Vào tối hôm qua, 7/8 tại khu phức hợp nghệ thuật biểu diễn Lincoln Center ở New York, hãng điện tử Hàn Quốc đã chính thức giới thiệu chiếc LG G2 được nhiều người mong đợi.
Theo những thông tin chính thức, LG G2 là thiết bị đầu tiên được trang bị bộ xử lý Snapdragon 800 tốc độ 2,3 GHz mới được Qualcomm giới thiệu tại CES vừa qua với chip đồ họa bốn lõi Adreno 330, bộ nhớ RAM dung lượng 2 GB cùng pin dung lượng 3.000mAh.
Máy cũng sở hữu màn hình 5,2inch, độ phân giải FullHD với mật độ điểm ảnh lên tới 424 ppi. Tuy nhiên, ngoài cấu hình vào loại “khủng” nhất hiện nay, LG G2 cũng được LG đầu tư rất nhiều để cải tiến về nhiều mặt, từ thiết kế cho tới màn hình cũng như trải nghiệm người dùng.
Thiết kế
Với triết lý “Learning from you” (Học hỏi từ bạn) những hành vi, thói quen của người dùng trở thành cảm hứng để các kỹ sư của LG tạo nên những cách tân trong thiết kế của siêu phẩm LG G2.
Điểm độc đáo nhất phải kể đến trong thiết kế của G2 chính là toàn bộ các phím cứng như phím nguồn, phím tăng giảm âm lượng đã được LG đưa ra phía mặt lưng thay vì bố trí ở các cạnh bên như những smartphone khác.
LG giải thích rằng, họ đã quan sát thấy người dùng đều đặt ngón tay trỏ ở lưng máy, do vậy, các kỹ sư LG đã quyết định đưa những phím cứng này ra phía sau, đúng ở vị trí này.
Với các phím bấm được bố trí ở mặt lưng, việc cầm máy bằng tay phải hay tay trái không còn là trở ngại với người dùng nữa.
Màn hình
Màn hình cũng là một điểm rất đáng chú ý của G2. Với việc sử dụng 2 bảng mạch điều khiển cảm ứng thay vì một bảng mạch như thông thường, LG đã thu nhỏ viền màn hình của G2 chỉ còn 2,65mm. Do vậy, mặc dù sở hữu màn hình 5,2inch song kích thước thực tế của LG G2 chỉ tương đương với Galaxy S4 có màn hình 5inch của Samsung.
LG cũng tiết lộ rằng G2 sử dụng công nghệ Graphic RAM (GRAM) giúp giảm điện năng tiêu thụ tới 26% khi sáng màn hình, nhờ vậy thời lượng sử dụng của thiết bị có thể tăng thêm 10%.
Camera và âm thanh
Ngoài những cải tiến về thiết kế, chiếc G2 cũng được hãng điện tử Hàn Quốc đầu tư khá nhiều để cải tiến camera cũng như chất lượng âm thanh phục vụ cho mục đích giải trí.
Theo đó, LG G2 sẽ được trang bị camera độ phân giải 13megapixel với hệ thống chống rung quang học cho chất lượng ảnh tốt hơn. Đây là camera 13megapixel đầu tiên trên di động được trang bị hệ thống chống rung quang học và LG khẳng định rằng, hệ thống này hoạt động tốt ngay cả khi người dùng zoom khi chụp.
LG cũng nói rằng, G2 sẽ được trang bị công nghệ âm thanh mới cho phép người dùng trải nghiệm âm thanh chất lượng cao đạt chuẩn 24-bit/192kHz khi nghe nhạc, xem phim hoặc chơi game.
Trải nghiệm người dùng
Ngoài ra, LG cũng mang lên siêu phẩm G2 của mình những tính năng độc đáo nhằm làm tăng trải nghiệm người dùng. Chẳng hạn, để mở khóa màn hình, bạn không cần phải bấm phím nguồn, cũng không cần phải “vuốt để mở” mà chỉ cần gõ hai lần lên màn hình.
Bạn cũng không cần chạm hay vuốt để trả lời mỗi khi có cuộc gọi đến. Thay vào đó, người dùng chỉ cần đưa máy lên tai và nói: “Answer Me” là đã có thể bắt đầu đàm thoại…
Bên cạnh đó, G2 cũng có chức năng Guest Mode, giới hạn quyền sử dụng đối với từng người sử dụng khác nhau, Text Link cho phép tạo các sự kiện ngay từ tin nhắn hay Plug&Pop cho phép tự tìm kiếm các ứng dụng và tính năng mà người dùng hay sử dụng khi họ cắm tai nghe…
LG G2 là thế hệ thứ 2 của chiếc Optimus G khán thành công được LG giới thiệu hồi năm ngoái. Ban đầu, nhiều nguồn tin cho rằng, thiết bị sẽ có tên là Optimus G2. Tuy nhiên, gần tới thời điểm ra mắt, hãng điện tử Hàn Quốc đã quyết định bỏ thương hiệu Optimus và chỉ gọi thiết bị là LG G2.
