当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Juarez vs Tigres UANL, 10h ngày 26/2 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. (Ảnh: Duy Linh)
Cũng tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét nội dung thuộc thẩm quyền.
Dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) được Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang trình Quốc hội khóa XV tại Kỳ họp thứ 7, hồi tháng 6.
Dự thảo luật gồm 9 chương, 65 điều, với những nội dung cơ bản như luật hóa và bổ sung quy định về hoạt động cứu nạn, cứu hộ để cụ thể hoá và thi hành quy định của Hiến pháp năm 2013 về bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Đồng thời, dự thảo luật quy định bao quát hơn các nội dung liên quan đến quản lý về phòng cháy, chữa cháy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Dự thảo luật bên cạnh việc kế thừa đã bổ sung các quy định mới để khắc phục những vướng mắc, bất cập hiện nay và đáp ứng yêu cầu thực tiễn về hoạt động phòng cháy; quy định cụ thể hơn trách nhiệm, yêu cầu trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và nâng cao hơn nữa yêu cầu, trách nhiệm trong việc quản lý, cung ứng, sử dụng điện và thiết bị điện liên quan đến cháy, nổ.
Dự thảo luật bỏ các nội dung hiện đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hoặc trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan để bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Liên quan đến các quy định cứu nạn, cứu hộ, dự thảo luật quy định về phạm vi hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC&CNCH; tổ chức cứu nạn, cứu hộ; quyền, trách nhiệm của người chỉ huy cứu nạn, cứu hộ.
Cùng đó là huy động lực lượng, phương tiện, tài sản tham gia cứu nạn, cứu hộ; xây dựng, thực tập phương án cứu nạn, cứu hộ; trách nhiệm cứu nạn, cứu hộ; ưu tiên và bảo đảm quyền ưu tiên cho lực lượng, phương tiện tham gia cứu nạn, cứu hộ.
Về xây dựng, bố trí lực lượng, nhiệm vụ của lực lượng PCCC&CNCH, dự thảo luật trên cơ sở kế thừa quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy hiện hành còn phát huy giá trị để tiếp tục quy định đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đồng thời, dự thảo luật đã chỉnh lý, bổ sung các quy định liên quan đến xây dựng, bố trí lực lượng, nhiệm vụ của lực lượng PCCC&CNCH cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, bảo đảm tính khả thi, đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Về bảo đảm điều kiện cho hoạt động PCCC&CNCH quy định về: huấn luyện, bồi dưỡng, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ, chế độ, chính sách đối với các lực lượng tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; trang phục, phù hiệu, cấp hiệu của lực lượng Cảnh sát PCCC&CNCH; nguồn tài chính, ngân sách đầu tư cho hoạt động PCCC&CNCH; kinh doanh dịch vụ phòng cháy, chữa cháy và bảo đảm các điều kiện cho hoạt động PCCC&CNCH.
Anh Văn" alt="Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ"/>Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Đây là chia sẻ của ông Rohit Verma, Hiệu trưởng, phụ trách đối ngoại, trường Quản trị kinh doanh SC Johnson, ĐH Cormell cho biết.
Ông Rohit Verma, Hiệu trưởng, phụ trách đối ngoại, trường Quản trị kinh doanh SC Johnson, ĐH Cormell |
“Chúng tôi đào tạo doanh nhân tiên phong”
- Ông đánh giá thế nào về tiềm năng của lĩnh vực giáo dục đại học tại Việt Nam nói chung và triển vọng của Đại học VinUni nói riêng?
Cấu trúc dân số trẻ; quy mô dân số trên 90 triệu người; một nền kinh tế đang phát triển… đó là những yếu tố khẳng định Việt Nam có rất nhiều lợi thế để phát triển giáo dục đại học.
Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam cần một trường đại học hàng đầu về công nghệ, kỹ thuật để cung cấp nguồn nhân lực công nghệ cao và thế hệ lãnh đạo mới, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững hơn.
Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của VinUni sẽ giúp mang lại kiến thức khoa học quản trị hiện đại, góp phần cải thiện năng suất lao động cho nền kinh tế Việt Nam nói riêng và cho khu vực.
- Đó là lý do khiến Đại học Cornell nhận lời hợp tác cùng VinUni, thưa ông?
Đó là những điều kiện để chúng tôi cân nhắc khi quyết định hợp tác cùng VinUni. Sứ mệnh của Cornell là đóng góp cho nền giáo dục quốc tế và chúng tôi rất vinh dự được chung tay xây dựng một trường đại học đẳng cấp thế giới tại Việt Nam.
