. Quá trình sáng tạo, sản xuất kinh doanh ngày càng diễn ra nhiều hơn trên KGM. Với sự xuất hiện của cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, thế giới đang ở điểm gẫy của quá trình chuyển đổi số. Đây là cơ hội. Cơ hội cho Việt Nam thực hiện hóa khát vọng Việt Nam hùng cường.</p><table class=)
Phát triển kinh tế số: Quá trình không thể đảo ngượcKinh tế số là các hoạt động kinh tế có sử dụng thông tin số, tri thức số như là yếu tố sản xuất chính; sử dụng mạng Internet, mạng thông tin làm không gian hoạt động; và sử dụng ICT, tức là viễn thông và CNTT, để tăng năng suất lao động, và để tối ưu nền kinh tế. Nếu nói đơn giản thì là nền kinh tế liên quan đến công nghệ số.
Theo nghĩa hẹp thì kinh tế số chỉ liên quan đến lĩnh vực ICT. Theo nghĩa rộng thì là những lĩnh vực gần gũi với công nghệ số, thí dụ như các nền tảng số. Theo nghĩa rộng nhất thì là tất cả các lĩnh vực mà có sử dụng công nghệ số.
Kinh tế số là một quá trình tiến hóa lâu dài. Là quá trình chuyển đổi số trên bình diện quốc gia. Ở những mức độ khác nhau, mọi lĩnh vực, mọi doanh nghiệp, mọi cá nhân đều có thể sử dụng công nghệ số để làm tốt hơn công việc của mình, thậm chí đột phá để thay đổi về chất công việc của mình.
Kinh tế số giúp tăng năng suất lao động, giúp tăng trưởng kinh tế. Kinh tế số cũng giúp tăng trưởng bền vững, tăng trưởng bao trùm, vì sử dụng tri thức nhiều hơn là tài nguyên. Chi phí tham gia kinh tế số thấp hơn nên tạo ra cơ hội cho nhiều người hơn. Công nghệ số là không biên giới nên sẽ làm giảm khoảng cách nông thôn và thành thị. Công nghệ số cũng cho chúng ta những cách tiếp cận mới, giải pháp mới để giải quyết hiệu quả những vấn đề tồn tại lâu dài của loài người, như: ô nhiễm môi trường, khoảng cách giàu nghèo gia tăng, đo lường tâm trạng xã hội, sự tham gia của người dân vào hoạch định chính sách…
Ở Việt Nam, kinh tế số xuất hiện từ khi có máy tính, đặc biệt là khi có máy tính cá nhân, vào cuối những năm 1980; bắt đầu mạnh mẽ là khi có Internet, vào cuối những năm 1990; phổ cập là khi mật độ điện thoại thông minh trên 50%, vào cuối những năm 2000; và được thúc đẩy mạnh mẽ là khi xuất hiện CMCN 4.0, vào cuối những năm 2010.
Số hóa nền kinh tế là một cuộc cách mạng về chính sách
Kinh tế số Việt Nam thời gian qua cơ bản là phát triển tự phát, nhưng phát triển khá nhanh, là do hạ tầng viễn thông – CNTT khá tốt, phủ sóng rộng, mật độ người dùng cao; là do người Việt Nam ham mê công nghệ, thích sử dụng công nghệ (tỷ lệ cao nhất khu vực); là do dân số Việt Nam trẻ, được đào tạo tốt, học toán tốt và lao động chăm chỉ; là do tính cách người Việt Nam thích ứng nhanh với sự thay đổi. Đây là lợi thế Việt Nam khi chuyển đổi số. Bây giờ là lúc cần có sự dẫn dắt của Chính phủ, cần có một chiến lược quốc gia về chuyển đổi số, kinh tế số. Trong ASEAN, Việt Nam đi chậm nhất về kinh tế số, Thái Lan đã đổi tên Bộ Viễn thông – CNTT thành Bộ Kinh tế số, xã hội số được 3 năm rồi (năm 2015). Do đó, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức giao Bộ TT&TT xây dựng Đề án Chuyển đổi số quốc gia và trình Thủ tướng ban hành trong năm 2020. Đề án này chỉ rõ mục tiêu, nhiệm vụ, ai phải làm gì, trong bao lâu và bằng cách nào, để đẩy nhanh quá trình số hóa, chuyển đổi số trên phạm vi cả nước và trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội.
