
- Cuộc họp Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2018 mở rộng do Bộ GD-ĐT tổ chức sáng 17/9, với sự tham dự của các thành viên Ban chỉ đạo và giám đốc 63 Sở GD-ĐT đã đưa 6 nhóm giải pháp để kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 tốt hơn.Cuộc họp nhằm đánh giá lại kỳ thi năm 2018 và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện kỳ thi năm 2019.
Ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam cho rằng, khâu vô cùng quan trọng là đề thi và cần đầu tư thêm vào ngân hàng đề để làm sao sự phân hóa của đề đạt mong muốn.
Theo ông Quốc, nên tách mỗi môn thi trong bài thi tổ hợp là một phiếu trả lời trắc nghiệm.
“Điều này nhằm giúp người làm công tác coi thi có thể quản lý phiếu trả lời trắc nghiệm tốt hơn; tránh thí sinh sau giờ nghỉ giữa 2 môn thi có thể hỏi các bạn và điều chỉnh. Trong phiếu trả lời trắc nghiệm nên làm phách, để khi xử lý phiếu trắc nghiệm họ sẽ không biết bài thi của thí sinh nào, từ đó bảo đảm độ bảo mật”.
Ông nói thêm: "Tôi có cảm giác 2 năm vừa rồi, việc bố trí cán bộ làm công tác thi ở địa phương không được một số trường ĐH, CĐ quan tâm đúng mức. Nhiều trường không cử giảng viên mà cử nhân viên làm nhiệm vụ coi thi".
Bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho rằng, để có một kỳ thi tốt quan trọng nhất vẫn là chỉ đạo sát sao của người đứng đầu ngành giáo dục địa phương.
Bà Hằng đề xuất trước hết cần hoàn thiện ngân hàng đề thi. “Về khâu coi thi, mỗi điểm thi nên có ít nhất có 3 trường, trong đó có trường ĐH của trung ương, địa phương, trường THPT để giảng viên, giáo viên khi làm nhiệm vụ coi thi có sự kiểm tra giám sát lẫn nhau, tránh chủ quan”.
Theo bà Hằng, khâu làm phách trong bài thi trắc nghiệm nên nghiên cứu để có thể mã hóa.
"Khâu chấm quan trọng nhưng dù thế nào cũng là do con người. Nếu quy trình không xác định rõ nhận thức của người làm thi thì cũng sẽ nảy sinh tiêu cực. Nên điều quan trọng là trước kì thi diễn ra, phải quán triệt các quy chế, đặc biệt cho cán bộ làm thi, để làm sao không có sự tiêu cực ở trong mỗi khâu”.
Bà Hằng cho rằng, không nhất thiết phải đổi chấm chéo giữa các địa phương mà quan trọng là việc giám sát thực hiện.
Ông Nguyễn Đình Vĩnh, Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng góp ý không nhất thiết phải đưa tất cả các bộ môn tổ hợp vào một phiếu trắc nghiệm. “Phần này cũng gây nên phiền toái cho giám thị giám sát. Đồng thời là kẽ hở cho thí sinh. Như vậy với mỗi môn thi có thể tách riêng thành một phiếu trả lời trắc nghiệm, sau đó tiến hành niêm phong để tiếp tục môn khác. Như vậy sẽ tạo thoải mái hơn cho giám thị và tăng tính nghiêm túc”.
“Đối với đội ngũ thanh tra ủy quyền của Bộ, trong đó có thành viên từ trường ĐH, theo tôi cần phải tiếp tục nâng cao về nghiệp vụ, đặc biệt là ý thức trách nhiệm”.
Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh, Giám đốc Sở GD-ĐT Vĩnh Long đề xuất: "Nên thành lập tổ chấm thi trắc nghiệm liên tỉnh hoặc khu vực".
