Điểm mới của nội dung “Điểm tin tuần” về lừa đảo trực tuyến trong tuần từ ngày 18/3 đến 24/3 là bên cạnh các hình thức lừa đảo xuất hiện trên không gian mạng Việt Nam,ườidùngViệtcảnhgiácvớihìnhthứclừađảotrựctuyếnphổbiếtrực tiếp việt nam hôm nay Cục An toàn thông tin còn lưu ý về chiến dịch lừa đảo quốc tế có khả năng ảnh hưởng tới người dùng Việt:
Lừa đảo tuyển người “Đọc sách mỗi ngày để nhận lương”
Gần đây, một số đối tượng đã dùng tên, hình ảnh, văn bản, công văn giả mạo Công ty 1980Books để quảng cáo tuyển dụng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân. Nhóm đối tượng lập ra hệ thống website/landing page, Facebook hiển thị thông tin của 1980Books nhưng thay đổi địa chỉ, số điện thoại; và dùng hình ảnh con dấu, chữ ký giả để đăng tuyển dụng người đọc sách.
“Đọc sách mỗi ngày để nhận lương” được nhận định là hình thức lừa đảo online nổi bật gần đây, biến tướng từ hình thức “thực hiện nhiệm vụ”, “nhận thưởng”. Các tài khoản giả mạo đều được chạy quảng cáo, có thể tiếp cận số lượng lớn người dùng mạng xã hội.
Cục An toàn thông tin khuyến nghị người dân cảnh giác khi gặp các trường hợp, hành vi bất thường, không minh bạch trên mạng xã hội. Người dân không làm theo yêu cầu tạm ứng trước tiền; không nên tin tưởng vào những đề nghị công việc dễ dàng, không quan trọng trình độ hay kỹ năng; Đặc biệt là không cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng hay mã OTP cho bất kỳ ai.
Chiếm đoạt tiền tỷ của phụ huynh đăng ký khóa “Tu sinh mùa hè”
Khoảng thời gian năm học sắp kết thúc cũng là lúc nhiều phụ huynh đi tìm các khóa học hè cho con. Những năm gần đây, các khóa học dịp hè ngày càng đa dạng hơn, trong đó có các khóa ‘tu sinh mùa hè’. Lợi dụng nhu cầu này, một số đối tượng đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của phụ huynh muốn tìm khóa tu mùa hè cho con.
Cụ thể, với chiêu thức tạo niềm tin bằng cung cấp số, ảnh căn cước công dân của “Trưởng ban tu sinh”, sau đó thêm nạn nhân vào nhóm Telegram và yêu cầu mua vật phẩm phong thủy để tăng tương tác cho đơn vị tài trợ khóa học, đối tượng lập trang “Tu sinh mùa hè” đã lừa của một phụ huynh tại Hà Nội tới 2,8 tỷ đồng.
Trước chiêu trò lừa đảo bằng các khóa tu mùa hè đang rộ lên trên mạng, Cục An toàn thông tin khuyên người dân cẩn trọng khi tìm hiểu thông tin về các khóa học trên mạng xã hội; Không tham gia các hội, nhóm không có thông tin rõ ràng, minh bạch. Người dân cũng cần lưu ý không làm theo hướng dẫn của đối tượng lạ, nhất là những việc liên quan đến giao dịch chuyển tiền, cung cấp thông tin cá nhân.
Cảnh báo ứng dụng lừa đảo tiền điện tử trên App Store
Cục An toàn thông tin cho biết, Leather mới đây đã đưa ra cảnh báo về ứng dụng giả mạo ví tiền điện tử của họ trên App Store. Đơn vị này cho biết, họ chưa cung cấp dịch vụ tương tự trên nền tảng iOS. Một số người dùng đã báo cáo việc bị đánh cắp tiền điện tử sau khi sử dụng ví điện tử giả mạo. Bleeping Computer đề nghị người dùng cảnh giác với ứng dụng giả mạo ví quản lý tiền điện tử của Leather. Đến nay, app lừa đảo này vẫn xuất hiện trên App Store.
