Nhận định, soi kèo Atletico Cerro vs CA River Plate, 05h30 ngày 4/2: Điểm tựa sân nhà
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Chiangrai United vs Nakhon Pathom United, 18h00 ngày 2/2: Điểm tựa sân nhà -
Gen Z, thế hệ sinh từ năm 1997 đến 2012 lớn lên trong một thế giới hiện đại hóa với tốc độ chóng mặt, nơi mọi thứ thay đổi từng ngày. Họ trưởng thành giữa những cơ hội rộng mở nhưng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức đặc thù của thời đại. 'Gen Z bất ổn hơn 8X, 9X'Trong thế giới số và sự toàn cầu hóa, Gen Z phải tìm cách để khẳng định bản thân, sống đúng với giá trị của mình mà không bị cuốn trôi bởi áp lực xã hội.
Ngay từ khi còn trẻ, thế hệ này đã chịu áp lực từ sự kỳ vọng lớn lao. Gia đình, nhà trường và xã hội nhìn nhận họ là thế hệ giàu tiềm năng, sáng tạo và năng động. Tuy nhiên, kỳ vọng ấy không phải lúc nào cũng là động lực tích cực.
Những câu chuyện về các triệu phú trẻ, những doanh nhân thành công từ khi chưa đầy 30 tuổi, trở thành tiêu chuẩn ngầm mà nhiều người trẻ cảm thấy mình phải đạt được. Họ tự đặt lên vai mình trách nhiệm phải thành công sớm, phải vượt trội và phải chứng tỏ bản thân, nếu không sẽ bị coi là thất bại.
"> -
Xuân ấm Mường Lát: Bộ trưởng Tô Lâm trao nhà cho người vùng caoBộ trưởng Công an Tô Lâm trao nhà cho gia đình nghèo ở Mường Lát. Ảnh: Lê Dương Tổng kinh phí chương trình là 30 tỷ, mỗi căn nhà trị giá 50 triệu đồng, đảm bảo mẫu thiết kế của Bộ Công an với tiêu chuẩn 3 cứng - nền cứng, mái cứng, khung cứng.
Đại tướng Tô Lâm bày tỏ: “Chúng ta vẫn còn nhiều trăn trở và chưa thể hài lòng khi cả nước đang còn hơn 2 triệu hộ nghèo, cận nghèo, 200 xã, gần 20.000 thôn, bản đặc biệt khó khăn. Tôi rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, phối hợp của các cấp chính quyền, nhà hảo tâm để chúng ta cùng tiếp tục hành động, cả nước chung tay về người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Ông Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết, chủ trương xây dựng 600 căn nhà kiên cố cho các hộ dân của Bộ Công an rất ý nghĩa và nhân văn. Thường trực Tỉnh ủy đã khẩn trương chỉ đạo ban hành đề án và thành lập Ban chỉ đạo do Phó bí thư Tỉnh ủy Trịnh Tuấn Sinh làm Trưởng ban, giúp nhân dân nhanh chóng xây dựng nhà mới, ổn định cuộc sống.
Niềm vui của gia đình anh Vàng A Lòng khi được nhận nhà mới Với địa hình phức tạp, hiểm trở như huyện Mường Lát, nhiều hộ dân nằm sâu trong rừng, nằm cao trên núi, việc vận chuyển vật liệu gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế, ngoài sự hỗ trợ của Bộ Công an, các nhà thầu, tỉnh Thanh Hóa đã huy động các lực lượng như công an, quân đội, Đoàn thanh niên, nhân dân… góp công, góp sức.
Con hết cảnh đi ở nhờ hàng xóm
Chị Lò Thị Tuyên, dân tộc Thái, ở bản Pọong, xã Tam Chung, huyện Mường Lát chưa bao giờ nghĩ sẽ được ở trong ngôi nhà mới khang trang như thế. “Tôi vui không thể diễn tả, nước mắt cứ chảy ra. Đến khi ngôi nhà mới hình thành, cả nhà lập tức vào ở cho sướng, kệ bên ngoài thợ vẫn đang hoàn thiện”, chị hân hoan nói.
Từ nay, các con của chị Lò Thị Tuyên không phải đi ở nhờ mỗi khi trời mưa nữa Trước khi có nhà mới, cả gia đình 6 người, gồm bố mẹ chồng gần 70 tuổi cùng 3 con nhỏ phải sinh sống trong 2 căn chòi che chắn tạm bợ bằng bạt và phên nứa ở cuối bản. Gia đình chị Tuyên thuộc hộ nghèo nhất bản, bố mẹ chồng già yếu, mọi công việc đều một vai chị gánh vác. Miếng ăn còn phải lo từng ngày, chưa khi nào chị dám nghĩ tới việc dựng được căn nhà.
“2 cái lều nhỏ tạm bợ, mùa mưa nước dột ướt sũng, mùa đông lạnh không thể nằm nổi. Thương các con nên tôi phải đưa chúng nó đi ở nhờ hàng xóm. Hôm nay, được Bộ Công an, chính quyền quan tâm xây dựng nhà mới, tôi rất cảm động. Từ nay, chúng tôi không phải lo lắng khi mưa nắng, giông lốc nữa”, chị Tuyên chia sẻ.
