Nhà tôi có hai chị em. Chị tôi hiền lành,ểsuốtngàybắtnạtvợtôichỉmuốnchịmìnhlyhôtỷ giá hôm nay ốm yếu nên sau khi tốt nghiệp cấp 3, chị xin làm công nhân may ở gần nhà. Chị tôi tốt tính, mỗi khi nghe tôi gọi điện về quê chơi, chị háo hức chuẩn bị rau cỏ, thịt cá. Có khi chị còn kho cá sẵn cho tôi mang lên trường và đưa thêm tiền, dù mẹ đã chuẩn bị cho tôi.
Khi tôi tốt nghiệp đại học cũng là lúc chị lấy chồng. Từ đó, chị không còn được thoải mái lo cho tôi như trước nữa. Kinh tế không giàu có, chồng chị cũng là công nhân, anh rể lại hay uống rượu và có sở thích ngồi càm ràm, chê bai mọi thứ trên đời. Chị tôi hiền lành, đảm đang như vậy nhưng trong mắt anh, chị tôi vừa chậm chạp, vừa vô dụng, không làm gì vừa ý.
Có lần, tôi bực bội muốn nhắc nhở anh để biết trân trọng chị tôi hơn, nhưng chị cản tôi lại. Chị rất sợ anh suy nghĩ, buồn lòng rồi lại giận chị. Ngày bố tôi mất, anh ta cũng lao vào làm cùng mọi người, tham gia dựng rạp, chỉ đạo kê bàn ghế, chuẩn bị nhang khói, lập ban thờ.
Chị tôi buồn vì chuyện của bố nhưng vẫn không giấu nổi sự tự hào với anh chồng nhanh nhẹn. Chị luôn miệng nói với tôi, anh rể thực ra tử tế, nhiệt tình, chẳng qua tại tính tình không khéo nên nhiều người không thông cảm.
Chị tôi quá hiền lành, thường xuyên bị anh rể bắt nạt (Ảnh minh họa: TD).
Tôi không nói gì, thực lòng chỉ mong chị được hạnh phúc là tôi mừng. Nhưng niềm vui của chị chẳng kéo dài được mấy. Sau khi bố tôi qua đời, mẹ con tôi phải ra phòng công chứng làm thủ tục khai nhận thừa kế phần của người đã mất. Chị em tôi bàn nhau, thống nhất sang tên hết tài sản nhà đất cho mẹ, bởi chúng tôi đều có nhà riêng, công việc ổn định cả rồi.
Phần chị khó khăn, do ở gần mẹ nên đã có mẹ phụ cùng. Rau cỏ, vườn tược mẹ để anh chị thả gà, trồng cây tự thu hoạch, bán lấy tiền lo cho các cháu. Cứ nghĩ như vậy là hợp tính hợp lý nhưng anh rể "nổi trận lôi đình", làm loạn lên tại phòng công chứng.
Anh ta mắng công chứng viên thông đồng với mẹ tôi. Anh ta kể lể công lao bao nhiêu năm vất vả với gia đình nhà vợ, không nề hà việc gì, nay có chút đất đai, nhà cửa lại gạt anh ta, loại ra khỏi danh sách hưởng thừa kế.
Sau khi công chứng viên giải thích rõ ràng, còn mang luật ra cho anh ta đọc để biết con rể không nằm trong diện hưởng thừa kế, anh ta mới thôi nhưng vẫn hậm hực mãi. Mẹ nói sau khi tôi lên thành phố, anh ta không ngừng gây chuyện khó chịu với chị tôi. Đôi khi, tôi muốn nổi giận vì người chị hiền lành đến mức cam chịu của mình.
Những lần tôi về quê mà thấy chị gói ghém rau quả, gà cá cho tôi, anh ta đều khó chịu ra mặt, còn gọi chị ra ngoài lớn tiếng. Tôi biết ý không dám nhận quà, chị lại rưng rưng muốn khóc, vừa khó xử, vừa rất đau lòng. Biết ý anh ta nhỏ mọn chuyện tiền nong, những lần sau về quê, tôi đều mang theo đồ ăn mua sẵn rất nhiều, còn đưa thêm tiền để chị đi chợ cho thoải mái.
