"Chồng em sống vô tâm, ham vui, cứ bạn gọi là lên xe phóng đi không cần biết là ngày hay đêm. Vậy nhưng với việc gia đình, vợ nhắc mỏi miệng anh cũng không làm cho. Thậm chí em phải tự thay bóng điện, sửa ống nước, thông cống tắc không khác gì phụ nữ độc thân.
Lúc bầu bí, em cũng nghĩ lên chức bố, anh ấy sẽ sống có trách nhiệm hơn. Tiếc rằng thực tế ngược lại. Chồng em chỉ biết tới bản thân, con mình em chăm, anh ấy đi suốt ngày.
Về nhà thấy con, vui thì chơi với thằng bé một tí còn không cũng kệ vợ vừa chăm con vừa lo việc nhà. Con em đã hơn 1 tuổi nhưng chưa bao giờ anh biết tới cảm giác thức đêm chăm con ốm là gì. Có những đêm thằng bé khóc nhiều, chồng em ôm luôn gối sang phòng khác ngủ cho đỡ ồn, mặc vợ muốn xoay xở thế nào là việc của vợ".
Đỉnh điểm sự chịu đựng của người vợ là khi con sốt mọc răng, quấy khóc cả đêm mà chồng không đỡ đần vợ, cũng không xót con, lại còn lớn tiếng trách vợ không để mình yên dù cả ngày đi làm về đã mệt:
"Tối hôm trước con em mọc 2 cái răng hàm, thằng bé sốt, quấy khóc cả đêm. Em bế mỏi rời tay nên gọi chồng dậy vác con thay 1 lúc nhưng anh cằn nhằn: "Cả ngày đi làm, đêm về ngủ cũng không yên thân".
Nói xong chồng em ôm luôn gối sang phòng bên ngủ như mọi khi, tuyệt đối không hỏi han hay bế con thay vợ. Tới 2h sáng, thấy con trai em nóng quá, thằng bé lại cứ bám rịt mẹ không chịu nằm xuống giường, em lại phải gọi chồng lấy thuốc hạ sốt pha cho con. Em phải gọi tới chục câu anh ấy mới dậy.
Vì chưa bao giờ chăm con ốm nên chồng em còn không biết thuốc hạ sốt là gói nào. Em chỉ tận tay vậy mà anh ấy pha luôn gói hạ sốt vào cả 1 cốc nước đầy. Bực mình nhưng em vẫn nhẹ nhàng bảo rằng pha thế con uống thế nào được, rồi giục anh đổ đi pha gói khác với 2, 3 thìa nước thôi. Thế là anh ấy hùng hổ hất bát thuốc vào bồn rửa bát, quay ra mắng vợ: "Cô tự đi mà pha lấy. Đẻ được phải tự chăm được, đừng hành người khác".
Vứt cái bát xuống mặt bàn, chồng em bỏ về phòng ngủ tiếp. Em cũng không nói năng gì, đành ẵm con đi pha lại gói khác. Thằng bé khóc khàn cả tiếng, bố vẫn đóng cửa ngủ ngáy một mình".
Tưởng như một số chị em, chồng vô trách nhiệm, vô tâm là cắn răng chịu khổ một mình, cho cửa nhà yên ấm, cho con có bố, cho có cái gọi là gia đình... Nhưng không, hành động quyết liệt của cô vợ ngay sáng hôm sau khiến nhiều người gật đầu tán thưởng.
"Sáng hôm sau con cắt sốt, chồng em ngủ dậy câu đầu tiên anh hỏi vợ là: "Sáng nay ăn gì đấy, chưa nấu à?". Em không đáp lại nửa lời, anh ấy định trợn mắt quát vợ thì nhìn ra cửa thấy cái vali quần áo đặt ở đó, mặt có chút sững sờ. Chưa kịp hỏi, em lên tiếng luôn: "Tôi đưa con về nhà ngoại, đơn ly hôn để đầu giường, tôi ký rồi. Con tôi sẽ nuôi, sống với anh, mẹ con tôi chẳng nhờ cậy được gì, chỉ thêm gánh nặng. Tốt nhất chúng ta giải tán", cô vợ viết.
