thử thách khó khăn, khẳng định bản thân bằng kết quả học tập và nỗ lực hết lòng đóng góp cho cộng đồng, Năng Xuân Hoàng Nhi là sinh viên người dân tộc thiểu số đầu tiên nhận học bổng AEON.
Năm 2020, trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, lần đầu tiên từ năm 2009, với sự ủy quyền của Quỹ AEON 1%, công ty TNHH AEON Việt Nam đã tổ chức Lễ trao học bổng AEON dưới hình thức trực tuyến. Đến nay, AEON đã trao gần 1.100 suất học bổng cho sinh viên khó khăn, có thành tích học tập xuất sắc tại TP.HCM và Hà Nội. |
Lê Hương
" alt="Cô gái Chăm đầu tiên nhận học bổng AEON và ước mơ mang chữ về bản"/>Cô gái Chăm đầu tiên nhận học bổng AEON và ước mơ mang chữ về bản
Hoa hậu Mai Phương chia sẻ: “Tôi là một cô gái luôn tin vào phép màu. Tôi đã có những tháng ngày được vùng vẫy , sống và làm việc bằng tất cả tấm lòng trong sự yêu thương của mọi người. Nhìn lại, hành trình của mình Mai Phương cảm thấy biết ơn vô cùng. Những bài học đã qua, những người bạn, những người đồng nghiệp đã gặp, nhiều sự chỉ dạy, nhiều sự vấp ngã. Nhưng tất cả mọi thứ đều được gói gọn trong 2 từ Biết ơn”. Cô cũng gửi lời cảm ơn đến bố mẹ ở nơi xa và cảm ơn mảnh đất Quy Nhơn nơi cô đăng quang.
Á hậu 1 Miss World Vietnam 2022 - Miss Intercontinental 2022 Lê Nguyễn Bảo Ngọc xuất hiện trong trang phục dạ hội sang trọng, kiêu sa đến từ NTK Nguyễn Phúc Tuấn. Với thành tích Hoa hậu quốc tế - Hoa hậu Liên lục địa 2022, cô đã có những phút giây trải lòng, chia sẻ về những cố gắng của mình: “Ngọc muốn thay lời tri ân đến mọi người bằng một món quà, đó là chiếc vương miện Hoa hậu Liên lục địa MIC, và ghi danh là người Việt Nam đầu tiên đăng quang cuộc thi sau 50 năm tìm kiếm chủ nhân của chiếc vương miện quốc tế.”
Á hậu 2 Miss World Vietnam 2022 - Nguyễn Phương Nhi xuất hiện như một nàng công chúa, dạo bước trên sân khấu “final walk” trong chiếc đầm dạ hội màu hồng ngọt ngào, nữ tính đến từ NTK Lê Thanh Hoà.
Cô không giấu được sự xúc động: “Suốt 11 tháng vừa qua, Phương Nhi luôn trân trọng và yêu thương ngôi vị Á hậu 2 của mình. Phương Nhi tự tin về bản thân, từ một cô gái rụt rè trước đám đông, đến một Á hậu dám thể hiện bản thân, dám theo đuổi đam mê nghệ thuật, tự tin làm những gì mình muốn. “Every great dream begins with a dreamer” - Mọi giấc mơ tuyệt vời đều bắt đầu với 1 người dám mơ mộng. Phương Nhi là 1 người dám đấu tranh cho ước mơ của mình, chỉ cần bạn dám bước chân ra khỏi vùng an toàn của bản thân, dám theo đuổi ước mơ và tin vào bản thân mình chắc chắn phía trước có rất nhiều điều tuyệt vời đang đợi chờ bạn.”
Kết thúc nhiệm kỳ đầy thành công và rực rỡ, một chặng đường mới lại mở ra. Top 3 Miss World Vietnam 2023 sẽ tiếp tục mang đến những dự án mới, thực hiện những dự định còn ấp ủ, hứa hẹn mang đến nhiều giá trị cho cộng đồng, xã hội.