Theo bà Thanh, cần cải tiến ở một số khâu còn hạn chế được phát hiện như phần mềm chấm trắc nghiệm, quy định bộ phận nhập điểm và kiểm dò điểm sau khi nhập.
 |
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng. |
Sẽ tăng cường giải pháp kỹ thuật để muốn gian lận cũng không được
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết Bộ quan tâm tới đề xuất một số phương hướng cho năm 2019 và năm 2020 như sau:
“Thứ nhất, rà soát toàn bộ quy trình tổ chức, hoàn thiện quy chế thi và hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn. Xác định rõ trách nhiệm của những người tham gia kỳ thi. Cụ thể hóa hơn nữa các chế tài xử lý với các sai phạm trong kỳ thi.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện ngân hàng câu hỏi, cải tiến quy trình ra đề thi để nâng cao chất lượng đề đảm bảo phù hợp hơn với thời gian làm bài của thí sinh, đáp ứng tốt hơn mục tiêu của kỳ thi.
Thứ ba, cải tiến, điều chỉnh các khâu về kỹ thuật trong tổ chức thi; nhất là hoàn thiện phần mềm chấm thi trắc nghiệm theo hướng tăng cường bảo mật và hỗ trợ tốt cho việc phát hiện, phòng ngừa các sai phạm trong chấm thi để hạn chế gian lận, tiêu cực.
Thứ tư, cải tiến phương thức tổ chức coi thi, chấm thi theo hướng tăng cường khách quan, nghiêm túc ở tất cả các khâu; tăng cường ứng dụng công nghệ trong chấm thi. Xem xét tổ chức chấm thi đảm bảo nguyên tắc giáo viên không chấm bài thi học sinh tỉnh mình (chẳng hạn tổ chức chấm thi theo cụm).
Thứ năm, chú trọng công tác lựa chọn nhân sự tham gia các khâu của kỳ thi, nhất là các khâu trọng yếu như đề thi, coi thi, chấm thi. Đồng thời, tăng cường chất lượng, hiệu quả của công tác tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ tham gia tổ chức thi, cán bộ thanh tra, giám sát.
Thứ sáu, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thanh tra, giám sát tại các Hội đồng thi”.
Về đề xuất chấm chéo giữa các địa phương, ông Trinh nói sẽ "xem xét một cách cẩn trọng".
“Những điều chỉnh nếu có chỉ tập trung vào người tổ chức thi, còn phía học sinh thì căn bản là ổn định, không thay đổi. Do đó các thí sinh có thể yên tâm học tập. Chúng tôi sẽ ban hành quy chế, hướng dẫn trong thời gian sớm nhất. Thời gian thi cố gắng giữ ổn định để các Sở GD-ĐT chủ động trong kế hoạch năm học”
Thanh Hùng

"Sẽ tính toán để đổi mới thi cử không bị sốc"
- Tọa đàm trực tuyến "đổi mới thi cử" do báo Đại biểu nhân dân tổ chức ngày 13/9 đã xới xáo lại những vấn đề của kỳ thi THPT quốc gia 2018 và đặt định hướng cho năm 2019.
" alt=""/>Họp giám đốc 63 tỉnh thành, hiến kế 6 giải pháp thi THPT quốc gia tốt hơn
- Một trường tiểu học bị đổ vật liệu xây dựng trong sân trường trước ngày khai giảng, xuất phát từ mâu thuẫn của bên thuê và cho thuê mặt bằng.Trường kêu cứu bị đổ vật liệu xây dựng, chủ đầu tư nói thi công
Trường tiểu học, trung học Pascal (phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm) vừa có đơn kêu cứu gửi các cơ quan chức năng về việc: Từ chiều 31/8, đơn vị thi công đổ vật liệu xây dựng gạch, cát sỏi trong sân khiến trường không tổ chức lễ khai giảng đúng lịch trình.
 |
Sự việc hy hữu: Chủ đầu tư đổ VLXD trước thềm khai giảng trong sân trường. |
Ông Lê Văn Vàng – đại diện Trường tiểu học và THCS Pascal cho biết vào đêm 31/8, nhà trường bỗng dưng bị nhóm người lạ đổ cát vào khuôn viên, khiến hoạt động giáo dục bị ảnh hưởng.