 |
Kinh tế số sử dụng mạng Internet, mạng thông tin làm không gian hoạt động; sử dụng viễn thông và CNTT để tăng năng suất lao động |
Cách nhanh nhất đẩy nhanh nền kinh tế số là sử dụng công nghệ số để thay đổi cách chúng ta đang sản xuất, đang làm việc. Đơn cử, dùng camera để giảm người bảo vệ, đó chính là kinh tế số. Tự động tưới cây khi đất khô, đó cũng chính là kinh tế số. Dùng văn bản điện tử thay giấy tờ cũng là số hóa nền kinh tế. Ai sẽ làm việc này? Đó là các doanh nghiệp công nghệ số. Bởi vậy phải khởi nghiệp công nghệ số, phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Dùng công nghệ số để giải quyết vấn đề Việt Nam, bài toán Việt Nam, và từ cái nôi Việt Nam, các doanh nghiệp công nghệ này sẽ đi ra toàn cầu. Công nghệ sinh ra là để giải quyết vấn đề, ở đâu có vấn đề là ở đó có công nghệ, có giải pháp. Vấn đề đang có ở mọi nơi, có thể là ngay trong công việc hàng ngày của mỗi chúng ta, và mỗi chúng ta có thể khởi nghiệp công nghệ để giải quyết bài toán của mình. Cuộc cách mạng toàn dân khởi nghiệp công nghệ số, phổ cập công nghệ số sẽ giúp Việt Nam số hóa nền kinh tế rất nhanh.
Công nghệ số sẽ sinh ra những mô hình kinh doanh mới, thách thức mới hoặc thay thế mô hình kinh doanh cũ. Thí dụ, Uber đang thách thức taxi. Fintech thách thức ngân hàng truyền thống. Với Fintech, các tài khoản viễn thông di động thanh toán mua hàng hóa sẽ giải quyết bài toán thanh toán không dùng tiền mặt đến 100% người dân, nhưng lại thách thức ngân hàng. Vấn đề của Chính phủ là có dám chấp nhận các mô hình doanh nghiệp mới này hay không? Nếu dám chấp nhận nhưng lại là người sau cùng chấp nhận thì cũng không có giá trị nhiều.
Bởi vậy mà nhiều người nói, số hóa nền kinh tế là một cuộc cách mạng về chính sách nhiều hơn là một cuộc cách mạng về công nghệ. Đầu tiên phải là chấp nhận các mô hình kinh doanh mới, chấp nhận các công nghệ mới làm thay đổi căn bản các ngành, gọi là X-tech. Những X-tech này (Fintech, EdTech, AgriTech…) thường là sự sáng tạo mang tính phá hủy cái cũ. Nếu chúng ta chấp nhận cái mới thì công nghệ mới của thế giới sẽ về, người tài trên toàn cầu sẽ về, và nền công nghiệp mới sẽ xuất hiện. Khi ấy, cái nôi Việt Nam sẽ tạo ra các sản phẩm công nghệ số xuất khẩu được.
Nhưng phải là sự chấp nhận sớm, sớm hơn người khác. Đi sau người khác, đi cùng người khác thì sẽ không có cơ hội thay đổi thứ hạng Việt Nam. Khi chấp nhận cái mới, chúng ta có thể mất một số thứ. Nhưng chúng ta không có quá nhiều thứ để mất, đó là cơ hội của chúng ta.
