Video highlight U19 Thái Lan 1-0 U19 Việt Nam:Với sự góp mặt của các đội bóng mạnh gồm chủ nhà U19 Thái Lan, U19 Hàn Quốc và U19 Uzbekistan, GSB Bangkok Cup 2019 được đánh giá là cơ hội rất tốt để U19 Việt Nam thi đấu cọ xát, tích lũy kinh nghiệm và đạt được sự chuẩn bị tốt nhất cho Vòng loại giải U19 châu Á 2020.
 |
U19 Việt Nam (áo trắng) đánh bại chủ nhà U19 Thái Lan |
Đây cũng là trận ra mắt của “Phù thủy trắng” Philippe Troussier sau một tháng ông nhận lời dẫn dắt U19 Việt Nam thay cho HLV Hoàng Anh Tuấn. Vì thế, khá nhiều người chú ý đến trận đấu này bất chấp cuộc đọ sức của tuyển Việt Nam và Malaysia ở vòng loại World Cup 2022.
Tân HLV trưởng Troussier hi vọng thông qua giải đấu giao hữu tại Thái Lan, ông sẽ có thêm những đánh giá chính xác hơn về năng lực của đội tuyển nhằm có sự điều chỉnh cần thiết cho giai đoạn huấn luyện kế tiếp.
Thầy trò Philippe Troussier đã không khiến đám đông thất vọng khi đánh bại chủ nhà Thái Lan với tỉ số tối thiểu 1-0. Với tinh thần cọ xát giao hữu, hai đội U19 Việt Nam và Thái Lan nhập cuộc đầy hứng khởi, chủ động chơi đôi công ngay từ đầu trận.
U19 Việt Nam tỏ ra lấn lướt trong hiệp một nhưng không thể tận dụng cơ hội để vượt lên. Bước sang hiệp hai, U19 Thái Lan lấy lại thế trận và tạo ra nhiều tình huống nguy hiểm. Tuy nhiên, các cầu thủ chủ nhà đều không thể thắng được thủ môn Lâm Hào.
Đúng vào thời điểm hai đội nghĩ đến kết quả hòa 0-0 thì Văn Tùng tỏa sáng. Phút bù giờ cuối cùng của hiệp hai, tiền đạo vào thay người này có pha chọn vị trí nhạy cảm để đệm bóng cận thành, ghi bàn duy nhất cho U19 Việt Nam.
Với chiến thắng này, U19 Việt Nam sẽ gặp U19 Hàn Quốc trong trận chung kết diễn ra vào lúc 19h00 ngày 12/10 tới. Trong khi đó, U19 Thái Lan sẽ chơi trận tranh hạng ba với U19 Uzbekistan.
Ở vòng loại giải U19 châu Á 2020, U19 Việt Nam nằm cùng bảng J với Nhật Bản, Mông Cổ và Guam. Đáng chú ý, tất cả các trận đấu này sẽ cùng khởi tranh tại Bà Rịa - Vũng Tàu từ ngày 6-10/11.
Q.C
" alt="U19 Việt Nam 1"/>
U19 Việt Nam 1
Theo hồ sơ gửi về chương trình đây là 2 hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không chỉ thiếu thốn về mọi mặt trong cuộc sống mà họ đang phải sống trong những căn nhà xuống cấp, xập xệ, rạn nứt, tính mạng có thể bị nguy hiểm bất cứ lúc nào khi những ngày mưa to, gió lớn. |
Ông Nguyễn Đăng Tấn, Trưởng ban Công tác Xã hội, Trưởng ban Bạn đọc Báo VietNamNet cùng cán bộ địa phương trao tiền xây gia cho gia đình chị Nguyễn Thị Thảo |
Gia đình chị Nguyễn Thị Thảo ( SN 1977, ở xã Đào Xá, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) thuộc vào diện hộ nghèo nhiều năm nay ở địa phương .
   |
Căn nhà của chị Nguyễn Thị Thảo xập xệ, rạn nứt xuống cấp nghiêm trọng |
Tâm sự với PV, chị Thảo cho biết, vợ chồng chị lấy nhau rồi cả hai cùng đi vào Miền Nam làm thuê kiếm sống. Hạnh phúc vỡ òa đến với vợ chồng chị khi sinh hạ được cậu trai đầu lòng. Tuy nhiên, niềm vui ấy chẳng tày gang, đầu năm 2008, Anh Phù Văn Luận chồng chị không may qua đời do bị cảm lạnh. Mất đi người trụ cột trong gia đình, chị cùng con trai về quê hương sinh sống, ở nhờ trong ngôi nhà cũ của bố mẹ đẻ. Về quê chị Thảo bươn chải khắp nơi đi làm thuê mọi việc kiếm tiền nuôi con trai ăn học
Căn nhà mà hai mẹ con chị đang ở đã xuống cấp trầm trọng, rạn rứt, khi đoàn chúng tôi tới thăm ai cũng rùng mình, bởi tưởng chừng có thể bị sụp bất cứ lúc nào. Biết được sự nguy hiểm đó nhưng với tình cảnh của chị lúc này, việc sửa chữa lại nhà là điều quá xa vời chưa bao giờ người phụ nữ ấy nghĩ đến
Còn hộ gia đình chị Vũ Thị Kim Liên (sn 1980, ở xã Đào Xá, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) cũng có hoàn cảnh rất đặc biệt. Gần 10 năm qua, kể từ ngày chồng chị qua đời vì căn bệnh hiểm nghèo, một mình chị Liên gồng gánh nuôi con, nguồn thu của gia đình chỉ trông vào 2 sào ruộng. Bản thân chị đau ốm liên miên, thế nên mặc dù căn nhà đã xuống cấp, trận mưa to vừa qua làm tung mái nhà, mọi người phải chung tay giúp đỡ chị dựng lại
  |
Gia đình chị Vũ Thị Kim Liên đón nhận tiền ủng hộ xây dựng nhà |
Trước những hoàn cảnh đó, Báo VietNamNet đã kêu gọi các doanh nghiệp tài trợ xây nhà cho gia đình chi Vũ Thị Kim Liên và chi Nguyễn Thị Thảo, trị giá 70 triệu đồng/căn. Đây số tiền do công ty cổ phần Him Lam ủng hộ qua chương trình “Ngôi nhà mơ ước” Báo VietNamNet phát động
 |
Chính quyền địa phương xã Đào Xá trao giấy chứng nhận đơn vị ủng hộ của Báo VietNamNet và công ty cổ phần Him Lam |
Tại buổi trao tiền, bà Vũ Thị Hồng chủ tịch UBND xã Đào Xá xúc động gửi lời cảm ơn đến Báo VietNamNet cùng các doanh nghiệp đã quan tâm giúp đỡ đến địa phương. Đây là nguồn động viên kịp thời và ý nghĩa giúp các hộ gia đình có nhà ở và vượt lên khó khăn trong cuộc sống. Bà Hồng mong rằng bà con nghèo ở xã Đào Xá sẽ còn nhận được nhiều sự quan tâm hơn nữa trong thời gian tới.
Phạm Bắc
Kể từ ngày chương trình “Ngôi nhà mơ ước” do Báo VietNamNet và VietNamReport phát động, đã có 13 ngôi nhà được xây cho các hộ nghèo trên toàn quốc. Đây là hoạt động vô cùng ý nghĩa và nhân văn được các doanh nghiệp chung tay ủng hộ, với mục đích không chỉ giúp đỡ các gia đình nghèo có nơi ở kiên cố, vững chắc mà còn tạo động lực, tiền đề giúp người dân làm ăn phát triển kinh tế, thoát cảnh đói nghèo. |
" alt="Trao tặng “ Ngôi nhà mơ ước” cho 2 hộ nghèo ở Thái nguyên"/>
Trao tặng “ Ngôi nhà mơ ước” cho 2 hộ nghèo ở Thái nguyên

