当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo Barca vs Osasuna, 03h00 ngày 28/3: Củng cố ngôi đầu 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo Stoke City vs QPR, 22h00 ngày 29/3: Khó cho cửa dưới
Phiên họp cũng thống nhất đánh giá, nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực, nhiều lĩnh vực tháng 5 đạt kết quả cao hơn tháng 4 và tính chung 5 tháng tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023.
Giá sách giáo khoa giảm trung bình khoảng 15%
10 kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm gồm:
Kinh tế tiếp tục duy trì đà phát triển tích cực ở cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, tăng trưởng được thúc đẩy; kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm; xuất khẩu tiếp tục xu hướng tăng mạnh trong bối cảnh thương mại toàn cầu gặp nhiều khó khăn;
Thu ngân sách Nhà nước tăng mạnh, tình hình tài chính - ngân sách Nhà nước tiếp tục được cải thiện; đầu tư phát triển tiếp tục đạt kết quả tích cực.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024.
Cùng với đó, lĩnh vực du lịch phục hồi mạnh, vượt cùng kỳ trước đại dịch. Khách quốc tế tháng 5 đạt gần 1,4 triệu lượt; tính chung 5 tháng đạt 7,6 triệu lượt, tăng 64,9% so với cùng kỳ 2023 và tăng 3,9% so với cùng kỳ 2019 trước khi có đại dịch COVID-19; phát triển doanh nghiệp có xu hướng tích cực.
Bên cạnh đó, các lĩnh vực văn hóa, xã hội được chú trọng; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống Nhân dân được cải thiện.
Trong tháng 5 có 94,8% số hộ gia đình đánh giá có thu nhập ổn định hoặc cao hơn cùng kỳ; hỗ trợ gần 18.500 tấn gạo; tổ chức ý nghĩa lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Ngày Quốc tế lao động, Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Giá sách giáo khoa (SGK) giảm trung bình khoảng 15%.
Nói thêm về ý nghĩa việc giảm giá SGK trung bình 15% trong giữ ổn định chỉ số CPI, Thủ tướng biểu dương những nỗ lực, tinh thần làm việc của Bộ trưởng và các đồng chí Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo Thủ tướng, trước đây cứ vào năm học chỉ số giá lại tăng, trong đó phần của giáo dục rất lớn. Bây giờ sau khi cấu trúc lại việc sản xuất, SGK đã giảm giá và góp phần giảm áp lực lạm phát, nhất là vào quý III, cuối quý II.
Cải cách hành chính, nhất là cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính, chuyển đổi số, Đề án 06 và phòng chống tham nhũng, tiêu cực được đẩy mạnh, góp phần củng cố niềm tin trong Nhân dân.
Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; đối ngoại, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh; uy tín, vị thế đất nước được nâng lên. Nhiều tổ chức, chuyên gia quốc tế tiếp tục đánh giá cao kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam.
Quyết liệt triển khai các giải pháp ổn định thị trường vàng
Phát biểu kết luận, về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Thủ tướng yêu cầu trước hết cần tiếp tục chuẩn bị tốt phục vụ phiên giải trình và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ về 5 Nghị quyết trình Quốc hội; phối hợp chặt chẽ trong giải trình, hoàn thiện các hồ sơ, tài liệu, đảm bảo chất lượng và tiến độ. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và các Bộ trưởng chuẩn bị tích cực, kỹ lưỡng để trả lời chất vấn tại Quốc hội.
Về chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm.
"Chính sách tiền tệ, tài khóa ưu tiên cho tăng trưởng càng cao càng tốt, đồng thời kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4%",Thủ tướng nhấn mạnh.
Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng; tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Tiếp tục thực hiện miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền sử dụng đất để tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước. Sớm có phương án huy động thêm 100.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ cho các công trình hạ tầng chiến lược.
Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng thực hiện ngay các giải pháp cụ thể đẩy mạnh giải ngân gói 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội.
Tiếp tục quyết liệt triển khai ngay các giải pháp ổn định thị trường vàng theo quy định.
Tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới.
Về đầu tư, đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư công; thúc đẩy đầu tư tư nhân; tăng cường hợp tác công tư; thu hút FDI có chọn lọc.
Quang cảnh phiên họp.
Về xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, chuỗi cung ứng, củng cố các thị trường truyền thống, mở rộng các thị trường mới (Trung Đông, thị trường Halal, Nam Mỹ, châu Phi); hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn bị điều kiện, đáp ứng các tiêu chuẩn mới, tiêu chuẩn xanh…
Về tiêu dùng, đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng trong nước, khuyến mại, cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt.