5 yếu tố nền tảng hỗ trợ phát triển kinh tế số
Cách tiếp cận chính sách theo cách truyền thống thường là: Quản được thì mở, quản đến đâu thì mở đến đó, không quản được thì đóng. Cách tiếp cận mới mà nhiều nước áp dụng, gọi là cách tiếp cận Sandbox: Cái gì không biết quản như nào thì không quản, cho tự phát triển, nhưng trong một không gian nhất định, trong một thời gian nhất định, để các vấn đề được bộc lộ một cách rõ ràng, mà thường là không nhiều như lúc đầu các nhà quản lý dự đoán. Sau đó mới hình thành chính sách, hình thành qui định để quản lý. Đây là một trong những cách tiếp cận chính sách phù hợp với cuộc CMCN 4.0, phù hợp để đón nhận các mô hình kinh doanh mới, để đón nhận các sáng tạo đổi mới, các sáng tạo mang tính phá hủy cái cũ.
 |
Theo nghĩa rộng nhất thì kinh tế số là tất cả các lĩnh vực mà có sử dụng công nghệ số |
Những yếu tố mang tính nền tảng để hỗ trợ phát triển kinh tế số Việt Nam gồm: Thứ nhất, hạ tầng viễn thông – CNTT – công nghệ số hiện đại, ngang tầm thế giới. Khi ấy băng thông rộng, tốc độ cao cộng với việc mỗi người dân có một điện thoại thông minh, sau đó là công nghệ 5G xuất hiện ở Việt Nam sẽ đưa nước ta cùng nhịp với các nước phát triển;
Thứ hai, các chính sách của Chính phủ liên quan tới kinh tế số, công nghệ số, Internet phải có tính cạnh tranh toàn cầu để người Việt Nam không phải ra nước ngoài khởi nghiệp công nghệ số mà còn đưa người nước ngoài, tài năng toàn cầu về Việt Nam phát triển công nghệ;
Thứ ba, Chính phủ chi tiêu nhiều cho sản phẩm công nghệ số, đi đầu về kinh tế số thông qua xây dựng Chính phủ điện tử, nhằm tạo ra thị trường ban đầu để phát triển doanh nghiệp công nghệ, toàn dân khởi nghiệp công nghệ số; Thứ tư là đào tạo nhân lực, song song với việc đưa đào tạo tiếng Anh và CNTT vào chương trình đào tạo bắt buộc. Với lao động mới qua trình độ phổ thông thì phải thực hiện đào tạo lại, đào tạo nâng cao về kỹ năng số, năng lực số cho lực lượng lao động. Các trường cao đẳng, đại học nên có các khóa chính thức về đào tạo lại, đào tạo nâng cao; thời gian chỉ nên từ 6-12 tháng, chủ yếu là đào tạo chứng chỉ chứ không phải đào tạo bằng cấp - đây là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề thiếu nhân lực số một cách trầm trọng.
Ba bước để chuyển đổi số
Để chuyển đổi số, Việt Nam có thể chọn chiến lược 3 bước: Bước một, đẩy nhanh việc số hóa các lĩnh vực, các ngành công nghiệp, đẩy nhanh chuyển đổi số Chính phủ, chuyển đổi số doanh nghiệp, chuyển đổi số trong xã hội, nhằm tăng hiệu quả hoạt động, tăng năng suất lao động và tạo ra các cơ hội tăng trưởng mới. Bước hai, sử dụng số hóa như một lợi thế cạnh tranh trong nước và toàn cầu. Bước ba, tiến tới nền kinh tế số toàn diện, mọi lĩnh vực được số hóa, hình thành các ngành công nghiệp số thế hệ mới, các ngành công nghiệp mới này sẽ là động lực tăng trưởng cho nền kinh tế.
Và cuối cùng, khi cuộc cách mạng số, CMCN 4.0 xảy ra thì tương lai không nằm trên đường kéo dài của quá khứ. Các nước như Việt Nam chúng ta có cơ hội bứt phá. Nhưng phải là một tư duy mới, không truyền thống, không tuần tự. Cả quản lý nhà nước, cả doanh nghiệp, đều cần một sự đột phá trong tư duy, trong chính sách, trong cách tiếp cận.
