
 |
|
60 năm là chặng đường xây dựng, trưởng thành và không ngừng phát triển của Học viện Ngân hàng, gắn với sự phát triển của ngành giáo dục Việt Nam, cũng như sự phát triển chung của ngành ngân hàng và nền kinh tế.
Ngay trong buổi lễ, NGƯT. PGS. TS. Đỗ Thị Kim Hảo - Phó Giám đốc phụ trách Học viện Ngân hàng chia sẻ và điểm lại những cố gắng, nỗ lực của Học viện Ngân hàng trong việc hoàn thành sứ mệnh đào tạo, để cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các khối ngành kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn do đại dịch Covid-19.
Trong những năm vừa qua, Học viện Ngân hàng luôn chú trọng đầu tư trang thiết bị giảng dạy, học tập và nghiên cứu đồng bộ; từng bước đạt chuẩn, đầu tư cho thư viện, mở rộng đầu sách, kết nối thư viện điện tử; hoàn thiện công trình xây dựng giảng đường trụ sở Học viện Ngân hàng; đầu tư bài bản hạ tầng công nghệ thông tin, đảm bảo khả năng mở rộng, tích hợp trong tương lai…
Hiểu rõ trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, Học viện Ngân hàng đã xác định các mục tiêu chiến lược trong giai đoạn 2021-2025, với tầm nhìn: Đến năm 2030, Học viện Ngân hàng là trường đại học đa ngành theo định hướng nghiên cứu ứng dụng, nằm trong nhóm các trường hàng đầu của Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế.
Cũng tại lễ kỷ niệm, Khoa Tài chính tại học viện Ngân hàng đã nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Đây là một minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ, giảng viên của nhà trường trong suốt những năm qua.
Sự kiện cũng là dịp để tri ân và tôn vinh những cống hiến của đội ngũ cán bộ nhân viên, giảng viên học viện. Tính từ năm 1961 đến nay, Học viện Ngân hàng đã đào tạo hàng vạn cán bộ có trình độ cao cho ngành tài chính - ngân hàng. Nhiều sinh viên tốt nghiệp đã được “tiếp lửa” học tập, đạt được các học vị thạc sĩ, tiến sĩ và trở thành các chuyên gia đầu ngành. Bên cạnh đó, nhiều cựu sinh viên của trường hiện đang giữ những cương vị quan trọng trong Chính phủ, các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại…
 |
|
Đại diện Học viện Ngân hàng bày tỏ: “Lễ kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống và 39 năm ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay dù đã diễn ra trong bối cảnh hết sức đặc biệt, nhưng vẫn là dịp để Học viện Ngân hàng nhìn lại và tự hào về một chặng đường đã qua. Tiếp nối truyền thống - vươn tới tương lai, thầy và trò Học viện Ngân hàng đã cùng đề ra những mục tiêu, giải pháp cụ thể để đưa học viện phát triển lên một tầm cao mới, giữ vững thương hiệu và nâng cao uy tín trong nền giáo dục nước nhà”.
Lệ Thanh
" alt="Học viện Ngân hàng kỷ niệm 60 năm thành lập"/>
Học viện Ngân hàng kỷ niệm 60 năm thành lập

- Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa chỉ đạo thu hồi đề án “Đổi mới thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH-CĐ sư phạm, trung cấp sư phạm hệ chính quy giai đoạn 2018-2020” với khái toán tổng kinh phí lên đến 749 tỉ đồng. |
Ảnh minh họa. |
Có gì trong đề án đổi mới thi gần 750 tỉ đồng?
Đề án “Đổi mới thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ sư phạm, trung cấp sư phạm hệ chính quy giai đoạn 2018-2020” được Bộ GD-ĐT phê duyệt có mục tiêu "đảm bảo sự ổn định và làm cơ sở để tiếp tục thực hiện lộ trình đổi mới thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ từ năm 2021 trở đi phù hợp với chương trình SGK mới".
Theo quyết định được phê duyệt ngày 17/4, tổng kinh phí cho 3 năm thực hiện là hơn 749 tỷ đồng, trong đó năm 2018 sẽ chi 344 tỷ đồng, năm 2019 chi 203 tỷ đồng và năm 2020 số kinh phí là 201,6 tỷ đồng.
Về cơ bản, phương thức thi trong những năm nay không có thay đổi lớn, trừ ý tưởng chuẩn bị lộ trình cho viêc thi trên máy tính.