Thấy chị ngại ngùng nhưng cuối cùng vẫn cầm là tôi đoán chị ở vào tình thế khó xử thế nào vì chị là người khái tính. Ngày giỗ bố, đồ tôi cầm về rất nhiều, chị vẫn đi chợ làm thêm nên cỗ bị thừa. Lúc tôi đang mải dọn dẹp trên nhà đã nghe tiếng anh rể chê trách, còn chỉ mặt mắng chị vô dụng, hoang phí, làm gì cũng khiến anh ta không ưng ý.
Nhìn cách anh ta trợn mắt, vung tay với chị, tôi chỉ muốn đánh cho anh ta một trận. Nhưng khi tôi bước xuống bếp, chị tôi vội chạy ra, cầm tay tôi nói cùng chị đi rửa bát.
Tôi rủ rỉ hỏi han, bảo rằng nếu bị anh rể đánh thì chị không được giấu, phải bảo tôi xử lý cùng, chứ không thể để bị bắt nạt mãi. Chị tôi vẫn nhất quyết bao che, nói rằng anh rể chỉ hay kêu ca, to tiếng vậy, chứ tính tình không đến nỗi như tôi nghĩ.
Tôi thương chị mình. Có đông người, anh ta còn cư xử như thế, thử hỏi khi không có ai thì chị chịu khổ thế nào? Chẳng lẽ khuyên chị ly hôn thì vô duyên vô cớ, trong khi chị tôi một câu chê chồng còn chẳng dám chê. Nhưng không lẽ cứ trơ mắt nhìn chị mình cam chịu, hiền lành như vậy, tôi bức bối vô cùng.
Góc "Chuyện của tôi" ghi lại những câu chuyện trong đời sống hôn nhân, tình yêu. Bạn đọc có câu chuyện của mình muốn chia sẻ vui lòng gửi về chương trình qua hòm thư: [email protected]. Câu chuyện của bạn có thể được biên tập nếu cần. Trân trọng.
Không kịp đến Las Vegas tổ chức lễ cưới, Pam và Jeremy Salda đã thành hôn ngay trên chuyến bay. Ảnh: Kaitlyn Manzer/ABC News.
Trong lúc chờ đợi, cặp tình nhân gặp gỡ Chris Mitcham, một hành khách khác trên cùng chuyến bay và cũng là một linh mục. Sau khi biết chuyện, Mitcham ngỏ lời làm người chứng hôn cho đám cưới của họ.
Cả ba đã tìm thấy một chuyến bay khác đến Las Vegas và quyết định đặt vé lại. Song, chuyến bay đó lại khởi hành từ một sân bay cách đó khoảng 25 phút.
"Chúng tôi chỉ có 50 phút trước khi chuyến bay ấy cất cánh. May mắn sao mọi người đã đến nơi kịp thời", Pam nói.
Cô kể thêm rằng nhân viên sân bay đã để ý đến chiếc váy cưới cô mặc và hỏi han. Nghe Pam thuật lại câu chuyện, họ đã đề xuất ý tưởng tổ chức lễ cưới trên máy bay, cách mặt đất hơn 11.000 m.
Các thành viên trong tổ bay đã dùng giấy vệ sinh để trang trí, làm cho linh mục Mitcham chiếc khăn choàng từ túi giấy. Julie Reynolds, một tiếp viên, đã trở thành phù dâu cho Pam.
Đám cưới của Pam và Jeremy diễn ra dưới sự chứng kiến của các hành khách có mặt trên chuyến bay từ thành phố Dallas đến Las Vegas. Ảnh: Kaitlyn Manzer.