Cho tới hiện tại, LG vẫn chưa công bố ra bán cũng như thời điểm bán ra chính thức của thiết bị này.
Các video về siêu phẩm mới G2 của LG:
Trải nghiệm G2:
![]() |
Chrome vẫn là trái tim của Google I/O năm nay |
Có thể nói, với những công nghệ như Android và Glass, phạm vi thảo luận của Google I/O đã mở rộng đáng kể kể từ khi sự kiện này được tổ chức lần đầu vào năm 2008. Nhưng Google, với tư cách một hãng sinh ra, lớn lên, gắn bó mật thiết với mạng Web, vẫn quyết định giữ trình duyệt làm tâm điểm của sự kiện.
Với hai sản phẩm Chrome và hệ điều hành Chrome OS trong tay, giới phân tích cho rằng Google sẽ có nhiều thông tin liên quan đến trình duyệt để chia sẻ với cộng đồng phát triển, khi mà Hội thảo Google I/O chính thức khai màn vào thứ 5 tới. Có thể kể đến khả năng làm việc offline khi chẳng may đứt mạng, tốc độ nhanh hơn, nhiều tính năng hơn cho phép ứng dụng Web bắt kịp với các phần mềm truyền thống chạy trên Windows. Ngoài ra, Google cũng sẽ giới thiệu nhiều công cụ mới để hỗ trợ giới phát triển viết ứng dụng Web. Thậm chí, chúng ta cũng có thể bắt gặp một mẫu máy tính bảng cài hệ điều hành Chrome OS - dù nó sẽ ở thế cạnh tranh khá là kỳ cục với tablet Android.
Trình duyệt ưu việt hơn đồng nghĩa với việc các ứng dụng Web cũng trở nên hoàn thiện hơn, mà Google thì đang nắm trong tay rất nhiều ứng dụng Web. Các ứng dụng nổi nhất như Gmail, Docs, Sheets và Slide hiện đang được bán trọn gói theo kiểu dịch vụ thuê bao, có doanh thu hẳn hoi mang tên Google Apps. Chúng tích hợp chặt chẽ với Google Drive, cho phép đồng bộ hóa dữ liệu ở các tài liệu trực tuyến với file lưu trong máy tính người dùng.
Nhưng tại sao Google lại ưu ái Chrome đặc biệt như vậy, khi rõ ràng là sức hút của sản phẩm này thua xa Android, cũng không đình đám như Google Glass?
Thứ nhất, Google kiếm được cả núi tiền từ tìm kiếm. Và với Chrome cùng Chrome OS, khác với các yêu cầu tìm kiếm được gõ vào hộp tìm kiếm trên Firefox hay các trình duyệt khác, Google sẽ không phải chia sẻ doanh thu từ quảng cáo với bất kỳ ai. Đó cũng là lý do vì sao mà Sundar Pichai, Giám đốc phụ trách Chrome, Ứng dụng và giờ là Android từng khẳng định tại Google I/O năm ngoái là "Chrome có khả năng sinh lời một cách ngoại hạng".
Thứ hai, với việc kết hợp trình duyệt với hệ sinh thái website và dịch vụ của riêng mình, Google sẽ có đầy đủ điều kiện để tạo ra những công nghệ Web mới. Hãng sẽ cùng lúc kiểm soát cả hai đầu của mạng web (dự án Google Fiber về đường trục chính là minh chứng rõ ràng cho tham vọng ấy).
Mục tiêu của Google không phải là tạo ra những công nghệ độc quyền - hãng luôn sử dụng nguồn mở và cung cấp ý tưởng miễn phí cho các đối tác, giống như những gì Google đã làm với Android. Ý định thực sự của Google là biến Web thành một nền tảng lập trình hùng mạnh, nơi các website và ứng dụng web của hãng có thể chạy nhanh như điện xẹt. Khi ấy, người dùng sẽ có nhiều động lực để ở trên mạng lâu hơn, họ sẽ dành nhiều thời gian cho các dịch vụ của Google hơn.
Một số công nghệ mà Google đang nghiên cứu để cải tiến mạng web là WebRTC, cho phép chat video và âm thanh P2P; công nghệ nén VP8 và VP9 hay chuẩn ảnh WebP có thể thay thế cả JPEG lẫn PNG khi thu nhỏ đáng kể dung lượng file ảnh.
Vì thế, dù cho người dùng rất quan tâm đến việc Google sẽ trình làng phiên bản Android mới nhất hay trình diễn smartphone Nexus mới nào tại Google I/O, thì mối ưu tiên số một của gã khổng lồ tìm kiếm tại Hội thảo năm nay vẫn chỉ xoay quanh Chrome mà thôi.
Y Lam(Theo CNET)
Google nâng cấp Nexus 7, giá vẫn 4 triệu đồng" alt=""/>Vì sao Google ưu tiên Chrome hơn cả Android, Glass?