Việc tiêu thụ melatonin trong dứa (một loại hormone) có thể làm tăng nồng độ melatonin trong máu của bạn. Melatonin giúp thiết lập lại nhịp sinh học của bạn, còn được gọi là chu kỳ ngủ và thức 24 giờ.
Hãy trộn dứa với dưa chuột, thêm chút nước cốt chanh tươi để có món salad cho bữa sáng, hoặc bạn có thể nướng dứa như một món ăn sau bữa tối. Nếu không thích dứa, bạn có thể ăn chuối cũng chứa melatonin.
2. Cherry
TheoToday, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung quả cherry vào chế độ ăn uống của bạn có thể giúp cải thiện thời gian ngủ và tăng chất lượng giấc ngủ. Cherry chứa nhiều chất chống oxy hóa và nổi tiếng với tác dụng giảm viêm và giảm đau do viêm khớp, điều này giúp bạn khỏe mạnh hơn.
Bạn có thể làm nước trái cây tươi, hoặc mua quả cherry đông lạnh và thêm vào ly sinh tố buổi sáng của bạn.
3. Bột yến mạch
Yến mạch chứa nhiều tryptophan (là một axit amin, giữ vai trò quan trọng trong giấc ngủ). Axit amin này được chuyển đổi thành hormone kiểm soát giấc ngủ và cảm giác ngon miệng. Không chỉ vậy, chỉ một cốc yến mạch cung cấp cho bạn 60mg magiê cần thiết để bạn có giấc ngủ ngon nhất.
Bột yến mạch là lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng vì giúp bạn no cho đến bữa trưa, nhưng bạn cũng có thể dùng như một bữa tối nhẹ. Bạn có thể thêm hạt chia, dứa hoặc quả cherry để tăng thêm chất dinh dưỡng và hương vị.
4. Hạt điều
Rau xanh thường được biết đến với hàm lượng magiê cao, nhưng hạt điều cung cấp 89mg khoáng chất này chỉ trong một phần tư cốc nhỏ. Phân tích ghi nhận việc bổ sung magiê cải thiện tình trạng mất ngủ, vì magiê giúp bạn thư giãn và giảm lo lắng.
5. Trà hoa cúc
Loại dược liệu cổ xưa này từ lâu đã được sử dụng vì tác dụng tích cực đối với giấc ngủ. Trà hoa cúc thậm chí còn có tác dụng an thần nhẹ, giảm lo lắng. Một tách trà ấm trước khi ngủ có thể cải thiện giấc ngủ của bạn.
Minh Khôi
Theo đó, Quốc hội đã đưa dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2023 để trình Quốc hội cho ý kiến lần 1 vào kỳ họp tháng 5/2023 và thông qua tại kỳ họp tháng 10/2023.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Xây dựng đã phối hợp cùng các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng như các cơ quan có liên quan đánh giá tổng kết việc thi hành Luật Nhà ở 2014, trên cơ sở đó xây dựng dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) để báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Đối với việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, trong thời gian vừa qua, Bộ Xây dựng đã tham mưu trình Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2021 ngày 15/7/2021 trong đó đã quy định nhiều cơ chế, chính sách mới nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cải tạo xây dựng lại nhà chung cư tại các địa phương có nhà chung cư cũ thuộc diện cải tạo xây dựng lại như: Quy định các nguyên tắc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; Quy định các trường hợp cụ thể nhà chung cư phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại; Trách nhiệm kiểm định, đánh giá chất lượng nhà chung cư và lập, ban hành kế hoạch cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; Trách nhiệm lập quy hoạch khu vực cải tạo xây dựng lại nhà chung cư; Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư; Cơ chế ưu đãi trong cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư...
Sau khi Nghị định số 69/2021 được ban hành, nhiều địa phương trên cả nước đặc biệt là Hà Nội, TP.HCM đã và đang khẩn trương chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trên địa bàn theo các quy định mới của Nghị định số 69/2021.
“Trong nghiên cứu, xây dựng dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Bộ Xây dựng sẽ tiếp thu rà soát quy định cụ thể các nội dung liên quan đến cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư nhằm bảo đảm tính khả thi trong quá trình thực hiện” – Bộ Xây dựng cho biết.
Mới đây, Thường trực HĐND TP Hà Nội đã thống nhất tạm cấp ngân sách gần 128 tỷ đồng để các quận, huyện kiểm định chung cư cũ năm 2022.
Nguồn kinh phí này được trích từ nguồn điều hành tập trung ngân sách thành phố năm 2022. Thường trực HĐND TP đề nghị UBND TP chỉ đạo thực hiện theo quy định, chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính pháp lý của hồ sơ, tổng hợp báo cáo HĐND thành phố.
Liên quan đến việc sử dụng ngân sách tạm cấp cho các quận, huyện để kiểm định chung cư cũ năm 2022, UBND thành phố Hà Nội cũng đã có văn bản chỉ đạo Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Xây dựng tham mưu, báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định việc bố trí ngân sách đúng chủ trương của Thường trực HĐND thành phố; hướng dẫn UBND các quận, huyện sử dụng kinh phí đúng mục đích và quy định.