Ngoài ra, một hành khách là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đã giúp cặp vợ chồng này ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ. Thay vì cắt bánh, cả hai lại chia nhau chiếc bánh rán của một vị khách có mặt trên chuyến bay.
"Thật trùng hợp khi mọi thứ lại xuất hiện và được sắp xếp đâu ra đó ngay tại thời khắc quan trọng nhất", Pam hồi tưởng.
Hơn thế, họ còn lấy một cuốn sổ để lưu lại lời chúc phúc của tổ bay cùng các hành khách khác.
"Nhiều người chia sẻ rằng đám cưới bất ngờ chính là niềm vui trong ngày của họ. Cũng có vị khách cho rằng buổi lễ này giống như cảnh quay trong một bộ phim hài lãng mạn mà họ từng xem", cô dâu mới kể.
Sau khi hạ cánh, cặp vợ chồng mới cưới đã dành thêm một ngày ở Vegas để vui chơi. Họ dự định tổ chức một buổi lễ hoàn chỉnh vào tháng 8 với cả gia đình và bạn bè tại Mexico.
Tuy nhiên, lễ cưới lần này sẽ có thêm một vài khách mời mới: linh mục đã làm chứng cho họ trên máy bay và các tiếp viên hàng không.
Theo Zing
" alt="Tổ chức đám cưới ở độ cao hơn 11.000m" />Tổ chức đám cưới ở độ cao hơn 11.000m
Đào Tố Loan nói Thánh nhạc dạy cho một nghệ sĩ opera cách cảm nhận mình đúng đắn hơn. "Chẳng hạn khi hát một tác phẩm phức điệu của Bach hay một aria nhưEt incarnatus estcủa Mozart, một nghệ sĩ chỉ thành công được khi có sự tĩnh tâm và hiểu rằng mình chỉ là một nhân tố trong một tổng thể, không phân biệt nghệ sĩ hát hay nghệ sĩ chơi nhạc, tất cả đều hoà quyện như một. Giống như một giáo dân quên đi bản thân mình và thành kính trước Chúa, khiêm tốn và tự hoàn thiện mình với các chuẩn mực của âm nhạc, tìm đến một sự trau chuốt và tinh khiết, nội tâm trong âm nhạc là điều tuyệt vời Loan luôn mơ ước.
Trong một thế giới dường như lúc nào cũng có những biến động, một nghệ sĩ hát các tác phẩm Thánh nhạc không phải chỉ là để thỏa mãn cho tình yêu âm nhạc của bản thân. Đó thực sự là một cách để trả lại cái đẹp cho cuộc sống và giúp bản thân và khán giả cảm nhận và biết ơn cuộc sống dù thăng trầm, biến cố, khó khăn hay lúc hạnh phúc vui vẻ ta đã trải qua để giờ đây được ngồi ở đây và cùng nhau cầu nguyện", cô nói.
Trong đêm nhạc, giọng opera số 1 Việt Nam dưới sự hỗ trợ của Dàn nhạc Trẻ cùng Ca đoàn Giáo xứ Cửa Bắc đã mê hoặc khán giả bằng những tác phẩm kinh điển của các nhà soạn nhạc bậc thầy như: Mozart (Motet - Exsultate, jubilate); Bach (Alleluia,tríchCantata Jauchzet Gott in allen Landen); Franck (Panis Angelicus, trích Mass in A major)... Cùng với đó, bản nhạc kinh điển Ave Mariađược vang lên giữa thánh đường vô cùng ấn tượng qua giọng hát của Đào Tố Loan.
Trước những tác phẩm như Pie Jesuhay Ave Maria, cả nghệ sĩ và khán giả không theo đạo cũng hoàn toàn có thể cảm nhận được sự thành kính trong đó. Tìm kiếm sự yên bình và thanh thản trước những khó khăn và biến cố của cuộc sống là nhu cầu của bất cứ ai. Những tác phẩm này nhắc chúng ta rằng cái đẹp trong nghệ thuật và trong con người vẫn luôn tồn tại bất chấp những gì diễn ra trong cuộc sống.
