Thế giới

Nhận định, soi kèo Ajax vs Heracles Almelo, 22h45 ngày 16/2: Khách tự tin

字号+ 作者:NEWS 来源:Bóng đá 2025-02-21 01:57:55 我要评论(0)

Hoàng Ngọc - 16/02/2025 10:37 Hà Lan trực tiếp bóng đá ngoại hạng anh hôm naytrực tiếp bóng đá ngoại hạng anh hôm nay、、

ậnđịnhsoikèoAjaxvsHeraclesAlmelohngàyKháchtựtrực tiếp bóng đá ngoại hạng anh hôm nay   Hoàng Ngọc - 16/02/2025 10:37  Hà Lan

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Sau khi tốt nghiệp, Phương Thanh (23 tuổi, quận 12, TP.HCM) làm quản trị website cho một công ty với mức lương 10 triệu đồng. Dù sống cùng cha mẹ, lương không cần lo cuộc sống, nhưng hơn 2 năm đi làm, cô không có tiền tích lũy.

Cô nàng 23 tuổi thừa nhận không biết cách tiết kiệm. Là con một, cô đã quen với việc mọi chi tiêu trong gia đình đều có phụ huynh lo liệu.

Lương hàng tháng của cô chủ yếu đổ vào quần áo, trà sữa, mỹ phẩm, du lịch, có những lần chi tiền quá tay, chưa hết tháng cô đã hết tiền.

“Mới đi làm nên mình cũng muốn dùng số tiền kiếm được để tận hưởng cuộc sống, sắm sửa nhiều hơn cho bản thân”, cô nói với Zing.

Vì không có tích lũy, những việc cần khoản tiền lớn như đổi xe máy, đổi điện thoại hay mua laptop mới, cô đều phải cần ba mẹ hỗ trợ.

“Mẹ vẫn nhắc nhở mình nên học cách kiểm soát chi tiêu, tự lập với mức thu nhập riêng, không thể cứ dựa vào người nhà mãi được. Đến bây giờ, mỗi lần đi du lịch cùng bạn bè còn phải xin thêm tiền từ gia đình, mình cũng thấy ngại. Nhưng thú thực, mình chưa thể thay đổi thói quen lập tức được”, Phương Thanh nói.

Không chỉ riêng Phương Thanh, nhiều người trẻ cũng rơi vào cảnh đi làm nhiều năm vẫn không có tiền dư. Mức lương thấp, nhu cầu chi tiêu cao và không có kế hoạch tài chính, cộng thêm bão giá khiến nhiều người trẻ rơi vào vòng lặp "kiếm ít tiêu nhiều".

Đi làm 3 năm, không tiền tiết kiệm

Theo CNBC, hai năm đại dịch liên tiếp, cộng thêm bão giá toàn cầu đang khiến người trẻ lâm vào khủng hoảng chi tiêu.

Trong cuộc khảo sát với 14.808 gen Z trên 46 nước của công ty kiểm toán Deloitte, 46% cho biết tiền lương của họ chỉ đủ sống qua ngày, chi trả sinh hoạt phí, không dành dụm được đồng nào. Chỉ 25% báo cáo rằng họ có thể thoải mái chi tiêu hàng tháng.

Bùi Hằng nói rằng thu nhập hiện tại không đủ để chi tiêu cho nhu cầu cá nhân nên cô không nghĩ đến việc tiết kiệm. Ảnh: NVCC.

Tuy nhiên, theo Gen Z Insight, bất chấp những khó khăn trên, nhu cầu chi tiêu của người trẻ tuổi đang ngày càng lớn. Khảo sát của UNiDAYS cho thấy người trẻ đã mua sắm nhiều hơn kể từ khi đại dịch xảy ra như một cách "trả thù" trước áp lực cuộc sống quá lớn.

Bùi Hằng (23 tuổi) đang làm cùng lúc hai công việc. Có thu nhập 15 triệu đồng/tháng nhưng suốt 2 năm nay, gần như tháng nào cô cũng cần bố mẹ hỗ trợ thêm.

Cô nàng sinh năm 1999 quê ở Ba Vì, hiện thuê trọ một mình tại Hà Nội. Mỗi tháng, ngoài tiền thuê nhà 2,5 triệu đồng, Hằng chi phần lớn thu nhập của mình cho việc ăn uống, mua sắm, đi cà phê với bạn bè và các sở thích cá nhân khác.