Ngay sau đó cô một mạch bế con về ngoại. Người chồng cuối cùng phải nhắn tin bảo vợ đưa con về, hứa sẽ thay đổi nhưng cô vợ tuyệt nhiên không nhắn lại. "Em muốn dùng thời gian này cho chồng tự kiểm điểm lại bản thân, nếu thật sự anh không nhận ra sự ích kỷ của mình, em sẵn sàng ly hôn không nuối tiếc", người vợ quả quyết với nhóm chị em.
Ngẫm về hôn nhân bây giờ, những ông chồng vẫn cố sống theo cách "chồng chúa vợ tôi", lười biếng, ỷ lại, quen có vợ "hầu" còn ra vẻ nạt nộ thật là dại. So với thế hệ trước, họ không còn nhiều "vai trò trụ cột" vì phụ nữ thời này đã được giải phóng rồi. Họ cũng ra ngoài làm việc, có thu nhập, có khả năng tài chính và tự lo liệu được cho chính mình. Họ không cần phụ thuộc ai nên đâu cần phục tùng ai.
Vợ chồng vì yêu mà đến với nhau thì chung sống với nhau cũng nên dùng yêu thương để đối đãi, bằng đối xử với vợ không tình không nghĩa, không cho họ thấy được sự hiện diện của người chồng, người cha ở bạn trong gia đình, thì đối với bạn, họ có gì phải nuối tiếc?
Theo Dân trí
Chồng đứng quay clip khi thấy vợ bị đánh ghen
Hơn 2h sáng, tôi vẫn không thể ngủ được. Hai mắt cứ chong chong. Nghĩ lại chuyện lúc chiều, tôi thật sự bức xúc.
" alt="Quát vợ đẻ được phải chăm được, chồng nhận luôn bài học vào sáng hôm sau" />Quát vợ đẻ được phải chăm được, chồng nhận luôn bài học vào sáng hôm sau
Muốn "yêu" vợ không cho cũng đành chịu (Ảnh minh họa)
" alt="Chuyện 'yêu' của những ông chồng sợ vợ" />Chuyện 'yêu' của những ông chồng sợ vợ
Đây không phải là lần đầu tiên Chanel tăng giá trong vài tháng gần đây. Thương hiệu này đã tăng giá một số mặt hàng vào đầu năm nay, sau 2 lần tăng giá khác vào tháng 5 và tháng 11 năm 2020.
Bất chấp ảnh hưởng của đại dịch, lợi nhuận của Chanel Hàn Quốc vẫn tăng 34% lên 149,1 tỷ won vào năm ngoái. Bà Kim Yae-ri, giáo sư ngành Tiếp thị kỹ thuật số của ĐH Sejong Cyber, cho rằng, dường như đại dịch còn kích thích thêm hiện tượng này.
Bà nói, trước đây người ta có rất nhiều hình thức tiêu dùng nhưng một số cách tiêu dùng đã bị hạn chế do đại dịch, ví dụ việc đi du lịch nước ngoài. Vì thế, họ đang đổ tiền nhiều hơn vào các mặt hàng xa xỉ - thứ mà họ coi là biểu tượng đại diện cho danh tính của mình.
Giáo sư Kim tin rằng, các thương hiệu xa xỉ cũng nhận thức được hiện tượng này. Họ biết rằng khách hàng vẫn sẽ mua hàng ngay cả khi họ tăng giá. Hàn Quốc là thị trường hàng cao cấp lớn thứ 7 trên thế giới tính đến năm 2020.
Đăng Dương(Theo Korea Times)
Không đủ tiền, người trẻ mua vỏ hộp hàng hiệu để sống ảo
Thay vì sắm cả món hàng hiệu, nhiều người mua chuyển sang sắm những thứ vốn đi kèm với chúng với mức giá rẻ hơn nhiều mà vẫn tạo cảm giác họ đang dùng đồ đắt tiền.
