Thống kê cho thấy, tính từ tháng 8/2023 - thời điểm Cục An toàn thông tin bắt đầu bổ sung mục rà soát website cơ quan nhà nước bị chèn nội dung không phù hợp vào báo cáo kỹ thuật cho đến nay, tổng số lượt website của các cơ quan nhà nước được cảnh báo đã là 316.
Tuy được định kỳ cảnh báo song số lượng bộ, ngành, địa phương và số website cơ quan nhà nước bị chèn nội dung quảng cáo không phù hợp, được Cục An toàn thông tin nhắc nhở vẫn không giảm. Cụ thể, trong các tháng từ 8 đến 12/2023, số bộ, ngành, địa phương để tồn tại tình trạng website các đơn vị trực thuộc bị lợi dụng chèn nội dung độc hại, quảng cáo không phù hợp lần lượt là 15, 28, 27, 23 và 31. Tổng số website cơ quan nhà nước bị chèn nội dung quảng cáo không phù hợp, được Cục An toàn thông tin nhắc nhở trong từng tháng 8, 9, 10, 11 và 12 lần lượt là 38, 67, 71, 56, 84.
Trong các cảnh báo hằng tháng, Cục An toàn thông tin đều đặc biệt lưu ý các bộ, ngành, địa phương rằng, việc để tồn tại tình trạng các website cơ quan nhà nước bị lợi dụng chèn các tệp tin có nội dung độc hại là vô cùng nguy hiểm.
“Những tệp tin này xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google và thực hiện chuyển hướng người dùng sang website khác khi người dùng truy cập đường dẫn. Điều này sẽ trở nên nghiêm trọng nếu bị lợi dụng để đăng tải, phát tán những nội dung xấu độc, xuyên tạc về chủ quyền, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước”, Cục An toàn thông tin phân tích.
Trong báo cáo đánh giá an toàn thông tin mạng năm 2023 và dự báo tình hình năm 2024, các chuyên gia NCS chỉ ra rằng, thời gian qua, hacker đã công khai chèn các đường dẫn ẩn-backlink quảng cáo nội dung vi phạm pháp luật như cờ bạc, cá độ lên các website chính thống. Theo thống kê của NCS, có tới 342 trang web giáo dục có tên miền .edu.vn và 212 trang web của cơ quan chính phủ có tên miền .gov.vn đã bị tấn công theo kiểu này. Đặc biệt có nhiều website bị tấn công lại nhiều lần mà không có cách khắc phục triệt để.
Trao đổi với phóng viên VietNamNetvề tình trạng trên, ông Nguyễn Minh Đức, CEO Công ty cổ phần an toàn thông tin CyRadar nhận định, có 2 nguyên nhân chính khiến cho nhiều website cơ quan nhà nước tái diễn việc bị lợi dùng cài nội dung không phù hợp, đó là: Các website chưa vá được lỗ hổng gốc mà hacker sử dụng để cài mã độc; một số hệ thống chưa gỡ bỏ được mã độc dù đã bị lây nhiễm.“Để giải quyết triệt để, các đơn vị cần xử lý tận gốc hai nguyên nhân này”, ông Nguyễn Minh Đức chia sẻ.
Đồng quan điểm, chuyên gia NCSC cũng chỉ ra rằng, một số website bị tấn công lại nhiều lần thông qua các điểm yếu lỗ hổng an toàn thông tin, đối tượng tấn công có thể tái xâm nhập website và chỉnh sửa nội dung. Ngoài ra, đối tượng tấn công còn lợi dụng tính năng cho phép đăng thông tin của website như đăng hỏi đáp, diễn đàn... để đưa các thông tin quảng cáo lên.
Mặt khác, một số đơn vị dù đã được cảnh báo nhưng chưa xử lý hoặc xử lý chưa triệt để. Ba việc các đơn vị cần làm là loại bỏ các tệp tin, bài đăng chứa nội dung độc hại; điều tra nguyên nhân hoặc lỗ hổng an toàn thông tin dẫn tới tình trạng bị cài nội dung không phù hợp và khắc phục; rà soát mã nguồn và máy chủ ứng dụng để loại bỏ các mã độc đã bị đối tượng tấn công cài cắm.
Với 13% cổ phần trong Meta, Zuckerberg ghi nhận tài sản ròng tăng 78 tỷ USD từ đầu năm đến nay, nhiều hơn bất kỳ ai trong danh sách 500 tỷ phú toàn cầu.