Vì sự cản trở này, sáng 5/9, hơn 1.150 học sinh cùng với 150 cán bộ giáo viên trường Pascal đã tổ chức lễ khai giảng trong sân của một trường học liền kề, cùng trong một khuôn viên.
Cho đến chiều 6/9, sân trường vẫn giữ giữ nguyên hiện trạng, gạch cát ngổn ngang giữa sân vẫn chưa được bốc đi.
Tại cuộc làm việc với lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm và lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội, đại diện nhà trường cho biết, sự việc xảy ra bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa một cổ đông chỉ nắm giữ 8% cổ phần của trường với công ty là chủ sở hữu lô đất và tòa nhà mà Trường TH-THCS Pascal đang thuê để dạy học.
 |
Sân trường chiều 6/9. Ảnh: Thanh Hùng |
Giải thích sự việc, bà Nghiêm Thị Hồng, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục TDS Việt Nam (công ty TDS) cho biết: Khuôn viên mà trường Pascal tổ chức hoạt động dạy học là thuê mặt bằng từ phía công ty TDS. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, TDS vẫn chưa hoàn thiện mặt bằng xây dựng, hạ tầng, hệ thống thoát nước, tường bao công trình… Đặc biệt, chưa hoàn thành và nghiệm thu xong hệ thống PCCC.
Ngày 28/8, Công ty TDS đã có đơn gửi UBND quận Bắc Từ Liêm, phường Đông Ngạc 1 về việc đề nghị trường Pascal không tổ chức hoạt động giáo dục tại mặt bằng chưa hoàn thiện này.
 |
Trường Newton và trường Pascal cùng thuê địa điểm của 1 chủ đầu tư, nhưng đang hoán đổi vị trí được cấp phép hoạt động giáo dục. |
Trao đổi với VietNamNet, ông Lưu Ngọc Hà – Phó Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm cho biết: UBND quận, Phòng Giáo dục, UBND phường Cổ Nhuế 1 đã nhiều lần tổ chức các cuộc họp để giải quyết các vấn đề liên quan giữa trường và công ty.
Cụ thể: ngày 25/4/2018, UBND quận Bắc Từ Liêm họp về việc trường liên cấp Pascal được cấp phép tại lô TH2 nhưng lại tự ý chuyển hoạt động về tòa nhà lô đất TH1.
Tiếp đó, UBND TP.Hà Nội cùng các sở ngành tiếp tục họp về nội dung này, giao cho Sở GD-ĐT và UBND quận Bắc Từ Liêm xử lý, thanh tra dự án xây trường Pascal tại lô đất ký hiệu TH2. Tại đó, tòa nhà đã chật chội nên không đủ diện tích để cho 1 trường hoạt động (trường Newton).
Trong trường hợp khu đất TH1 xây dựng hoàn thiện, được nghiệm thu đủ các điều kiện thì mới cấp phép cho trường Pascal hoạt động.
Mới đây, ngày 24/8, UBND quận cùng liên ngành đã tiến hành khảo sát thực tế việc sử dụng công trình và tổ chức hoạt động giáo dục tại lô đất TH1 (nơi trường Pascal thuê địa điểm và chủ đầu tư đang đổ VLXD).