Học sinh quận Hà Đông (Hà Nội) chào cờ trong lớp học sáng 4/5. Ảnh: Thanh Hùng |
Học sinh Cần Thơ tới trường sáng 4/5. Ảnh: Hoài Thanh |
Ông Mai Tấn Linh - PGĐ Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho biết, tiết học đầu tiên thay vì chào cờ, các em được ở lớp để nghe giáo viên chủ nhiệm phổ biến cách phòng dịch. Việc này để tránh tụ tập đông người, quá trình ra chơi các em được yêu cầu không tập trung đông.
 |
Đo thân nhiệt tại Trường THPT Phan Châu Trinh (Đà Nẵng). Ảnh: Hồ Giáp |
Tại Nghệ An, hơn 523.000 học sinh của 1.060 trường mầm non và tiểu học trên địa bàn bắt đầu trở lại trường.
Cô Bành Thị Thúy Hà – Hiệu trưởng Trường THCS Nghi Ân cho biết, để thực hiện giãn cách, nhà trường sẽ dạy học 2 ca (khối 8, 9 học buổi sáng, khối 6, 7 học buổi chiều). Trường cũng không tổ chức dạy thêm, học thêm và các hoạt động chào cờ, hoạt động ngoại khóa.
Ngoài ra, trường còn lập mỗi khối thêm một lớp, sắp xếp bàn ghế đảm bảo học sinh giữ khoảng cách 1m; chuẩn bị nguồn nước, xà phòng rửa tay, nước sát khuẩn khô cho giáo viên và học sinh.
Khi tới trường, giáo viên và học sinh phải đeo khẩu trang, đo thân nhiệt; giờ ra chơi học sinh ở nguyên tại chỗ.