Lê Đỗ
Giọng opera số 1 Việt Nam gây bất ngờ giữa nhà hát nổi tiếng thế giớiĐến thăm quan Nhà hát opera nổi tiếng Paris Garnier, Đào Tố Loan ngẫu hứng đứng trên ban công hát aria 'O Mio Babbino Caro' khiến tất cả những người có mặt bất ngờ." alt="Giọng opera số 1 Việt Nam xúc động khi biểu diễn trong nhà thờ dưới cái lạnh 7độ" />Giọng opera số 1 Việt Nam xúc động khi biểu diễn trong nhà thờ dưới cái lạnh 7độ
Với chiếc ô tô thứ hai vẫn là xe cũ có chi phí mua thấp, tôi không tốn tiền mua bảo hiểm hàng năm, không lo trộm phụ tùng và nếu phải sửa chữa thì rẻ hơn so với xe đời mới.
Với những thương hiệu xe quá phổ biến như Toyota, Honda, Kia, Hyundai, Mazda… gần như khắp Việt Nam đều có gara sửa được, mà phụ tùng cho đời cũ khá rẻ. Hỏng cái gì sửa cái đó, đến thời kỳ phải thay thì thay. Tôi vẫn có thể giảm tiền chi phí sửa chữa bằng cách mua “đồ bãi” hoặc dùng một số phụ tùng đơn giản của Trung Quốc (bóng đèn, van, ống dẫn, bình nước..v.v).
Tính ra số tiền tôi đã bỏ ra để khắc phục lỗi hoặc sửa chữa thay thế cho chiếc ô tô thứ 2 đã lên tới 50 triệu đồng, nhưng tự tin đi ổn định tới vài năm sau. So với mua xe mới phải đầu tư gấp 4, đến 5 lần thì tôi thấy bài toán dùng xe cũ vẫn hợp lý với người không dư dả tài chính. Chưa kể việc đi xe cũ có thể khiến bạn quan tâm và biết hơn về sửa chữa ô tô, thậm chí có thể tư vấn ngược lại cho bạn bè và xắn tay vào giúp đỡ người khác khi cần.
Đình Quý
Bạn có góc nhìn nào về bài toán mua và sử dụng ô tô như trên? Hãy bình luận dưới bài viết. Mọi tin bài, video cộng tác xin gửi về Ban Ô tô xe máy, email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Hai vợ chồng thu nhập 22 triệu đồng mỗi tháng và 'kế sách' mua xe trả góp
Giá ô tô đang có nhiều ưu đãi hấp dẫn. Sống ở Hà Nội với tổng thu nhập khoảng 22 triệu, sắp đón con đầu lòng, vợ chồng tôi có nên vay ngân hàng mua ô tô trả góp?
" alt="Mua ô tô chưa đến 50 triệu, sau một năm tôi thành chuyên gia" />Mua ô tô chưa đến 50 triệu, sau một năm tôi thành chuyên gia
Chia sẻ về tác phẩm kịch này, đạo diễn Tiết Cương cho biết anh và Trần Bùm quyết định sản xuất một vở kịch xuân để phục vụ khán giả cách đây khoảng một tháng. Vì thời gian gấp rút nên cả hai không thể tìm kiếm một kịch bản mới hoàn toàn. Trong khi đó, nam đạo diễn trước đây từng là diễn viên của Vu quy đại náonên ngỏ ý chuyển thể tác phẩm này thành kịch để phục vụ.
Theo nam đạo diễn, khó khăn lớn nhất của vở kịch này là sự hạn hẹp về không gian. Nếu như tác phẩm điện ảnh không gian rộng lớn hơn thì ở sân khấu, đòi hỏi ê-kíp phải tính toán để có thể tái hiện một cách chân thật nhất, đúng với tinh thần vở diễn.
