Video: Làm sữa gạo
Canh chua dông vừa nhắm mắt, vừa ăn của dân nhậu
Thịt dông giàu chất dinh dưỡng, đem nấu canh chua với lá me non sẽ giải nhiệt ngày nắng nóng và là món ăn khoái khẩu của dân nhậu.
Video: Làm sữa gạo
Thịt dông giàu chất dinh dưỡng, đem nấu canh chua với lá me non sẽ giải nhiệt ngày nắng nóng và là món ăn khoái khẩu của dân nhậu.
Chiều ngày 4/11/2016, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đã trao giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng và giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất tiêu chuẩn LTE-Advanced (4G) cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel.
Như vậy, sau VNPT và MobiFone, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel là doanh nghiệp thứ 3 tại Việt Nam đã chính thức được Bộ TT&TT trao giấy phép.
Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Viettel cho hay, theo kế hoạch, Viettel sẽ cung cấp 4G chính thức trên toàn quốc vào quý I/2017 trên băng tần 1800 MHz.
Viettel sẽ phủ sóng toàn quốc, vùng phủ sóng 4G của Viettel sẽ rộng như 2G với số lượng trạm thu phát sóng được là 35.000 trạm. Về giá cước, Viettel dự kiến sẽ cung cấp với mức rẻ hơn so với 3G hiện nay.
“Viettel sẽ triển khai 4G như đã từng làm với mạng 2G, mục tiêu làm bùng nổ dịch vụ băng rộng di động tới hầu hết người dùng di động, góp phần đưa Việt Nam lên thứ hạng cao trên bản đồ viễn thông thế giới. Chúng tôi hy vọng sẽ đưa Việt Nam vào danh sách 30 quốc gia triển khai 4G mạnh nhất trên thế giới trong vài năm tới”, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay.
Phát biểu chỉ đạo tại lễ trao giấy phép, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đánh giá cao Viettel với việc là nhân tố chính trong việc tạo sự bùng nổ dịch vụ viễn thông di động ở Việt Nam trong thời gian qua. Việc được cấp phép triển khai 4G là một bước ngoặt quan trọng đối với thị trường viễn thông Việt Nam nói chung và với Viettel nói riêng, Việt Nam sẽ chính thức được ghi vào bản đồ các nước triển khai 4G thế giới.
"Với kinh nghiệm triển khai 4G của Viettel tại các thị trường đang đầu tư, tôi đề nghị Viettel với vai trò doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh sẽ tiếp tục là doanh nghiệp tạo ra cuộc bùng nổ trong ngành viễn thông Việt Nam lần thứ 2 thông qua dịch vụ di động 4G khi triển khai cung cấp dịch vụ 4G cho người dân trên phạm vi toàn quốc sớm nhất, tốc độ tải dữ liệu tối thiểu cao nhất, chất lượng dịch vụ tốt nhất và nhiều dịch vụ ứng dụng, dịch vụ giải pháp cho các đối tượng khách hàng nhất", Bộ trưởng nhấn mạnh.
">Chủng Delta của virus SARS-CoV-2 được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ vào tháng 12/2020. WHO đã đổi tên biến thể này thành Delta để đơn giản hóa tên khoa học B.1.617.2 ban đầu. Tới nay, chủng virus này đã xuất hiện tại gần 140 quốc gia trên thế giới.
Bộ Y tế cho biết, tại Việt Nam lưu hành 7 biến thể của virus SARS-CoV-2. Riêng đợt dịch thứ tư, nước ta ghi nhận 2 chủng là Delta và Alpha (B.1.1.7, lần đầu tiên phát hiện tại Anh).
Trong đó, biến thể Delta có khả năng lây lan mạnh, được WHO xếp vào nhóm "biến thể gây quan ngại", khả năng lây truyền cao hơn 50% so với biến thể Alpha (khả năng lây nhiễm của chủng Alpha cao hơn 60-70% so với chủng ban đầu).
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đưa ra nhận định hôm 16/7, đợt dịch thứ tư tại Việt Nam sẽ kéo dài, gây tác động trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống, phát triển kinh tế, xã hội.