Sự hợp tác với VinUni mang đến cho chúng tôi cơ hội giới thiệu với các bạn những chương trình giáo dục đại học tiên tiến, đổi mới và mang đẳng cấp thế giới, để cùng nhau kiến tạo dựa trên nhu cầu, cơ hội và văn hóa Việt Nam.
- Ông có thể cho biết “đầu ra” của sự hợp tác này sẽ hướng đến những tiêu chí chất lượng như thế nào?
Chúng tôi mong muốn sự hợp tác này sẽ giúp cho từng sinh viên Việt Nam trở nên năng động và cạnh tranh hơn. Mục tiêu của chúng tôi hướng tới là các sinh viên VinUni sẽ trở thành những doanh nhân tiên phong trong nhiều lĩnh vực từ sản xuất đến dịch vụ.
VinUni sẽ thu hút giảng viên quốc tế
- Thực tế là các trường đại học tại Việt Nam đang rất thiếu giảng viên, nghiên cứu viên chất lượng cao… Vậy theo ông, VinUni sẽ khắc phục tình trạng này như thế nào để có thể vươn tới đẳng cấp quốc tế?
Không chỉ Việt Nam, các trường đại học hàng đầu khu vực và thế giới đếu có sự cạnh tranh rất lớn để tuyển dụng được giảng viên và nhà nghiên cứu uy tín. Và để xây dựng một trường đại học đẳng cấp tại Việt Nam thì việc sử dụng 100% giảng viên tại chỗ là điều không khả thi.
Với VinUni, hợp tác chiến lược với các đối tác quốc tế như Cornell và Penn là một lợi thế trong việc xây dựng đội ngũ giảng viên, học giả đẳng cấp quốc tế, tạo một môi trường thu hút và hỗ trợ nhân tài ngay từ đầu.
Trước mắt, các giảng viên chính và các cán bộ lãnh đạo chủ chốt của VinUni sẽ do Cornell tham gia tuyển dụng và sẽ được đào tạo tại Trung tâm giảng dạy xuất sắc của Cornell hoặc các chương trình kèm cặp (coaching và mentor). Trong tương lai, VinUni sẽ là nơi lý tưởng hấp dẫn được nhiều giảng viên xuất sắc.
- Ngoài việc tham gia xây dựng đội ngũ giảng viên, Cornell sẽ mang gì đến VinUni?
Cornell sẽ giúp VinUni xây dựng các chương trình đào tạo và nghiên cứu trong các lĩnh vực Kinh doanh, Quản trị, Công nghệ đáp ứng được các kiểm định quốc tế AACSB và ABET.
Phương pháp giảng dậy gồm có TBL (học theo nhóm); PBL (học theo dự án; hoặc học cách giải quyết vấn đề) và ứng dụng các công nghệ giảng dạy đại học hiện đại bao gồm công nghệ thực tại ảo và mô phỏng.
Cơ sở hàng đầu khu vực trong 10 năm tới
- Theo dự báo của ông mất bao nhiêu thời gian để Việt Nam có một trường đại học có thứ hạng cao trên thế giới?
Trong trường hợp của VinUni, thành công của trường có thể sớm nhận thấy ngay từ lứa sinh viên tốt nghiệp đầu tiên.
Sau 5 năm, chất lượng sinh viên tốt nghiệp và chất lượng nghiên cứu của VinUni sẽ là động lực thu hút sinh viên và giảng viên giỏi nhất, tạo ra một vòng xoáy liên tục giúp nâng tầm VinUni trở thành cơ sở đào tạo dẫn đầu khu vực trong vòng một thập kỷ.
- Mốc 5 năm đầu đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của cả VinUni và Cornell, thưa ông?
Để giúp VinUni trở thành một trong những đại học tốt nhất thế giới đòi hỏi tầm nhìn chiến lược, từ đó hoàn thiện các mảng công việc cụ thể như tuyển dụng nhân sự, xây dựng chương trình đào tạo, tuyển sinh viên, quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp... với sự nỗ lực rất cao.
Bước đầu, chúng tôi đang có thuận lợi cơ bản là sự cởi mở của cả hai bên khi xây dựng các kế hoạch với tốc độ ngày càng khẩn trương nhằm sớm hiện thực hóa tầm nhìn “trường đại học tốt nhất” tại VinUni.
- Xin cảm ơn ông!