Vĩnh Phú
" alt="Khoảnh khắc ‘final walk’ rực rỡ của Top 3 Miss World Vietnam 2022"/>Khoảnh khắc ‘final walk’ rực rỡ của Top 3 Miss World Vietnam 2022
Nhận định, soi kèo Domzale vs Radomlje, 22h30 ngày 14/4: Khách ‘tạch’
Theo chị Hoa, đây là một văn bản phá cách, khi không phải là những câu chữ khô khan, cứng nhắc như thường thấy, mà trái lại thể hiện sự chia sẻ gần gũi với phụ huynh và học sinh.
Trong công văn này, Sở GD-ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu viết: Trong những năm qua, không ít phụ huynh phàn nàn về số lượng bài tập mà thầy cô yêu cầu học sinh phải hoàn thành trong thời gian nghỉ Tết quá nhiều.
Vì vậy, để học sinh không suy nghĩ với số bài tập trong thời gian nghỉ Tết, Sở yêu cầu không giao bài tập cho học sinh trong thời gian nghỉ Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021.
Bài tập Tết: Chủ yếu là đối phó
Có con học lớp 3 và lớp 7, chị Hoa cho biết, sau buổi học cuối trước khi nghỉ Tết, hai con thường “báo cáo” bố mẹ về số lượng bài tập cô giáo giao về nhà.
Tùy theo mỗi cô mà số lượng bài được giao nhiều hay ít, nhưng không năm nào là không có.
Và thường thì hai vợ chồng chị thúc giục con làm hết chỗ bài tập trước ngày 30 âm lịch, “để ăn Tết cho ngon”.
“Có năm đứa đầu mới đi học, chúng tôi để bài tập đấy đến trước khi đi học mới kêu con làm. Nhưng sau mấy ngày nghỉ Tết, cả con lẫn bố mẹ đều ngại, mà dư âm ăn uống, đi chơi vẫn còn nên việc ngồi kèm con như cực hình cho cả bố mẹ lẫn con cái. Việc chia đều bài tập để làm rải rác trong cả kỳ nghỉ là… không tưởng, bởi… Tết mà” – chị Hoa chia sẻ.
Chuyện thúc giục con làm bài trước Tết cho xong cũng tương tự ở nhà chị Minh Anh (Quận 10, TP.HCM).
“Bài các cô cho không nhiều nhưng cũng không ít, nhưng ngay cả bản thân con cũng thường muốn làm cho xong rồi nghỉ”.
Vì vậy, chị Hoa cũng như chị Minh Anh đều cho rằng tác dụng ôn tập bài vở gần như không có.
“Tôi thấy các con chủ yếu làm đối phó là chính. Tốt nhất là để cho các con nghỉ hẳn hoi” – chị Minh Anh nói.
![]() |
Nhiều phụ huynh muốn con mình không phải làm bài tập trong dịp Tết |
Liệu có 'quên mất chữ' ?
Cô Cao Thị Dung, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A3 Trường Tiểu học Lý Thái Tổ (Hà Nội) nhận xét rằng việc ra bài tập về nhà trong dịp Tết là do quan điểm của mỗi giáo viên, hoặc là theo chủ trương của mỗi trường. Còn tất nhiên với học sinh, thì không cháu nào muốn có bài tập cả.
“Như năm nay thì mình tạo bình chọn trong nhóm lớp, xin ý kiến bố mẹ. Kết quả là đa số bố mẹ nghiêng về không giao. Cũng có một số bố mẹ xin cô giao thêm nhưng chỉ rất ít”.
Vì vậy, cô Dung cho hay thường không giao bài tập về nhà trong dịp Tết.
Cô Dung cũng cho biết hình thức bài tập Tết bây giờ cũng thay đổi. Nhiều thầy cô ra những bài tập như dọn dẹp nhà, giúp mẹ chuẩn bị bữa cơm cuối năm và chụp ảnh lại gửi cô, hoặc đọc một cuốn sách...