Bộ trưởng phân tích, biến thể Delta gây bùng phát đợt dịch này lây lan nhanh, tốc độ tấn công tăng gấp 2-3 lần so với các đợt dịch trước. Virus biến thể có tốc độ bám dính với tế bào vật chủ, khả năng nhân lên nhanh với số lượng lớn trong tế bào, từ đó dẫn đến việc phá hủy tế bào, phát tán mầm bệnh ra môi trường xung quanh trong thời gian ngắn.
"Chu kỳ lây nhiễm hiện nay chỉ còn 2 ngày chứ không phải 5 ngày như trước đây tính toán", Bộ trưởng nói.
Ngày 30/7, tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương về tình hình phòng, chống dịch Covid-19, Bộ trưởng tiếp tục nhấn mạnh: “Biến chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh, mạnh, gây ra áp lực quá tải cho hệ thống y tế. Việc chuẩn bị hệ thống y tế cho điều trị do đó trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Các nước đều cảnh báo không thể chủ quan với chủng Delta đang phá vỡ và đảo lộn tất cả thành tựu chống dịch”.
Không chỉ dễ lây lan, các chuyên gia y tế nhận định, biến thể Delta còn làm tăng nguy cơ nhập viện, khiến diễn biến nặng nhanh hơn.
ThS.BS Phạm Văn Phúc, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thông tin, các bằng chứng thống kê lâm sàng chỉ ra biến thể mới Delta khiến các bệnh nhân có triệu chứng khởi phát sớm hơn và thời gian diễn biến nặng cũng nhanh hơn các biến thể khác.
"Chính vì lý do này mà trong phác đồ điều trị Covid-19 mới của Bộ Y tế, đã rút ngắn thời gian từ khi có triệu chứng đến diễn biến nặng còn 5-8 ngày, so với 7-8 ngày như trước đây. Việc này giúp các bác sĩ chú ý sớm hơn với những bệnh nhân mắc Covid-19, phân loại mức độ nặng đúng và sớm cho bệnh nhân. Từ đó, tránh việc phát hiện các triệu chứng nặng muộn gây khó khăn cho công tác điều trị”, bác sĩ Phúc phân tích.
Để ứng phó với biến thể Delta, WHO khuyến cáo người dân tiếp tục thực hiện các biện pháp 5K, đeo khẩu trang và vệ sinh tay thường xuyên, ở nơi thông thoáng khí, vệ sinh đường hô hấp, che miệng khi ho, tránh những nơi đông người và khai báo y tế đầy đủ.
Bên cạnh đó, hãy tiêm bất cứ vắc xin nào có sẵn khi đến lượt bạn để bảo vệ sức khỏe bản thân, giảm nguy cơ chủng virus Delta lây lan trong cộng đồng và gây ra các biến thể mới.
>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất
Nguyễn Liên
Biến thể Delta ngày càng phổ biến bởi tải lượng virus cao ở người mắc, thời gian bộc lộ triệu chứng chậm hơn.
">Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh TP.HCM (HCDC) cho biết, tính đến 6h ngày 29/8, TP có 205.466 ca mắc Covid-19 được Bộ Y tế công bố, trong đó có 205.023 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 443 người nhập cảnh.
Hiện TP điều trị cho 39.611 bệnh nhân, trong đó có 2.175 trẻ em dưới 16 tuổi, 2.758 ca nặng đang thở máy và 18 người can thiệp ECMO.
Trong ngày 28/8 có 2.643 bệnh nhân Covid-19 xuất viện, nâng tổng số xuất viện cộng dồn từ 1/1/2021 đến nay là 102.598 bệnh nhân.
Ngoài ra, TP còn có tổng 77.801 F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị tại nhà, trong đó có 55.707 trường hợp cách ly tại nhà ngay từ đầu và 22.094 người sau xuất viện về tiếp tục cách ly, theo dõi tại nhà.
Số trường hợp F0 đang cách ly, theo dõi, điều trị các cơ sở cách ly tập trung quận, huyện, TP Thủ Đức là 17.983 người.
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM mới nhất
Tú Anh
Ngày 29/8, Việt Nam thêm 12.796 ca nhiễm Covid-19, trong đó 44 ca nhập cảnh và 12.752 ca ghi nhận trong nước.
">