Trong danh muc tính toán, việc xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa phục vụ ra đề thi được chú trọng với tổng số tiền là hơn 266 tỷ đồng. Cụ thể: năm 2018 dự kiến đầu tư hơn 84,7 tỷ đồng; các năm sau đó là hơn 90,7 tỷ đồng mỗi năm.
 |
Một số hạng mục được nêu trong đề án |
Điểm được xem là mới trong đề án này là định hướng thi trên máy tính vào năm 2021. Do đó, đề án chú trọng việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ tổ chức thi và tuyển sinh. Cùng với đó là xây dựng và đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng trung tâm tổ chức thi vệ tinh quốc gia với tổng kinh phí là 317 tỷ đồng (trong đó riêng năm 2018 kinh phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ tổ chức thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung cấp sư phạm là 153 tỷ đồng); dự kiến xây dựng hệ thống 24 trung tâm tổ chức thi vệ tinh quốc gia…
Một phần dự toán khác dành cho các phần mềm như: Năm 2018 dành 8 tỷ đồng cho phần mềm tuyển sinh điều chỉnh và 8 tỷ đồng phần mềm hỗ trợ xét tuyển trực tuyến (trong tổng số 23 tỷ đồng của công tác tuyển sinh); năm 2019 kinh phí vận hành và nâng cấp phần mềm là 7 tỷ đồng (trong tổng số 14,2 tỷ đồng) và đến năm 2020 chi phí vận hành, nâng cấp phần mềm tuyển sinh còn 6 tỷ đồng…
Đề án cũng hoàn thiện, phát triển hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị; bảo trì, chỉnh sửa, nâng cấp các phần mềm phục vụ thi THPT quốc gia trên máy tính; phần mềm quản lý ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hoá; phần mềm phục vụ xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hoá kết hợp với chấm thi và phần mềm cho thí sinh ôn luyện thi trực tuyến...
Có sự trùng lắp, một số nội dung thiếu khả thi
Nhiều băn khoăn được đặt ra: Kỳ thi THPT quốc gia như hiện nay (năm 2018) được Bộ GD-ĐT xác định là sẽ giữ ổn định cho đến sau năm 2020. Việc đầu tư lớn cho ngân hàng câu hỏi liệu có lãng phí, khi mục tiêu và cách đánh giá ở bậc giáo dục phổ thông sẽ được thay đổi theo chương trình giáo dục mới, một số nội dung trùng lắp không cần thiết,v.v...
Sau khi có thông tin về lộ trình của đề án trên báo chí cùng những băn khoăn như trên, ngay trong sáng 22/5, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo kiểm tra lại.
Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, xét thấy nội dung về tài chính được tính toán tích hợp từ nhiều nguồn liên quan, có sự trùng lắp, một số nội dung thiếu khả thi; một số khoản mục là chi phí gián tiếp chứ không trực tiếp cho hoạt động tổ chức thi. Do vậy, Bộ trưởng đã chỉ đạo thu hồi Đề án để tiếp tục hoàn thiện.
Bộ GD-ĐT giải thích: “Con số hơn 749 tỷ đồng đề cập đến là khái toán cho 3 năm từ 2018-2020, bộ phận soạn thảo đã đưa vào khái toán nhiều khoản kinh phí không trực tiếp cho hoạt động tổ chức thi THPT QG và tuyển sinh ĐH, CĐ. Ví dụ kinh phí từ Đề án Ngoại ngữ quốc gia, Dự án Hỗ trợ Đổi mới giáo dục phổ thông (RGEP), Chương trình Phát triển các trường sư phạm (ETEP). Cách khái toán này đã dẫn đến sự không thống nhất trong cách hiểu, cần phải nghiên cứu điều chỉnh cả nội dung và vấn đề tài chính khi soạn thảo Đề án”.
Do đó, Bộ trưởng cũng đã chỉ đạo bộ phận soạn thảo nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc xây dựng các đề án, dự án, đặc biệt là khi tính toán các nội dung về tài chính.
Thanh Hùng

Những điểm thí sinh cần lưu ý với các bài thi THPT quốc gia 2018
Bộ GD-ĐT vừa thông tin một số điểm thí sinh cần lưu ý trong quá trình thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2018.
" alt="Bộ Giáo dục thu hồi Đề án đổi mới thi THPT quốc gia tiêu tốn 749 tỉ đồng"/>
Bộ Giáo dục thu hồi Đề án đổi mới thi THPT quốc gia tiêu tốn 749 tỉ đồng