Nhà sản xuất Trần Bùm cho biết việc sản xuất một vở kịch dài trong mùa Tết vốn đã khó khăn nay lại chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, được sự động viên của các đồng nghiệp, bản thân ông cũng muốn tạo được một sân chơi, nơi mà nghệ sĩ có cơ hội được gặp gỡ trò chuyện cùng nhau sau suốt một năm cũng như có dịp giao lưu với người hâm mộ nên dù biết sẽ "lỗ" nhưng anh vẫn làm.
Vở diễn có sự tham gia của NSƯT Hoài Linh, Thu Trang, Tiến Luật, Nam Thư, Anh Đức, Hứa Minh Đạt, Lê Dương Bảo Lâm, Quách Ngọc Tuyên, Hoàng Mèo, Đại Ngọc Trâm, Dương Thanh Vàng, Thanh Tân, Lê Nam,...
Hoài Linh hát bolero tặng khán giả khi ở nhà
Tình Lê
NSƯT Hoài Linh trở lại với 'Sáu Bảnh' trong phim Tết
Trong phim 'Sui gia khắc khẩu' chiếu Tết, Hoài Linh một lần nữa trở lại với hình tượng Sáu Bảnh - biệt danh gắn chặt với NSƯT từ sau phim 'Ra giêng anh cưới em'.
" alt="Hoài Linh diễn kịch suốt 10 ngày Tết" />
...[详细]
Các chữ số trên biển, thậm chí cả màu sắc và kiểu dáng của biển số đều có thể chọn online tại Úc.
Ví dụ, tại tiểu bang NSW, nếu có nhu cầu cấp biển đẹp, người có nhu cầu sẽ lên website www.myplates.com.au để lựa chọn (tại tiểu bang Victoria thì địa chỉ khác).
Đầu tiên tìm đúng loại/hạng xe, sau đó nhập đúng biển mình mong muốn có (tuân theo nguyên tắc về số lượng chữ số+ chữ, hoặc chỉ số hoặc chỉ chữ trên biển do từng bang quy định) sau đó dùng lệnh “Tìm kiếm” để hệ thống tự lọc xem biển khách hàng cần đã bị đăng ký chưa, nếu biển đó chưa được đăng ký thì sẽ tiến hành thủ tục đăng ký cho cá nhân/công ty mình (tại NSW là tới 6 ký tự số hoặc chữ).
Ví dụ, nếu muốn đăng ký biển đẹp cho báo Vietnamnet tại NSW chẳng hạn, thì theo nguyên tắc, chúng ta sẽ tìm được biển đẹp nhất sẽ là VNMNET, khi đó hệ thống sẽ trả về kết quả là chưa được đăng ký và người/công ty/tổ chức có thể đăng ký biển này cho mình.
Độc giả tại Úc thử đăng ký biển số đẹp cho báo VietNamNet trên hệ thống.
Hệ thống cũng đưa ra mức phí phải đóng (phí làm biển + phí năm + phí màu sắc/thiết kế đặc biệt nếu có). Bên cạnh đó, còn có gợi ý cho người đăng ký một số ký tự khác mà hệ thống AI tự nhận biết là biển đẹp và chưa đăng ký để có thể lựa chọn.
Với biển số được thiết kế riêng, chủ xe sẽ phải mất thêm phí.
Bước sau cùng là lựa chọn biển mình cần, màu sắc, thiết kế mình thích và tiến hành đăng ký và thanh toán online.
Biển sẽ được gửi về tận địa chỉ khách hàng yêu cầu hoặc tới nơi mua xe của khách hàng được chỉ định.
Toàn bộ quá trình này thực hiện online, qua app và hoàn toàn minh bạch, công khai, không có tiêu cực và nguyên tắc “First come, First served” (Ai đăng ký trước được trước).
Ví dụ trong trường hợp này, sau khi chọn xong mẫu thiết kế (kiểu châu Âu) thì số tiền đăng ký biển VNMNET là $469/năm. Hình thức này áp dụng cả đăng ký xe mới, xe cũ, hoặc đơn giản là chỉ muốn đổi biển xe đang sử dụng sang biển mới.
