“Chúng tôi cũng đã gặp rồi, bệnh viện mua dao mổ trĩ mổ là chảy máu, hoặc đơn giản là dây truyền, có một đoạn để tiêm thuốc vào nhưng cứ châm vào lại chảy nước. Trước đây mua dây truyền tốt thì không sao, nhưng dây truyền rẻ thì có tình trạng như thế”– ông Trường nói.
Vị lãnh đạo cho hay khi mua phải hàng kém chất lượng, bệnh viện sẽ tìm cách trả lại không dùng, nhưng điều này lại làm chậm thời gian do phải đấu thầu lại, yêu cầu bên nhà cung cấp đổi trả… “Đó là bất cập” – ông nói.
Ông Vũ Mạnh Cường, Trưởng phòng Vật tư và Trang thiết bị y tế - Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, cho rằng xuất xứ hàng hóa, chất lượng sản phẩm tương ứng với giá. “Nếu mua giá rẻ khó có hàng hóa chất lượng cao”, ông nhận định. Thực tế, các bệnh viện than thở về việc khó khăn trong xây dựng kế hoạch, bởi máy có nhiều chức năng thì giá cao và ngược lại, mua giá rẻ thì máy ít chức năng hơn.
Do đó, quan điểm mua sắm trong y tế không nên chọn “giá thấp nhất” mà cần quy định rõ chọn “giá hợp lý nhất” mà TS Thức ở Chợ Rẫy nêu ra được nhiều bệnh viện đồng tình.
Gián đoạn thuốc, hoá chất, bệnh nhân chờ đợi, chuyển tuyến
Tại Thái Nguyên, về cơ bản các cơ sở y tế không thiếu các loại thuốc thiết yếu, nhưng có tình trạng gián đoạn cung ứng một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế ở một số đơn vị, theo Phó Giám đốc Sở Y tế Lưu Thị Bình.
Nguyên nhân do các nhà thầu có công văn không cung cấp được hàng do yếu tố bất khả kháng như ảnh hưởng dịch Covid-19, một số mặt hàng không có nhà thầu tham dự do công ty không có hàng, không đạt kỹ thuật do số đăng ký, GMP hết hiệu lực, thuốc chào vượt giá kế hoạch là giá trúng thầu trong vòng 12 tháng…
Tại Bệnh viện A – bệnh viện đa khoa hạng 1 của tỉnh, một số thuốc biệt dược gốc, hoá chất chưa có kết quả thầu.
Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên - bệnh viện hạng Đặc biệt thuộc Bộ Y tế - số lượng danh mục vật tư y tế, hoá chất không lựa chọn được nhà thầu là gần 800, tương đương 40% tổng mời thầu. Một số thuốc hiếm, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần cung ứng gián đoạn gây khó khăn cho điều trị.
Bệnh viện Y học cổ truyền và một số bệnh viện có khám chữa bệnh y học cổ truyền tại Thái Nguyên có tình trạng vị thuốc cổ truyền còn tồn kho tại đơn vị nhưng chưa có giấy đăng ký lưu hành; hoặc vị thuốc đã trúng thầu nhưng nhà thầu không cung ứng do chưa có giấy đăng ký lưu hành nên chưa được sử dụng theo quy định tại Thông tư 38 năm 2021 của Bộ Y tế.
Để đảm bảo khám chữa bệnh cho người dân, các bệnh viện đưa ra nhiều giải pháp như thay thế dần các loại thuốc tương đương, vay thuốc các bệnh viện trong tỉnh và trung ương.
Vì gián đoạn cung ứng một số vật tư, hóa chất xét nghiệm, trong khi chờ kết quả đấu thầu mua bổ sung, Bệnh viện A phải ký hợp đồng, chuyển mẫu xét nghiệm cho Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên hoặc chuyển bệnh nhân lên tuyến trên. Điều này khiến người bệnh phải chờ đợi, chất lượng dịch vụ của đơn vị bị ảnh hưởng.
Ghi nhận những ý kiến tâm huyết và những cố gắng của các đơn vị, nhưng Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cũng thẳng thắn trao đổi về ý kiến thiết bị trúng thầu rẻ nên ảnh hưởng khám chữa bệnh.
"Nguyên tắc duyệt đưa lên danh mục đấu thầu phải có ý kiến của hội đồng chuyên môn, hội đồng khoa học. Việc mua sắm xuất phát từ nhu cầu cơ sở. Dây truyền kém chất lượng phải trả lại ngay, có cho không cũng không lấy được, đừng nói chuyện dùng tiền ngân sách để mua, phải có trách nhiệm với người bệnh" - PGS Khuê nhấn mạnh.
