当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Auckland FC vs Wellington Phoenix, 11h00 ngày 22/2: Tin vào cửa trên 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo Rayo Vallecano vs Villarreal, 22h15 ngày 22/2: Không dễ cho khách
Tiềm ẩn nhiều rủi ro
Hội thảo “An ninh mạng trong nền kinh tế số” vừa được Viện Quản trị và Công nghệ FSB, Đại học FPT tổ chức tối 11/10 tại Hà Nội.
Theo ông Trương Đức Lượng, Chủ tịch Công ty Cổ phần An ninh mạng Việt Nam, nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ, trong đó, một số ứng dụng chính có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro về an ninh mạng gồm: Thanh toán không dùng tiền mặt; Tập trung hóa dịch vụ hỗ trợ; Mở rộng các điểm thu thập và số hóa dữ liệu…
“An toàn an ninh mạng không tồn tại một cách độc lập mà phụ thuộc rất nhiều vào bối cảnh xung quanh. Kinh tế sốphát triển sẽ kéo theo sự gia tăng mối quan tâm về rủi ro an toàn an ninh mạng”, ông Lượng nói.
Phân tích sâu hơn về những hiểm họa an toàn an ninh mạng trong nền kinh tế số, ông Lượng nêu 3 nội dung chính: Lừa đảo người dùng trên diện rộng, ví dụ tin nhắn đến số điện thoại kèm đường link giả mạo trang web để lấy dữ liệu người dùng; Ứng dụng bị khai thác lỗi bảo mật trong bối cảnh phát triển xu hướng tập trung hóa dịch vụ mà quá trình phát triển ứng dụng thiếu tuân thủ các hướng dẫn an toàn; Hiểm họa liên đới từ đối tác khi các tổ chức, doanh nghiệp đẩy mạnh số hóa và kết nối chéo dịch vụ để gia tăng tập khách hàng.
Dẫn thống kê của Gartner cho thấy, vẫn có 67% người tham gia khảo sát sử dụng chung mật khẩu, chia sẻ tài khoản; 65% mở email từ nguồn không biết danh tính trên thiết bị làm việc…,
Ông Phạm Tùng Dương - Giám đốc Dịch vụ An toàn thông tin FPT Software nhận định: “Việc cần làm bây giờ là phải đầu tư nhiều hơn nữa cho việc thay đổi các hành vi của người dùng cuối”.
Xu hướng an toàn thông tin hiện đại
Các chuyên gia đều cho rằng, tấn công mạng đang tiếp tục diễn biến phức tạp, biến khóa khôn lường. Chủ động tìm hiểu và nắm bắt các biện pháp bảo mật để đảm bảo an toàn cho hệ thống mạng là điều vô cùng cần thiết đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp.
Ông Phạm Tùng Dương lưu ý, trước kia, an ninh mạng chỉ là mối quan tâm của các doanh nghiệp làm game, kinh doanh Internet… Tuy nhiên, bây giờ, rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp chuyển dịch hoạt động từ môi trường truyền thống lên môi trường trực tuyến, thì tất cả đều quan tâm tới những vấn đề như làm thế nào để có môi trường Internet an toàn, không bị mất dữ liệu, làm gì để có thể tránh những rủi ro tiềm ẩn trên mạng.
“Giờ đây, các tổ chức, doanh nghiệp mong muốn an ninh mạng không chỉ là công cụ kiểm soát các hoạt động an toàn mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh và giá trị mới cho doanh nghiệp. Chẳng hạn, iPhone luôn được gắn với giá trị an toàn và bảo mật cao”, ông Dương cho biết thêm.
Cũng theo ông Dương, một số xu hướng an toàn thông tin mới đáng chú ý gồm: Xây dựng hạ tầng an toàn giám sát bảo mật có tính phản ứng nhanh hơn; Thường xuyên tái cấu trúc toàn bộ hạ tầng an toàn thông tin; Việc xây dựng các chiến lược an toàn thông tin phải dựa trên con người…
“Ngày xưa khi nói an toàn thông tin thì mọi người chỉ nghĩ đến ISO, và các biện pháp kiểm soát thường được đưa ra dựa trên các tiêu chuẩn chứ không dựa trên mong muốn, thói quen của người sử dụng. Ngày nay đang có xu hướng tập trung nhiều hơn vào con người”.