![]() |
Học sinh cuối cấp thường vẫn có bài tập về nhà. Ảnh minh họa: Thúy Nga |
Còn cô Nguyễn Thị Thùy Mia, giáo viên Trường THCS Cát Linh (Hà Nội), thì bày tỏ từ rất lâu rồi, cả với tư cách là phụ huynh và giáo viên, cô đồng tình với quan điểm không giao bài tập về nhà, bởi Tết là để học sinh có khoảng thời gian sum họp bên gia đình, vui chơi, nghỉ ngơi thoải mái, và trải nghiệm, tìm hiểu các phong tục đẹp, truyền thống…
“Thời gian nghỉ Tết rất ngắn, chỉ có vài ngày, không khí Tết cả tuần trước khi nghỉ khiến đầu óc như trên mây rồi. Học chính khoá còn khó tiếp thu, bài tập Tết nếu phải làm sẽ thường là đối phó” – cô Mia nhận xét.
Vì vậy, với các khối lớp 6,7,8, cô Mia không giao bài tập Tết. Riêng khối 9 đặc thù phải thi vào 10 nên sẽ có 3 đề bài (mỗi đề 90 phút), làm vào ngày mùng 5 Tết để chuẩn bị cho mùng 6 đi học trở lại.
Trước băn khoăn của một số phụ huynh về việc các con nghỉ Tết lâu quá sẽ “quên mất chữ”, cô Dung cho biết để ổn định lại hoàn toàn việc học tập của lớp thường mất khoảng một tuần đầu, với học sinh lớp 1, lớp 2 sẽ lâu hơn một chút, “nhưng không sao”.
![]() |
"Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán là khoảng thời gian để học sinh có cơ hội trải nghiệm, tìm hiểu các phong tục đẹp, truyền thống trong ngày Tết. Hãy để các em có khoảng thời gian nghỉ Tết được sum họp bên gia đình, vui chơi, nghỉ ngơi thoải mái, đảm bảo sức khỏe. Giáo viên dặn dò học sinh và phối hợp với phụ huynh đến khi chuẩn bị hết kỳ nghỉ Tết (còn khoảng 1-2 ngày) hãy cùng con ôn lại công thức, quy tắc trong sách giáo khoa và chuẩn bị bài kỹ trước khi đến lớp". Trích công văn của Sở GD-ĐT Bà Rịa - Vũng Tàu |
Ngân Anh
Những đứa trẻ 4 tuổi còn được bố mẹ ẵm bồng ở thị xã Kinh Môn, Hải Dương, phải đi cách ly tập trung xuyên Tết vì bạn cùng lớp dương tính với SARS-CoV-2.
" alt="Vì sao 'nghỉ Tết không áp lực bài tập' khiến phụ huynh xôn xao?"/>Vì sao 'nghỉ Tết không áp lực bài tập' khiến phụ huynh xôn xao?
Phiên cấp cao của diễn đàn vào sáng ngày 14/9 có sự tham dự của Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TT&TT, Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số Nguyễn Mạnh Hùng; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc; nhiều đại biểu cấp cao đến từ các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương; cùng đại diện các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Về chủ đề “Mang nền tảng số đến hộ gia đình”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ, tên gọi của diễn đàn thể hiện mục tiêu, cách làm của Việt Nam trong chuyển đổi số. Đó là mỗi gia đình, mỗi người dân được tiếp cận với công nghệ số và được tham gia, thụ hưởng lợi ích từ chuyển đổi số.
Theo mục tiêu đã đề ra, đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số cần đạt 20% GDP, tỷ trọng trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 80%; tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt 80%.
Đến năm 2030, tỷ trọng kinh tế số cần đạt 30% GDP, tỷ trọng trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%; tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 95%; tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt hơn 95%.
Ban Kinh tế Trung ương nêu ra 6 nội dung trọng tâm mà ngành TT&TT và các bộ, ngành, địa phương trong cả nước cần tập trung, trong đó có việc đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức toàn xã hội về chuyển đổi số và phát triển kinh tế số; ưu tiên nguồn lực và có chính sách khuyến khích, tạo lập khung pháp luật cho phát triển sản xuất thông minh và công nghiệp công nghệ số theo định hướng Make in Vietnam; coi phát triển hệ sinh thái công dân số phải là một nền tảng quan trọng của chuyển đổi số quốc gia...
Việt Nam có giải thưởng sáng tạo nội dung số
Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam – VCA năm 2023 được Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) công bố và phát động ngày 12/9.