" alt="Người Hàn đổ xô xếp hàng mua Chanel trước tin đồn tăng giá" />Người Hàn đổ xô xếp hàng mua Chanel trước tin đồn tăng giá
“Người cuối cùng mà tôi đã nói chuyện ở cơ quan này cũng khẳng định: “Trên toàn bộ hệ thống của chúng tôi ghi nhận bạn là người đã qua đời", Samantha kể lại.
Cơn ác mộng không chỉ khiến Samantha Dreissig đau đầu - cha cô cũng không thể liệt kê cô là người phụ thuộc vào tờ khai thuế của ông vì họ cho rằng cô đã chết. Cơ quan chức năng đã hứa sẽ khắc phục sự cố, nhưng đó là hơn một năm trước và Dreissig đã không nhận được phản hồi từ bất kỳ ai trong thời gian đó.
Mãi cho đến năm nay, Samantha mới thấy một chút hy vọng dù rất mong manh. “Những tình huống này có thể mất một thời gian để giải quyết,” cơ quan này cho biết trong một bức thư gần đây.
“Tôi thực lòng muốn IRS biết rằng tôi còn sống. Điều này ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc của tôi”, Dreissig chia sẻ.
Ngọc Trang(NewYork Post)
Người phụ nữ Trung Quốc phát hiện mình 'đã chết' trên hộ khẩu
Một người phụ nữ họ Wang (39 tuổi), sống tại tỉnh Tứ Xuyên, bàng hoàng phát hiện mình đã tử vong trên giấy tờ suốt 16 năm qua, theo Sixth Tone.
" alt="Cuộc chiến 7 năm chứng minh mình chưa chết của cô gái 25 tuổi" />
...[详细]
Phía trước đền thờ cụ Phan đặt bức tượng bán thân của người chí sĩ yêu nước.
Phía trước mộ phần có tấm bia đá khắc chữ Hán “Việt Nam chính trị cách mạng gia Phan Châu Trinh tiên sinh chi mộ”. Sau mộ là tiểu sử của cụ do Huỳnh Thúc Kháng soạn thảo ngày 2/8/1926.
Hiện nay, việc chăm nom khu di tích lịch sử văn hóa mộ cụ Phan Châu Trinh được Nhà nước cùng hậu duệ của cụ kết hợp, chung tay bảo vệ. Bà Lê Thị Sáu (bí danh Tư Sương, 81 tuổi), cháu dâu của cụ Phan cho biết, bà vinh dự được gia đình giao trọng trách trông nom khu di tích.
Hằng ngày, bà vẫn tiếp khách tham quan và kể những câu chuyện về nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh.
Đền thờ cụ Phan Châu Trinh.
Bà Tư Sương cho biết: “Ngày diễn ra đám tang của cụ trở thành sự kiện chấn động. Không chỉ riêng người dân Sài Gòn mà khắp Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, thậm chí cả kiều bào nước ngoài cũng bất chấp sự ngăn cản của chính quyền thực dân để tổ chức truy điệu, để tang cụ”.
Cũng theo bà, hay tin cụ mất, một gia đình bá hộ tại Sài Gòn vô cùng thương tiếc. Gia đình này sau đó quyết định hiến khu đất có địa thế đẹp cho cụ an nghỉ.
“Lúc đầu, mộ phần cụ cũng nhỏ. Trải qua nhiều lần tôn tạo, mộ phần mới bề thế như bây giờ. Tính đến nay, nơi an nghỉ của cụ đã tròn 95 năm”, bà Tư Sương nói thêm.
Mộ phần cụ Phan nổi bật trong không gian xanh mát của hoa cỏ.
Dẫn chúng tôi đi thăm nhà lưu niệm, bà Sáu cho biết, đây là nơi trưng bày các di vật, di bút, hiện vật về cuộc đời hoạt động cách mạng của cụ Phan Châu Trinh. Trong số này có bộ comple cụ thường mặc khi còn tại thế. Hiện, bộ quần áo vẫn còn nguyên vẹn, được treo trang trọng trong tủ kính.