Biển sẽ được "ship" về tận địa chỉ khách hàng yêu cầu.
Được biết một dự thảo về cấp biển số đẹp và đấu giá biển số đẹp tại Việt Nam đang được cơ quan chức năng dự thảo lấy ý kiến.
Hy vọng các kinh nghiệm từ Úc trên đây sẽ là những gợi ý cho cơ quan chức năng tham khảo. Về phía cơ quan nhà nước, ngoài việc phải công khai hoá và minh bạch mọi hồ sơ, thủ tục để người dân thuận lợi khi đến làm thủ tục, cần thiết phải đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong các khâu, các công đoạn của quá trình đăng ký, thực hiện liên thông thủ tục hành chính hoặc tập trung một đầu mối quản lý thống nhất (về lâu dài), đẩy mạnh việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt đối với việc đăng ký, đăng kiểm, đấu giá/bán/mua biển số đẹp.
Độc giả Lê Minh Toàn(Australia)
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết, video về Ban Ô tô xe máy - báo VietNamNet qua địa chỉ: [email protected]. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin trân trọng cảm ơn!
Đấu giá biển số xe: Mũi tên trúng hai đích
Đề xuất cấp biển số đẹp thông qua đấu giá của Bộ Công an đang nhận được sự quan tâm lớn của dự luận. Nếu đề xuất trên được thực hiện sẽ tạo ra lợi ích kép cho cả người dân và ngân sách Nhà nước.
" alt="Đăng ký, đăng kiểm, mua bán biển số đẹp: Kinh nghiệm từ Úc" />
...[详细]
Việc đọc sách giúp mở rộng và thay đổi thế giới quan của Thái Trinh.
Nhắc đến những cuốn sách giúp cô thay đổi bản thân, Thái Trinh chia sẻ 3 cuốn sách yêu thích đã đọc gần đây là Quản lý nghiệp, đọc lại Homo Sapiens và cuốn Bốn thỏa ước:
Sách Bốn thỏa ước từng 6 năm nằm trong danh sách bán chạy nhất của The New York Times, bán được hơn bốn triệu bản và được giới thiệu trên show truyền hình đắt giá Oprah. Sách được tóm gọn lại trong 4 nội dung sâu sắc: “Không phạm tội với lời nói của bạn - Không vơ mọi chuyện vào mình - Không giả định, phỏng đoán - Hãy làm hết khả năng của mình”.
“Cả 3 cuốn tôi đều thích và tâm đắc, nhưng vẫn mê nhất cuốn ''Bốn thỏa ước'', vì nó là một cuốn sách khá mỏng nhưng thay đổi toàn bộ thế giới quan của mình”, Thái Trinh chia sẻ.
Là một người hoạt động nghệ thuật nói chung, yêu thích sách nhưng Thái Trinh chưa từng nghĩ đến việc viết sách, nhưng nếu viết cô ấp ủ một tập thơ. Đối với Thái Trinh, sách là vũ trụ kiến thức vô tận, đọc sách "không bổ này thì cũng ấm kia".
Vô tư, khờ khạo, vấp ngã, thức tỉnh đều là trải nghiệm quý giá
Sau 10 năm, Thái Trinh mới phát hành album acoustic. Quay về hát acoustic, Thái Trinh cho biết để hát acoustic hay một là khi vô tư, hồn nhiên nhất, hai là khi đủ nhiều trải nghiệm để hát tự do như tự sự, không nặng bi lụy.
Với cô, mọi giai đoạn trong cuộc đời, khi vô tư, khi khờ khạo, khi vấp ngã, khi chưa hiểu mình hiểu đời, khi tự do, khi thức tỉnh... đều là những trải nghiệm đáng giá, cần được phơi khô rồi ép vào bản nhạc như cách người ta phơi khô chiếc lá rồi ép vào cuốn nhật ký.