Theo nghĩa hẹp thì kinh tế số chỉ liên quan đến lĩnh vực ICT. Theo nghĩa rộng thì là những lĩnh vực gần gũi với công nghệ số, thí dụ như các nền tảng số. Theo nghĩa rộng nhất thì là tất cả các lĩnh vực mà có sử dụng công nghệ số." alt="Phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng về kinh tế số"/>
Phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng về kinh tế số
Tôi là con nhà khá giả ở khu phố cổ của Hà Nội. Từ nhỏ lớn lên trong sự bao bọc của bố mẹ nên tôi luôn nhìn cuộc sống với màu hồng.Mặc dù nhiều người theo đuổi từ thời đi học nhưng tôi chỉ chú tâm học hành. Với tấm bằng đại học loại ưu, tôi được một cơ quan nhà nước nhận vào làm.
Năm ngoái, cơ quan tôi tổ chức du lịch Cửa Lò, tổ chức gala ngoài bãi biển. Tại đây, tôi vô tình gặp Phong.
Phong giới thiệu mình là giám đốc công ty xuất nhập khẩu mây tre đan ở TP.HCM. Anh nhìn khá phong độ, ăn mặc sang trọng. Hành vi và ứng xử đều toát lên sự giàu có, trình độ.
Sau lần gặp đó, cả hai hay nhắn tin tâm sự. Thế rồi, tôi nhanh chóng bị anh chinh phục. Ngày sinh nhật, anh bay từ trong kia ra, bí mật tổ chức lễ kỷ niệm cho tôi đầy lãng mạn và ngỏ lời yêu.
Tôi ngập tràn hạnh phúc, những tưởng mình đã tìm được chàng hoàng tử bạch mã. Khi tôi đưa anh về ra mắt, bố mẹ cũng ủng hộ.
Thời gian yêu nhau, hai đứa chủ yếu yêu xa. Mỗi tháng anh ra Hà Nội 2 lần. Hàng ngày, anh gọi điện cho tôi liên tục nhưng sau 8 giờ tối là tắt máy. Hôm nào tôi gọi không được, buông lời giận dỗi, anh đợi 12 giờ đêm mới gọi lại.
Hẹn hò nửa năm, anh vẫn chưa đưa tôi về thăm nhà. Ở tuổi 28, tôi muốn một mối quan hệ nghiêm túc, tìm hiểu để đi đến kết hôn.
Tuy nhiên, anh chỉ ra thăm tôi mà không đả động việc dẫn tôi gặp gia đình. Lần nào tôi gợi ý anh đều đánh trống lảng hoặc hứa hẹn đủ kiểu.
Tôi quyết định thẳng thắn nói chuyện, nếu anh xác định yêu chơi bời, tôi sẽ chấm dứt mối quan hệ.
Lúc này Phong mới kể, bố mất từ lúc anh còn nhỏ, một mình mẹ tảo tần nuôi dạy anh nên người. Cơ ngơi bà gây dựng được hiện nay là cả sự cố gắng.
Chính vì quá khứ cơ cực và sóng gió nên bà khá khó tính. Anh gần 40 tuổi chưa kết hôn. Cô gái nào đến gặp bà lần đầu cũng vội vàng nói chia tay. Anh sợ tôi cũng vậy nên chưa dám công khai.
Những lời anh nói quá thuyết phục nên tôi tin tưởng. Chuyện tình của chúng tôi kéo dài một năm thì tôi dính bầu. Khi tôi thông báo, anh mừng rỡ, mua đồ bổ gửi ra.
Ba ngày sau, anh và một người phụ nữ sang trọng ra Hà Nội. Tôi khá bất ngờ vì tình huống đột ngột.
Tuy nhiên, mẹ anh rất nhiệt tình, xin phép bố mẹ cho chúng tôi chính thức tìm hiểu nhau.
Sau cuộc gặp mặt, đám cưới được xúc tiến. Anh tự bỏ tiền ra lo toàn bộ chi phí.
Anh còn sắp xếp cho gia đình tôi vào thăm nhà trong TP.HCM. Mẹ con anh ở trong căn hộ chung cư cao cấp, thiết kế rất đẹp.