Theo Cục An toàn thông tin, trường hợp đã lỡ đăng nhập thông tin vào ứng dụng giả mạo, người dùng cần nhanh chóng chuyển tiền điện tử sang một ví điện tử khác an toàn. Người dân không nên truy cập vào các đường link nhận được qua tin nhắn; Cảnh giác với các yêu cầu cài đặt phần mềm. Khi cài đặt ứng dụng, nhất là ứng dụng liên quan đến tài chính, người dân cần xem xét cẩn thận các quyền mà ứng dụng yêu cầu cũng như đọc kỹ các điều khoản, chính sách.
Lừa đảo ‘việc nhẹ, lương cao’ trên sàn tiền ảo
Một phụ nữ tên H sống tại Ba Vì (Hà Nội) vừa bị lừa đảo, chiếm đoạt 750 triệu đồng qua mạng xã hội. Cụ thể, giữa tháng 3/2024, có nhu cầu tìm việc, người phụ nữ này đã liên hệ trao đổi với tài khoản Facebook đăng bài viết có nội dung "việc nhẹ, lương cao". Sau đó, chị H. được hướng dẫn đăng ký tài khoản tham gia đầu tư sàn giao dịch tiền ảo có thể kiếm nhiều lợi nhuận. Thực hiện theo những dụ dỗ, lôi kéo của các đối tượng, chị H. đã chuyển 750 triệu đồng cho các đối tượng lừa đảo.
Cục An toàn thông tin khuyến nghị người dân không tham gia đầu tư, mua bán trên các sàn giao dịch tiền ảo, tiền kỹ thuật số hay website, app đầu tư tiền ảo. Bởi lẽ, việc đầu tư này tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho nhà đầu tư do các sàn tiền ảo chưa có đại diện pháp luật tại Việt Nam và tiền ảo cũng chưa được pháp luật Việt Nam công nhận. Trường hợp phát hiện lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an để nhanh chóng xác minh, ngăn chặn và xử lý các đối tượng vi phạm.
Chiếm đoạt gần 100 tỷ đồng với chiêu ‘cần người giữ hộ tiền’
Công an tỉnh Gia Lai ngày 19/3 đã phát thông báo tìm bị hại của vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội, có sự tham gia của đối tượng người nước ngoài. Thủ đoạn của các đối tượng là đăng hình ảnh, bài viết giả danh là bác sĩ, doanh nhân, kỹ sư người nước ngoài trên mạng xã hội và kết bạn với nạn nhân. Đối tượng tự nhận đang làm việc tại nước có chiến tranh, hiện có nhiều ngoại tệ cần người tin tưởng giữ hộ.
Khi nạn nhân tin, đối tượng lại giả danh nhân viên chuyển hàng quốc tế, nhân viên sân bay để liên lạc yêu cầu gửi các loại phí, thuế... thì mới nhận được gói hàng chứa ngoại tệ. Bằng thủ đoạn này, nhóm đối tượng đã lừa đảo xuyên quốc gia, chiếm đoạt số tiền gần 100 tỷ đồng của nhiều nạn nhân trên cả nước.
Trước chiêu trò tinh vi trên, Cục An toàn thông tin đề nghị người dân nâng cao cảnh giác khi có người lạ làm quen trên mạng; Không cung cấp thông tin cá nhân, không làm theo hướng dẫn của đối tượng lạ đặc biệt là yêu cầu chuyển tiền. Người dân cũng cần xác minh lý lịch của đối tượng để tránh sập bẫy lừa đảo.
Mất tiền vì cài phần mềm dịch vụ công giả mạo
Dù không phải là hình thức lừa đảo mới, song gần đây nhiều người dân bị dính bẫy lừa cài phần mềm dịch vụ công giả mạo, tạo cơ hội để đối tượng chiếm điều khiển điện thoại và từ đó lấy cắp tài sản. Đơn cử, một người dân sống tại Gia Lâm (Hà Nội) vừa bị đối tượng lừa chiếm đoạt hơn 800 triệu đồng bằng hình thức này.
Để phòng tránh chiêu lừa trên, người dân được khuyến nghị cảnh giác với những cuộc gọi, tin nhắn lạ, nhất là cuộc gọi, tin nhắn xưng là cán bộ cơ quan nhà nước; Không làm việc, không cung cấp thông tin cá nhân và cũng không làm theo các yêu cầu qua điện thoại. Người dân lưu ý không bấm vào các đường link nhận được qua tin nhắn, không cài ứng dụng không rõ nguồn gốc qua link hoặc tệp Apk; Không lưu thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng trên các ứng dụng của điện thoại.
