Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai sáng nay (15/10) cho biết, từ ngày 8 đến ngày 14/10, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho 11 bệnh nhân nhập viện do bị ngộ độc methanol (chất có trong rượu). |
Một bệnh nhân ngộ độc rượu được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai |
Các bệnh nhân đều ngụ tại huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai), nhập viện với chung triệu chứng là đau đầu, đau thượng vị, hôn mê, được chẩn đoán bị ngộ độc rượu.
Sau khi tiếp nhận các trường hợp này, bệnh viện đã tiến hành điều trị theo phác đồ ngộ độc methanol. Trong 11 bệnh nhân, có 3 người triệu chứng nhẹ, 7 bệnh nhân vẫn phải thở máy và lọc máu, 1 bệnh nhân tử vong.
Trước đó, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Đồng Nai đã có báo cáo về việc nghi ngộ độc thực phẩm trên địa bàn huyện Nhơn Trạch khiến 3 người tử vong.
Theo báo cáo, ngoài 11 ca bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, còn 8 ca khác nghi ngộ độc rượu được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Nhơn Trạch và Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành. Trong số đó, có 2 bệnh nhân tử vong, 6 trường hợp khác đã xuất viện.
Trong ngày 14/10, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai đã có báo gửi Sở Y tế Đồng Nai và Công an tỉnh Đồng Nai về các trường hợp ngộ độc rượu này để điều tra làm rõ.

Xác minh nguồn gốc rượu khiến nhiều người tử vong tại TP.HCM
Nhiều ca tử vong được xác định do ngộ độc methanol tại TP.HCM những ngày qua. Có trường hợp, nạn nhân uống rượu trong 3 ngày liên tiếp.
" alt="3 người tử vong do ngộ độc rượu ở Đồng Nai"/>
3 người tử vong do ngộ độc rượu ở Đồng Nai
Chuyển nhượng công ty kèm khoản nợTheo đó, ngày 28/11/2008, bà Nguyễn Thị Thu Huệ (47 tuổi, ngụ quận 11, TP.HCM) thỏa thuận chuyển nhượng trước 50% vốn góp trong Công ty Thúy Hà cho Huỳnh Công Thiện (ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM) người vừa bị TAND TP.HCM tuyên phạt chung thân về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Theo thỏa thuận, Thiện sẽ thay mặt bà Huệ trả toàn bộ các khoản vay mà Công ty Thúy Hà đang nợ tại ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Sài Gòn với tổng số hơn 49,5 tỷ đồng. Đổi lại, ông Thiện sẽ được bà Huệ nhượng lại phần vốn góp tại một số công ty mà bà Huệ có hùn hạp làm ăn với ông Thiện.
 |
Bà Nguyễn Thị Thu Huệ |
Đến ngày 18/12/2008, Công ty Thúy Hà được Sở Kế hoạch Đầu tư đăng ký thay đổi cả 2 thành viên (100%) từ phía bà Huệ sang cho vợ và người thân của ông Thiện đứng tên.
Đến ngày 30/9/2009, phía ông Thiện đã trả toàn bộ số nợ (49,5 tỷ đồng) của Công ty Thúy Hà thời kỳ bà Huệ vay, trong đó có khoản nợ 10,1 tỷ đồng mà Công ty Thúy Hà vay trong các ngày 1-3 và 9/12/2008. Lúc này, các tài sản mà bà Huệ mang đi thế chấp cũng được ngân hàng lần lượt giải chấp, trả lại cho phía bà Huệ.
Dính án vì khoản nợ tất toán đã lâu
Năm 2015, ông Thiện làm ăn thua lỗ và bị điều tra các khoản vay, trong đó có các khoản vay của Công ty Thúy Hà.
Trong quá trình điều tra, ông Thiện khai nhận đã trả thay bà Huệ trả cho BIDV Chi nhánh Tây Sài Gòn là hơn 49,5 tỷ đồng và ông đã tất toán xong vào ngày 30/9/2009.
Tuy nhiên, đến năm 2018, ông Thiện bỗng dưng thay đổi lời khai, làm đơn tố cáo cho rằng, do không biết bà Huệ làm hồ sơ để BIDV Chi nhánh Tây Sài Gòn giải ngân 10,1 tỷ đồng trong các ngày 1,3 và 9/12/2008, do đó, ông Thiện đã dùng pháp nhân khác là Công ty Thiện Thành của mình vay BIDV Chi nhánh Tây Sài Gòn để trả khoản tiền 10,1 tỷ đồng mà bà Huệ vay.
Từ lời khai này, bà Huệ trở thành bị can trong vụ án với cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản 10,1 tỷ đồng của ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Sài Gòn.
Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan công tố quy kết, bà Huệ đã thỏa thuận chuyển Công ty Thúy Hà cho phía ông Thiện vào ngày 28/11/2008, thế nhưng đến ngày 1,3 và 9/12/2008, vẫn chỉ đạo Nguyễn An Ninh (lúc này đã chuyển vốn góp cho người ông Thiện chỉ định) ký với phía công ty khác mua thép, xuất hóa đơn “khống”, để phía ngân hàng BIDV giải ngân số tiền 10,1 tỷ đồng và rút ra đưa cho bà Huệ là hành vi lừa đảo.
Tại phiên tòa, bà Huệ khai, Công ty Thúy Hà là công ty 2 thành viên, đến ngày 28/11/2008, bà và ông Thiện mới thỏa thuận chuyển phần vốn góp 50%; tới ngày 18/12/2008 việc chuyển nhượng này mới hoàn tất khi được Sở Kế hoạch Đầu tư đăng ký thay đổi.
Vì vậy, trước thời điểm ngày 18/12/2018, bà Hà vẫn điều hành hoạt động của Công ty Thúy Hà.
Cũng theo lời khai của bà Hà, việc vay 10,1 tỷ là nằm trong kế hoạch và hạn mức tín dụng được phía ngân hàng BIDV đã ký với Công ty Thúy Hà từ trước đó.
Bà Huệ thừa nhận rằng để vay được tiền đã phải thế chấp rất nhiều tài sản. Tuy nhiên, sau đó bà Hà vẫn bị TAND TP.HCM tuyên phạt 12 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Luật sư Phạm Công Hùng - nguyên thẩm phán TAND Cấp cao tại TP.HCM cho rằng, việc quy kết bị cáo Huệ phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chưa thuyết phục, thiếu căn cứ, có dấu hiệu oan sai.
Luật sư Hùng cho rằng, bà Huệ có lách bằng cách cung cấp hồ sơ chưa trung thực với thực tế hoạt động của công ty để được vay vốn, nhưng việc lách đó không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản vì thực tế bị cáo không gây thiệt hại gì cho phía ngân hàng bởi đã được phía ông Thiện đã trả thay theo thỏa thuận từ 30/9/2009.
“Không ai đi lừa đảo mà đưa rất nhiều tài sản có giá trị lớn đi thế chấp vay khoản tiền nhỏ cả. Còn nếu cho rằng ông Thiện không biết khoản vay của Công ty Thúy Hà vào các ngày 1,3 và 9/12/2008 nên trả nhầm, trả lố lại càng vô lý vì trong rất nhiều lời khai trước, ông Thiện đều khai rõ có sự thỏa thuận phía ông Thiện phải trả cho BIDV chi nhánh Tây Sài Gòn hơn 49,5 tỷ đồng.
Hơn nữa, thời điểm đó, ông Thiện phải đi vay từng khoản tiền nhỏ vài trăm triệu, mà lại đi trả nhầm, trả lố cho bà Huệ 10,1 tỷ đồng là rất khó tin. Khoản tiền 10,1 tỷ này đã được tất toán xong cả chục năm và không có bất kỳ khiếu nại, nhắc nhở, khúc mắc nào từ tất cả các bên… nên cáo buộc bà Huệ có hành vi lừa đảo là không có cơ sở”, luật sư Hùng cho hay.

Cựu chủ tịch ngân hàng MHB Huỳnh Nam Dũng kêu oan
Cho rằng bị truy tố, xét xử oan sai, ngay sau phiên sơ thẩm 2 ngày, ông Huỳnh Nam Dũng đã làm đơn kháng cáo kêu oan.
" alt="Án lạ, bỗng nhiên đi tù vì khoản vay đã trả hết trước đó chục năm"/>
Án lạ, bỗng nhiên đi tù vì khoản vay đã trả hết trước đó chục năm

Thị trường bất động sản (BĐS) chưa xuất hiện tình trạng đầu cơ ồ ạt như nhiều năm trước. Việc bán hàng trực tiếp đến người mua cuối cùng đang được các doanh nghiệp chú trọng để tránh tình trạng bất ổn, “nhiễu loạn” giá.Sự phục hồi của thị trường BĐS kéo theo nhiều dấu hiệu của tình trạng “bong bóng” đã từng xảy ra hồi năm 2007. Lượng giao dịch tăng cao, giá BĐS tăng trên diện rộng, tỉ lệ căn hộ cao cấp tăng dần là những điểm khá tương đồng với thời điểm nóng sốt của thị trường chu kỳ trước.
Báo cáo mới đây của Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), cho rằng, nguyên nhân thúc đẩy sự hồi phục của thị trường là niềm tin của người tiêu dùng, nhà đầu tư, đã quay trở lại, các chính sách, pháp luật liên quan đã phát huy tác dụng. Bên cạnh đó, nỗ lực tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cơ cấu đầu tư, hoạt động M&A đã làm hồi sinh các dự án "trùm mền", giải quyết một phần hàng tồn kho và nợ xấu.