Quan trọng nhất là kỹ năng đưa tất cả những cảm xúc đó vào bài hát để sau này nghe lại chúng ta yêu cái vô tư vấp váp của bản thu cũ, hay chiêm nghiệm trong bản thu mới sau những trải nghiệm thăng trầm.
Thái Trinh cho biết, mỗi dự án hoặc mỗi album âm nhạc đều niệm đáng nhớ. Trong album lần này, cô thu âm Khi giấc mơ về và khóc nhiều lần tới mức bỏ về không thu được nữa. Cô muốn chọn tầng cảm xúc phù hợp nhất với chính chủ đề của album, nên đã chọn lần thu cuối cùng làm bản chính thức.
Những bài học đắt giá nhất thường đến từ những điều tồi tệ nhất.
Ở tuổi 27, Thái Trinh luôn có cuộc sống tinh thần vui vẻ và nhìn nhận mọi điều một cách tích cực nhất. Trải qua nhiều sóng gió, rắc rối, mệt mỏi, Thái Trinh chia sẻ về quan điểm sống bằng sự lạc quan: “Tôi nghĩ rằng bài học đắt giá nhất thường đến từ những điều tồi tệ nhất. Vì thế, niềm vui hay nỗi buồn, may mắn hay thất bại, tôi đều dang tay đón chào ở tuổi 27. Tất cả đều là điều mình may mắn có được khi vẫn còn thở, vẫn còn sống”.
Theo lời người quản lý, Thái Trinh còn nhiều sự bồng bột và liều lĩnh, nhưng cô cho rằng thấy nếu không liều lĩnh làm điều mình còn mơ hồ, sẽ chẳng bao giờ cô thật sự sống hết mình. Cô cho rằng đời người ngắn mà nỗi sợ quá sâu thẳm. Cô vẫn yêu sự liều lĩnh của mình vì thứ làm ta giàu có nhất trong cả cuộc đời không phải là vật chất mà là trải nghiệm..
Khi trở lại với acoustic, Thái Trinh tìm đến sự mộc mạc và giản dị của âm nhạc. Cô nhận xét mình rất mơ mộng, và cũng ham cầu tiến. Những dự án cũng như tham vọng âm nhạc sắp tới, cô xin được giữ lại những dự định, để đến khi những dự định ấp ủ được thành hình, cô sẽ tự tin giới thiệu đến khán giả.
Thái Trinh cover Deathbed:
Phương Anh
Thái Trinh từng muốn bỏ hát vì tự ti ngoại hình
Thái Trinh chia sẻ cô từng có quãng thời gian "lạc lối" với âm nhạc, tự ti về ngoại hình và thậm chí từng muốn bỏ hát để đi làm nghề khác.
" alt="Thái Trinh: 'Vô tư, khờ khạo, vấp ngã, thức tỉnh đều là trải nghiệm quý giá'" />
...[详细]
Nhà giáo, cựu chiến binh Đinh Đức Lâm và nhà văn Đặng Vương Hưng tại buổi ra mắt sách.
Nhật ký Nhớ đêm cõng bạn lạc rừng được tác giả Đinh Đức Lâm ghi chép từ ngày 21/7/1969 và khép lại trang viết cuối cùng vào ngày 3/3/1973. Đó chính là một ngày vui, khi gia đình ông bất ngờ nhận được tin người anh trai cả là Đinh Đắc Khâm không hy sinh như giấy báo tử của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Hải Hưng ngày 3/2/1972 thông báo và chính quyền địa phương cũng đã trang trọng làm lễ truy điệu.
Sự thật là ông Đinh Đắc Khâm đã bị thương trong một trận chiến đấu ác liệt, rồi bị địch bắt làm tù binh. Ông Khâm đã bị địch giam giữ 5 năm 7 tháng, tổng cộng là 2049 ngày mà phần lớn là ở Trại tù binh Phú Quốc.
