Thời điểm tới khám tại Mắt Sài Gòn Đường Láng, Trần Ý Hân được Ths.BS Lưu Hồng Ngọc tư vấn cặn kẽ. Ý Hân được khám và theo dõi khoảng 2 năm mới quyết định phẫu thuật điều trị tật khúc xạ. Theo bác sĩ, do độ cận và loạn thị của cô không ổn định, chưa từng đeo kính đủ số do cận và loạn rất cao nên phải theo dõi lâu. Sau đó, Hân đã được bác sĩ chỉ định phẫu thuật bằng Phakic - phương pháp hiện đại hàng đầu.
Với phương pháp Phakic, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đưa một thấu kính nhỏ vào đúng vị trí đã định sẵn. Nếu bệnh nhân phối hợp tốt, thời gian diễn ra phẫu thuật chỉ kéo dài 2 - 3 phút và khi ngồi dậy trên bàn mổ đã nhìn được ngay.
Quá trình phẫu thuật của Trần Ý Hân diễn ra nhanh chóng chỉ trong vài phút. Do độ loạn thị của Hân cao, bác sĩ hết sức lưu ý khi tính toán đặt thấu kính. Vị trí trục loạn thị của kính và của mắt phải khớp theo kế hoạch tính toán từ trước, bởi nếu có sự sai lệch sẽ không lại hiệu quả tối đa.
Theo đại diện Mắt Sài Gòn Đường Láng, được sự chăm sóc và quan tâm đặc biệt của đội ngũ y bác sĩ, thị lực của Hân hồi phục sau mổ khá nhanh, chỉ 1 - 2 ngày mắt phải đã đạt thị lực 10/10, mắt trái đạt 8/10. Kết quả này khiến Ý Hân vỡ òa bởi vượt xa sự kỳ vọng của cô và gia đình. Đặc biệt, mắt trái đạt 8/10 là kết quả tốt hơn so với tiên lượng trước khi tiến hành phẫu thuật. Bởi trước đó, bác sĩ tiên lượng mắt này chỉnh kính tối đa cũng chỉ được 6/10.
Đến nay, sau 1 năm phẫu thuật trị tật khúc xạ bằng Phakic, thị lực của Ý Hân vẫn tốt. Đời sống sinh hoạt hàng ngày được cải thiện nhờ đôi mắt sáng, công việc cũng thuận lợi hơn khi cô không còn nối mi nhầm, vẽ nail cũng chuẩn hơn.
Phakic - phương pháp phẫu thuật cho những ca bệnh “khó nhằn”
Theo Ths.BS Lưu Hồng Ngọc, phẫu thuật Phakic là phương pháp giúp điều trị các tật khúc xạ như: cận thị, loạn thị, viễn thị mức độ nặng bằng cách sử dụng thấu kính nội nhãn đặt vào trong mắt với vị trí nằm sau mống mắt và trước thủy tinh thể. Thấu kính này mềm, dẻo, có độ tương thích sinh học cao, an toàn, thân thiện với cơ thể. Ngoài ra, chúng còn được thiết kế riêng theo thông số mắt của mỗi người, giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu, không vướng cộm khi sử dụng.
Phakic được xem là “vị cứu tinh” cho các trường hợp cận viễn loạn nặng, giác mạc mỏng… khi các phương pháp phẫu thuật bằng laser thông thường không thể thực hiện, hay khi bệnh nhân tái cận sau phẫu thuật laser và không còn đủ mô giác mạc để điều trị bổ sung. Với những bệnh nhân này, mắt sẽ yếu hơn bình thường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tật khúc xạ cao như: cận thị nặng đi kèm thoái hóa võng mạc và Glaucoma góc mở, viễn thị cao thường đi kèm nhược thị hoặc góc tiền phòng hẹp dễ có Glaucoma góc đóng, loạn thị cao dễ có bệnh lý giác mạc chóp…
Ths.BS Lưu Hồng Ngọc phân tích các ưu điểm của phương pháp này: “Khoảng điều trị của Phakic rộng lên tới 30 độ cận, 10 độ viễn đi thị, đi kèm 10 độ loạn. Thấu kính tương thích cao với cơ thể người, có chức năng chắn tia UV, tuổi thọ tương đương với tuổi thọ của mắt nên tự nhiên. Phakic không làm giảm độ dày, độ cong và sự bền vững của giác mạc nên bảo tồn tối đa cấu trúc mắt. Giảm tối đa nguy cơ tái cận, không khô mắt vì chỉ tạo vết mổ rất nhỏ ở rìa giác mạc và đặt thấu kính. Quá trình phẫu thuật diễn ra trong 20 - 30 phút, thị lực hồi phục sắc nét từ 24 - 48 tiếng sau phẫu thuật, không gây cảm giác cộm, vướng trong mắt, không bị chói lóa kể cả vào ban đêm”.
