BI VI
" alt=""/>Khi các vị tướng LMHT được nhập vai bởi ShinQuyết định sa thải được đưa ra đúng vào lúc Twitter đang tiếp tục phải vật lộn phát triển việc kinh doanh và tăng trưởng lượng người dùng, đồng thời các kế hoạch "bán mình" của công ty mạng xã hội này có vẻ bị "chìm xuồng".
Việc cắt giảm nhân sự, ước tính tới 300 người, có thể được Twitter chính thức công bố trong tuần này. Động thái dự kiến diễn ra trước khi công ty tung ra báo cáo doanh thu quý III, trước thời điểm thị trường mở cửa vào ngày 27/10, theo Bloomberg. Cổ phiếu của Twitter hiện đã giảm hơn 40% giá trị so với mức cao nhất trong vòng 52 tuần qua. Giá cổ phiếu của công ty về cơ bản không thay đổi sau phiên giao dịch hôm 24/10.
Gánh nặng trọng trách đè lên vai ông chủ Twitter Jack Dorsey ngày càng lớn. Nhà đồng sáng lập Twitter đang phải gánh vác cùng lúc 2 trọng trách: vừa là tổng giám đốc điều hành (CEO) của Twitter, vừa là CEO của công ty thanh toán di động Square. Thực tế này làm dấy lên những lời chỉ trích rằng, vị doanh nhân 39 tuổi không thể cống hiến đủ thời gian và sức lực để vực dậy Twitter.
Kể từ khi tiếp quản vị trí CEO của Twitter năm ngoái, ông Dorsey đã tiến hành đợt cắt giảm nhân sự đợt một. Tuy nhiên, ông đã không thể tăng lượng người dùng mạng xã hội này, vốn đang loanh quanh ở mốc 300 triệu tài khoản, trong khi các công ty lớn hơn như Facebook tiếp tục thu hút thêm hàng triệu người dùng mới.
Twitter đã công khai ý định bán mình, nhưng cho tới hiện tại, dường như không có đối tượng nào hứng thú với việc thâu tóm công ty. CEO Salesforce Marc Benioff, người từng đàm phán mua lại Twitter, cho hay ông đã buộc phải từ bỏ ý định này sau khi các cổ đông của mình lên tiếng phản đối.
Các khách hàng tiềm năng khác, kể Walt Disney và công ty mẹ của Google là Alphabet, có vẻ cũng từng cân nhắc khả năng thâu tóm Twitter, nhưng sau đó lại không có bất kỳ động thái cụ thể nào. Mới đây nhất, ngân hàng Softbank cũng được đồn là bắt đầu nhòm ngó đến Twitter, nhưng hiện vẫn chưa có bằng chứng thực tế nào về một thỏa thuận giữa hai bên.
Tuấn Anh(Theo BI)
" alt=""/>Twitter âm thầm chuẩn bị sa thải hàng loạt nhân viênDoanh số iPhone bán ra ở Ấn Độ đã tăng 50% trong năm tài khóa 2016. Ảnh: WSJ
Theo báo cáo mới, tổng doanh thu của Apple trong quý này đạt 46,85 tỷ USD, giảm khoảng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lại tăng 11% so với quý trước. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm 20%, trong khi doanh thu thực hàng năm giảm 10% và là lần sụt giảm đầu tiên trong vòng 15 năm qua của Táo khuyết. Lợi nhuận ròng của công ty cũng giảm 14,5%, xuống còn 45,69 tỷ USD.
Các con số thống kê doanh thu thực tế cho thấy, lợi nhuận Apple thu được từ thị trường Trung Quốc đã giảm đáng kể từ 12,5 tỉ USD năm ngoái xuống mức 8,8 tỉ USD năm nay. Đây là thị trường duy nhất trong các thị trường của Apple bị sụt giảm doanh thu liên tiếp tính từ quý 3/2016. Trong 3 tháng đó, doanh số của hãng đã giảm tới 33%.
CEO Apple Tim Cook quy các vấn đề ở Trung Quốc cho sự ra mắt quá thành công của iPhone 6 và iPhone 6 Plus vào năm 2014. Vào thời điểm đó, hãng đã mở rộng màn hình iPhone tới 4,7 inch và giới thiệu mẫu phablet 5,5 inch đầu tiên của mình. Người dùng Trung Quốc đã phát cuồng vì smartphone màn hình lớn hơn, dẫn đến việc doanh thu của Táo khuyết đạt đỉnh vào năm đó.
Apple từng hy vọng doanh thu ở Trung Quốc tiếp tục tăng ở mức lạc quan nói trên. Nhưng khi tốc độ cập nhật quay trở lại mức trung bình, công ty bắt đầu chứng kiến sự suy thoái về doanh số bán hàng ở các kênh phân phối Trung Quốc.
Mặc dù ông Cook vẫn tỏ ra lạc quan về thị trường Trung Quốc, nhưng Apple cũng hướng sự chú ý lớn hơn sang Ấn Độ. Vấn đề ở đây là, dù Ấn Độ là thị trường smartphone lớn thứ hai, thu nhập bình quân đầu người ở nước này chỉ đạt không đầy 3,1 USD/ngày. 70% các smartphone tiêu thụ ở Ấn Độ năm ngoái có giá dưới 150 USD. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi iPhone 5S, với giá 300 USD, là smartphone mang thương hiệu Táo khuyết bán chạy nhất tại Ấn Độ.
CEO Apple nhấn mạnh, doanh số iPhone bán ra ở Ấn Độ đã tăng 50% trong năm tài khóa 2016. Theo ông, dù GDP của Ấn Độ đang tăng và tầng lớp trung lưu tại nước này cũng ngày càng phát triển đông đảo hơn, chúng không phải là những yếu tố đảm bảo cho doanh số iPhone đạt mức lớn mạnh ở Ấn Độ.
Apple hy vọng có thể cải thiện tình hình kinh doanh tại Ấn Độ bằng cách mở các cửa hàng chính hãng (Apple Store) tại đây. Song, luật pháp Ấn Độ yêu cầu, mỗi cửa hàng như vậy phải chứa tới 30% các sản phẩm có nguồn gốc địa phương. Ngoài ra, đại gia công nghệ Mỹ cũng bị nhà chức trách Ấn Độ từ chối đề nghị bán các mẫu smartphone tân trang ở nước này.
Hồi đầu năm nay, chuyên gia phân tích Gene Munster từng nhận định, Apple có thể tăng thêm 62 triệu người dùng iOS ở Ấn Độ bằng cách gia tăng sự hiện diện của hãng tại nước này lên ngang mức ở Trung Quốc. Mới đây, Apple cũng tuyên bố đã đạt được thỏa thuận với nhà mạng Reliance Jio của Ấn Độ, doanh nghiệp đang theo đuổi dự án xây dựng các hệ thống 4G ở 18.000 thành phố và 200.000 làng mạc tại nước này. Theo đó, những người mua iPhone ở Ấn Độ sẽ được hưởng 1 năm dịch vụ miễn phí của Reliance Jio.
Tuấn Anh(theo Phonearena, WSJ)
" alt=""/>Sụt mạnh doanh thu ở TQ, Apple tìm cách gỡ gạc ở Ấn Độ