Theo Liên minh Sáng tạo Nội dung số Việt Nam, thường trực Ban tổ chức giải thưởng VCA 2023, những năm gần đây, lĩnh vực sáng tạo nội dung số phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng nội dung.
Ở quy mô toàn cầu, sáng tạo nội dung đã trở thành ngành công nghiệp trị giá hàng nghìn tỷ USD.
Tại Việt Nam, số liệu năm 2022 cho thấy, có ít nhất 20.000 nhân sự đang hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo nội dung số, với mức doanh thu lên tới 800 triệu USD.
Giải thưởng VCA ra đời nhằm khuyến khích cộng đồng sáng tạo nội dung số tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, có giá trị văn hóa, giáo dục sâu sắc, mang lại giá trị tốt đẹp cho người dùng trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế số của đất nước.
Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam sẽ được Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức thường niên. Dự kiến lễ trao giải thưởng VCA 2023 sẽ diễn ra vào cuối tháng 12.
Cảnh giác cuộc gọi "hỗ trợ" kích hoạt tài khoản định danh điện tử
Thời gian vừa qua, lực lượng Công an xã, phường, thị trấn ở nhiều địa phương đang tiến hành vận động người dân làm định danh điện tử mức 2 trên phạm vi toàn quốc.
Nắm bắt thông tin này, một số đối tượng xấu có ý đồ bất chính đã lợi dụng gọi cho người dân, tự xưng là công an mời người dân làm kích hoạt tài khoản định danh điện tử (ứng dụng VNeID). Tuy nhiên, các đối tượng hướng dẫn người dân cài đặt các “app lạ”, ứng dụng giả mạo trên điện thoại nhằm khai thác thông tin cá nhân.
Để ngăn chặn hậu quả xấu có thể xảy ra, lực lượng công an khuyến cáo người dân: Công an chỉ vận động công dân đến trụ sở Công an xã phường thị trấn nơi thường trú hoặc nơi gần nhất để làm định danh điện tử mức 2; chỉ có 1 app duy nhất là ứng dụng VNeID để kích hoạt định danh điện tử mức 2; việc định danh điện tử mức 2 phải do công dân trực tiếp đi làm do phải chụp ảnh, quét vân tay nên không thể làm thay.
Nếu có người gọi điện thoại tự xưng là công an yêu cầu công dân tải, cài đặt ứng dụng khác với ứng dụng VNeID, hay cung cấp thông tin cá nhân như CCCD, giấy tờ khác... để giúp kích hoạt tài khoản định danh điện tử mà không cần đến công an thì đó là đối tượng có ý đồ xấu. Người dân cần cảnh giác không cung cấp thông tin hay làm theo yêu cầu của các đối tượng này.
Cơ quan công an cũng cảnh báo người dân tuyệt đối không thực hiện theo yêu cầu từ các cuộc gọi "lạ" tự xưng cơ quan nhà nước, lực lượng công an; không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản số, mã OTP... cho người lạ, tránh sập bẫy lừa đảo của tội phạm.
Ngăn chặn nhập khẩu, mua bán điện thoại 2G
Cục Viễn thông, Bộ TT&TT cho biết, trong tháng 8/2023, Bộ đã có văn bản hướng dẫn 63 sở TT&TT trên cả nước về việc kiểm tra hoạt động nhập khẩu, phân phối, lưu thông, mua bán thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất.
Mục tiêu đặt ra là hoàn thành việc dừng khai thác mạng, thiết bị viễn thông sử dụng công nghệ 2G chậm nhất vào tháng 9/2024.
Để bảo vệ quyền lợi người dân khi thực hiện tắt sóng trạm 2G, Bộ TT&TT triển khai cuộc kiểm tra trên địa bàn cả nước nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý việc nhập khẩu, phân phối, lưu thông, mua bán thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất trái quy định của pháp luật.
Bộ TT&TT đề nghị các sở TT&TT chủ động rà soát, và dựa theo tình hình thực tế để lên kế hoạch kiểm tra chi nhánh của doanh nghiệp kinh doanh mô hình chuỗi, các doanh nghiệp và hộ kinh doanh đơn lẻ trên địa bàn, đảm bảo không còn máy điện thoại di động 2G Only, 3G Only lưu thông trên địa bàn.