ĐH Cornell (thành lập năm 1865), là trường Đại học tư thục thuộc nhóm 8 Đại học Ivy Leaguage danh tiếng Hoa Kỳ, đào tạo về kinh doanh, công nghệ, khách sạn, nông nghiệp, khoa học cuộc sống, khoa học máy tính, luật, y… Theo bảng xếp hạng QS 2018, Cornell hiện xếp hạng 14 thế giới về tổng thể. Trong đó, các chương trình đào tạo Quản trị khách sạn; Quản trị kinh doanh; Kỹ thuật của Cornell luôn đứng top đầu tại Mỹ. Tính đến hết năm 2016 đã có 45 giáo sư và sinh viên từng học tại Cornell nhận giải Nobel. Cornell đặt mục tiêu trở thành trường đại học nghiên cứu toàn diện, kiểu mẫu của thế kỷ 21. |
Minh Tuấn
" alt="‘Cornell sẽ cùng VinUni xây dựng đại học đẳng cấp thế giới’"/>Nhận định, soi kèo Nacional vs Arouca, 22h30 ngày 1/2: Vượt mặt khách
Hàm nghĩa mang tính triết học siêu hình của tập thơ In illo temporechính là mỗi khoảnh khắc trong cuộc đời đều có thể là “in illo tempore” với tất cả sự màu nhiệm huyền bí của nó. Trước khi trở thành “những ngày ấy”, chúng ta đang “trong những ngày này”. Đó có thể là sự hồi tưởng quá khứ, nhưng cũng chính là những suy ngẫm, cảm tưởng ngay lúc này. Và cái khoảnh khắc ngay lúc này sẽ luôn là “hiện tại vĩnh cửu” vượt ra ngoài sự câu thúc và giới hạn của thời gian.
In illo temporecủa Nguyễn Thụy Đan là một tập thơ mang thẩm mỹ và thi pháp thơ đương đại, truyền đạt những ưu tư, suy tưởng đương đại bằng một ngôn ngữ thơ bác học và dụng điển. Tập thơ cũng mang nhiều yếu tố trung đại, đan cài nhiều điển cố, phảng phất khí vị cổ phong và khuynh hướng cổ điển với lối gieo vần tự do, bằng trắc không quá chặt.
Viết là một hành trình lao động khổ sai và tự lưu đày. Viết song hành cùng cô đơn. Viết thơ lại càng “loay hoay chữ nghĩa neo đơn” (Vãn-ca của những vì sao). Nỗi cô đơn trong In illo temporehiển hiện rõ nét trong từng câu từ, từng dòng, từng trang thơ, kể cả những trang trống. Điều nhận thấy rõ nhất trong tập thơ là cảm thức về thời gian, trong đó hàm chứa nỗi buồn cố hữu về đổi thay biến dịch, sự hoang mang giữa những va đập giữa quá khứ và hiện tại. Cảm thức thời gian thể hiện qua những từ ngữ như: “xa xăm”, “thẳm thẳm”, “bụi mù ký vãng”, “ngày tháng nhuốm chiều”, “chuỗi hạt đời hữu hạn”, “tịch mịch dấu chân”...
giữa nồng ẩm đêm hè houston.
đôi khi. tôi tự nhủ. cố hương ở đâu.
nếu không phải là nẻo bụi mù ký-vãng.
(Tam-liên-họa houston)
In illo temporelà một thế giới của những ấn tượng và suy tưởng, của suy tư nội tâm, niềm tin và trực giác cùng những hoang mang, đổ vỡ và hoài nghi. Vẻ đẹp trong thơ của Nguyễn Thụy Đan là vẻ đẹp về sự nhiệm màu của tình yêu, sự sống, đức tin…, bao hàm trong đó cả sự cô đơn và nỗi ám ảnh siêu hình về sự sống và cái chết, đời người và hư vô:
níu bút. bằng níu sự sống.
níu bút. bằng níu tàn-dư lý trí.
(đối mặt dáng vẻ vô-biên
có rùng mình trước cuộc trần truồng không đàng viễn-ly?)
níu bút. bằng níu nhau. ôi. những khối thịt
cô-đơn trong ý-thức.
ăn mày hơi người. tuyệt mù thuở đêm đông.
(Tự-khúc vào đông)
Nỗi cô đơn trong thơ Nguyễn Thụy Đan là nỗi cô đơn của một người “ý thức sâu sắc về sự già nua của chính mình ở giữa thời đại”, “chỉ biết lang thang miền chữ nghĩa”, “tồn tại theo đêm” và “tuyệt dạng trưa ngày”.
Càng không phải là nỗi cô đơn được thi vị hóa theo mô thức “tả cảnh ngụ tình” một cách khuôn sáo kiểu như “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, mà là nỗi cô đơn cùng cực, cô đơn đến mức “thịt da nên một cùng bóng cô liêu”, cô đơn đến mức “quạnh quẽ dở chân tay”.