Cuốn sách Nhớ đêm cõng bạn lạc rừng là món quà ý nghĩa, ra mắt bạn đọc đúng dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
"Cuốn sách Nhớ đêm cõng bạn lạc rừng của tác giả là một thầy giáo làng, từng xếp bút nghiên, phấn trắng, bảng đen, tạm biệt học trò, lên đường ra trận trong những năm gian khổ ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Không mô tả những khó khăn, vất vả, gian nguy mà người chiến sĩ khi vượt Trường Sơn hành quân vào chiến trường miền Nam như nhiều tác phẩm nhật ký thời chiến. Nhớ đêm cõng bạn lạc rừng là những trang nhật ký chiến trường, tập trung mô tả những chặng đường hành quân bộ trường miền Đông Nam Bộ ra Bắc, đi qua những chặng đường nào, dòng sông nào, đặc biệt mô tả tâm trạng của những người lính trên chặng đường từ Nam ra Bắc", nhà văn Đặng Vương Hưng chia sẻ.
Cuốn sách Nhớ đêm cõng bạn lạc rừng là món quà ý nghĩa, ra mắt bạn đọc đúng dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và tác giả Đinh Đức Lâm (nguyên Hiệu trưởng Trường Phổ thông cơ sở xã Tiên Động, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) tròn 75 tuổi.
Tình Lê
Cuốn sách tranh minh hoạ hài hước về nghề giáo
"Đời giáo dở khóc dở cười" là cuốn sách tranh thể hiện được trọn vẹn các sự kiện diễn ra quanh một người thầy.
" alt="Ra mắt nhật ký chiến trường 'Nhớ đêm cõng bạn lạc rừng'" />
...[详细]
Chiếc xe vừa là phương tiện, vừa là tài sản với nhiều gia đình.
Lúc đầu, tôi nghĩ bà xã đã quá hẹp hòi, chiếc xe chỉ là phương tiện, mình ít đi đến thì cho bạn mượn, coi như giúp bạn những lúc khó khăn. Nhưng sau khi nghĩ kỹ lại thì tôi thấy cô ấy nói cũng nhiều chỗ đúng, tuy rằng hơi… phũ.
Gia đình tôi đang sử dụng chiếc Honda CR-V đời 2012, đây là chiếc xe tôi mua lại của một người quen cách đây 3 năm. Tuy không quá “xịn sò” nhưng nó là tài sản có được nhờ vào sự nỗ lực, tiết kiệm của cả hai vợ chồng. Do đó, có thể hiểu được tâm lý “của đau con xót” của cô ấy.
Đến hôm nay, tôi vẫn đang rất phân vân không biết có nên cho bạn mượn xe đi Tết như đã hứa hay nghe theo vợ và tìm cách từ chối khéo.
Nếu vẫn cho bạn mượn, bà xã chắc chắn sẽ không ngừng “lèo nhèo”, đồng thời bản thân tôi cũng cảm thấy bất an. Còn nếu từ chối, tôi sẽ phải nói sao đây để cậu bạn kia hiểu và thông cảm, lại đỡ bị mang tiếng “ki bo”.
Mong nhận được lời khuyên từ mọi người!
Độc giả Nguyễn Thành Vinh (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Bạn có lời khuyên gì trong tình huống trên? Hãy để lại bình luận hoặc gửi bài viết về Ban Ô tô Xe máy - báo VietNamNet qua địa chỉ: [email protected]. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Cho mượn xe - "ngàn lẻ một" câu chuyện nóng nhất năm qua
Ô tô là tài sản sau nhiều năm làm việc, tích cóp mới có được. Nhiều người yêu quý, nâng niu chiếc xe như “vợ hai”, thế nên ai đấy mượn, tuy trong lòng không muốn nhưng vẫn phải “cắn răng” đưa chìa khoá vì ngại.
" alt="Có nên cho bạn mượn xe đi Tết hay không?" />
...[详细]