Khép phiên giao dịch ngày 3/10, giá cổ phiếu Meta đóng cửa ở mức cao nhất mọi thời đại, 582,77 USD, tăng 68% từ đầu tháng 1.
Theo CNBC, việc ông chủ Meta leo lên vị trí thứ hai bảng xếp hạng nhấn mạnh tài sản cá nhân của ông biến động cùng với sự phấn khích của nhà đầu tư trước kết quả kinh doanh của “đại gia” mạng xã hội.
Vào tháng 7, Meta công bố doanh thu quý II tăng 22% lên 39,07 tỷ USD, đánh dấu quý thứ tư liên tiếp tăng trưởng doanh thu trên 20%.
Công ty mẹ Facebook chỉ ra các khoản đầu tư tốn kém cho AI đã giúp cải thiện hiệu quả của nền tảng quảng cáo trực tuyến.
Hệ thống quảng cáo trực tuyến của Meta bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong năm 2021 khi Apple giới thiệu cập nhật quyền riêng tư mới trên iOS, làm suy yếu khả năng theo dõi người dùng trên website.
Tháng 2/2022, tập đoàn dự đoán có thể thiệt hại 10 tỷ USD doanh thu vì thay đổi này.
Cuối năm 2022, Zuckerberg khởi xướng kế hoạch cắt giảm chi phí lớn, kéo dài sang năm sau và cuối cùng dẫn đến 21.000 nhân viên Meta mất việc làm, tương đương 1/4 lực lượng lao động. C
Các nhà đầu tư hài lòng với những biện pháp mạnh tay, trong khi mảng kinh doanh quảng cáo khởi sắc trở lại và được củng cố nhờ các chiến dịch chi tiêu quảng cáo kỹ thuật số “khủng” từ các nhà bán lẻ Trung Quốc như Temu và Shein.
Trong khi Meta tiếp tục chi hàng tỷ USD cho công nghệ thực tế ảo và tăng cường cần thiết để chuẩn bị cho vũ trụ ảo, các nhà đầu tư cũng tỏ ra khoan dung hơn với những khoản đầu tư đó, miễn là mảng kinh doanh quảng cáo cốt lõi vẫn khỏe mạnh.
(Theo CNBC)
" alt=""/>Mark Zuckerberg giầu thứ hai thế giới, chỉ sau Elon MuskCác nguồn tin thân cận với Meta đã xác nhận dự án nhưng cho biết nó vẫn đang trong giai đoạn đầu. Dự kiến Meta sẽ công khai hơn vào đầu năm 2025, chia sẻ một số thông tin như tuyến đường dự định, dung lượng và lý do đằng sau việc xây dựng.
Dù vậy, dự án khó hoàn thành trong thời gian ngắn vì thế giới chỉ có ít công ty có năng lực xây dựng hạ tầng như vậy và họ cũng đã có khách hàng đặt trước dịch vụ. Theo nhà phân tích ngành công nghiệp cáp biển Ranulf Scarborough, tàu cáp biển có hạn và được đặt trước vài năm.
Tuyến cáp khi hoàn thiện sẽ giúp Meta có đường dẫn chuyên dụng cho lưu lượng dữ liệu trên toàn cầu. Theo nguồn tin, tuyến cáp có thể kéo dài từ bờ biển phía đông của Mỹ đến Ấn Độ qua Nam Phi và sau đó đến bờ biển phía tây của Mỹ từ Ấn Độ qua Australia - tạo thành hình chữ "W" trên toàn cầu.
Cáp quang biển đã là một phần của hạ tầng truyền thông trong 40 năm qua. Điều quan trọng ở đây là ai đang bỏ tiền để xây dựng và sở hữu nó - và cho mục đích gì.
Theo nhà phân tích viễn thông Telegeography, Meta là chủ sở hữu một phần của 16 tuyến cáp biển, gần đây nhất là tuyến cáp 2Africa bao quanh lục địa này, những người khác trong dự án đó là các nhà mạng bao gồm Orange, Vodafone, China Mobile, Bayobab/MTN...
Meta và các hãng công nghệ lớn khác như Google, Amazon, Microsoft đều là đồng chủ sở hữu hoặc người mua dung lượng trong các tuyến cáp biển trên thế giới.
(Theo TechCrunch)
" alt=""/>Meta muốn làm cáp quang biển 10 tỷ USD vòng quanh thế giới