Cùng với đó, quyết liệt đẩy mạnh hơn nữa giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của 5 tổ công tác của Thủ tướng và 26 tổ công tác của thành viên Chính phủ, phân bổ sớm 29.100n tỷ đồng vốn đầu tư công còn lại.
Báo cáo Quốc hội cho phép chủ động điều chỉnh kế hoạch vốn từ nơi chưa phân bổ, chậm giải ngân sang nơi giải ngân nhanh, có nhu cầu bổ sung vốn; phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch được giao. Kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án hạ tầng quan trọng, trọng điểm quốc gia.
Tiếp đó, tập trung hoàn thiện thể chế, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia. Khẩn trương ban hành đầy đủ, kịp thời các nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn, bảo đảm đồng thời với hiệu lực của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng…
Quyết liệt cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính; đẩy mạnh chuyển đổi số, thúc đẩy Đề án 06, xây dựng Trung tâm Dữ liệu quốc gia.
Khẩn trương ban hành Kế hoạch triển khai các quy hoạch đã ban hành, đặc biệt là quy hoạch điện VIII, các quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Tập trung hoàn thành phê duyệt các quy hoạch còn lại (Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương...).
Nhấn mạnh thể chế, cơ chế, chính sách chính là nguồn lực, Thủ tướng cho biết sẽ sớm thành lập Ban Chỉ đạo rà soát các vướng mắc về pháp lý (do Thủ tướng làm Trưởng ban, các thành viên Chính phủ là thành viên).
Cùng với đó, đề xuất báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 ban hành 1 luật sửa nhiều luật để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trên các lĩnh vực. Các Bộ trưởng, trưởng ngành tiếp tục chủ trì rà soát tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về pháp lý theo lĩnh vực quản lý.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại phiên họp.
Tập trung phát triển mạnh các ngành, lĩnh vực chủ yếu:
Về công nghiệp, tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp phụ trợ; đẩy nhanh tiến độ các dự án quy mô lớn, công nghệ cao, lan tỏa mạnh mẽ; bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống; khẩn trương trình ban hành 3 nghị định về: cơ chế mua bán điện trực tiếp, về điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu, về cơ chế phát triển các dự án điện sử dụng khí thiên nhiên và khí LNG.
Về nông nghiệp, tận dụng tốt cơ hội xuất khẩu nông sản; sớm gỡ "thẻ vàng" (IUU); điều tiết, bảo đảm đủ nước cho nông nghiệp, sản xuất điện, sinh hoạt của người dân; tổ chức thực hiện hiệu quả phòng, chống cháy rừng với phương châm "4 tại chỗ".
Về dịch vụ, du lịch, phát triển mạnh các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, ứng dụng công nghệ cao; tiết giảm chi phí vận tải, logistics; đẩy mạnh thu hút du lịch, tăng cường quản lý giá, chất lượng dịch vụ, nhất là mùa du lịch hè sắp tới.
Tiếp tục xử lý các vấn đề tồn đọng, kéo dài, như Nhà máy bột giấy Phương Nam, Công ty tàu thủy Dung Quất, Nhà máy thép Việt-Trung, Nhà máy thép Thái Nguyên giai đoạn 2, dự án Bệnh viện Bạch Mai và dự án Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2.
Chú trọng các lĩnh vực văn hoá, xã hội, môi trường; bảo đảm an sinh xã hội, đời sống nhân dân. Chuẩn bị cải cách tiền lương theo các nghị quyết của Trung ương, Quốc hội theo nguyên tắc bảo đảm công bằng, bình đẳng, hài hòa, ổn định; đề xuất phương án phù hợp nhất thực hiện từ ngày 1/7/2024 về các vấn đề liên quan thang bảng lương, lương cơ sở và chính sách đặc thù.
Làm tốt công tác khám chữa bệnh, bảo đảm thuốc; phòng chống đuối nước, nhất là ở trẻ em; tổ chức tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2024. Khẩn trương hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa trình Quốc hội.
Cùng với đó, Thủ tướng yêu cầu tăng cường quốc phòng, an ninh; bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống tội phạm; phòng chống tham nhũng, tiêu cực....