Hằng cho biết sẵn sàng chi nhiều tiền để mua nước hoa vì rất yêu thích các mùi hương. Cô còn nuôi mèo nên hàng tháng tốn thêm một khoản lớn để mua hạt, đồ ăn và cát cho mèo.

Hằng đang làm chạy quảng cáo và trực fanpage ở hai văn phòng khác nhau. Một công việc làm từ 9h đến 17h30, cô làm ở công ty còn lại từ 18h đến 23h.

Công việc quá bận rộn nên cô chỉ ăn uống ở ngoài. Thời gian này, khi giá cả tăng cao, giá đồ ăn và phí ship càng khiến Hằng tốn kém hơn.

"Hầu như tháng nào bố mẹ cũng gửi rất nhiều đồ ăn xuống Hà Nội để mình không cần đi chợ. Thỉnh thoảng, cần khoản đột xuất nào đó, mình sẽ xin thêm gia đình", Hằng kể với mức thu nhập hiện tại, cô không nghĩ đến chuyện tiết kiệm.

"Công việc rất áp lực và bận rộn, mình còn chẳng có thời gian để yêu đương. Nhiều ngày liền chạy deadline đến 1-2h sáng là chuyện thường. Vì làm hết sức nên mình cũng chơi hết mình, muốn dành số tiền kiếm được để thỏa mãn những sở thích của bản thân", Hằng bày tỏ.

Với mức lương 8 triệu đồng/tháng, Thảo Nguyên (sinh năm 1997) phải chật vật để cân đối chi tiêu hàng tháng. Sau khi ra trường, cô xin vào làm cho một công ty nhỏ tại Hà Nội và chưa từng đổi chỗ.

Sau 3 năm, lương của cô chỉ tăng thêm 1 triệu đồng.

Thu nhập không đủ mức sống khiến cô gái 25 tuổi căng thẳng. Ảnh: NVCC.

“Với mức lương ấy, giờ mình phải tính toán chi ly từng chút. Riêng tiền nhà trọ và điện nước hàng tháng đã là 3 triệu", Thảo Nguyên kể.

Cứ hai tuần một lần, mẹ của Thảo Nguyên lại đóng một thùng thịt cá, gà, rau củ, đồ khô từ quê gửi lên Hà Nội cho con. Nhờ số thực phẩm đó, cô bớt đi một khoản cần phải tiêu.

Thảo Nguyên đã muốn đổi xe máy mới từ năm ngoái. Nhưng sau một năm lên kế hoạch, số tiền cô tiết kiệm được chỉ vỏn vẹn 5 triệu đồng.

“Bố mẹ bảo mình cứ mua để đi làm cho thuận tiện. Cần bao nhiêu, bố mẹ cho thêm”, cô nói.

Vấn đề tiền bạc ngày càng khiến Thảo Nguyên áp lực. Nhìn bạn bè xung quanh đã thay đổi công việc và có mức thu nhập cao gấp nhiều lần trước đây, cô càng thấy bản thân kém cỏi.

“Làm ở một chỗ suốt 3 năm càng khiến mình ù lì đi. Công việc không vất vả nhưng không nâng cao được kỹ năng gì. Nhiều lần mình nói phải nghỉ việc, lại cứ sợ bỏ chỗ này sẽ không tìm được chỗ mới và ở lại. Cuối cùng, đi làm vài năm, bố mẹ vẫn phải chu cấp”, Thảo Nguyên giải thích.

Áy náy khi phải nhờ gia đình chu cấp

Gần 2 năm nay, Huy Bảo (23 tuổi, quê Khánh Hòa) làm công việc sản xuất nội dung với mức lương 9,5 triệu đồng. Để tăng thu nhập, Bảo còn nhận kèm tiếng Anh cho học sinh tiểu học vào buổi tối.

“Thu nhập 12 triệu thật sự không đủ để mình chi tiêu ở thành phố. Trả hết sinh hoạt phí, cả điện nước, ăn uống, mình khó dư được đồng nào, dù đi làm khá vất vả”, Bảo cho biết.

Bảo còn gặp áp lực vì liên tục đi ăn nhậu cùng đồng nghiệp.

Trước áp lực chi tiêu, Huy Bảo được ba mẹ gửi thêm tiền hàng tháng. Ảnh: NVCC.