Nhà bà Hơ Thị Dính (dân tộc Mông), ở bản Pù Ngùa, xã Pù Nhi cũng vui mừng không kém. Chồng mất sớm, để lại cho bà người con gái bị liệt bẩm sinh. Hai mẹ con sống cheo leo trong nhà vách nứa tít lưng chừng đồi. Mùa đông về, gió lùa rất lạnh và có thể sập bất cứ lúc nào mỗi khi mưa, bão.
Bà Hơ Thị Dính dọn đồ đạc về nhà mới Bà Dính bảo, hai mẹ con ở tạm bợ như thế này đã lâu, khổ lắm. “Trong ngôi nhà rách nát lưng chừng núi, nhiều lúc tôi đi làm cũng không yên tâm, sợ mưa gió con gái bại liệt ở nhà không xoay sở được. Bây giờ có nhà mới kiên cố, tôi yên tâm đi lên nương rẫy nhiều ngày rồi”, bà xúc động nói.
Hôm nay chính thức vào nhà mới, bà Dính cười tếu táo: “Tôi sẽ rất khó ngủ. Trước đây nhà dột nát, tối lạnh lắm. Quần áo, chăn màn khi nào cũng ẩm ướt. Giờ nhà mới, tường vách kín bưng, gió không lùa, đồ đạc trong nhà cũng sạch sẽ nên có khi lạ nhà, khó ngủ”.
Niềm vui của cả gia đình câm điếc
Khó khăn nhất có lẽ là gia đình anh Va Văn Dế (35 tuổi, dân tộc Mông ở bản Lốc Há, xã Nhi Sơn). Gia đình anh có 3 người đều bị câm điếc bẩm sinh. Suốt nhiều năm qua, anh cùng vợ và con gái sống lay lắt trong căn nhà tạm ở ven quốc lộ.
Gia đình anh Va Văn Dế phấn khởi khi có nhà mới Do khiếm khuyết nên 2 vợ chồng không thể đi làm thuê kiếm tiền được. Ngoài thời gian lên nương, vợ chồng anh chỉ ngồi bó gối ở nhà. Nhiều hôm hết gạo, hàng xóm, anh em phải mang sang cho.
Một ngày trước lễ bàn giao, anh và người thân thu dọn đồ để chuyển tới nhà mới. Dù không nói được nhưng anh Dế vẫn giơ tay ra hiệu, chỉ cho chúng tôi xem quanh ngôi nhà mới như muốn sẻ chia niềm phấn khởi.
Anh Va Văn Cợ (anh trai Dế) cho biết, bố mẹ anh đẻ được 6 người con thì có 2 người bị câm điếc. Mấy anh em ai cũng nghèo, vợ chồng anh Dế khó khăn nhất. Đứa con gái năm nay 11 tuổi cũng bị như bố mẹ nên chẳng được học hành gì.
“Trước đây, Dế ở trong căn nhà tạm bợ. Hôm nay có nhà mới, nó phấn khởi lắm, cứ đi khắp nhà ngắm nghía. Nếu không có Bộ Công an xây cho nhà thì có khi tới chết chúng nó không có nổi nơi ở đàng hoàng”, anh Cợ chia sẻ.
Mường Lát là huyện vùng cao biên giới phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hóa, với trên 95% dân số là đồng bào thiểu số.
Địa hình nơi đây phức tạp, chia cắt nhiều đồi núi cao, đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên chịu hậu quả của thiên tai. Đến nay, đây vẫn là huyện nghèo nhất tỉnh. 8/8 xã, thị trấn, với 73/88 bản, khu phố vẫn thuộc diện đặc biệt khó khăn; toàn huyện có 3.262 hộ nghèo (chiếm tỉ lệ 37,67%, gấp 17,1 lần tỉ lệ hộ nghèo bình quân của cả tỉnh). Nhiều gia đình chưa có nhà ở, nhà ở tạm bợ, hoặc nằm trong khu vực nguy cơ cao bị sạt lở, lũ ống, lũ quét cần di dời.
Lê Dương
Vang vọng khúc Thánh ca giữa bản người Mông ở Mường Nhé
Sáng chủ nhật hàng tuần, bà con giáo dân người Mông ở bản Sima 2 (xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, Điện Biên) lại cùng đến nhà sinh hoạt chung, giao lưu, nghe giảng đạo và ca vang khúc Thánh ca an lành…
Công an chính quy về xã, xắn tay sửa nhà giúp dân ở Hà Nội
Với những mô hình giúp dân theo cách thiết thực, gần gũi, lực lượng công an chính quy về xã sau hơn một năm đã xây dựng thế trận lòng dân bền chặt, khăng khít.