(Nguồn: Người đưa tin)Link: https://www.nguoiduatin.vn/gia-sgk-giam-gop-phan-tich-cuc-trong-phat-trien-kt-xh-5-thang-dau-nam-a666415.html
" alt="Giảm giá SGK góp phần tích cực trong phát triển kinh tế"/>Bà Trương Thị Mai. (Ảnh: Vietnamnet)
Sáng cùng ngày, tại Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đánh giá bà Trương Thị Mai là cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, được đào tạo cơ bản, trưởng thành từ cơ sở; được phân công giữ nhiều chức vụ lãnh đạo quan trọng của Đảng và Nhà nước. Trong suốt quá trình công tác và trên các cương vị lãnh đạo, bà luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng và hoạt động của Quốc hội.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, bà Trương Thị Mai đã có một số vi phạm, khuyết điểm trong việc thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và cá nhân.
Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân, bà Trương Thị Mai đã có Đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.
Căn cứ quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và xem xét nguyện vọng của bà Trương Thị Mai, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để bà Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Anh Văn" alt="Cho thôi đại biểu Quốc hội với bà Trương Thị Mai"/>Dàn diễn viên chính của phim "Bao Thanh Thiên" năm 1993.
Kim Siêu Quần sinh năm 1951 tại Đài Loan. Ông theo cha mẹ mưu sinh bằng nghề bán hàng rong. Tình cờ, Kim gặp gỡ và được một ông bầu nâng đỡ, đưa vào nghề sân khấu. Tuy nhiên, nam diễn viên chỉ được đảm nhận những vai phụ và vai phản diện. Quá chán nản, Kim Siêu Quần quyết định tìm kiếm cơ hội bằng cách nộp hồ sơ vào hãng phim truyền hình.
Cơ may đến khi ông được giao vai Bao Chửng trong bộ phimBao Thanh Thiên. Nam diễn viên từng tâm sự, khi ông nhận vai này, rất nhiều người e ngại, sợ ông không đảm đương nổi, nhưng ông vẫn tự tin nắm lấy cơ hội. Kim Siêu Quần nói: "Tôi coi đây là cơ hội duy nhất để cứu vớt bản thân, còn nếu không thì cả đời chỉ mãi sống với những vai diễn mờ nhạt”.
Kim Siêu Quần thời trẻ.
Để phù hợp với vai Bao Chửng, nam diễn viên quyết định tăng 20 kg chỉ trong thời gian ngắn. Việc tăng cân khiến ông gặp rất nhiều hệ lụy về sức khỏe sau này.
Trong quá trình quay phim, nam diễn viên cũng phải tới trường quay sớm hơn rất nhiều đồng nghiệp khác rồi ngồi im 2 tiếng để chuyên viên hóa trang bôi mặt đen, làm vết sẹo hình mặt trăng trên trán.
Những nỗ lực của Kim Siêu Quần được đền đáp xứng đáng. Ông nổi danh khắp Trung Quốc và nhiều nước châu Á. Truyền thông Trung Quốc từng viết: “Suốt một thời gian dài, đi đâu ở khắp các nước châu Á cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh Bao Công. Nếu Lục Tiểu Linh Đồng dành cả đời để đóng Tôn Ngộ Không, Kim Siêu Quần cũng đã sống chết với vai diễn kinh điển này”.
Tổng cộng Kim Siêu Quân đã đóng 700 tập phim về nhân vật Bao Công. Khi về già, ông dồn tiền bạc mở xưởng phim mang tên mình, chuyên làm các tác phẩm về vị quan này.
Kim Siêu Quân được vợ chăm sóc trong thời gian đóng phim "Bao Thanh Thiên".
Cực kỳ nổi tiếng nhưng trong suốt mấy chục năm hoạt động nghệ thuật, Kim Siêu Quần không hề vướng scandal. Vợ ông - Trần Kỳ - vốn là y tá trước khi chuyển sang đóng phim. Bà từng xuất hiện trong Bao Thanh Thiênvới vai con gái Bàng Thái sư.
Trong thời gian đóng phim, bà chăm sóc chồng rất chu đáo. Thậm chí, bà còn mang cả đồ dùng trong bếp tới trường quay để nấu cơm cho chồng.
Tuy tình cảm vợ chồng rất mặn nồng nhưng vợ chồng Kim Siêu Quần lại không có con. Ông từng tâm sự: "Nhiều người cũng nói tôi nên ly hôn hay kiếm con nuôi nhưng đây là phúc phận mỗi người. Con cái là do duyên số, tôi tự bằng lòng với những gì mình có. Tôi cũng không sợ cảnh sống đơn độc không con cái".