Nói như vậy không có nghĩa là thơ của Nguyễn Thụy Đan không dùng thi cảnh để biểu lộ tâm cảnh, bởi đây là một trong những bút pháp nghệ thuật tiêu biểu của thơ ca trung đại - một điển phạm văn chương mà tác giả am hiểu sâu sắc và chịu nhiều ảnh hưởng. Ở chừng mực nào đó, mối quan hệ cảnh - tình trong thơ Nguyễn Thụy Đan là một mối quan hệ tương hợp được tạo dựng theo cấu trúc song tuyến, ở đó cảnh và tình nương vào nhau, đôi khi trở nên một, không thể phân định.
Tâm cảnh trong thơ của Nguyễn Thụy Đan có thể dung chứa cả vũ trụ, còn thi cảnh được phóng chiếu qua tâm tưởng của tác giả và mang những ý nghĩa hàm ẩn, phóng dụ. Tập thơ dung chứa cả vực sâu và chân trời, cả bóng tối và ánh sáng… Trong khi tự soi mình trong cái toàn thể, cái hư vô để thấy mình nhỏ bé trong đời sống hữu hạn, nhưng ở chiều kích khác, tác giả lại thấy “tôi một bữa già cùng vũ trụ”. Cái khả năng ôm trọn vũ trụ trong tâm tưởng, thấy vũ trụ trong những điều nhỏ bé, thấy đời người “thẳm thẳm xưa” chỉ có thể có ở những người thấu đạt kinh sách, văn chương và triết học.
Không thời gian trong In illo tempoređược miêu tả bằng những nét phác họa tưởng như rời rạc, đứt nối, nhưng kỳ thực lại là chuỗi liên kết bất tận. Sự liên kết này được định hình bởi cảm thức thời gian, ý niệm hư vô và ý thức về thân phận con người cùng nỗi cô đơn cố hữu:
năm giờ sáng.
bừng tỉnh. cõi đơn màu
mộng dõi đường hôm hồi vãng-nhật
chuông rền mây sớm nẻo tàn-thu
xóm kế. tiếng kinh cầu
đừng dậy vội
chúa đã gọi người đâu
sự sống là đây. từng khoảnh-khắc
im nằm nghe tịch-mịch ngày sau.
đời bất-tận xa nhau.
(Ad matutinas)
Thủ pháp nghệ thuật thường thấy trong thơ của Nguyễn Thụy Đan là cấu trúc đồng hiện “trong - ngoài”, nghĩa là sự gắn kết giữa thi cảnh và tâm cảnh, giữa thực tại ngổn ngang hình hài và những khoảng lặng, khoảng trống tâm tưởng. Cấu trúc này góp phần tạo nên kết cấu phức điệu của tập thơ, trong đó quá khứ luôn là điểm quy chiếu với hiện tại, khiến tác giả vừa muốn làm hòa với quá khứ, lại vừa muốn thỏa hiệp với thực tại. Vì không muốn thỏa hiệp, không thể thỏa hiệp nên “chỉ có im lặng là không thoả hiệp”.
Trích đoạn tranh của Michael Parkes. |
Tập thơ được trình bày với nhiều trang trống, giống như những khoảng thở, khoảng trống. Khoảng trống của nỗi tuyệt vọng? Của sự im lặng không thỏa hiệp? Hay đơn giản chỉ là khoảng dừng để suy niệm trong những đêm “ngồi nhẵn”?
Phong cách làm thơ theo lối bác học, dụng điển của Nguyễn Thụy Đan khiến người đọc cũng phải có chút dụng công tìm hiểu và sự hiểu biết tối thiểu để có thể hình dung được bối cảnh ngữ nghĩa của các thành ngữ, điển cố, trích dẫn. Bên cạnh những điển cố, điển tích, tập thơ cũng trích dẫn nhiều tác giả, tác phẩm đương đại, tạo nên sự giao thoa, chồng lấn của những không gian cách biệt và khác biệt: Đông - Tây, kim - cổ, dương thế - địa phủ, tâm tưởng - thực tại, quá khứ - hiện tại…, mở rộng chiều kích lịch sử - văn hoá và chiều sâu tư tưởng của tác phẩm.
Sự dịch chuyển không thời gian trong thơ Nguyễn Thụy Đan là sự dịch chuyển của một người ngược xuôi giữa hai không gian sống, luôn phải “vượt biên thời gian” để tìm “một chốn quay về”. Chính sự dịch chuyển không thời gian bất tận này đã tạo nên những hồi quang và vang bóng lịch sử, những cấu trúc nghịch lý trong thơ của Nguyễn Thụy Đan:
trong những ngày ấy. người nói về lê-văn-trung.