“Mình thuộc nhóm nhỏ tuổi nhất trong công ty, lại biết uống bia nên đồng nghiệp thích ‘ép’ đi nhậu. Lâu lâu đi thì vui, đằng này các anh lại tổ chức đều đặn mỗi tuần. Chầu nào cũng 300.000-400.000 đồng, mình không dám bày tỏ sự khó chịu nên toàn bấm bụng theo ý mọi người”, Bảo nói.

Từ đầu năm 2022, gia đình Huy Bảo bắt đầu gửi thêm tiền vì xót con, sợ anh phải nhịn ăn nhịn tiêu trong bão giá.

“Ba mẹ lớn tuổi mà vẫn còn buôn bán hải sản ở quê để có đồng ra đồng vào. Mình áy náy vì là con lớn, đi làm trên thành phố nhưng chưa phụ giúp được gì, còn khiến gia đình lo lắng", Bảo chia sẻ.

Huy bảo cho biết 2 tháng nữa anh sẽ nhận công việc mới với mức lương khoảng 14 triệu đồng. "Hy vọng mọi thứ sẽ ổn thỏa để mình đỡ đau đầu với bài toán tiền bạc”, anh nói thêm.

Tương tự Huy Bảo, Ngọc Thúy (25 tuổi, quê Vĩnh Long) cũng chật vật để cân đối chi tiêu khi sống ở TP.HCM.

Thúy đang làm việc tại bộ phận chăm sóc khách hàng của một công ty nội thất. Có mức lương 14 triệu đồng/tháng, song mức chi tiêu cao ở thành phố khiến cô rơi vào cảnh thu không đủ chi.

Lúc mới đi làm, với mức lương khá, Thúy vẫn thoải mái đi cà phê, xem phim với bạn bè.

Nhưng từ khi dịch bệnh, cô bắt đầu căng thẳng với bài toán kinh tế. Cô nhận ra số tiền kiếm được không đủ để vừa thỏa mãn sở thích cá nhân, vừa trả phí ăn ở, đi lại.

“Trước đây, mình trọ ở quận 5 cho gần công ty, tốn khoảng 6 triệu đồng/tháng tính luôn điện, nước. 2 triệu đồng cho các món chăm sóc tóc, dưỡng da, son phấn. 6 triệu đồng còn lại chia đều cho ăn uống, xăng xe và gửi về phụ giúp ba mẹ. Tính lại chẳng còn đồng nào để phòng khi khẩn cấp”, Ngọc Thúy nói.

Để giảm mức tiêu, Thúy đã quyết định thuê nhà trọ với bạn ở quận Bình Tân, dù cách chỗ làm gần 30 phút chạy xe.

Ngoài ra, cô cũng chuyển sang dùng các dòng mỹ phẩm bình dân, hạn chế tụ tập ăn uống cùng đồng nghiệp, tập nấu cơm trưa mang đến chỗ làm, không đặt trà sữa trong giờ giải lao, tiền chợ cũng siết chặt hơn. Thế nhưng, số tiền cô tiết kiệm được không đáng là bao.

Với chi phí ngày càng đắt đỏ, Ngọc Thúy dự định về quê làm việc nếu không tìm được cơ hội tốt hơn ở TP.HCM trước tháng 12 năm nay.

“Ba mẹ khuyên cứ giữ tiền phòng thân, còn gửi thực phẩm ‘cứu trợ’ mỗi 3 tháng. Mình áy náy lắm nhưng chưa có cách chi tiêu hợp lý hơn”, cô nói thêm.

Mức chi tiêu đắt đỏ tại thành phố khiến nhiều người trẻ khó cân đối tiền bạc. Ảnh: Phương Lâm.

Dù chưa tới mức trở thành "Kangaroo tribe" hay "thế hệ chuột túi" (cụm từ dùng để chỉ những đứa con sống phụ thuộc vào cha mẹ về mặt tài chính lẫn tình cảm ngay cả khi đã đủ lớn để tự lập), song nhiều người trẻ vẫn chưa thể tự chủ hoàn toàn.

Trên khắp thế giới, ảnh hưởng của đại dịch, cộng thêm bão giá đang tạo áp lực tài chính lớn, khiến ngày càng nhiều người trẻ khắp thế giới phải dựa vào sự hỗ trợ từ cha mẹ, người thân.