Học sinh Trường THCS Nghi Ân (TP Vinh) đến trường sẽ được đo thân nhiệt và rửa tay sát khuẩn

Giáo viên Trường Mầm non Việt-Sing (TP Vinh) lau dọn, kê lại bàn ghế
Tại các trường mầm non với đặc thù riêng, các trường cũng đã có phương án để đảm bảo an toàn. Học sinh đến trường sẽ được đo thân nhiệt và rửa tay sát khuẩn.
Với học sinh bán trú, để đảm bảo giãn cách trong khi ngủ, phản, giường của trẻ sẽ được sắp xếp lại.
Ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An cho biết, Sở đã có hướng dẫn thực hiện giãn cách cụ thể, với những lớp học rộng có thể kê thêm bàn ghế cho học sinh.
Bên cạnh đó, giáo viên ưu tiên dạy các bài mới; các bài ôn tập, luyện tập có thể hướng dẫn học sinh tự học ở nhà bằng nhiều hình thức như trực tuyến, giao bài qua Zalo, Facebook, email, phiếu bài tập...
Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An cho biết, tỉnh sẽ cố gắng hoàn thành chương trình giáo dục trước ngày 30/6. Thời gian còn lại đến ngày 11/7 sẽ dành cho việc ôn tập.
Tại Cần Thơ, học sinh lớp 8, 9 và các khối lớp THPT, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên, học viên các Trung tâm ngoại ngữ, tin học đi học trở lại từ ngày 4/5.
Trước khi đón học sinh đi học trở lại, các trường học trên địa bàn đã vệ sinh trường lớp, các vật dụng thường xuyên cầm, nắm như tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học,… Các trường cũng đã trang bị thêm các thiết bị đo thân nhiệt, nước sát khuẩn tại nhiều vị trí.

Các trường học trên địa bàn đã vệ sinh trường lớp

Phun khử khuẩn các khu vực trong trường
Sở GD-ĐT Cần Thơ cũng yêu cầu các trường học có dịch vụ đưa, đón học sinh bằng ô tô, sau mỗi chuyến đưa đón học sinh phải lau khử khuẩn cửa xe, tay vịn, ghế ngồi.
Phụ huynh hay những người không có nhiệm vụ sẽ không được vào trường. Đối với trẻ mầm non, học sinh tiểu học sẽ được đón, trả tại cổng. Các hoạt động trải nghiệm, tập thể sẽ tạm hoãn; các hoạt động giáo dục khác như chào cờ sẽ thực hiện trong từng lớp học.
Tại Trường THPT Châu Văn Liêm (Cần Thơ), bàn ghế cũng được xếp thưa hơn trước đây để đảm bảo quy định về khoảng cách giữa các học sinh. Đồng thời, hành lang các lớp còn được bố trí nhiều lavabo cùng xà phòng rửa tay. Phòng y tế cũng được trang bị khẩu trang y tế, dung dịch rửa tay khô, 5 máy đo thân nhiệt.
Trường còn sắp xếp phòng cách ly với 2 giường dành cho học sinh và 1 giường dành cho cán bộ, giáo viên.
Thầy Trịnh Quốc Tuấn, Phó hiệu trưởng trường cho biết, sẽ yêu cầu tất cả học sinh thực hiện khai báo y tế, bố trí cán bộ đo thân nhiệt cho các em trước khi vào trường, nhắc nhở thường xuyên rửa tay, tránh tập trung quá đông để công tác phòng chống dịch luôn được đảm bảo.
Tại Thừa Thiên – Huế, ông Nguyễn Tân – Giám Sở GD-ĐT cho biết, dự kiến sẽ có hơn 150.000 học sinh thuộc các cấp học mầm non, tiểu học trên địa bàn tỉnh đi học trở lại vào sáng 4/5.


Giáo viên vệ sinh các đồ dùng trong lớp học


Phun khử khuẩn để đón học sinh trở lại trường
" alt="Học sinh 63 tỉnh thành đã đi học trở lại"/>
Học sinh 63 tỉnh thành đã đi học trở lại