Xuất hiện chiến dịch lừa đảo trực tuyến mới qua email
Theo Cục An toàn thông tin, một chiến dịch lừa đảo quy mô quốc tế đang diễn ra. Cụ thể, cuộc tấn công bắt đầu từ email lừa đảo chủ đề “tiền lương” để lừa người nhận mở tài liệu Microsoft Word đính kèm. Tệp Word khi được mở sẽ yêu cầu nạn nhân nhập mật khẩu được cung cấp trong email và cho phép chỉnh sửa, sau đó nhấp đúp vào biểu tượng máy in trong tài liệu để xem biểu đồ lương. Từ đó, đối tượng tấn công và chiếm đoạt tài sản trên thiết bị nạn nhân.
Trước thông tin về chiến dịch lừa đảo trên, Cục An toàn thông tin đề nghị người dân cẩn trọng trước các tệp được gửi từ nguồn không tin cậy hoặc nội dung email đáng ngờ; Kiểm tra kỹ địa chỉ người gửi email và nội dung email; Không tùy tiện bấm vào tệp đính kèm, đường dẫn có trong email khi thấy nghi ngờ. Người dùng cũng nên sử dụng phần mềm diệt virus quét các tệp đính kèm email; Thường xuyên thay đổi mật khẩu email; Cài đặt bảo mật 2 lớp cho email.
Telegram phủ nhận trách nhiệm khi nền tảng bị lạm dụng
Trong thông điệp truyền thông đầu tiên sau khi CEO Pavel Durov bị bắt tại Pháp, Telegram cho biết, việc chủ sở hữu mạng xã hội phải chịu trách nhiệm khi nền tảng bị lạm dụng là điều “vô lý”.
Chị Nga đã vượt qua 'cửa ải' bố mẹ chồng một cách dễ dàng
Không muốn hay không thể?
Bố mẹ tôi luôn hỏi tôi câu này khi tôi nói tôi không làm được việc gì đó. Với tôi đây là một câu hỏi 'thần thánh', giúp tôi luôn có nỗ lực học hỏi không ngừng. Có thể nói đó là cách dạy con điển hình của bố mẹ tôi: biết đặt câu hỏi đúng sẽ tìm được câu trả lời đúng.
Khi lớn lên, nếu tôi gặp khó khăn trong bất kỳ việc gì, tôi luôn tự hỏi mình: Mình không muốn hay mình không thể làm được? Nếu muốn thì sẽ làm được. 'Không thể' chỉ là nguỵ biện.
2 năm trước, tôi có bài chia sẻ về các quy tắc lịch sự trên bàn ăn, một số bạn vào bình luận rằng 'tôi sinh ra ở quê, quen ăn uống thoải mái từ nhỏ rồi nên không thể sửa được'. Tôi đã nghĩ thầm 'bạn không thể sửa hay không muốn sửa?'.
Tôi kể chuyện (theo lời đề nghị của một số bạn) về việc tôi làm dâu gia đình quý tộc như thế nào. Hầu hết các bạn đều hiểu điều tôi nói. Nhưng một số ít ý kiến cho rằng, người nước ngoài cần được người bản xứ tôn trọng vì sự khác biệt văn hoá, rằng nếu cô con dâu phải sống xa gia đình thì cần được thương yêu và chấp nhận sự cư xử sai phép lịch sự đó. Tôi lại nghĩ: bạn không muốn 'nhập gia tuỳ tục' chứ không phải là không thể.
Có bạn nói 'muốn người ta tôn trọng mình thì mình phải biết tôn trọng họ trước' với ý rằng người ta cần tôn trọng sự thiếu hiểu biết của mình thì mới được mình tôn trọng. Nhưng sao bạn không nghĩ rằng, bạn không học hỏi để cư xử đúng nơi xứ người thì có nghĩa bạn chưa tôn trọng người ta, thì sao dám trách họ không tôn trọng mình?
Chị Nga cho rằng, khi bước sang một nền văn hoá khác, mình nên chủ động 'nhập gia tuỳ tục'.