Mục tiêu của những người làm an toàn thông tin hiện đại là phải tăng độ khó, tăng chi phí đối với kẻ tấn công; Tăng khả năng phát hiện các điểm bị tấn công; Xây dựng cơ chế phòng thủ dựa trên các kiểu tấn công cụ thể.
Theo Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 31/3/2022, mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GDP.
“Nếu làm tốt việc đảm bảo an toàn an ninh mạng trong nền kinh tế số, có thể tỷ trọng kinh tế số trong GDP sẽ tăng thêm, dù không nhiều những sẽ là những phần trăm rất quan trọng vì đảm bảo cho sự phát triển bền vững”, ông Dương chia sẻ thêm.
Thế Vinh và nhóm PV, BTV" alt="3 hiểm họa an ninh mạng trong nền kinh tế số đã được nhận diện"/>3 hiểm họa an ninh mạng trong nền kinh tế số đã được nhận diện
Là một trong những nhân vật tham gia talkshow trực tuyến Khuyến đọc - Hành trình lan tỏa văn hóa đọcdo Thái Hà Books tổ chức mỗi tháng, ông Hoàng Nam Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng trường - Trường Đại học FPT cho rằng, tự học là yếu tố tiên quyết để đảm bảo sự phát triển lâu dài của mỗi cá nhân. Theo ông, muốn tự học được, đầu tiên là đọc sách.
"Khi vào FPT, một trong những điều tôi cảm thấy thoải mái là các lãnh đạo ở đây rất thích đọc. Tôi cứ nghĩ lãnh đạo sẽ hay đọc sách về kinh tế nhưng không, họ đọc rất linh tinh. Anh Bình (Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT - PV) đọc tất cả những sách có chữ của Tây. Anh Bùi Quang Ngọc (Tổng Giám đốc FPT - PV) rất thích đọc truyện chưởng, đặc biệt là chưởng Kim Dung giống tôi. Tôi cũng thuộc loại đọc tạp nham nên từ năm 8 tuổi đã nghiện sách. Chúng tôi thường xuyên tranh luận về sách", ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ.
![]() |
Ông Hoàng Nam Tiến. Ảnh: FBNV. |
Ông Hoàng Nam Tiến cho biết, một nghiên cứu năm 2024 chỉ ra rằng, những phẩm chất quan trọng nhất của người lao động tương lai là khả năng phản biện, tức lý luận. Ông nhận ra mình đã được tập luyện suốt 31 năm trong một môi trường toàn người thích đọc sách.
"Anh Trương Gia Bình có quan điểm rõ ràng 'Company is campus - công ty là trường học'. Việc xây dựng thành một tổ chức học tập từ bất kỳ vị trí nào, làm cho chúng tôi đam mê đọc sách, chia sẻ những điều học được. Đây là một trong những điều tôi vô cùng tự hào", ông Hoàng Nam Tiến bày tỏ.
Ông Hoàng Nam Tiến đã kinh qua nhiều vị trí, từ quản lý tới giảng dạy, nên vô cùng coi trọng việc tự học và đọc sách. "Mỗi bài giảng mới của tôi, thông thường ngoài kiến thức nền tảng đã có, phải đọc thêm 5-10 sách mới và các tài liệu liên quan. Việc đọc sách là không thể thiếu. Dạo gần đây tôi hay dùng sách nói vì nhiều khi bận việc, bật lên nghe vẫn được hoặc xem video các bài giảng", ông kể.
Ông Hoàng Nam Tiến tiết lộ hay ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào việc đọc, giúp tăng 20 lần trong việc xem - nghe - đọc. Khi đọc sách, ông có thói quen tìm kiếm bài giới thiệu từ những người nổi tiếng, có vị thế, hiểu biết hoặc những nguồn uy tín khác. Hồi còn đi học, ông hay nghe ngóng xem cuốn sách nào những nhà quản trị hàng đầu thế giới đang đọc, thế là chọn đúng sách.
Thêm vào đó, ông không đọc sách giấy hay bản PDF ngay. Gần đây ông dùng ChatGPT và Gemini, ra lệnh cho nó tóm tắt sách định đọc trong 10 trang giấy.
"Tôi yêu cầu nó tóm gọn những chủ đề mình rất quan tâm, nói rõ, ngắn gọn. Tôi cũng hỏi nó xem những người nổi tiếng nói gì về cuốn sách đấy. Trước kia phải bỏ ra 2 ngày hoặc 1 tháng để đọc một cuốn sách, giờ tôi chỉ mất khoảng 15-30 phút đã nắm hết cả nội dung", ông Tiến kể.
