Chiều 4/12,ọnbộmáygiảmsởvàcơquanhànhchítrực tiếp bóng đá croatia Thành ủy TP.HCM tổ chức hội nghị triển khai việc tổng kết Nghị quyết số 18 về sắp xếp, tinh gọn bộ máy hiệu lực, hiệu quả.
Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM, công bố định hướng sáp nhập, tinh gọn bộ máy của thành phố. Ảnh H.V. |
Giảm 24 Đảng bộ trực thuộc
Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM cho biết, kế hoạch sắp xếp dự kiến các cơ quan Đảng, chính quyền tại địa phương đã được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Cụ thể, về khối Đảng, sáp nhập Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Thành ủy TP.HCM. Đồng thời, nghiên cứu kết thúc hoạt động 11 đảng đoàn, 3 ban cán sự Đảng và Đảng ủy Khối Dân - Chính - Đảng.
Thành lập mới hai đảng bộ trực thuộc Thành ủy TP.HCM gồm Đảng bộ cơ quan đảng, đoàn thể, tư pháp và Đảng bộ khối chính quyền.
Chuyển các tổ chức đảng trong các cơ quan Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP.HCM, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, viện kiểm sát nhân dân, tòa án nhân dân, các tổ chức đảng trong các hội quần chúng về cơ quan đảng, đoàn thể, tư pháp.
Bên cạnh đó, TP.HCM cũng sẽ sắp xếp tổ chức đảng các cơ quan chuyên môn và đơn vị sự nghiệp thuộc UBND TP.HCM và 24 đảng bộ cấp trên cơ sở về trực thuộc đảng bộ khối chính quyền.
Riêng 3 Đảng bộ quân sự, công an, bộ đội biên phòng giữ nguyên.
Các đảng bộ chuyển về Đảng bộ khối chính quyền gồm: Đảng bộ ở các tổng công ty nhà nước, Lực lượng thanh niên xung phong, Liên hiệp Hợp tác xã thương mại, Ban quản lý khu chế xuất và công nghiệp, hải quan, viễn thông, bưu điện, Đại học Quốc gia TP.HCM, khối đại học – cao đẳng, khối các cơ quan Trung ương tại TP, khối doanh nghiệp, khối cơ sở bộ y tế, Bộ TN-MT, Bộ NN&PTNT, Sở Y tế, Sở GD-ĐT, Sở LĐ-TB&XH và Sở GTVT.
Nghiên cứu chuyển giao một số tổ chức cơ sở đảng loại hình doanh nghiệp, sự nghiệp về các Quận ủy, Huyện ủy, Thành ủy Thủ Đức.
Theo bà Tuyết, sau khi sắp xếp theo định hướng trên, Đảng bộ TP.HCM còn 27 đảng bộ trực thuộc, giảm 24 đảng bộ.
Nếu sáp nhập, tinh gọn bộ máy, TP.HCM sẽ giảm 8 sở và 5 cơ quan hành chính. Ảnh: Nguyễn Huế. |
Kết thúc hoạt động Sở An toàn thực phẩm
Về khối chính quyền, nghiên cứu sáp nhập các cơ quan chuyên môn, cơ quan hành chính khác thuộc UBND TP trên nguyên tắc Trung ương có Bộ nào thì thành phố có sở tương ứng.
Theo đó, nghiên cứu sáp nhập 10 sở, kết thúc hoạt động hai sở, sắp xếp các cơ quan ban đổi mới quản lý doanh nghiệp, khu nông nghiệp công nghệ cao, khu công nghệ cao, khu chế xuất – khu công nghiệp TP, văn phòng thường trực ban an toàn giao thông.
Nghiên cứu sáp nhập Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp thành đơn vị trực thuộc.
Sáp nhập Sở Xây dựng, Sở GTVT, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, chuyển Văn phòng Thường trực Ban An toàn giao thông thành đơn vị trực thuộc.
Sáp nhập Sở TN&MT, Sở NN&PTNT để thực hiện quản lý nhà nước về nông nghiệp, tài nguyên và môi trường; chuyển một số nhiệm vụ của hai sở này về các sở khác có liên quan. Đồng thời, chuyển Ban Quản lý Khu nông nghiệp công nghệ cao thành đơn vị trực thuộc.
Nghiên cứu sáp nhập Sở Du lịch và Sở VH-TT; sáp nhập Sở Thông tin và Truyền thông với Sở Khoa học và Công nghệ để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về khoa học công nghệ, chuyển đổi số.
Nghiên cứu kết thúc hoạt động Sở LĐ-TB&XH, chuyển các chức năng qua Sở GD&ĐT, Sở Y tế, Sở Nội vụ, Sở VH&TT.
Nghiên cứu kết thúc nhiệm vụ Sở An toàn thực phẩm, chuyển nhiệm vụ về Sở Y tế, Sở NN&PTNT và Sở Công Thương.