Cách đây 20 năm, tôi từ Việt Nam sang Ý học. Tôi thường nghe bố nói: chỉ cần nói chuyện một câu là đủ biết trình độ học vấn của bạn, và chỉ cần quan sát 1 phút ở bàn ăn là biết văn hoá ứng xử của của bạn. Chính vì thế, tôi cố gắng tìm hiểu các thói quen và phép lịch sự trên bàn ăn của người Ý.
Thời đó đâu có Internet. Tôi không thể nhớ được là tôi đã tìm đọc được ở đâu mà tôi biết rằng: khác với người Việt thường bày tất cả các món ăn lên bàn cùng lúc, người Ý dọn ra bàn ăn từng món một. Ăn hết món này mới mang món khác lên.
Ngay sau khi sang Ý, một anh bạn Ý đã mời tất cả các sinh viên Việt Nam đến nhà ăn tối. 5 người bạn đi cùng tôi không biết điều này (họ là con trai mà) nên họ tưởng rằng chủ nhà mời mỗi món mỳ thôi. Vậy là họ ăn cho tới lúc no.
Tôi nói với họ rằng đây mới là món đầu tiên, nhưng họ phản đối tôi. Tôi cũng không dám khẳng định lại vì điều đó tôi mới đọc chứ chưa tận mắt thấy lần nào. Tuy vậy tôi chỉ ăn vừa phải để dành bụng ăn món khác. Khi món thứ 2 được dọn lên bàn thì các anh bạn Việt Nam của tôi đã no căng bụng rồi nên chỉ nếm được một chút. Món thứ ba thì không ai động tới.
Mẹ cậu bạn tôi có vẻ buồn vì mấy món đó bà đã chuẩn bị khá cầu kỳ mà có mỗi mình tôi ăn. Chắc chắn bà không coi thường các bạn tôi, vì chúng tôi mới sang chưa biết điều này. Nhưng giá mà mọi người biết thì có phải hay hơn không.
Tôi học, tôi hỏi để biết những điều tối kỵ trên bàn ăn trước khi học phong cách lịch sự. Vì thế tôi chưa gặp một ánh mắt coi thường hay ngạc nhiên nào của người Ý. Bố mẹ rèn tôi nhiều điều lắm, nhưng họ không thể biết hết để dạy tôi những điều đó. Tôi phải tự học thôi. Nhưng điều mà bố mẹ dạy tôi là 'không ngừng học tập', và 'nhập gia tuỳ tục' nên tôi nỗ lực tìm hiểu.
Mẹ tôi hay dùng ca dao tục ngữ, thành ngữ để dạy tôi. Nhưng câu 'không biết không có tội' tôi chưa từng nghe bà nói. Tôi cũng chẳng biết vì sao, nhưng nhờ có điều đó mà cái gì tôi cũng muốn biết, muốn tìm hiểu tường tận. Tôi cảm thấy mình có lỗi khi không biết một điều nào đó. Trong đầu tôi luôn ghim câu hỏi của bố mẹ 'không muốn biết hay không thể biết?'.
Cuộc sống của cô gái Việt làm dâu trong gia đình người Anh
Lấy chồng người Anh, Bảo Ngọc chia sẻ, thời gian đầu cô gặp những cú sốc nho nhỏ. Tuy nhiên, nhờ chồng và mẹ chồng yêu thương, cô đã nhanh chóng thích nghi.
" alt="Kiến trúc sư Việt xinh đẹp kể chuyện làm dâu nhà quý tộc ở Ý" />Kiến trúc sư Việt xinh đẹp kể chuyện làm dâu nhà quý tộc ở Ý
‘Nhiều người đặt nghi vấn, có thể bố tôi đi bộ đội, nhiễm chất độc màu da cam nên con mắc dị tật nhưng thực tế cụ thân sinh ra tôi cả đời chỉ quanh quẩn ở làng’, ông nói.
Ông ví cuộc đời mình giống như câu thơ: 'Gạo đem vào giã bao đau đớn/ Gạo giã xong rồi trắng tựa bông/ Sống ở trên đời người cũng vậy/ Gian nan, rèn luyện mới thành công'.
Theo lời ông Thiểu, ra đời với hình hài khác biệt, ông đã trải qua tuổi thơ không hề dễ dàng, bị người ta xì xào, bàn tán. Thế nhưng, được trời phú cho nghị lực phi thường, ông đã kiên trì vượt qua nghịch cảnh, thích nghi số phận.