"> -
Ngày 3/10, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cùng đoàn công tác Bộ GD-ĐT đã tới làm việc với lãnh đạo tỉnh Nghệ An về việc định hướng phát triển giáo dục đào tạo và nguồn nhân lực tỉnh này giai đoạn 2021 – 2025. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chỉ ra 3 điểm “nghẽn” của giáo dục Nghệ AnPhát triển giáo dục toàn diện còn gặp khó
Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung khẳng định, Nghệ An luôn coi giáo dục là ưu tiên và quan tâm đầu tư thỏa đáng, nhờ đó thời gian qua giáo dục Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả.
Giáo dục mũi nhọn của Nghệ An tiếp tục khẳng định nhóm đầu cả nước. Giáo dục phổ cập, toàn diện và vùng dân tộc, miền núi có những chuyển biến tích cực. Giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học phát triển tốt.
Vừa qua, thành phố Vinh được UNESCO công nhận trở thành “thành phố học tập toàn cầu”.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung phát biểu đánh giá về giáo dục và đào tạo Nghệ An thời gian qua
Tuy nhiên, để phát triển toàn diện, giáo dục Nghệ An cần khắc phục một số khó khăn. Hiện toàn tỉnh còn 1.082 điểm trường lẻ và có 1.255 phòng học tạm, mượn. Về đội ngũ giáo viên vẫn còn thiếu.
Nếu năm 2020, Nghệ An được bổ sung 7.843 biên chế cho ngành GD-ĐT, thì từ năm 2021 - 2025 cần bổ sung 3.500 giáo viên (1.000 giáo viên mầm non, 2.000 giáo viên THCS, 500 giáo viên THPT).
Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An bày tỏ mong muốn Bộ trưởng sẽ có định hướng, biện pháp, giải pháp, kế hoạch nhằm giúp tỉnh phát triển lĩnh vực GD-ĐT tốt hơn thời gian tới.
3 điểm “nghẽn” cần khắc phục
Tại cuộc làm việc, nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho giáo dục Nghệ An đã được thảo luận, trong đó có việc tính toán phát triển mô hình trường học bán trú tại các địa bàn khó khăn thuộc 5 huyện phía Tây Nghệ An nhằm giảm bớt số lượng điểm trường lẻ.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng gợi mở giải pháp cho 3 điểm "nghẽn" của giáo dục Nghệ An (về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, trường lớp và nguồn nhân lực). Ông cho rằng, tỉnh Nghệ An cần xây dựng đề án phát triển đội ngũ giáo viên, đề án đầu tư cơ sở vật chất và đề án phát triển nguồn nhân lực địa phương cho giai đoạn 5 năm tới; qua đó, nhìn nhận được bức tranh tổng thể và có kế hoạch gỡ dần qua từng năm.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ
Theo Bộ trưởng, nguồn nhân lực phải được chuẩn bị kỹ, từ xác định nhu cầu về nguồn nhân lực trong 5 năm tới, các nhóm ngành nghề cần đào tạo, từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện.
Ví dụ, Nghệ An hiện còn thiếu hàng nghìn giáo viên. Việc này không thể giải quyết ngay mà phải qua từng năm, từ cơ sở dữ liệu nhu cầu về nhân lực sư phạm sẽ có tính toán sắp xếp, đặt hàng các trường đào tạo.
Sắp xếp các trường đại học
Nghệ An hiện có 6 trường đại học với gần 1.500 cán bộ, giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, đây là tiềm năng lớn của tỉnh mà không phải địa phương nào cũng có được, vì vậy, không nên lãng phí nguồn nhân lực này.
Để phát huy, phát triển hệ thống giáo dục đại học, Bộ trưởng đề nghị tỉnh Nghệ An nghiên cứu phương án quy hoạch, sắp xếp mạng lưới giáo dục đại học theo hướng tinh gọn, hiệu quả.
Bộ trưởng gợi mở, tỉnh Nghệ An nên cùng với Bộ GD-ĐT tập trung đầu tư cho Trường Đại học Vinh ngày càng tốt hơn, hướng tới trở thành trường đại học đa ngành, trọng điểm, tạo động lực phát triển cho Nghệ An nói riêng, khu vực Bắc Trung Bộ nói chung.
Bộ trưởng đề nghị chọn những ngành đã có gần nhau, để phát triển lên thành 5 trường đại học trực thuộc theo các nhóm: Khoa học cơ bản; Khoa học giáo dục; Kinh tế nông lâm – du lịch; Công nghệ kỹ thuật (viễn thông điện tử, vật liệu mới...) và Trường ĐH Sư phạm.
“Trước mắt cần xây dựng Đề án phát triển thành Đại học Vinh đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045, phù hợp với chiến lược của Bộ, trong đó cần cụ thể lộ trình thực hiện cho giai đoạn 2021-2025”, Bộ trưởng nêu rõ.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng mong muốn tỉnh Nghệ An khai thác, sử dụng tốt nguồn nhân lực, khi trên địa bàn có gần 500 tiến sỹ, hơn 1.000 thạc sỹ. Đây là tiềm năng lớn của tỉnh mà không phải địa phương nào cũng có được".
Thời Vũ
Hơn 1 triệu giáo viên cả nước tham gia nền tảng giáo dục số
Kho học liệu số trực tuyến sẽ là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy và nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến của ngành giáo dục trong thời gian tới.
">