Sáp nhập Ban Tôn giáo vào Ban Dân tộc; sáp nhập Ban Quản lý khu công nghệ cao và Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Theo Ban Tổ chức Thành ủy, nếu thực hiện theo phương án này, TP.HCM giảm 8 sở và 5 cơ quan hành chính khác thuộc UBND TP.HCM.
Bên cạnh đó, sẽ nghiên cứu sắp xếp các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND TP, gồm các ban quản lý, các đơn vị sự nghiệp báo chí, giáo dục, y tế...
Riêng TP Thủ Đức, nghiên cứu đề xuất phù hợp với đặc điểm tình hình.
Theo Thành ủy TP.HCM, việc sắp xếp tổ chức bộ máy sẽ tiến hành song song với đại hội Đảng bộ và các công tác thường xuyên khác.
Bộ máy Chính phủ sẽ tinh gọn thế nào sau sắp xếp, sáp nhập bộ ngành?Sau khi sắp xếp, dự kiến tổ chức bộ máy của Chính phủ gồm 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ; giảm 5 bộ, 4 cơ quan thuộc Chính phủ và rất nhiều tổ chức... |
>> Smartphone Motorola Droid Maxx "bí ẩn" pin 48 tiếng / Ấn tượng bộ ba Motorola Droid RAZR pin “khủng”
Motorola Droid Ultra và Motorola Droid Maxx có phần vỏ làm từ chất liệu Kevlar, giúp chúng chắc bền nhưng mỏng hơn so với các thế hệ trước. Hai thiết bị cũng được phủ một lớp nano chống thấm nước.
Motorola đã xây dựng chip SoC (system-on-a-chip) mới có tên Motorola X8 Mobile Computing System. Chip mới có 8 nhân được đóng gói một CPU 2 nhân tốc độ 1,7 GHz, 4 nhân đồ họa, 1 nhân tính toán theo ngữ cảnh và 1 nhân dành cho việc “xử lí ngôn ngữ tự nhiên”. Motorola không tiết lộ thêm thông tin liên quan tới CPU và GPU, nhưng cho biết chip mới giúp Droid Ultra và Droid Maxx có khả năng xử lý mạnh hơn 24% và hiệu năng đồ họa gấp 2 lần so với các thế hệ trước của chúng.
Hai máy đều được trang bị màn hình OLED 5 inch độ phân giải 720p; RAM 2 GB; camera 10 megapixel phía sau với khẩu độ f/2.4 và đèn LED Flash hỗ trợ quay phim Full-HD 1080p; bộ nhớ trong 32GB, đều hỗ trợ 4G LTE và công nghệ NFC.
Motorola Droid Maxx được trang bị pin 3.500 mAh có thể cung cấp thời gian sử dụng pin lên tới 48 giờ. Máy mỏng hơn phiên bản trước với độ dày 8,5mm (so với Droid Razr Maxx HD là 9,3mm). Thiết bị cho phép sạc không dây.
Tuy nhiên, gây ấn tượng nhất về độ mỏng phải là Droid Ultra. Droid Ultra mỏng chỉ 7,18mm, được Verizon quảng cáo là “smartphone 4G LTE mỏng nhất hiện nay”.
Cả hai chiếc điện thoại đều chạy hệ điều hành Android 4.2.2 với nhiều widget tùy chỉnh và tính năng phần mềm hấp dẫn. Trong đó, Touchless Control giống như một sự pha trộn giữa tính năng tìm kiếm bằng giọng nói của Google Now và “trợ lý ảo” Siri, cho phép điều khiển smartphone bằng câu lệnh bằng giọng nói. Chế độ Active Display tận dụng màn hình OLED để cung cấp những thông tin hữu ích như thời gian, tin nhắn mới và hộp thư thoại… trên một màn hình màu đen. Tính năng Quick Capture giúp chụp nhiều bức ảnh trong thời gian nhắn. Droid Zap cho phép chia sẻ ảnh với các máy lân cận chỉ bằng thao tác vuốt.
"> Motorola trình làng Droid Maxx, Droid UltraHTC First, smartphone đầu tiên cài họ ứng dụng Facebook Home |
Vấn đề là chẳng một ai thấy bất ngờ trước thông tin này cả.
Dù ngành công nghiệp smartphone vốn có tiếng là giảm giá mạnh tay nhưng mức giảm áp dụng cho First có thể coi là vô tiền khoáng hậu, chưa kể là nó được áp dụng khi con dế này ra mắt chưa đầy một tháng. Điều này phản ánh rõ điều mà giới truyền thông đã tiên đoán từ trước: First thực chất đã chết ngay từ thời điểm công bố.
Ai đó có thể thắc mắc, vì sao First lại yểu mệnh như vậy, khi mà nó nhận được sự hậu thuẫn rất lớn từ Facebook, hãng đã rót không ít tiền cho chiến dịch quảng cáo dòng máy này. Mạng AT&T cũng ký hợp đồng phân phối độc quyền First tại Mỹ và hứa hẹn sẽ lăng xê First thành một thiết bị đầu bảng trong mùa này.