Vợ chồng Kim Siêu Quần.
Do phải tăng vài chục cân để đóng vai Bao Chửng, về già, Kim Siêu Quần bị tiểu đường và các bệnh về tim mạch, huyết áp.
Năm 2016, các bác sĩ phát hiện Kim Siêu Quần có khối u ở não. Sau ca phẫu thuật, sức khỏe giảm sút buộc ông phải từ bỏ niềm đam mê diễn xuất. Cũng từ đó, ông lo mình có thể ra đi bất cứ lúc nào nên lập sẵn di chúc, để lại hết tài sản cho vợ. Ông cũng hy vọng bà có thể đi thêm bước nữa nhưng với điều kiện không được lấy trai trẻ.
Theo vtc.vn
- Nữu Thừa Trạch bị tuyên án 4 năm tù giam vì tội cưỡng hiếp nữ trợ lý. Nam diễn viên một mực chối tội, đồng thời tuyên bố sẽ nhờ luật sư kháng án.
" alt="Di chúc kỳ lạ của 'Bao Thanh Thiên' Kim Siêu Quần"/>Nhận định, soi kèo Fulham vs Crystal Palace, 19h15 ngày 29/3: Derby kịch tính
VNPT sẽ hỗ trợ Yên Bái chuyển đổi số mạnh mẽ
Mới đây, UBND tỉnh Yên Bái và VNPT đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2022- 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, trong giai đoạn 2014-2021, với vai trò là đối tác chiến lược về VT-CNTT, Tập đoàn VNPT đã dành nhiều nguồn lực đầu tư, tham gia phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại, ứng dụng CNTT hiệu quả trong nhiều lĩnh vực và thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ an sinh - xã hội trên địa bàn.
Là tỉnh miền núi nhưng từ năm 2014, ngành y tế và giáo dục của tỉnh Yên Bái đã khởi động chuyển đổi số. Hệ thống “Quản lý khám chữa bệnh, hồ sơ sức khỏe điện tử VNPT-HIS” đã được sử dụng ở nhiều cơ sở khám chữa bệnh. Hiện có 113 cơ sở y tế, 441.000 nhân khẩu được lập hồ sơ sức khỏe điện tử.
Giai đoạn 2020- 2021, đồng hành thực hiện thí điểm chuyển đổi số tại Yên Bái, VNPT đã phối hợp triển khai xây dựng mô hình điểm về chuyển đổi số tại xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn; phối hợp xây dựng Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh (IOC) thành phố Yên Bái, trong đó tài trợ thiết bị, công nghệ, nhân lực triển khai. Cùng với đó, VNPT triển khai mô hình điểm trường học chuyển đổi số tại Trường THCS Quang Trung, thành phố Yên Bái; triển khai thí điểm nền tảng Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái…
Đề án Đô thị thông minh của tỉnh Yên Bái đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 7 hạng mục quan trọng để phục vụ chuyển đổi số. Tỉnh đang triển khai 10 mô hình điểm về chuyển đổi số, gồm: Chuyển đổi số cấp xã (phường); Chuyển đổi số cấp huyện; Chuyển đổi số trường học; Chuyển đổi số cơ quan nhà nước; Công dân số; Tổ chuyển đổi số cộng đồng; Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái; Nhà văn hóa số; Gia đình số; Chuyển đổi số doanh nghiệp. Đến nay, đã có 7/10 mô hình triển khai và đạt kết quả; 3/10 mô hình (nhà văn hóa số; gia đình số; chuyển đổi số doanh nghiệp) đang hình thành.
Chuyển đổi số sẽ giúp Yên Bái “đi sau” nhưng có thể "đuổi kịp, tiến cùng”
Phát biểu tại buổi làm việc và ký kết thoả thuận hợp tác chiến lược này, Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái – ông Đỗ Đức Duy cho biết, lãnh đạo tỉnh mong muốn Tập đoàn VNPT tiếp tục quan tâm, huy động nguồn lực tốt nhất để đồng hành cùng Yên Bái trong chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; tham gia, tham vấn cùng tỉnh Yên Bái giải pháp tổng thể về chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh; xây dựng hạ tầng số, các nền tảng dùng chung, đảm bảo an toàn an ninh thông tin và hợp tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực.
Tổng Giám đốc VNPT Huỳnh Quang Liêm khẳng định, nhờ quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là nhận thức của người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp, công tác chuyển đổi số tại Yên Bái thời gian qua đã bước đầu đạt được những kết quả tích cực. VNPT cam kết sẽ đồng hành cùng Yên Bái trong quá trình chuyển đổi số phù hợp với điều kiện của Tỉnh để đạt hiệu quả cao nhất.