Tại Hàn Quốc, nhiều người đến 30 tuổi vẫn phụ thuộc vào cha mẹ, không nghĩ đến việc hẹn hò hay kết hôn. Theo Cục Thống kê Hàn Quốc, hơn một nửa số người độc thân ở độ tuổi này còn sống chung với phụ huynh. Báo cáo cũng cho thấy hơn 60% người Hàn chưa kết hôn trong độ tuổi 20-44 đang phụ thuộc vào người thân.

"Thế hệ Boomerang" cũng là cụm từ phổ biến để chỉ những người đã đến tuổi trưởng thành nhưng phải quay lại sống dưới sự bảo bọc, hỗ trợ tài chính từ cha mẹ. Cụm từ này được biết tới nhiều nhất ở Mỹ.

Theo số liệu báo cáo của công ty cơ sở dữ liệu bất động sản Zillow, khủng hoảng kinh tế buộc khoảng 26,6 triệu người Mỹ ở tuổi 18-29 trở về ở với phụ huynh vì không đủ tiền mua nhà riêng. Tính đến tháng 7/2020, có 52% thanh niên Mỹ từ 18-29 tuổi, tương đương 26,6 triệu người, đang sống với cha mẹ.

Theo Zing

" alt="Những người trẻ đi làm vài năm vẫn xin tiền cha mẹ" width="90" height="59"/>

Những người trẻ đi làm vài năm vẫn xin tiền cha mẹ

caphe.jpg
Người quản lý quán cà phê quỳ xuống để xin lỗi khách hàng. Ảnh: Today Online

Câu chuyện gây phẫn nộ này xảy ra ở thành phố Siheung, Gyeonggi (Hàn Quốc). Kênh truyền hình Hàn Quốc Seoul Broadcasting System (SBS) đưa tin, vụ việc này cho thấy những áp lực mà các nhân viên ngành dịch vụ ở xứ sở kim chi đang phải đối mặt.

Lúc đầu, nữ khách hàng gọi điện đến quán cà phê phàn nàn rằng nhân viên giao thiếu ống hút cho đơn hàng của cô.

Sau đó, Bae Soon Im - quản lý quán cà phê đã sắp xếp giao ống hút kèm theo chiếc bánh ngọt như lời xin lỗi đến nữ khách hàng. Tuy nhiên, do cô Bae viết sai địa chỉ của khách nên lần giao hàng này bị chậm trễ.

Thất vọng vì phải chờ đợi lâu, nữ khách hàng đã đích thân đến tận quán để gặp cô Bae. Khách hàng chửi bới, gây náo loạn ở đó và yêu cầu cô Bae phải xin lỗi.

Đoạn video cho thấy người phụ nữ cầm cốc cà phê trên tay, xông vào quán rồi đi tới quầy để nói chuyện với quản lý, theo SCMP. Khi cô Bae hỏi cách khắc phục lỗi lầm của mình thì người phụ nữ yêu cầu cô quỳ xuống xin lỗi. Cô Bae bước ra từ phía sau quầy và làm theo yêu cầu của khách, trong khi nữ khách hàng tiếp tục chửi bới.

"Đây có phải là thái độ của người làm trong ngành dịch vụ không vậy? Đừng kinh doanh như vậy nữa. Cô nghĩ mình có thể tồn tại trong khu vực này à?", nữ khách hàng mắng.

Tiếng chỉ trích của cô ồn ào đến mức người qua đường phải dừng lại xem có chuyện gì xảy ra.

caphe.jpg
Cô Bae bị ảnh hưởng tâm lý sau vụ việc. Ảnh: Todayonline

Trong một cuộc phỏng vấn với SBS, cô Bae cho biết cô làm theo yêu cầu của khách hàng vì muốn nhanh chóng giải quyết sự việc, không gây ảnh hưởng đến cửa hàng.

Cô cho biết vụ việc đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cô. Cô đau đầu, chóng mặt, nôn mửa, đau dạ dày và ngày càng sợ hãi khi giao tiếp với khách hàng.

"Thậm chí, tôi không thể uống được ngụm nước nào. Tôi không muốn gặp khách hàng", cô Bae vừa nói vừa bật khóc khi nhớ lại vụ việc.

Camera giám sát của quán cà phê đã ghi lại toàn bộ vụ việc. Kênh SBS đưa tin và đăng lại trên tài khoản YouTube của kênh tin tức này.

Đoạn video nhanh chóng thu hút hơn 20.000 lượt xem và hàng trăm bình luận. Phần lớn người xem chỉ trích hành vi của khách hàng và đồng cảm với người quản lý quán cà phê. Một số người dùng mạng xin địa chỉ quán để đến, bày tỏ sự ủng hộ đối với người quản lý.