Mục đích ra đời thiếu rõ ràng
Thế nhưng động thái của AT&T không thể rõ ràng hơn. Hãng này đang bán mà như cho không sản phẩm, cũng nhất quyết không chịu tiết lộ doanh số của First trong tháng đầu tiên.
Không khó để nhận thấy Facebook Home không phải là sản phẩm dành cho tất cả người dùng. Một phần thất bại của First xuất phát ngay từ lý do ra đời của nó: Lớp da Android mà Facebook hứa hẹn sẽ đặt người dùng lên vị trí ưu tiên số 1. Facebook Home thống trị áp đảo trải nghiệm người dùng của First, và nó thay đổi quá nhiều - sự thay đổi mà nhiều người dùng chưa sẵn sàng để đón nhận.
Nói cách khác, lẽ ra chỉ nên dừng lại ở một sự thử nghiệm chứ không phải là sản phẩm thương mại như vậy. Và từ sự đón nhận èo uột cũng như ý kiến chê bai mà Home nhận được trên quầy ứng dụng Google Play, rõ ràng Home chưa sẵn sàng cho hành trình đầy phiêu lưu của nó.
First là một chiếc điện thoại toàn tâm toàn ý phục vụ Facebook Home. Tất nhiên, bạn có thể tắt Home đi và quay trở lại với giao diện Android cổ điển, nhưng thế thì ta mua First để làm gì nhỉ?
Thiếu bản sắc
First thất bại vì là một tổng thể của phần cứng nhạt nhòa, giá đắt, định vị sai lầm và mục đích ra đời thiếu rõ ràng. |
Cấu hình phần cứng của First không có gì nổi trội. Khác biệt lại càng không. Dù Facebook Home có thể gây tranh cãi đấy, nhưng ít nhất thì nó cũng là một bước đi quả quyết theo một lối rẽ khác. HTC First thì thiếu hẳn sự sáng tạo và liều lĩnh ấy. Có vẻ như HTC chỉ dành ra một ekip hạng B để thiết kế nên First mà thôi. Toàn bộ đội ngũ tinh hoa , "elite" của hãng đã được dành hết cho HTC One, một smartphone Android được nhiều tờ báo ca ngợi là "tuyệt tác". Đứng bên cạnh One, First nhạt nhòa và bình thường đến đáng thương. Nó không tệ, phải khẳng định như vậy, nhưng giống như một cô gái "ngây ngây thơ thơ", vô vị và tẻ nhạt.
Đắt!
Chính vì thế, mức giá 99 USD kèm theo hợp đồng 2 năm vẫn là quá đắt so với First. Từ đầu, Facebook, HTC đã muốn định vị First là sản phẩm vừa túi tiền nhất có thể, sao họ lại làm điều đó một cách nửa vời. Lẽ ra, AT&T nên tặng không, hoặc cùng lắm là bán với giá 49 USD kèm theo hợp đồng dịch vụ 2 năm thì hợp lý hơn. Ít nhất nó cũng đủ sức hấp dẫn một bộ phận người dùng, nhất là những ai là fan trung thành của mạng xã hội.
Thêm nữa, chính chiến lược mở rộng Home của Facebook đã giết chết First. Tại sao phải cắm đầu vào mua First khi mà sớm muộn gì thì bạn cũng có thể cài Home trên nhiều dòng máy khác, ưu việt hơn về tính năng và đẹp hơn về thiết kế, như Galaxy S4 chẳng hạn. First là smartphone đầu tiên trình diễn minh họa cho Home, nhưng người dùng có muốn một sản phẩm "trưng bày" đâu. Cái họ muốn là một sản phẩm thực sự.
Quá nhiều đối thủ
Cuối cùng, giữa một rừng smartphone hiện nay thì First quá khó để cạnh tranh với tư cách một sản phẩm đầu bảng. HTC One lên kệ từ cuối tháng trước, còn Galaxy S4 của Samsung cũng đã rập rình bày bán ở nhiều thị trường. Cả hai bom tấn này đều cài được Facebook Home, liệu còn chỗ nào cho First chen ngang?
Sự thất bại của First có phải là một điềm báo tử thần cho Facebook Home hay không? Chưa chắc, nhưng đây hẳn là một sự bước lùi đáng thất vọng và đẩy các nhà sản xuất điện thoại vào chỗ e dè khi hợp tác cùng Facebook. Thành quả mà họ đạt được có xứng đáng với những rủi ro và nguy cơ mà họ phải đối mặt hay không? Về phần Facebook và HTC, tốt nhất họ hãy cầu nguyện cho First là thất bại cuối cùng của mình.
Trọng Cầm
HTC First bị chê tẻ nhạt">