Ngoài ChatGPT, ông dùng cả Copilot (hỗ trợ viết văn bản) để lập bảng, điền luôn nội dung chính các cuốn sách để so sánh. Điều này cho phép ông tiếp cận sách nhanh chóng nhất. Đọc 5 cuốn trong cùng một chủ đề khoảng một tuần, hiện ông chỉ mất tầm 2 tiếng. Sau đó, ông mới quyết định có nên mua cuốn sách đó hay không.
"Trí tuệ nhân tạo đã hoàn toàn thay đổi tốc độ và cách đọc sách. Trong 20 cuốn tôi đọc bằng AI (trí tuệ nhân tạo), sẽ chọn ra một tác phẩm để đọc sách giấy", ông nói.
Theo ông, đọc sách giấy hay đọc bằng trí tuệ nhân tạo, ai cũng sẽ gặp một vấn đề là khả năng ghi nhớ, kể cả những người xuất sắc, thường xuyên đọc. Cách đọc rất hay, ông muốn chia sẻ là phương pháp Mindmap (bản đồ tư duy).
"Các bạn hãy sơ đồ nội dung cuốn sách trong vòng một trang. Vì vậy đọc 20 cuốn sách tôi chỉ có 20 trang để ghi nhớ. Khi nào cần sử dụng sẽ mở Mindmap của tôi. Với trí tuệ nhân tạo, tắc đường 15 phút bạn cũng có thể đọc xong cuốn sách. Tất nhiên với tư cách là người đã xuất bản sách, tôi đề nghị một năm các bạn mua từ 5-6 cuốn sách giấy. Và khi đọc xong nên recap (tóm tắt) lại, giới thiệu trên mạng xã hội để hỗ trợ những người khác", ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ.
Ông Hoàng Nam Tiến cũng khuyến cáo, những người ăn low-carb (giảm tinh bột) sẽ rất ảnh hưởng đến việc tập trung trí não và đọc sách.
"Ăn kiêng tinh bột một tuần, tôi đố các bạn có thể đọc liên tục được một cuốn sách tầm 30 trang. Tôi có một lời khuyên rất buồn cười liên quan đến kinh nghiệm bản thân, trước khi đọc một quyển sách nghiêm túc, các bạn nên ăn một bát phở đầy đủ", ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ.
Để lan tỏa văn hóa đọc, ông Hoàng Nam Tiến "chốt" sẽ livestream bán sách, dự kiến ngày 21/7 tới. Phiên livestream đầu tiên, ông chọn 5 cuốn của Thái Hà Books, kể câu chuyện về những tác phẩm. Và cùng chủ đề, Thái Hà Books xuất bản quyển này, đơn vị khác ra mắt tác phẩm kia, để so sánh cho bạn đọc.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho ZNews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. ZNews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt="Ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ cách đọc 5 cuốn sách trong 2 tiếng"/>Ông Hoàng Nam Tiến chia sẻ cách đọc 5 cuốn sách trong 2 tiếng
Chánh niệm là gì?
Chánh niệm là khả năng tập trung hết mình cho một việc gì đó trong thời khắc hiện tại, mà không bị xao nhãng bởi những thứ không liên quan.
Với những người lãnh đạo, chánh niệm là phương pháp quản lý giúp họ tập trung cao nhất vào một dự án/nhiệm vụ trong thời điểm nhất định. Áp dụng chánh niệm vào quản lý không chỉ mang lại lợi ích cho người lãnh đạo, mà còn mang lại lợi ích cho nhóm và doanh nghiệp.
![]() |
Sự quan trọng của chánh niệm trong công việc
Giảm căng thẳng
Nhiều người thường bị căng thẳng do suy nghĩ quá nhiều về chuyện sắp xảy ra hoặc đã xảy ra, chứ không phải vì chuyện đang xảy ra. Chánh niệm sẽ “kéo” con người về thực tại. Bằng cách tập trung tâm trí vào việc làm hiện tại, con người có thể gạt bỏ được những yếu tố gây căng thẳng kể trên, do đó, có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn.
Tăng khả năng tập trung
Trong công việc, sự xao nhãng và cảm giác lo lắng có thể cản trở quá trình suy nghĩ khiến người lãnh đạo mất định hướng trong nhiệm vụ hiện tại.
