Nhận tiền cưới bằng cách quẹt thẻ tại một đám cưới ở Hà Nội năm 2018 (Ảnh chụp từ clip).
Chia tay vì tiền mừng cưới
Bị bạn gái chia tay vì quá keo kiệt, anh chàng đăng tâm sự lên Fanpage và bị dân mạng 'ném đá' không thương tiếc.
Theo đó, chàng trai (Hà Nội) và bạn gái yêu nhau được hơn 3 năm. Anh công tác trong ngành xây dựng, còn người yêu vẫn đang học năm cuối một trường đại học.
Cặp đôi đã tính đến chuyện cưới hỏi vào năm tới tuy nhiên một sự cố đã khiến họ chia tay.
Theo đó, chàng trai về quê nhà người yêu dự đám cưới của chị gái cô ấy và nhân tiện ra mắt họ hàng nhà gái.
Anh kể: ‘Nhà người yêu tôi ở miền Trung, đi ô tô cũng phải mất 7 tiếng. Lúc tôi tới, bố mẹ họ hàng bên nhà người yêu nhiệt tình lắm, hỏi han suốt. Lúc tôi ra Hà Nội, họ còn gói ghém quà cáp mang về và dặn dò lần sau đến chơi tiếp’.
Nhưng mấy ngày sau người yêu của anh đột ngột yêu cầu chia tay khiến nam thanh niên bất ngờ. Sau đó, anh mới biết lý do người yêu giận dỗi là do anh không mừng cưới chị của cô gái.
Anh chàng này lý giải: ‘Phong bì gì? Ba em nói mời anh về chơi chứ có phải đám cưới đâu. Anh đã xin nghỉ phép để đi về với em rồi còn gì. Quý là quý ở tấm lòng chứ. Với lại anh mua quà (hộp bánh có giá 300 nghìn đồng) cho nhà em rồi, giờ làm gì còn tiền’.
Ngoài ra, chàng trai cũng bị cô gái trách móc vì không phụ giúp mấy bác làm đám cưới dù anh này biện minh: ‘Anh là khách chứ đâu phải giúp việc’.
Khi bạn gái kiên quyết chia tay, chàng trai viết: ‘Bây giờ con gái thực dụng vậy sao? Trước giờ hai đứa cũng ít khi cãi nhau, vậy mà vì mấy cái phong bì lại tỏ thái độ. Mình tức quá nên cũng không níu kéo gì hết, nhưng nói thật người yêu cũng hiền và xinh, mình phải bỏ ra cả nửa năm mới tán đổ, giờ mà nói bỏ thì mình cũng tiếc’, người này chia sẻ.
Nhiều người cho rằng chàng trai Hà Nội keo kiệt, thiếu sự tinh tế cùng phép lịch sự tối thiểu vì không bỏ tiền mừng cưới chị người yêu và cũng không phụ giúp gia đình cô.
Thay vì trách cô gái thực dụng, chàng trai đã bị cư dân mạng liên tục ‘ném đá’ vì lối cư xử quá hẹp hòi.
Về vấn đề này, một Chuyên gia tư vấn cho biết, cách mừng cưới tùy vào mối quan hệ, địa điểm mời cưới (nông thôn, thành phố, gia đình hay nhà hàng, khách sạn…), số người tham gia.
Người mời cưới cũng nên thông cảm cho khách tham dự trong trường hợp số tiền mừng cưới chưa hợp lý. Việc cư xử nhẹ nhàng, tế nhị sẽ khiến ngày vui trọn vẹn hơn.
Đám cưới toàn siêu xe của cô dâu 26, chú rể 62 gây xôn xao dư luận
Chú rể năm nay đã 62 tuổi thế nhưng cô dâu chỉ mới gần 26 tuổi. Đám cưới của cặp đôi xuất hiện hàng loạt siêu xe.
" alt="3 người đến nhà hàng sang ăn uống, mừng cưới 200 nghìn đồng" />
Nhóm người trên phố Tràng Thi lật giở quần áo cũ vừa được cho
Cách chỗ những phụ nữ này vài bước là 3 người đàn ông ngồi ở một góc bậc thang tòa nhà.
Đối diện đó là một bà mẹ khác bế theo 2 đứa con nhỏ, ngồi trên vỉa hè. Hai đứa trẻ được mẹ lót tấm nilon nằm ngủ ngay trên nền gạch. Chia sẻ với PV, chị cho biết quê ở Hải Dương, bố mẹ làm ăn ở miền Nam nên không thể trông cháu. Ban ngày, chị gửi 2 đứa trẻ ở nhà thờ, sau đó đi rửa bát thuê. Buổi tối những ngày cuối tuần, chị ra đây xin đồ.