Đây là buổi làm việc thứ 3 với các bệnh viện trực thuộc Bộ và các địa phương mà Đoàn Kiểm tra số 1 do PGS Khuê làm trưởng đoàn tiến hành, sau chỉ đạo của Thủ tướng và lãnh đạo Bộ Y tế.
Ông Khuê cho hay thực tế kiểm tra cho thấy, trong quá trình đấu thầu, một số quy định của Nghị định, Thông tư chưa phù hợp với giai đoạn hiện nay.
Lãnh đạo Cục Quản lý khám chữa bệnh đang giao các bệnh viện đánh giá tình trạng thiếu thuốc, trang thiết bị tác động ra sao tới công tác khám chữa bệnh, sự hài lòng người bệnh và nhân viên y tế. Đây là cơ sở để đề xuất lên lãnh đạo Bộ Y tế và các cơ quan để từng bước tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở.
“Trong giờ học, thầy rất nghiêm khắc nhưng ngoài đời lại dễ thương vô cùng. Thầy thường ra những bài khó, bạn học sợ nhưng tôi thấy hấp dẫn và thích thú. Tôi tự hào là học trò của thầy Tạ Minh Tâm”, ca sĩ My Phôn kể lại.
Từ năm hai Nhạc viện cô đã đi làm thêm, làm giáo viên thanh nhạc cho trung tâm ngoài vừa rèn luyện kỹ năng, vừa có thêm nguồn thu nhập. 20 tuổi My Phôn đã có lớp dạy nhạc riêng cho mình, cô dạy thanh nhạc còn những bộ môn khác thì thuê người về dạy.
Không chỉ sở hữu gương mặt sáng sân khấu, ngoại hình xinh đẹp, cô còn sở hữu chất giọng soprano cao vút. Mới đây, My Phôn vượt qua nhiều ứng cử viên nặng ký chính thức đăng quang Quán quân cuộc thi Giọng ca vàng bolero mùa 7.
Sau đăng quang, cuộc sống của nữ cô sĩ bận rộn hơn. Ở tuổi 24, cô có nhiều nỗi lo toan cuộc sống, chăm lo gia đình nhỏ gồm cha mẹ và em gái.
“Tôi vẫn đang ở nhà thuê, đi xe máy, chạy show xa hơn xíu thì đặt xe ôm. Ở Sài Gòn, mua nhà với tôi vẫn là giấc mơ xa vời. Em gái đang học Đại học, cũng chọn thanh nhạc. Tôi nuôi em học và gửi tiền về hàng tháng phụ kinh tế chăm cha mẹ. Cha mẹ đã lớn tuổi, không thể làm những công việc nặng”, cô trải lòng.
My Phôn có một vết sẹo dài ở tay. Hồi 5 tuổi, cô chạy đuổi bắt cùng bạn không may bị xe đạp tông phải rách một đường dài. Bị nhiều người trêu chọc nên nhiều năm liền cô mặc áo dài tay che đi vết sẹo. Theo thời gian, cô không tự ti vì nghĩ mọi chuyện xảy ra trên cuộc đời đều có cơ duyên của nó.
My Phôn đã học xong 4 năm trung cấp tại Nhạc viện TP.HCM và đang theo lên Đại học. Cô dự tính nếu đậu Thạc sĩ sẽ tiếp tục con đường học vấn.
Mới đây, My Phôn vừa trình diễn trong một sự kiện kết hợp giữa thời trang và vũ đạo, nằm trong khuôn khổ chương trình White fashion show. Sự kiện quy tụ nhiều người đẹp như Hoa hậu Ngọc Châu, Á hậu Hoàng Thùy, Á hậu Hương Ly cùng dàn người mẫu nhí…
Ông Nguyễn Trần Hữu Thắng - là người ngỏ lời mời My Phôn tham gia chương trình từ mối giao tình với NSND Tạ Minh Tâm. Trong cảm nhận của ông, cô không chỉ tài năng, sở hữu giọng hát hay mà quan trọng là người làm nghề tử tế, có trách nhiệm.
Ca sĩ My Phôn hát 'Về quê'
Ca sĩ Đinh Uyên: May mắn lớn nhất đời tôi là gặp chị Hiền ThụcCa sĩ Đinh Uyên - tác giả của nhiều bài hát chuyển ngữ nổi tiếng - ra album cá nhân. Nhờ tài viết lời, cô được nhiều nghệ sĩ như Hiền Thục, Hamlet Trương... quý mến." alt=""/>Quán quân 'Giọng ca vàng bolero': Đi xe ôm, ở nhà thuê, nuôi em học Đại học