Để đặt lịch hẹn khám và tư vấn cùng chuyên gia hàng đầu nhãn khoa tại Mắt Sài Gòn Đường Láng, liên hệ: Địa chỉ: 532 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội. Hotline: 0904 820 022. Website: https://matsaigonduonglang.com/ |
(Nguồn: Mắt Sài Gòn Đường Láng)
" alt=""/>Phục hồi mắt cho cô gái cận thị 13 độ![]() |
Ảnh: Bangkok Post |
Theo thông tin trên Thai PBS World, Krung Thep Maha Nakhon hoặc Krung Thep như hầu hết người Thái Lan thường gọi, là phiên bản ngắn hơn của tên nghi lễ của thủ đô nước này: Krungthepmahanakhon Amonrattanakosin Mahintharayutthaya Mahadilokphop Noppharatratchathaniburirom Udomratchaniwetmahasathan Amonphimanawatansathit Sakkathattiyawitsanukamprasit.
Ý nghĩa của cái tên dài này là: Thành phố của những thiên thần, thành phố vĩ đại của những người bất tử, thành phố tráng lệ của 9 viên ngọc quý, nơi ở của nhà vua, thành phố của những cung điện hoàng gia, quê hương của các vị thần hiện thân, được Vishwakarma xây dựng theo lệnh của thần Indra.
Thai PBS World cho biết, tên gọi Bangkok được sử dụng chính thức từ tháng 11/2001, được hầu hết người nước ngoài biết đến và cũng là cái tên phổ biến trong lịch sử Thái Lan suốt một thời gian dài. Nó là tên gọi từ một khu vực cổ của Bangkok, và hiện nay là một phần vùng đô thị rộng lớn gồm Bangkok Noi và Bangkok Yai.
Trên trang facebook chính thức, ORST cho biết cả hai tên Krung Thep Maha Nakhon và Bangkok đều có thể được sử dụng nhưng thông báo này đã hứng nhiều chỉ trích từ công chúng.
Theo giải thích của phó phát ngôn viên chính phủ Thái Lan Rachada Dhnadirek, thực chất không có gì thay đổi với tên thủ đô ngoài các dấu chấm câu. Bà chỉ ra: "Krung Thep Maha Nakhon; Bangkok" với dấu chấm phẩy ở giữa đã được sử dụng từ năm 2001, và giờ sẽ được đổi thành "Krung Thep Maha Nakhon (Bangkok)". Có nghĩa là tên tiếng Thái Krung Thep Maha Nakhon sẽ vẫn là tên chính thức, và Bangkok vẫn được ghi nhận trong ngoặc đơn.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa Itthiphol Kunplome bày tỏ sự đồng ý với tên chính thức Krung Thep Maha Nakhon vì tên gọi này phản ánh thanh danh của thủ đô Thái Lan. Theo ông, tên gọi Bangkok hầu như chỉ có thể tìm được trong các bộ phim và các tác phẩm PR.
Somkiat Osotsapa - cựu giảng viên kinh tế Đại học Chulalongkorn – phản ánh thực tế người ngoại quốc thường gọi thủ đô Thái Lan là Bangkok (BKK) và cái tên này đã trở thành thương hiệu quốc gia.
"Phải mất vài thập niên trước khi cái tên Bangkok được các nước khác công nhận. Chỉ cần nhắc phiên bản tên dài của thủ đô với người nước ngoài, rồi bảo họ viết chính tả xem họ sẽ phản ứng như thế nào" - ông bình luận.
Thanh Hảo
Văn phòng Hội Hoàng gia (ORST) Thái Lan hôm nay (16/2) thông báo đổi tên chính thức của thủ đô từ Bangkok thành Krung Thep Maha Nakhon.
" alt=""/>Tại sao Thái Lan đổi tên thủ đô từ Bangkok thành Krung Thep Maha Nakhon?Linh Chi