Chỉ 15 phút sau, một nhóm bạn trẻ mặc áo đồng phục của một nhóm thiện nguyện đỗ xe máy, ào xuống phân phát những suất ăn (cháo, bánh mỳ, xôi...) cho tất cả những người này. Sau đó, họ lại nhanh chóng lên xe, đi tặng nốt những suất ăn còn lại cho người ngồi vỉa hè ở các khu vực khác.
Ngay tiếp đoàn đầu tiên là đoàn phát quà thứ 2 bước xuống từ một chiếc ô tô. Lần này, mỗi suất quà là một hộp cơm. Người của nhóm vừa phát cơm vừa ghi lại một số hình ảnh bằng điện thoại.
Ô tô của một nhóm từ thiện đi phát quà đêm
Chị Lan Anh - một thành viên trong nhóm cho biết, các thành viên trong nhóm thuộc một hội từ thiện có tiếng ở Hà Nội, chuyên đi phát cơm, cháo ở khu vực phố Tràng Thi và các bệnh viện nhiều năm nay.
Cuối tuần nào chị cũng cùng nhóm của mình đi phát những suất cơm ở đây, thường là từ 50-70 suất/ tối. Đối tượng mà chị nhắm đến là những người có hoàn cảnh khó khăn hay ngồi trên hè phố vào lúc tối muộn.
Người phụ nữ này chia sẻ, chị biết khá rõ hoàn cảnh của nhiều người ngồi ở đây. Khi được hỏi về hoàn cảnh của người phụ nữ bế theo 2 con nhỏ, chị Lan Anh kể, bà mẹ này có 3 đứa con, trong đó 1 đứa mắc bệnh tự kỷ đang điều trị trong bệnh viện. Ban ngày, chị ta phải vào viện chăm con, ban đêm ra đây ngồi kiếm vài suất cơm, cháo cho ngày hôm sau.
Chị Lan Anh còn chia sẻ, những ngày đầu tiếp xúc, thấy thương tình, chị còn mua cả chăn cho 3 mẹ con và tặng vài trăm nghìn đồng. Nhưng đó là trường hợp đặc biệt. Còn lại, nhóm của chị chỉ tặng quà chứ không tặng tiền.
Chị cũng khẳng định không phải tất cả những người ngồi đây đều là vô gia cư. Chị biết có những người có nhà cửa, nhưng hầu hết là dân lao động đi làm thuê, thuê nhà trọ ở tạm bợ. ‘Có thể lát nữa họ lại về nhà ngủ. Nhưng tôi nghĩ rằng họ đều là những người khó khăn hoặc bệnh tật, kiếm được đồng tiền khó khăn nên mới phải ra đây ngồi xin suất cơm, nên chúng tôi đều cho cả, không đặt nặng vấn đề họ có phải là người vô gia cư hay không’.
‘Tất nhiên, với những đối tượng thanh niên khỏe mạnh, vẫn còn lao động tốt thì có xin chúng tôi cũng không cho’, chị nói.
Ngay sau khi trò chuyện với chị Lan Anh, chúng tôi quay trở lại chỗ nhóm phụ nữ đang bận rộn với những suất ăn vừa nhận được. Người phụ nữ khoảng 50 tuổi nhanh chóng tiến lại gần trình bày hoàn cảnh: ‘Hôm nay trời mưa, cô không đi kiếm được gì, cho cô xin 10 nghìn mua thuốc đau chân’. Tôi đưa cho chị chút tiền rồi ra quán nước gần đó ngồi quan sát.
Đến 1 giờ sáng, có khoảng 5-6 nhóm từ thiện đến phát cơm, cháo, bánh mỳ, sữa... cho những người này. Hầu hết các nhóm có vẻ đã đi nhiều lần, quen mặt từng người. Cũng có một số người trẻ đi theo cá nhân nhỏ lẻ, cứ thấy ai nằm ngồi vỉa hè là phát quà.
Chia sẻ về những người này, chủ quán ăn có thâm niên bán hàng đêm ở cổng Bệnh viện Phụ sản trung ương gần chục năm nay, thở dài nói: ‘Vô gia cư gì, tất cả đều có nhà cửa… Họ thích ra đấy xin ăn thôi. Tí lại kéo nhau về hết’.
Người phụ nữ đưa 2 con ra vỉa hè để nhận quà từ thiện
Theo lời người này, những người nhận đồ kia không phải thuộc diện khó khăn, nghèo khổ, thậm chí còn có cả dân xã hội đen, nghiện ngập, cờ bạc.