Mặc dù chỉ có hai ngón tay nhưng ông tập làm mọi việc thành thạo chẳng khác người bình thường. Ở tuổi cắp sách tới trường, bạn bè trêu chọc, ông vẫn miệt mài tập viết, khuôn mặt lúc nào cũng nở nụ cười tươi rói.
Thuở nhỏ, ông Thiểu trầy trật tập viết bằng đôi bàn tay 'kỳ lạ'.
Nhờ siêng học, năm 1960 ông đỗ khoa Trung văn (Đại học Ngoại ngữ Hà Nội). Kể về thời sinh viên đầy gian khó ông nhớ lại: ‘Người bình thường, viết chữ Trung Quốc đã khó, với tôi càng khó hơn. Thay vì tập viết vào giấy, tôi hay ra bãi đất trống, lấy que gỗ nhỏ viết trên nền đất. Có lúc bàn tay tứa máu do tập viết nhiều quá.
Khi đi học, để trang trải cuộc sống, mỗi lần về quê, tôi tranh thủ trên tàu hỏa nhận khắc chữ vào bút, kiếm vài đồng’.
Ra trường, người đàn ông này bén duyên với nghề giáo, về dạy tiếng Trung tại trường Nguyễn Huệ (Hà Đông, Hà Nội).
Sau nhiều bước ngoặt, ông chuyển về Hà Nam sống, học thêm về lĩnh vực ngân hàng. Hàng tháng, ông đạp xe vượt hơn 100 km vào (Sầm Sơn,Thanh Hóa) học nghiệp vụ. Kết thúc khóa học, ông được Ngân hàng Công thương tỉnh Hà Nam nhận vào làm.
Trải qua các vị trí, từ nhân viên tín dụng, ông làm đến chức Trưởng phòng Tổ chức mới về hưu.
Điều đặc biệt hơn nữa, dù đôi tay chỉ có 2 ngón nhưng ông tự học vẽ và may vá. Giai đoạn đất nước khó khăn, đồng lương công nhân viên chức không đủ sống, để kiếm thu nhập, hỗ trợ vợ nuôi con, ông đi vẽ tranh, vẽ phông cưới, sửa chữa quần áo, dịch cả sách tiếng Trung và gia phả cho các dòng họ…
‘Thời trước, chưa có phông rạp sẵn như bây giờ, trong làng có đám cưới, họ tìm đến tôi nhờ trang trí, cắt dán chim bồ câu và chữ lồng tên cô dâu, chú rể. Cuối năm có thi đua khen thưởng ở xã, huyện, tôi ‘thầu’ luôn khoản viết giấy khen.
Sau này hiện đại hơn, nghề trang trí phông cưới thủ công mai một, tôi chuyển sang dạy tiếng Trung cho các lớp xuất khẩu lao động tại địa phương. Nhờ đó, các con tôi không phải chịu đói khát’, ông Thiểu xúc động nói.
Cuộc hôn nhân năm 60 tuổi của 'lãng tử tài hoa'
Ông Thiểu xây dựng gia đình với vợ đầu quê Duy Tiên (Hà Nam), sinh được 6 cô con gái. Năm 1998 vợ ông không may mắc trọng bệnh, qua đời.
Bức tranh ông Thiểu và vợ cả do ông tự vẽ, treo trang trọng ở phòng khách.
Một năm sau, khi đã bước sang tuổi 60, ông quen biết và kết duyên cùng người phụ nữ quá lứa kém mình 20 tuổi, những mong có người bầu bạn sớm khuya.
‘Hai vợ chồng tôi lúc đó không xác định sinh thêm con vì tôi tuổi tác đã cao, bà ấy sức khỏe kém. Không ngờ năm 2000, ông trời ban cho cậu con trai út’, ông Thiểu kể.