đỗ-phủ. swinburne. nguyễn-xuân-thiệp.
những lời phế-phủ. tiêu-vong theo dòng
nốt cuối của bi-khúc granados. nửa đêm tương-phùng.
nơi đó. mưa bụi vẫn thấm ướt thời-gian
như trong thơ phùng-chánh-trung
song. tôi đã thôi viết. về nơi đó
về mưa bụi. về thời gian.
(Tam-liên-họa Houston)
Đỗ Phủ, Swinburne, Nguyễn Xuân Thiệp, Lê Văn Trung đứng bên nhau. Thẩm Tà Dương, Lý Thương Ẩn đứng cùng Eugene Rose; Du Tử Lê bên cạnh Mục Đán, Lý Hạ… Giai điệu Stardust len lỏi vào không gian thu quyến rũ của Đoàn Chuẩn; “đâu đó quanh đây”, Tô Thùy Yên có thể thấy “mưa nhỏ thấm ướt ngày giờ trôi qua” của Phùng Chánh Trung… Sự đan cài, sắp đặt ca từ của những bản nhạc đương đại giữa các câu thơ cổ điển tạo nên một cấu trúc thơ-nhạc mang tính liên văn bản thú vị, dẫn dụ người đọc “vượt biên thời gian” tìm một lớp ngữ nghĩa khác.
Một vài bài thơ trong In illo temporedùng thể ngâm, lối ai vãn song thất lục bát với dụng ý thể hiện giọng điệu tự sự. Thi pháp tự sự của tập thơ tạo nên những “cuộc đối ca chờ sáng”, “dạ thoại”, “vãn ca của những vì sao”, rồi từ đó kéo người đọc vào cuộc đối thoại với thơ. Đối thoại cùng thơ của Nguyễn Thuỵ Đan, nhận ra rằng có những điều chỉ có thể diễn đạt bằng thơ, có những thứ chỉ có thể gắn kết qua thơ.
In illo temporelà một cuộc đối thoại. Đối thoại với chính mình, đối thoại với những bóng ma, đối thoại với quá khứ… Trong cuộc đối thoại đó, cái chết, chính xác hơn là ý niệm về cái chết, ý nghĩ về cái chết hiển hiện rõ nét, thường trực:
song những bóng ma thường-trực
dường tỏ với tôi. một sự
nghịch đạo lớn. rằng. khỏi ghềnh u tối
chúng ta chẳng còn nơi hằng đỗ.
(ai giang-nam)
Thơ - như một phương thức nghệ thuật để biểu đạt cá nhân, giúp người ta vươn tới một thực tại cao đẹp và trọn vẹn hơn. Chính vì vậy, những điều vụn vặt của đời sống thường nhật qua ngôn ngữ thơ tiết chế và nhiều tính ẩn dụ trở nên khoáng đạt, sâu lắng, u trầm. Thi pháp và mỹ học trong thơ Nguyễn Thụy Đan đặt trên nền tảng của đức tin và ý chí vươn tới những giới hạn nằm ngoài phạm vi của thời đại và cá nhân. Điều này tạo ra điệu thức trữ tình trong thơ, dù cái chất trữ tình đó đôi khi bị khuất lấp bởi âm hưởng bi ca và nỗi tuyệt vọng.
In illo temporetruyền đạt những ưu tư và suy tưởng đương đại bằng một ngữ khí bi kịch và phong điệu thơ mộng.
Thơ của Nguyễn Thuỵ Đan là sự phân mảnh - phân mảnh của ký ức, thực tại, tâm thức. Sự phân mảnh hối thúc vươn tới cái chỉnh thể. Đồng thời lại có sự hòa trộn, đan xen. Hoà trộn sự sống và sự chết, niềm hy vọng và nỗi tuyệt vọng, sự hiện hữu và mất mát, sinh sôi và thiêu hủy...
Dylan Thomas nói rằng, một bài thơ hay giúp thay đổi hình dạng và ý nghĩa của vũ trụ, giúp mở rộng kiến thức của người đọc về bản thân và thế giới xung quanh. In illo temporevới cá nhân tôi, giúp mở rộng kiến thức về những vấn đề liên quan đến siêu hình học, thần học và nhận thức luận.
Trước những biến cố của đời người, văn chương có khả năng làm thành lũy che chắn, giúp chúng ta trú ẩn trong khi tìm lại sức mạnh nội tâm. Trong những ngày này, tập thơ In illo temporecủa Nguyễn Thụy Đan đã mang đến cho tôi một chốn nương náu tinh thần khi phải đối diện với cái chết và nỗi mất mát lớn trong đời mình.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt="Vẻ đẹp nguyên thủy của thi ca"/>