Khi được hỏi về người phụ nữ bế theo 2 con nhỏ, người chủ quán nước lại kể một câu chuyện hoàn toàn khác. Anh nói, chị đó có nhà ở gần đây, chồng làm nghề sửa xe máy. Hai đứa con bình thường, khỏe mạnh, không thấy đau ốm gì đặc biệt.
Đúng như anh chia sẻ, khoảng 1 giờ sáng, chúng tôi thấy một người đàn ông đi chiếc xe tay ga đến đón 3 mẹ con. Anh chủ quán nói: ‘Đấy, chồng chị ta đấy!’
Nói về một người phụ nữ khác trong nhóm người ngồi đằng xa, anh bảo có 1 người trong số đó anh biết từ khi còn nhỏ. ‘Bà ấy cũng có nhà nhưng khổ thật, khó khăn thật’.
Khoảng 2 giờ sáng, nhóm người trên lần lượt ra về sau khi nhận đồ từ thiện
Đến khoảng 2 giờ sáng, khoảng chục người này lần lượt đứng dậy đi về, mỗi người một hướng, tuyệt nhiên không còn một ai ngồi lại.
Người chủ quán nước cho biết thêm, bán hàng đêm chục năm nay, anh chứng kiến những người này ngồi nhận quà, cơm cháo thường xuyên, thậm chí còn cả ‘xin đểu’. Có thời điểm đông, họ còn tranh nhau, đánh nhau chí chóe. Theo kinh nghiệm của anh: ‘Những người vô gia cư, nghèo khổ thực sự họ không ra đấy ngồi. Họ thường nằm, ngồi ở những góc khuất và đi riêng lẻ’.
Chỉ tay về phía bến xe buýt cách vài bước chân, anh bảo: ‘Kia kìa, có ông vô gia cư thật ngày nào cũng ngủ ở bến xe buýt kia. Thậm chí nhiều người đi qua không ai biết ông ấy ngủ ở đấy. Ông ấy tự trọng lắm. Ai cho thì lấy, không xin ai cái gì bao giờ. Ra đây mua hàng của tôi, ông ấy cũng trả tiền đầy đủ’.
(Còn nữa)
Vợ chồng nghèo ở Quảng Trị nuôi chàng trai ăn xin gần 30 năm
Thương Minh trải manh chiếu rách xin ăn ở gốc cây khế đầu ngõ, con trai ông Kiếm về lấy cơm ra cho. Biết chuyện, vợ chồng ông Kiếm quyết định nuôi Minh hơn 24 năm.
" alt="Bất ngờ về nhóm người vô gia cư nhận quà từ thiện trên phố đêm Hà Nội" />
Tại không gian mới này, 65 tác phẩm mỹ thuật thuộc nhiều thể loại: hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc..., sáng tác trong giai đoạn từ những năm 1980 đến nay, đem đến cho công chúng cái nhìn toàn diện hơn về nền Mỹ thuật Việt Nam đương đại. Người xem sẽ có dịp thưởng thức những tác phẩm phản ánh thông điệp, hơi thở cuộc sống thực tại qua các góc nhìn đa chiều của các nghệ sĩ về môi trường sống và đời sống xã hội, từ đó góp phần giáo dục ý thức trách nhiệm của mỗi người trong việc tạo nên môi trường sống an toàn, lành mạnh, hướng tới phát triển bền vững. Đặc biệt, phần trưng bày này đang được cập nhật lên ứng dụng thuyết minh đa phương tiện iMuseum VFA để hỗ trợ khách tham quan trực tiếp và trực tuyến.
Con gái tôi và sợ dây hoa dại (Nguyễn Quốc Hội).
Một số tác phẩm trưng bày tại không gian Mỹ thuật Việt Nam đương đại:
Khiêu Vũ (Đào Minh Trí).
Giai điệu miền núi (Lê Anh Vân).
Đèn đỏ (Nguyễn Ngọc Dân).
Đêm trăng (Diệp Quý Hải).
Công xưởng (Lê Quảng Hà).
Con người (Khổng Đỗ Tuyền).
Cấu trúc của đất (Hồ Hữu Thủ).
Buổi chiều (Nguyễn Trung Tín).
Tình Lê
Hoạ sĩ Văn Dương Thành khai mạc triển lãm mừng Xuân Nhâm Dần
Không gian hội hoạ Văn Dương Thành sẽ trưng bày nhiều tranh vẽ do danh họa Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên,... để chào mừng Xuân Nhâm Dần.
" alt="Không gian nghệ thuật đương đại tại bảo tàng mỹ thuật Việt Nam" />