"Chỉ vì quên một cái ống hút thôi, có cần thiết vậy không? Tôi thực sự nghĩ rằng khách hàng có vấn đề về tâm lý"; "Gây sự chỉ vì một chiếc ống hút. Nhà cô ta không có ống hút hay sao vậy. Cô ta được cả nước biết đến sự tồn tại của mình chỉ bằng một chiếc ống hút"; "Cửa hàng đó ở đâu vậy? Hãy đến đó ủng hộ và giúp cửa hàng tăng doanh thu"... người dùng mạng bình luận.

Cô Bae sau đó đã đệ đơn tố cáo khách hàng. Nữ khách hàng bị cảnh sát buộc tội cản trở hoạt động kinh doanh và xúc phạm nhân phẩm.

Cốc cà phê rắc đầy ớt 'hút khách' ở đất nước tỷ dân

Cốc cà phê rắc đầy ớt 'hút khách' ở đất nước tỷ dân

TRUNG QUỐC - Cốc cà phê kèm theo nhiều ớt chiên và ớt bột đang là thức uống được nhiều người dân tỉnh Giang Tây săn lùng." alt="Nhận cốc cà phê thiếu ống hút, khách nữ tức giận bắt quản lý quỳ xin lỗi" width="90" height="59"/>

Nhận cốc cà phê thiếu ống hút, khách nữ tức giận bắt quản lý quỳ xin lỗi

Thật ra, trong bản hướng dẫn sử dụng xe của bất kể một hãng xe hơi nào, người ta đều dành một chương để hướng dẫn chi tiết việc sử dụng điều hòa. 

Quan trọng nhất, thiết thực nhất là chế độ lấy gió trong và gió ngoài. Lấy gió trong, xe sẽ nhanh mát, đỡ bụi vào trong xe, nhưng gió không đối lưu ra bên ngoài được. Với thể tích chừng 2,7 m3 của xe sedan, sẽ chỉ tầm 4 giờ đồng hồ là hết dưỡng khí trong xe.  Lúc ấy, người ngồi trong xe sẽ thiếp đi dần dần và nếu không được tiếp dưỡng khí kịp thời, có thể dẫn tới tử vong.

Trong một vài trường hợp, thời gian sử dụng sẽ không được tới 4 tiếng, mà có khi chỉ một vài tiếng là hết. Lấy gió ngoài xe lâu mát hơn, nhưng an toàn, vì không khí tươi luôn luôn được nạp vào trong xe.

Cho nên, ở những dòng xe cao cấp, người ta thiết kế chế độ mặc định lấy gió ngoài, sau mỗi 30 phút bị cưỡng bức lấy gió trong.  Có nghĩa là nếu bạn bật chế độ lấy gió trong mà chẳng may bị quên đi thì sau nửa tiếng, hệ thống sẽ tự chỉnh về chế độ lấy gió ngoài. Mục đích là để bảo đảm an toàn sinh mạng cho người ngồi trong xe mà thôi.

Vậy mà lạ lùng thay, ở trên một diễn đàn xe hơi nổi tiếng, một số bạn còn rất tự hào mách nhau thủ thuật xóa bỏ chế độ mặc định này. Đi học lái xe, thế nào cũng có tiết học về sử dụng điều hòa. Nhiều điều thú vị và bổ ích lắm. Tiếc là nhiều bạn không tham gia đủ các tiết học lý thuyết. Có bạn còn chẳng thèm học buổi nào luôn.

Vì thế, đừng bao giờ quên: Nếu dừng xe một chốc một lát để nghỉ, bạn có thể bật điều hòa. Nhưng nhớ trả về chế độ lấy gió ngoài. Còn muốn ngủ trong xe, tốt nhất là hạ cửa kính xuống và tắt điều hòa. Nóng thì khổ, nhưng không chết. Nhưng hết dưỡng khí là chết người như chơi đó!

Độc giả Đàm Minh Thuỵ (kỹ sư kinh tế tại Hà Nội)

Mời bạn đọc chia sẻ bài viết cộng tác tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

" alt="Ngạt khí trên xe ô tô nhẹ thì ảnh hưởng đến thần kinh, nặng có thể bị tử vong" width="90" height="59"/>

Ngạt khí trên xe ô tô nhẹ thì ảnh hưởng đến thần kinh, nặng có thể bị tử vong