Khi thực hành chánh niệm, họ có thể dồn toàn bộ sự chú ý của mình vào nhiệm vụ. Song, điều này không có nghĩa là bỏ qua các tác nhân xung quanh. Họ vẫn tiếp tục lắng nghe và đánh giá những tác nhân này, nhưng không bị chúng “cuốn đi” nếu đó không phải là vấn đề thực sự quan trọng. Sự tập trung tuyệt đối cũng giúp họn tỉnh táo và sáng suốt hơn khi đưa ra quyết định.
Cải thiện mối quan hệ với đồng nghiệp
Là một nhà lãnh đạo, thực hành chánh niệm có thể tăng gắn kết với đồng nghiệp. Chánh niệm giúp họ tập trung, lắng nghe đồng nghiệp tốt hơn, qua đó, giúp họ kết nối và đồng cảm với những người cộng sự.
Tăng khả năng sáng tạo
Chánh niệm cũng giúp tăng khả năng sáng tạo. Nó giúp con người tập trung, hướng đến những cảm xúc tích cực, “quét đi” những suy nghĩ “thừa” trong trí não và “dọn chỗ” cho ý tưởng mới.
Luyện tập chánh niệm
Lợi ích của chánh niệm không chỉ dừng lại trong công việc mà còn góp phần tăng chất lượng cuộc sống của con người. Chánh niệm cũng như một kỹ năng, con người có thể luyện tập để đạt được khả năng chánh niệm bằng cách thực hành một số kỹ thuật nhất định.
Ngày nay, có thể dễ dàng tìm các bài tập chánh niệm trên mạng và chọn bài tập phù hợp. Đó có thể là một bài tập đi bộ chánh niệm 20 phút, thiền định toàn cơ thể hoặc ăn trong chánh niệm.
![]() |
Bên cạnh đó, để giữ cân bằng trong cuộc sống, con người nên dành thời gian để nghỉ ngơi giữa các phiên làm việc. Trong thời gian đó, con người nên “ngắt kết nối” với các thiết bị như điện thoại, laptop và tập trung vào việc thư giãn cơ thể, trí óc.
Người hay quên có thể đặt báo thức cho mỗi 45 phút hoặc 60 phút làm việc. Báo thức sẽ nhắc bạn đứng lên, vận động, tạm rời công viêc, đó có thể là đi lấy nước, ăn nhẹ hoặc hỏi thăm đồng nghiệp.
Không những vậy, người làm có thể tham khảo pomodoro - kỹ thuật chia nhiệm vụ lớn thành các nhiệm vụ nhỏ, xen giữa các khoảng làm việc ngắn là giờ nghỉ giải lao. Phương pháp này sẽ giúp bộ não tập trung tối ưu trong thời gian ngắn, với mục tiêu nhỏ hơn, đồng thời giúp cơ thể thường xuyên được nạp năng lượng.
Với số lượng công việc khổng lồ và deadline cận kề, việc cảm thấy căng thẳng là điều bình thường. Trong một số trường hợp, căng thẳng là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc con người cần hít thở sâu, định hướng lại bản thân và tập trung hơn nữa.
(Nguồn: Careerbuilder.vn)
" alt="Chánh niệm"/>Bộ đội Sư đoàn 2 (Quân khu 5) hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.
Bên những kệ trưng bày, xếp sách nghệ thuật được thực hiện công phu, khéo léo, Trung tá QNCN Mai Thu Hương, nhân viên Thư viện Quân khu 5, cho biết: “Các ấn phẩm sách, báo, video clip, hình ảnh trình chiếu, trưng bày tại triển lãm được chúng tôi nghiên cứu, chọn lọc kỹ càng nhằm quảng bá, tuyên truyền đậm nét về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình, sáng suốt của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh; ca ngợi truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc ta; đồng thời giới thiệu về Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam với các thông điệp: “Sách hay cần bạn đọc”, “Sách quý tặng bạn”, “Tặng sách hay, mua sách thật”, “Sách hay-mắt đọc, tai nghe”. Ngoài sự tham gia, hưởng ứng của cán bộ, chiến sĩ các cơ quan, đơn vị, sau hai tuần tổ chức, triển lãm lưu động còn phục vụ hàng nghìn cựu chiến binh, giáo viên, học sinh, người dân đến tham quan, tìm hiểu”.