Chủ đất: Đang hoàn thiện cơ sở vật chất
Ông Vũ Văn Lợi, Phó Giám đốc công ty TDS cho biết: Đơn vị này được UBND TP.Hà Nội cấp giấy chứng nhận đầu tư tại các lô NT, TH1, TH2 tại khu đô thị mới Cổ Nhuế. Quá trình triển khai thực hiện dự án (2014 cấp phép; 2016 xây dựng; 2017 hoàn thiện) có việc điều chỉnh diện tích và một số nội dung của quy hoạch. Hiện nay, công ty này đang làm các thủ tục hồ sơ để xin điều chỉnh giấy phép xây dựng theo đúng quy định.
 |
Trường liên cấp Pascal hoạt động ở địa điểm đi thuê. |
TDS đã trực tiếp ký hợp đồng cho thuê cơ sở vật chất (thời hạn 2 năm, hết năm học 2019 - 2020) đối với Trường TH-THCS Pascal. Thời điểm hiện tại, TDS đang hoàn thiện lắp đặt các trang thiết bị và lắp đặt phương tiện PCCC, chưa được cơ quan PCCC quận Bắc Từ Liêm nghiệm thu.
Trước đó, UBND quận Bắc Từ Liêm; Phòng Giáo dục Bắc Từ Liêm đã nhiều lần yêu cầu trường liên cấp TH – THCS Pascal phải trở về đúng vị trí lô đất được cấp phép hoạt động giáo dục.
Cụ thể: trường được cấp phép hoạt động tại khu đất TH2 nhưng lại chuyển sang thuê địa điểm hoạt động tại khu đất TH1. Trong khi đó, khu đất TH1 này trên thực tế lại có trường Newton hoạt động.
Ngày 19/3/2018, công ty TDS đã có văn bản gửi Phòng Giáo dục quận Bắc Từ Liêm đề nghị dừng hoạt động của trường Pascal tại lô đất TH1 với lý do, theo giấy chứng nhận đầu tư của UBND TP.Hà Nội thì toàn bộ lô đất TH2 thuộc khu đô thị mới Nam Cường (phường Cổ Nhuế 1) là dự án xây dựng Trường tiểu học Pascal; Phòng Giáo dục quận Bắc Từ Liêm cũng đã cấp phép hoạt động cho Trường Pascal tại lô đất này, như từ thời điểm tháng 9/2017 thì trường Pascal lại hoạt động tại lô đất TH1 thuộc quyền quản lý của TDS.
 |
Trường liên cấp Pascal đang có nhiều tranh chấp với công ty TDS. |
Phó Chủ tịch quận Bắc Từ Liêm Lưu Ngọc Hà cho biết: “Quận đang yêu cầu trường Pascal trở lại đúng vị trí, địa điểm được cấp phép hoạt động giáo dục. Vị trí mà trường này đang thuê để dạy học không nằm trong diện được cấp phép và cũng chưa hoàn thành các yêu cầu về cơ sở vật chất, hạ tầng, PCCC”.
Khi sự việc xảy ra, ngày 4/9, UBND quận Bắc Từ Liêm cũng đã ra thông báo số 1627 yêu cầu trường Pascal thực hiện công tác dạy học đúng địa điểm được cấp phép.
Nhà trường: Mâu thuẫn đầu tư không thể giải quyết ảnh hưởng tới quyền được học của trẻ
Trao đổi với VietNamNet, bà Nguyễn Thị Ngân Hoa, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường TH-THCS Pascal cho rằng, mâu thuẫn của chủ đầu tư không thể giải quyết theo hướng ảnh hưởng tới quyền được học tập của học sinh, việc đem đất cát đổ vào trường là sai về mặt pháp luật.
“Không gian giáo dục của nhà trường đã được ký hợp đồng để có thể sử dụng. Công ty TNHH TDS đã ký hợp đồng thì nhà trường được quyền và không một tổ chức, cá nhân được xâm phạm không gian đó".
Theo bà Hoa, công ty TNHH TDS được giao quyền sử dụng 2,7ha đất để đầu tư cho giáo dục và đều là dự án giáo dục dành cho xây Trường TH-THCS Pascal, bao gồm cả 2 lô TH1 và TH2.
Play" alt=""/>Tại sao lùm xùm đổ vật liệu trong sân trường trước ngày khai giảng ở Hà Nội?