
Ngày 22/10, Thượng tá Nguyễn Hồng Tuyến - Trưởng Công an huyện Anh Sơn (Nghệ An) - cho biết, đơn vị đang tiếp tục cùng với Công an xã Đỉnh Sơn làm rõ vụ việc phụ huynh xông vào Trường Tiểu học xã Đỉnh Sơn, đánh thầy hiệu trưởng trường này và một học sinh lớp 4 nhập viện ngày 19/10.
![]() |
Trưởng Tiểu học xã Đỉnh Sơn nơi xảy ra sự việc |
Theo thông tin ban đầu, trong giờ ra chơi, 2 em Q. và Đ. (học sinh lớp 4A, Trường Tiểu học Đỉnh Sơn) có xô xát và cả hai đều có vết hằn trên má.
Khi về nhà, Đ. kể cho bố là ông Hiền biết. Khi biết con bị thương, ông Hiền gọi thêm người nhà, chở con trai quay lại trường và yêu cầu nhà trường làm rõ sự việc.
Theo yêu cầu của ông Hiền, nhà trường đã gọi phụ huynh của cháu Q. đưa con lên trường để đối chất.
Thế nhưng, khi cháu Q. vừa được mẹ chở đến trường thì bị ông Hiền lao tới đánh mạnh vào đầu, khiến cháu Q. ngã xuống đất.
Sau khi Q. ngã xuống, ông Hiền vẫn tiếp tục đánh túi bụi. Lúc đó, thầy Nam, Phó hiệu trưởng nhà trường chạy đến can ngăn cũng bị người này đánh.
Nhà trường gọi Công an xã Đỉnh Sơn đến giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, kể cả khi có lực lượng Công an thì ông Hiền vẫn không dừng tay mà còn tiếp tục đánh rách mặt thầy Trần Văn Phú - Hiệu trưởng nhà trường.
Thầy Phú và cháu Q. sau đó đã được đưa vào bệnh viện chữa trị. Riêng thầy thầy Phú phải khâu 5 mũi vùng mặt, còn Q. phải nằm lại bệnh viện điều trị.
Sau sự việc, ông Hiền bị đưa về trụ sở Công an xã Đỉnh Sơn. Tại đây, ông Hiền thừa nhận đã đấm thầy Phú một cái, tát cháu Q. mấy cái.
''Ông Hiền cũng đã nhận sai hoàn toàn và xin nhận chi trả toàn bộ chi phí điều trị của hai người này” - Chủ tịch UBND xã Đỉnh Sơn cho biết.
Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết đã khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự đối với 2 thanh niên đánh người nước ngoài sau va chạm giao thông.
" alt=""/>Phụ huynh đánh hiệu trưởng đã nhận sai, xin trả chi phí điều trịThống kê cho thấy, đến trung tuần tháng 12/2022, đã có hơn 3.600 doanh nghiệp với bộ mã truy xuất nguồn gốc của gần 13.500 sản phẩm nông sản thực phẩm được trung tâm IDE đưa lên hệ thống CheckVN và cũng được đồng bộ, đấu nối liên thông lên hệ thống truy xuất nguồn gốc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đối với nhóm nhiệm vụ về hình thành Cơ sở dữ liệu quản lý cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, quản lý cơ sở chăn nuôi; cấp, quản lý mã số vùng trồng, tạo nền tảng thúc đẩy chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nông nghiệp, hợp tác xã nông nghiệp và cho người dân, từ tháng 6/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã hoàn thành việc xây dựng và đưa vào vận hành cơ sở dữ liệu ngành chăn nuôi tại địa chỉ csdlchannuoi.mard.gov.vn
Như vậy, Bộ này đã bước đầu tạo công cụ để thu thập, khai báo, cập nhật để hình thành cơ sở dữ liệu quản lý thức ăn chăn nuôi và cơ sở chăn nuôi. Tính đến trung tuần tháng 12/2022, đã có hơn 280 nhà máy thức ăn chăn nuôi, 16 doanh nghiệp chăn nuôi trên cả nước đăng ký tài khoản và cập nhật dữ liệu.
Cùng với đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã cấp hơn 600 tài khoản để cập nhật cơ sở dữ liệu ngành chăn nuôi; tổ chức các hội nghị tập huấn hướng dẫn cập nhật cơ sở dữ liệu, đồng thời thành lập Tổ tư vấn làm việc Online hướng dẫn các doanh nghiệp, người dân.
Tiếp đó, vào trung tuần tháng 8/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã triển khai, vận hành hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu cấp, quản lý mã số vùng trồng tại địa chỉ csdltrongtrot.mard.gov.vn
Tài liệu hướng dẫn tạm thời về cấp, quản lý mã số vùng trồng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để các cơ quan, tổ chức, cá nhân sản xuất trồng trọt tại các địa phương áp dụng, thực hiện.
Đáng chú ý, sau thời gian thử nghiệmvà hoàn thiện công cụ cấp, quản lý mã số vùng trồng trên hệ thống, từ trung tuần tháng 9/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã văn bản gửi các tỉnh, thành phố về triển khai thực hiện cấp và quản lý mã số vùng trồng trực tuyến.
Trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia được phê duyệt từ tháng 6/2020, Thủ tướng Chính đã xác định nông nghiệp là 1 trong 8 ngành, lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số trước. Theo đó, sẽ phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế. Thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp phải dựa trên nền tảng dữ liệu.
Song song đó, tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành như về đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản; xây dựng mạng lưới quan sát, giám sát tích hợp trên không và mặt đất phục vụ các hoạt động nông nghiệp; thúc đẩy cung cấp thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai để người nông dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng, hỗ trợ chia sẻ các thiết bị nông nghiệp qua các nền tảng số.
Chương trình chuyển đổi số quốc gia cũng nhấn mạnh quan điểm phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả.
" alt=""/>Bộ NN&PTNT cấp và quản lý mã số vùng trồng trực tuyếnVới phương châm đưa công nghệ số cộng đồng đến từng hộ dân, Tổ công nghệ số cộng đồng thôn Xóm Mới, thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương (Lào Cai) đang từng bước giúp người dân khai thác các tiện ích mà công nghệ mang lại. Từ đó góp phần thay đổi nhận thức của toàn dân tham gia vào quá trình chuyển đổi số ở địa phương.
Thúc đẩy chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06, huyện Mường Khương cũng chỉ đạo các xã, thị trấn tiến hành kiện toàn lại, nâng cao chất lượng hoạt động của 157 Tổ công nghệ số cộng đồng với hơn 1000 thành viên. Trong đó lấy các tổ chức chính trị làm nòng cốt, tập trung hướng dẫn người dân biết sử dụng thiết bị thông minh, cài đặt sử dụng định danh điện tử mức độ 2 và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường mạng.
Ông Phạm Xuân Thái, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Mường Khương cho biết: "Chúng tôi đã tham mưu với chính quyền địa phương trong việc hướng dẫn, định hướng cho các Tổ công nghệ số cộng đồng, tập huấn, cầm tay chỉ việc cho các tổ để làm sao đạt được hiệu quả cao nhất trong việc triển khai. Đồng thời, chúng tôi cũng lựa chọn các thầy, cô giáo ở các điểm trường, thôn mà hiểu biết về công nghệ thông tin tham gia vào Tổ công nghệ số cộng đồng là hạt nhân để hướng dẫn người dân tại các thôn, xã này".
Anh Lù Seo Dìn, ở thị trấn Mường Khương cho hay, là nông dân nên anh rất quan tâm đến các kiến thức về chăn nuôi, trồng trọt. Vì thế, anh đã tích cực tìm hiểu các thông tin mình quan tâm trên các ứng dụng được Tổ công nghệ số cộng đồng hướng dẫn truy cập. Anh hào hứng nhận xét, công nghệ số không còn là cái gì đó xa vời, cao siêu, mà thực sự rất gần gũi, dễ hiểu, mang lại nhiều tiện lợi cho bản thân và đồng bào ở nơi vùng sâu, vùng xa, biên giới khi mọi khoảng cách đều bị xóa nhòa.
Thực hiện chủ trương về thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng, huyện Mường Khương đã thành lập được 157 tổ, trong đó lựa chọn những thành viên có khả năng tiếp cận tốt về CNTT để hướng dẫn nhân dân làm quen với các tiện ích, dần tiếp cận với chuyển đổi số ngay tại cơ sở.
Việc thành lập các "Tổ công nghệ số cộng đồng" ở Mường Khương nói riêng, Lào Cai nói chung chính là việc làm thiết thực thể hiện quá trình chuyển đổi số ở tỉnh biên giới này. Cái hay là công cuộc chuyển đổi số bắt đầu từ người dân, lấy người dân làm trung tâm, làm cho người dân thấy công nghệ là thứ dễ dàng, thiết thực.
Chính vì thế, khi tạo ra giá trị cho người dân, được người dân hưởng ứng sử dụng thì chuyển đổi số sẽ đi vào cuộc sống, tạo nên cộng đồng số, phát triển kinh tế số, xã hội số. Người dân tiên phong sử dụng nền tảng số, công nghệ số sẽ trở thành tác nhân thúc đẩy chính quyền chuyển đổi số mạnh mẽ hơn.
Với hiệu quả mang lại, các Tổ công nghệ số cộng đồng thực sự đã trở thành cánh tay nối dài của ban chỉ đạo chuyển đổi số các cấp, góp phần phát huy sức mạnh của toàn dân tham gia vào quá trình chuyển đổi số, thúc đẩy xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và nhất là công dân số ngay tại cơ sở.
Thời gian tới, để Tổ công nghệ số cộng đồng hoạt động hiệu quả, góp phần đưa công nghệ số vào mọi ngõ ngách cuộc sống, huyện Mường Khương sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Đầu tư cơ sở vật chất để thực hiện chuyển đổi số một cách đồng bộ; Phối hợp với các ngành chức năng tiếp tục tổ chức tập huấn, hướng dẫn nâng cao năng lực về chuyển đổi số cho các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng; Phổ biến khóa học "Phổ cập kỹ năng số cộng đồng" trên nền tảng học trực tuyến của Bộ Thông tin và Truyền thông đến các thành viên trong tổ, người dân để sử dụng và coi đây là tài liệu chính thức trong hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng.
" alt=""/>Tổ công nghệ số cộng đồng lan tỏa chuyển đổi số đến người dân