Do tính chất, yêu cầu nhiệm vụ đặc thù, cán bộ, chiến sĩ các cơ quan, đơn vị thuộc Lữ đoàn Công binh 270 thường xuyên ăn núi, ngủ hầm để đẩy nhanh tiến độ rà phá bom mìn, thi công xây dựng các công trình. Trong những dãy nhà tranh, vách liếp đơn sơ nằm bên khe suối, sườn đồi, các chế độ sinh hoạt ngày, tuần, trật tự nội vụ, vệ sinh được cấp ủy, chỉ huy các cấp quan tâm, duy trì nghiêm túc.
Đều đặn mỗi tháng một lần, các chi đoàn sắp xếp thời gian tổ chức “Ngày hội văn hóa ẩm thực và đọc sách, báo”, tạo sân chơi bổ ích, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia, hưởng ứng. Sau khi thưởng thức bữa sáng tự chọn với nhiều món ngon, hấp dẫn, điểm hẹn quen thuộc của bộ đội là khu vực trưng bày sách, báo, tạp chí được Ban Chấp hành chi đoàn kỳ công xếp đặt, bố trí dưới những tán cây xanh mát.
Theo lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, việc thường xuyên đọc sách, nghiên cứu tài liệu vừa giúp bộ đội nâng cao trình độ hiểu biết, kỹ năng, vốn sống, vừa như liệu pháp tinh thần hữu hiệu để giảm bớt căng thẳng sau một tuần lao động, học tập.
Gần 20 năm công tác tại Lữ đoàn Công binh 280 là ngần ấy thời gian Thiếu tá Cao Bá Oánh, Chính trị viên phó Tiểu đoàn 1 tạm xa gia đình, ngày đêm rong ruổi, gắn bó với bộ đội trên các công trường xây dựng. Hiểu rõ nhu cầu của bộ đội, mỗi lần có dịp về Lữ đoàn giao ban, hội họp, anh đều liên hệ mượn thư viện nhiều sách, báo, tài liệu để “chở lên rừng, mang ra đảo” cho anh em cùng đọc.
Tuy công việc vất vả, bận rộn, điều kiện ăn ở dã ngoại còn nhiều khó khăn, song sách, báo luôn hiện hữu trong cuộc sống, sinh hoạt của những người lính công binh.
Thiếu tá Cao Bá Oánh cho biết: “Ngày nghỉ, giờ nghỉ, ngoài hoạt động thể dục-thể thao, văn hóa-văn nghệ, cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị rất hay tìm đọc những tác phẩm văn học, hồi ký, tiểu thuyết, truyện ngắn về đề tài LLVT, chiến tranh cách mạng, những tấm gương bình dị mà cao quý, chuyện tình dưới đáy ba lô... Để phát huy rộng rãi văn hóa đọc của bộ đội, công tác tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về những cây viết trẻ, đầu sách mới luôn được cấp ủy, chỉ huy các cấp quan tâm làm tốt”.
Mỗi dịp cuối tuần, Thư viện Sư đoàn 2 luôn là điểm hẹn lý tưởng của bộ đội. Trong không gian thoáng mát, rộng gần 100 m2, các loại sách, báo, tạp chí được phân loại, xếp đặt khoa học, gọn gàng theo từng chủ đề, thể loại, giúp bộ đội dễ dàng tìm được những tác phẩm hay và phù hợp.
Khoe với chúng tôi cuốn tiểu thuyết nổi tiếng“Thép đã tôi thế đấy”, Binh nhất Trần Mạnh Hùng (Trung đoàn 1) thổ lộ: “Lý tưởng cách mạng cao đẹp cùng triết lý sống của nhân vật chính đã góp phần truyền lửa, thôi thúc chúng tôi không ngừng nỗ lực, cống hiến, quyết tâm hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Mỗi tuần, tôi đều dành 2-3 giờ lên thư viện đọc sách, báo, nghiên cứu tư liệu. Với những sách, truyện dài, tôi đăng ký mượn về đơn vị để đọc trong giờ nghỉ”.
Theo Thiếu tá QNCN Lê Thị Hoa, nhân viên Thư viện Sư đoàn 2, trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, bạn đọc có rất nhiều kênh để đọc sách. Tuy nhiên, do tính chất, nhiệm vụ đặc thù của một đơn vị chủ lực đủ quân, các ấn phẩm sách, báo truyền thống vẫn là người bạn đồng hành hữu ích, không thể thiếu đối với bộ đội, nhất là đối tượng hạ sĩ quan, chiến sĩ.