Tuy nhiên, HoREA cũng nhận định, mặt hạn chế của thị trường hiện nay là sự phát triển chưa đồng đều, chưa cân đối trên tất cả các phân khúc thị trường. Cụ thể, đang có sự tăng trưởng rất mạnh trong phân khúc BĐS cao cấp. Trong khi đó, vẫn thiếu nguồn cung trong phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở thương mại quy mô vừa và nhỏ, có giá bán hợp túi tiền của người thu nhập trung bình.
 |
Thị trường vẫn chưa xuất hiện làn sóng đầu cơ |
Ông Trần Văn Dũng, Giám đốc Công ty Địa ốc Trường Phát, chia sẻ, để xảy ra bong bóng BĐS, phải hội tụ rất nhiều yếu tố: Kinh tế phát triển nóng, buông lỏng chính sách tín dụng… Đặc biệt là có sự xuất hiện của các nhà đầu cơ găm hàng, làm giá, tạo nhiều đợt sóng đẩy giá ảo trên thị trường. Theo ông Dũng, thị trường tại TP.HCM hiện nay, rất ít xảy ra đầu cơ lướt sóng. Đa phần là nhà đầu tư dài hạn, muốn chuyển kênh đầu tư khi lãi suất tiết kiệm đang ở mức thấp.
Điều lạ so với thị trường hồi năm 2007 là nhiều doanh nghiệp muốn bán lẻ cho người ở thật thay vì bán sỉ cho dân đầu cơ. Ông Ngô Quang Phúc, Phó Tổng giám đốc Him Lam Land cho hay, các dự án của doanh nghiệp này đa phần được mở bán khi sắp hoàn thiện nhưng khách hàng vẫn được trả chậm. Đây cũng là yếu tố hấp dẫn dân đầu cơ.
“Mục tiêu ưu tiên của Him Lam Land là đưa sản phẩm đến với khách hàng có nhu cầu thật. Như tại dự án Him Lam Chợ Lớn, nhiều khách người Hoa đề nghị chiết khấu để mua sỉ số lượng lớn căn hộ nhưng chúng tôi không đồng ý. Cho dù mua nhiều căn hay 1 căn cũng chỉ có một mức giá” - Ông Phúc chia sẻ.
Ông Nguyễn Nam Hiền, Tổng giám đốc Hưng Thịnh Land, cho rằng, việc hạn chế đầu cơ sẽ giúp khách hàng tiếp cận sản phẩm với mức giá tốt. Rủi ro mất khả năng thanh toán của nhóm khách hàng có nhu cầu thật rất thấp, điều này tạo dòng tiền ổn định cho dự án. “Không ít trường hợp chúng tôi từ chối bán hàng cho khách đầu cơ “lướt sóng” vì sản phẩm tốt thì không lo thanh khoản trong giai đoạn hiện nay” - Ông Hiền nói.
Chủ tịch HoREA, ông Lê Hoàng Châu, cho rằng, chưa có nguy cơ xảy ra bong bóng bất động sản trong năm 2015 và có thể cả năm 2016. Theo ông Châu, nền kinh tế nước ta chỉ mới đang trên đà hồi phục, tăng trưởng tín dụng năm 2013 ở mức 12,51%, năm 2014 ở mức 12,62%, dự kiến năm 2015 cũng chỉ ở mức khoảng 16%, trong lúc mức tăng trưởng tín dụng năm 2007 là năm đỉnh điểm của "bong bóng" bất động sản lên đến 37,80%.
Cũng theo ông Châu, Chính phủ đang giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, đang thực hiện chính sách tiền tệ, tín dụng chặt chẽ và linh hoạt, đang tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại. Hiện nay, không có tình trạng buông lỏng tín dụng, nợ xấu được kiểm soát và đang dần trở về mức hợp lý.
“Có một yếu tố đáng quan ngại là phân khúc bất động sản cao cấp đang có chiều hướng phát triển rất lớn, rất nhiều, rất mạnh, nhưng có thể nhận định vẫn còn trong tầm kiểm soát. Giao dịch bất động sản hiện vẫn đang diễn ra bình thường. Chưa xuất hiện hiện tượng đầu cơ, đẩy giá ảo trên thị trường bất động sản” - Ông Châu nói.
Quốc Tuấn
Chuyện lạ trên thị trường bất động sản TP.HCMLãi suất USD về 0%, bất động sản được gì?" alt="Sợ bong bóng, chủ đầu tư lờ dân đầu cơ"/>
Sợ bong bóng, chủ đầu tư lờ dân đầu cơ