Trong phát triển kinh tế số và xã hội số, VNPT cam kết sẽ chuyển giao công nghệ và triển khai chuyển đổi số cho doanh nghiệp của tỉnh với các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, ký số, hợp đồng số, phát triển thương mại điện tử hướng tới phát triển toàn diện nền kinh tế số… Trong giai đoạn 2022 – 2023, VNPT sẽ miễn phí khởi tạo, ưu đãi cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn Tỉnh đăng ký hóa đơn điện tử, phần mềm Quản lý hộ kinh doanh, chữ ký số kê khai thuế, kê khai bảo hiểm xã hội trực tuyến...
Với hàng loạt giải pháp y tế thông minh, giáo dục thông minh, công dân số, đào tạo trực tuyến và các hệ thống ứng dụng trên nền tảng số của VNPT sẽ được triển khai để thúc đẩy thói quen tương tác số và hình thành văn hoá số của người dân, từ đó góp phần xây dựng xã hội số, công dân số.
" alt="Chuyển đổi số sẽ giúp Yên Bái xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh"/>Chuyển đổi số sẽ giúp Yên Bái xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh
Theo Cổng thông tin Bộ Công an, tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận, chỉ ra những mặt tích cực và cần thiết của việc kéo dài hạn tuổi phục vụ cao nhất cho các sĩ quan là GS, PGS, TS, chuyên gia cao cấp, từ đó xem xét quy trình, cách thức thực hiện theo đúng quy định.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Thành nhấn mạnh, ấn định số lượng sĩ quan là GS, PGS, TS, chuyên gia cao cấp được kéo dài hạn tuổi phục vụ cao nhất tại mỗi đơn vị là việc làm quan trọng, cần được xem xét kỹ lưỡng.
Do đó, để thực hiện một cách khách quan và thiết thực nhất, trước hết cần rà soát lại đội ngũ sĩ quan là GS, PGS, TS, chuyên gia cao cấp hiện có tại các đơn vị, sau đó mới xác định nhu cầu để lựa chọn. Việc lựa chọn phải qua xây dựng tiêu chí rõ ràng, thực hiện theo đúng quy trình, quy định quản lý.
Bên cạnh đó, Hội đồng chức danh Giáo sư ngành Khoa học An ninh cần xem xét việc cần thiết phải đánh giá hàng năm nhằm thẩm định trình độ của các sĩ quan là GS, PGS, TS, chuyên gia cao cấp được kéo dài hạn tuổi phục vụ cao nhất.
Từ đó xây dựng kế hoạch tổng thể, chú trọng việc sử dụng, đãi ngộ, cơ chế chính sách đối với các sĩ quan, học hỏi thêm kinh nghiệm của các nước đi trước.
Nguyễn Thảo
Sau khi Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước công bố danh sách đạt chuẩn chức danh PGS, GS năm 2017, đã có những góp ý để việc xét duyệt, công nhận những năm tới đảm bảo chất lượng, đồng thời tránh được điều tiếng từ dư luận.
" alt="Xem xét kéo dài tuổi phục vụ cao nhất trong ngành công an cho sĩ quan là GS, PGS"/>Xem xét kéo dài tuổi phục vụ cao nhất trong ngành công an cho sĩ quan là GS, PGS
Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, được Bộ Chính trị điều động, phân công giữ chức Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. (Ảnh: Duy Linh)
Ông Nguyễn Duy Ngọc sinh năm 1964, quê quán thị trấn Lương Bằng, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Ông có trình độ Thạc sĩ Luật; Cao cấp lý luận chính trị.
Ông Nguyễn Duy Ngọc là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII.
Ông Nguyễn Duy Ngọc có thời gian công tác tại Công an TP Hà Nội với các chức vụ: Trưởng Công an huyện Thanh Trì; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt; Chánh Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra; Phó Giám đốc; Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
Tiếp đó, ông Nguyễn Duy Ngọc lần lượt giữ các chức vụ tại Bộ Công an: Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát; Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu.
Từ tháng 8/2019, ông Nguyễn Duy Ngọc là Thứ trưởng Bộ Công an.
Ngày 12/12/2023, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng.
Anh Văn" alt="Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc làm Chánh văn phòng Trung ương Đảng"/>Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc làm Chánh văn phòng Trung ương Đảng