Theo kế hoạch ban hành đợt 1 và đợt 2, Hà Nội sắp cải tạo, xây dựng lại 8 chung cư cũ. Tại quận Ba Đình Khu tập thể Giảng Võ (nhà C8); Khu tập thể Thành Công (Nhà G6A); Khu tập thể Ngọc Khánh (Nhà A); Khu tập thể Bộ Tư pháp (2 đơn nguyên đầu hồi ở cấp D). Quận Đống Đa có nhà 51 Huỳnh Thúc Kháng và 2 khu tập thể cũ tại quận Long Biên là Khu tập thể Hóa chất và Khu tập thể Rau quả nông sản tại 135 Nguyễn Văn Cừ, phường Ngọc Lâm.
UBND TP Hà Nội dự kiến bố trí nguồn vốn ngân sách khoảng 500 tỷ đồng trong giai đoạn 2021-2025 để thực hiện tổng kiểm tra, rà soát, kiểm định, đánh giá chất lượng toàn bộ chung cư cũ.
Hiện nay, trên địa bàn TP Hà Nội có khoảng 1.579 nhà chung cư cũ được xây dựng từ năm 1960-1994 và trước năm 1954, hầu hết đã hết niên hạn sử dụng, trong đó có nhiều nhà chung cư cũ xuống cấp. Trong đó có không ít nhà chung cư, tập thể cũ nằm ở vị trí “đất vàng”, “đất kim cương”.
Từ năm 2005-2014, đã hoàn thành cải tạo xây dựng lại 19 dự án và 14 dự án đang triển khai. Từ năm 2014, sau khi Luật ở nhà 2014, Nghị định 100/2015 được ban hành và có hiệu lực thi hành đến nay không có dự án mới nào được bổ sung thêm, tiến độ thực hiện chậm, kém hiệu quả.
Có thể thấy, sau gần 20 năm, Hà Nội mới chỉ có 1% chung cư cũ được cải tạo, sửa chữa trên tổng số hơn 1.500 căn chung cư cũ của thành phố.
" alt=""/>Nhiều cơ chế mới để xây lại loạt nhà cũ trên mảnh đất vàngTheo Nguyễn Văn Khánh, thế mạnh của Trần Gỗ miền Bắc nằm ở bàn tay tài hoa của đội ngũ lành nghề trẻ tuổi. Được lớn lên trong làng nghề truyền thống, đội ngũ thợ không chỉ đơn thuần là những người thợ, mà còn như những “nghệ nhân” với khát khao giữ gìn nghề truyền thống của quê hương, đưa gỗ vào không gian sống và biến nó thành những tác phẩm có giá trị bền vững với thời gian.
Kỹ thuật chạm khắc từ gỗ nguyên khối được thực hiện với sự tỉ mỉ và kỷ luật cao. Từng đường nét được chạm khắc cẩn thận, yêu cầu sự kiên nhẫn và tập trung tối đa. Sự sáng tạo không giới hạn cùng sự khéo léo đến chi tiết nhỏ nhất của đội ngũ thợ lành nghề Trần Gỗ miền Bắc đã tạo ra những “bức hoạ” trên trần nhà mang tính thẩm mỹ cao và độc đáo.
Mỗi tác phẩm chạm khắc gỗ của Trần Gỗ miền Bắc đều là sự sáng tạo không ngừng với mẫu mã, đường nét đa dạng, đảm bảo mỗi sản phẩm đều phản ánh cá tính riêng và bản sắc của chủ ngôi nhà.
Ngay từ khi thành lập Trần Gỗ miền Bắc, Nguyễn Văn Khánh đã đề ra mục tiêu, định hướng kinh doanh xuyên suốt là “sự hài lòng và tin tưởng tuyệt đối của khách hàng” trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, thi công các sản phẩm nội thất từ gỗ tự nhiên.
Hiện tại, Trần Gỗ miền Bắc đã đạt được một số thành tích ấn tượng trên các nền tảng truyền thông, như: kênh YouTube với hơn 47.000 người theo dõi, TikTok với hơn 170.000 người theo dõi và Fanpage đạt con số 32.000.
“Chúng tôi luôn nỗ lực để ngày càng chiếm được lòng tin khách hàng thông qua mức độ minh bạch trong quá trình làm việc. Từ giai đoạn tư vấn khảo sát ban đầu cho đến quy trình gia công và thi công lắp đặt diễn ra theo tiêu chuẩn cao nhất, chúng tôi luôn cập nhật tiến trình để khách hoàn toàn yên tâm về quá trình thực hiện”, anh Khánh chia sẻ.
Bằng những tâm huyết và nỗ lực sáng tạo để không ngừng vươn lên, thương hiệu Trần Gỗ miền Bắc của ông chủ trẻ Nguyễn Văn Khánh đã thể hiện được tình yêu và sự đam mê với nghề truyền thống của gia đình, của quê hương, mang đến những tác phẩm độc đáo khác biệt, sáng bừng không gian sống cho những ngôi nhà sang trọng.
H.C
" alt=""/>Những ‘bức hoạ’ tinh xảo bằng gỗ trên trần nhà