Trong nhà trưng bày cũng treo các liễn đối do cá nhân, tổ chức gửi viếng lúc cụ qua đời. Hằng ngày, hậu duệ của cụ Phan vẫn tìm kiếm, sưu tầm các hình ảnh, tài liệu, tư liệu về cụ, đem về nhà trưng bày để nơi đây phong phú thêm.
Phía trước mộ phần có tấm bia đá khắc chữ Hán “Việt Nam chính trị cách mạng gia Phan Châu Trinh tiên sinh chi mộ”.
Tình yêu với người vợ chân chất
Bà Tư Sương cho biết, cụ Phan là tấm gương để cả cuộc đời bà noi theo. Cụ là người tiên phong, đi đầu trong phong trào cách mạng dân tộc dân chủ. Suốt một đời, cụ hết sức hết lòng hiến dâng cho đất nước.
“Cụ hy sinh đến nỗi khi vợ, con trai mất, cụ cũng không được gặp mặt vì vướng hoạt động cách mạng. Nhân cách đáng trân trọng của cụ không chỉ thể hiện trong việc cụ tìm đường đưa dân tộc thoát khỏi ách cai trị của người Pháp. Nó còn thể hiện ở tấm lòng chung thủy với người vợ lam lũ”, bà Tư Sương kể thêm.
Bà Lê Thị Sáu (Tư Sương), cháu dâu cụ Phan cho biết, cụ Phan Châu Trinh là nhà cách mạng có nhân cách sáng ngời.
Cụ Phan Châu Trinh mất khi bà Tư Sương chưa ra đời. Thế nhưng, bà khẳng định luôn được cha mẹ kể lại những câu chuyện thấm đẫm tính nhân văn về ông. Một trong số đó là chuyện cụ Phan một lòng với người vợ ở quê trước sự yêu mến của một cô tiểu thư đài các.
Bà kể, khi cụ Phan từ Huế trở về nhà, có một tiểu thư xinh đẹp, là con quan, chuẩn bị rất nhiều đồ đạc cho cụ. Vị tiểu thư này vốn có tình cảm đặc biệt với cụ từ trước và rất muốn đi cùng cụ. Khi trở về nhà, cụ Phan nhìn thấy cảnh vợ mình đang lam lũ làm việc ở ngoài ruộng.
Bộ comple cụ thường mặc khi còn tại thế.
Thấy cụ Phan về, mặc kệ quần áo lấm lem bùn đất, cụ bà tất tả chạy ra đón chồng. Cụ Phan so sánh hình ảnh cơ cực, lam lũ của vợ với cô tiểu thư đài các kia rồi tự thấy thương yêu cụ bà hơn.
“Lúc bấy giờ, cụ là nam nhi có chí lớn. Khi bôn ba bốn bể, cụ được biết bao cô gái trẻ đẹp, học thức yêu mến. Thế nhưng cụ vẫn luôn thủy chung với cụ bà lam lũ, chân chất ở quê nhà. Tình cảm, nhân cách ấy đáng trân trọng vô cùng”, bà Tư Sương kể thêm.
Các tác phẩm, di bút của cụ Phan được lưu giữ, trưng bày trong nhà lưu niệm.
Cũng theo bà Tư Sương, sinh thời, cụ Phan Châu Trinh có 3 người con, 1 trai 2 gái. Tuy nhiên, người con trai của cụ mất sớm khi chưa lập gia đình. Thế nên, cụ chỉ có 13 người cháu ngoại.
Nguyễn Sơn
40 năm chăm sóc, bà quản trang kể chuyện linh thiêng bên mộ liệt sĩ
Gần 40 năm qua, ngày ngày một mình bà đến dọn cỏ, thắp nhang, ngồi trò chuyện, khóc cùng những mộ phần nơi nghĩa trang liệt sĩ.
" alt="Chuyện tình thủy chung của Phan Châu Trinh và người vợ lam lũ" />
...[详细]