Hiện nay, mỗi năm, đơn vị tiếp nhận khoảng 400-500 đầu sách (mỗi đầu sách từ 10 đến 50 cuốn) thuộc nhiều thể loại, đề tài khác nhau. Phần lớn sách, báo được phân bổ về các trung đoàn, tiểu đoàn trực thuộc để bộ đội nghiên cứu, tìm hiểu. Những cuốn sách về đề tài chiến tranh cách mạng, ca ngợi tình quân dân cá nước, tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng, tình cảm lứa đôi trong sáng... có ngôn từ mạch lạc, dễ hiểu, bố cục trình bày đẹp mắt, nhiều hình ảnh minh họa đi kèm thường được bộ đội đăng ký mượn đọc rất nhiều.
Trò chuyện với cán bộ, nhân viên, chiến sĩ Sư đoàn 315 tại buổi trưng bày sách của đơn vị nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, chúng tôi được biết, những năm gần đây, trong các hội nghị, sự kiện tập trung đông người, Thư viện Sư đoàn và các trung đoàn đều chủ động liên hệ, đề nghị lồng ghép tổ chức các gian trưng bày, giới thiệu, quảng bá sách, đưa sách đến gần hơn với bạn đọc.
Các chiến sĩ trẻ đều thích đọc sách, song vì điều kiện công tác, thời gian đến thư viện không nhiều, bởi vậy, mong muốn lớn nhất của bộ đội là được cấp trên quan tâm đầu tư xây dựng thêm các phòng đọc điện tử, để họ có thể tra cứu thông tin, tài liệu dễ dàng, thuận lợi hơn.
Đóng quân phân tán trên xã đảo gần bờ, được sự quan tâm đầu tư của cấp trên, đến nay, các trung đội, đại đội trực thuộc của Tiểu đoàn Hỗn hợp 70 (Bộ CHQS tỉnh Quảng Nam) đều có tủ sách, báo riêng để cán bộ, chiến sĩ tìm đọc mỗi khi rảnh rỗi. Mở ba lô lấy quyển thơ Tố Hữu nhỏ bằng bàn tay đưa chúng tôi xem, Trung sĩ Võ Văn Nhân, Khẩu đội trưởng Khẩu đội 1 (Trung đội Pháo 85, Đại đội Pháo mặt đất, Tiểu đoàn Hỗn hợp 70) bộc bạch: “Trong các đợt hành quân diễn tập, tuy quân tư trang đã nặng nhưng cậu nào cũng cố mang theo một vài quyển sách, truyện để thư giãn, giải mỏi khi được dừng chân. Nhờ thói quen đọc sách mà chúng tôi học hỏi, lĩnh hội được rất nhiều điều bổ ích”.
Theo chia sẻ của Thiếu tá Dương Quốc Đức, Chính trị viên Tiểu đoàn Hỗn hợp 70, từ kinh nghiệm thực tế đúc rút sau nhiều năm, cán bộ, chiến sĩ trên đảo thường mách nhau chọn những cuốn sách, truyện, tài liệu “ngắn, mỏng, ít trang” để đọc trước, khi trời đang nắng đẹp; còn những cuốn “dày, dài, nhiều chữ” thì để dành đến khi biển động, bão vào, tàu thuyền dừng hoạt động, sóng ti vi, điện thoại chập chờn mới lấy ra đọc, bởi lúc đó “đói” thông tin, tài liệu lắm.
Có những quyển sách hay, cán bộ, chiến sĩ trên đảo đọc đi đọc lại vài lần, thậm chí thuộc cả lời văn, câu chữ. Trong những lần hành quân dã ngoại làm công tác dân vận ngoài doanh trại, nhờ năng khiếu bình thơ, kể chuyện mà nhiều đồng chí tìm được người thương.
Với những cách làm sáng tạo, đồng bộ và hiệu quả, văn hóa đọc đã và đang lan tỏa trong đời sống quân ngũ của cán bộ, chiến sĩ LLVT Quân khu 5.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt="Đưa văn hóa đọc thấm vào đời sống bộ đội"/>Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long:
![]() |
![]() |
Điểm chuẩn đại học 2017 Trường ĐH SPKT Vĩnh Long, Kinh tế Công nghiệp Long An