Thời hạn các sở TT&TT địa phương cần báo cáo kết quả kiểm tra diện rộng về hoạt động nhập khẩu, phân phối, lưu thông, mua bán thiết bị 2G/3G Only về Bộ TT&TT là trước ngày 30/11/2023.
Xuất hiện điện thoại giả sóng 4G
Trước tình trạng điện thoại chỉ hỗ trợ 2G nhưng hiển thị giả sóng 4G, các chuyên gia cho rằng, loại điện thoại này sẽ gặp phải nguy cơ bị vô hiệu hoá khi các nhà mạng tắt sóng 2G trong thời gian tới.
Từ cuối năm 2020, Bộ TT&TT đã có Thông tư 43 quy định "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất - Phần truy nhập vô tuyến". Theo thông tư này, kể từ tháng 7/2021, các thiết bị không đáp ứng “Quy chuẩn kỹ thuật” (như máy điện thoại di động sử dụng công nghệ 2G, 3G hoặc sử dụng đồng thời công nghệ 2G và 3G nhưng không tích hợp công nghệ 4G), không được nhập khẩu, sản xuất trong nước.
Trong cuộc họp báo thường kỳ tháng 9 của Bộ TT&TT chiều ngày 6/9, Thứ trưởng Phạm Đức Long cho hay, giấy phép tần số cấp cho các nhà mạng triển khai mạng 2G sẽ hết hạn vào tháng 9/2024. Bộ TT&TT sẽ quy hoạch lại, và các băng tần 1800MHz, 1900MHz tới đây sẽ không còn phục vụ cho máy 2G Only nữa.
Cục Viễn thông, Bộ TT&TT cho biết, trong tháng 8/2023, Bộ đã có văn bản hướng dẫn 63 sở TT&TT trên cả nước về việc kiểm tra hoạt động nhập khẩu, phân phối, lưu thông, mua bán thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất. Cuộc kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý việc nhập khẩu, phân phối, lưu thông, mua bán máy điện thoại 2G/3G Only trái pháp luật, để bảo vệ quyền lợi người dân khi tắt sóng 2G.
Các chuyên gia khuyến nghị người dùng nên mua điện thoại ở các chuỗi bán hàng uy tín, cửa hàng lớn, để tránh mua phải hàng nhái, hàng giả, giống như loại điện thoại chỉ hỗ trợ 2G nhưng hiển thị giả sóng 4G xuất hiện trên thị trường thời gian vừa qua.
(Tổng hợp)
Cảnh giác cuộc gọi 'hỗ trợ' kích hoạt VNeID, ngăn chặn nhập khẩu điện thoại 2G
Lời giải tham khảo môn tiếng Anh tốt nghiệp THPT quốc gia 2017 mã đề 402
Chiều nay 23/6, các thí sinh tiếp tục làm bài thi môn tiếng Anh. Bài thi môn tiếng Anh được làm dưới hình thức trắc nghiệm trong vòng 60 phút, bắt đầu từ 14 giờ 30 phút tới 15 giờ 30 phút.
Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh học chương trình Giáo dục THPT phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp. Với thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT sẽ phải dự thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp.
Các thí sinh được chọn dự thi cả 2 bài thi tổ hợp, điểm bài thi tổ hợp nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT. Thí sinh giáo dục thường xuyên có thể chọn dự thi cả bài thi Ngoại ngữ, điểm bài thi này để xét tuyển sinh ĐH, CĐ, không dùng để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Để xét tuyển ĐH, CĐ, thí sinh đã tốt nghiệp THPT phải dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp, phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của trường ĐH, CĐ.
Bộ GD-ĐT cũng cho biết, các đơn vị hội đồng thi công bố và thông báo kết quả cho thí sinh vào ngày 07/7/2017.
Công bố kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT chậm nhất ngày 14/7/2017.
• BAN GIÁO DỤC
" alt="Đáp án môn tiếng Anh mã đề 402 THPT quốc gia năm 2017"/>