Cậu bé Nguyễn Tiến Đạt khôi ngô, tuấn tú, thừa hưởng sự tài hoa và cả đôi bàn tay khuyết ngón của bố. Ngồi bên cạnh chồng, tay thoăn thoắt đan sọt tre thuê cho cơ sở thủ công, mỹ nghệ, vợ ông Thiểu lúc này mới cất tiếng:
‘Con trai tôi từ bé học giỏi, sớm bộc lộ năng khiếu vẽ. Ở trường các cô giáo hay nhờ vẽ hộ. Cháu đang học năm thứ nhất Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Tuần nào cháu cũng tự đi xe máy từ Hà Nội về quê thăm bố mẹ. Ngoài giờ học cháu đi vẽ thuê, chép tranh kiếm tiền đóng học phí. Một thầy giáo thương hoàn cảnh, nhận dạy thêm cho cháu không mất tiền.
Tay chân cháu như thế, hi vọng sau này kiếm được công việc ổn định, nuôi sống bản thân là vợ chồng tôi mãn nguyện’.
Con trai ông Thiểu và vợ sau.
Bà tâm sự, tình cảm giữa bà với các con chồng khá tốt đẹp, hòa thuận. Một cô con gái ông Thiểu bị ung thư, đã mất. Thời điểm đó bà cũng hỗ trợ chăm sóc chị tận tình.
Các cô khác đều thành đạt. Cô con gái mắc dị tật giống bố cũng có công việc ở trường dạy nghề cho người khuyết tật trên Hà Nội.
Mỗi năm vào ngày giỗ vợ cả, ông Thiểu, bà cùng các con chồng sum vầy làm mâm cơm cúng.
Ông Thiểu bên gia đình trong ngày mừng thọ tuổi 75.
Chuyện ở gia đình Hà Nam có 1 phó giáo sư, 8 tiến sĩ
Hơn nửa thế kỷ bên nhau, tình cảm của ông dành cho bà vẫn vẹn nguyên như thuở còn son.
" alt="Chuyện kỳ lạ về người đàn ông sinh ra chỉ có 2 ngón tay ở Hà Nam" />
...[详细]
Do sinh sớm so với dự kiến nên gia đình hai vợ chồng đi người không đến bệnh viện, không mang vật dụng sơ sinh, anh Cường đã nhanh trí cởi áo của mình để quấn cho em bé sơ sinh. Sau đó tiếp tục lái xe chở sản phụ và em bé đến bệnh viện.
Anh Cường cho biết: ‘Mọi ngày tôi chỉ làm đến 2h sáng là về nghỉ nhưng hôm đó không hiểu sao lại cố nằm đến gần 3h vẫn chưa về.
Khi tôi đánh xe vào đến sảnh khoa Sản thì thấy anh chồng chạy vào bế vợ ra. Chị đã có hiện tượng sắp sinh rồi, kêu la dữ dội.
Thấy chị vợ đau đớn, kêu la tôi cũng sợ, cố gắng đi nhanh ở mức độ an toàn nhất có thể để đến bệnh viện. Khi nghe anh chồng kêu cháu bé sắp ra, tôi cởi áo đưa bố cháu quấn cho con'.
Nam tài xế Hoàng Việt Cường.
Anh Cường chia sẻ thêm, gần 5 năm chạy xe taxi, anh từng chở rất nhiều sản phụ đi đẻ, nhưng đây là lần đầu tiên anh làm ‘bà đỡ’ ngay trên xe ô tô.
Liên hệ với người chồng trong câu chuyện trên, anh cho hay, hiện sức khỏe của vợ anh đã ổn định nhưng em bé đang được nằm lồng kính, thở máy và chăm sóc đặc biệt ở khoa Sơ sinh. Cân nặng của em bé là 1,9 kg. Anh cũng bày tỏ sự cảm kích đối với nam tài xế đã hỗ trợ vợ mình vượt cạn. Ngay sau đêm 21/10, anh đã gọi lại cho tài xế Cường cảm ơn.
Anh Cường dọn dẹp xe sau ca đỡ đẻ.
Buồng hạnh phúc trên xe buýt Sài Gòn, tài xế coi con trai riêng của vợ như con đẻ
Vợ muốn sinh con nhưng anh Phương (TP.HCM) gạt đi, vì muốn tập trung lo cho con riêng của vợ là bé Noel ăn học.
" alt="Nam tài xế đỡ đẻ cho sản phụ trên xe lúc 3 giờ sáng ở Thanh Hóa" />
...[详细]
- Cảm nhận sâu sắc trong chị về Tết nay khác Tết xưa như thế nào?