Mọi thứ diễn ra nhanh chóng, đám hỏi của tôi thuộc diện hoành tráng ở khu phố. Nhà trai bay từ TP.HCM ra trước một ngày, chuẩn bị chu đáo.
Nhà trai đặt lễ phong bì 100 triệu đồng. Đây là điều không có trong sự bàn bạc giữa hai nhà mà anh hoàn toàn tự sắp đặt.
Phong thủ thỉ, tôi xứng đáng được hưởng những điều tốt đẹp nhất. Tôi chìm đắm trong hạnh phúc và nghĩ về tương lai phía trước.
Ngày cưới, tôi được bố dẫn vào hôn trường, trao tận tay Phong với bao lời nhắn nhủ.
Thế nhưng tiệc gần tàn, một người phụ nữ khá sắc sảo, khoảng 40 tuổi bước vào. Chị đưa tay tôi chiếc phong bì mừng cưới, nói mình là bạn của Phong.
Phong tái mặt khi thấy chị. Anh giục tôi ra chỗ mẹ lấy giúp anh mấy thứ nhưng chị giữ lại.
Người phụ nữ nhắc tôi mở phong bì xem, bên trong là bản photo giấy đăng ký kết hôn của chị. Chồng chị không ai khác chính là Phong. Họ kết hôn hơn 10 năm.
Lúc này, chị mới tiết lộ, vợ chồng chị lấy nhau nhiều năm nhưng hiếm muộn, chưa có con.
Gia đình chị quyền thế, đã giúp Phong gây dựng cơ nghiệp. Mối quan hệ của chị và mẹ chồng khá tốt. Vì vậy, chị đề nghị ly hôn, cho anh lấy vợ mới để sinh con, anh kiên quyết từ chối. Anh luôn miệng nói cả đời chỉ yêu và chung thủy với chị.
Đến khi chị phát hiện dấu hiệu lạ ở chồng, chị cất công tìm hiểu và giật mình nhận ra, lâu nay mình bị chồng cắm sừng.
Suốt mấy tháng, chị âm thầm chịu đựng, theo dõi mọi động thái của anh, nhằm tìm ra địa chỉ của tôi ngoài Hà Nội.
Chị định ra gặp tôi làm rõ trắng đen thì phát hiện thêm, anh thuê người ta tổ chức đám cưới giả, thuê cả người đóng giả mẹ và họ hàng nhằm lừa dối tôi.
Vợ Phong để anh diễn nốt màn kịch với tôi, đợi đúng hôm cưới mới lật mặt. Sự thật không phải lúc nào cũng ngọt ngào. Bí mật của Phong khiến tôi khóc ngất.
Lâu nay anh chỉ mục đích chơi bời với tôi, không có ý định ly hôn vợ. Anh dựng lên màn kịch vì muốn tôi sinh đứa bé ra. Lúc đó, mọi chuyện vỡ lở, tôi cũng không làm gì thay đổi được.
Mọi thứ sau đó chấm dứt, Phong quay về với vợ nhưng vẫn gọi điện xin lỗi. Anh sợ tôi phá thai nên lần nào cũng thuyết phục tôi giữ đứa bé.
Vợ anh còn chủ động nhắn tin, nếu tôi không nuôi, chị sẽ đón đứa bé về, hợp thức hóa là con của mình.
Giờ tôi phải cư xử thế nào với họ đây? Xin hãy cho tôi lời khuyên!

Hai ông thông gia cãi nhau vì chiếc phong bì nhét vội trong lễ ăn hỏi
Bố em vốn nóng tính, bố chồng tương lai của em cũng chẳng vừa nên lễ ăn hỏi của chúng em đã bị phá hủy một cách không thương tiếc.
" alt="Đại gia thuê người làm đám cưới giả, cô dâu khóc ngất trong hôn lễ"/>
Đại gia thuê người làm đám cưới giả, cô dâu khóc ngất trong hôn lễ