Ngày tôi còn nhỏ khó khăn lắm. Người ta mong chờ Tết để được ăn ngon, mặc quần áo đẹp. Trẻ con mong Tết để nhận lì xì… rất nhiều thứ. Nên ở cảm xúc của một đứa trẻ sẽ háo hức vô cùng. Bây giờ khi mình đã lớn và thời đại cũng đã khác. Người ta hầu như ăn ngon mặc đẹp hết rồi nên hiếm ai còn chờ đợi Tết. Những điều ‘nhỏ nhỏ đáng yêu’ như thế không còn nữa. Chỉ còn một điều dành cho những người đi xa có dịp trở về với gia đình thôi. Nhưng dù sao đi nữa, Tết cổ truyền cũng đã là cái hồn của con người Việt Nam rồi.
Trong nhà đã bày biện hoa quả sẵn sàng cho ngày Tết.
- Hình như năm nào cứ vào dịp cận Tết, tôi cũng thấy người ta ca bài bỏ Tết, gộp Tết. Chị ủng hộ quan điểm bỏ hay giữ Tết cổ truyền, thưa chị?
Tôi nghĩ tuỳ thôi. Mỗi hoàn cảnh mỗi gia đình lại khác nhau. Có gia đình không có nhu cầu thưởng thức Tết cổ truyền. Có người vào ngày Tết vẫn đi làm và họ phục vụ cho những người chơi Tết. Tôi nghĩ nên để mọi thứ tự nhiên. Tết thì vẫn ở đấy. Ai cần Tết thì tổ chức đón Tết còn không thì vẫn đi làm bình thường. Để thay đổi một phong tục có từ xa xưa thì khó lắm.
Thời của tôi gần như giao thời giữa xưa và nay, nếu thay đổi gì vẫn có thể hoà nhập được. Còn như thế hệ bố mẹ tôi thì Tết rất quan trọng. Dù mỗi mùa Tết qua lại thêm một tuổi nhưng hầu như các cụ đều mong Tết để gặp con cháu. Nếu họ vẫn mong Tết thì gộp hay không gộp cũng không quan trọng nữa.
Chẳng ‘ông trùm’ nào chen vào nổi
- Trước khi The Voice công bố chính thức dàn HLV, tôi nghe nhiều tin đồn nói chị sẽ ngồi vào một trong bốn chiếc ghế nóng ấy. Phải chăng chị có được mời nhưng đã từ chối?
Lúc đầu tôi có được mời ngồi ghế nóng The voice thật nhưng sau đó tôi thấy có nhiều việc mình muốn làm cho nghệ thuật, cho các fan trong năm tới. Fan của tôi cứ râm ran bảo tôi làm liveshow, ra đĩa… mà nếu tôi chọn ngồi chấm thi gameshow truyền hình thực tế thì phải dành hết thời gian cho học trò. Theo sắp xếp của ekip thì tôi không đủ thời gian nên đành từ chối.
- Theo tôi ước tính đã có hơn 40 gameshow truyền hình. Cuộc thi nhiều, đồng nghĩa với nhu cầu giám khảo sẽ cao. Có phải vì thế mà 'ai rồi cũng sẽ được ngồi ghế nóng' không, thưa chị?
Tôi không rõ nhưng phải tuỳ thuộc vào nhu cầu của nhà tổ chức và màu sắc của chương trình. Tức là họ muốn định hướng chương trình theo hướng nào thì sẽ tìm giám khảo phù hợp với chương trình đó.
- Chị nói thế nhưng đâu phải ai cũng có thể làm giám khảo? Giả dụ như chị học bao lâu để được chấm người khác. Nếu phải ngồi chung với những người trẻ ít tuổi đời lẫn tuổi nghề, chị có cảm thấy các giá trị bị đảo lộn?
Chuyện này rất khó nói bạn ạ. Bản thân tôi đúng là học rất nhiều nhưng biết đâu so với xã hội hiện nay tôi đã cũ thì sao? Tôi nói rất thật tâm và chân thành: chưa chắc khán giả trẻ bây giờ đã thích kiểu của tôi. Việc hát như vậy có khó không, phải học bao lâu mới hát được như thế… có khi với họ không cần thiết hoặc cần quan tâm. Cho nên nhu cầu của khán giả trẻ là gì tôi không rõ nhưng các nhà tổ chức, người làm gameshow lại nắm rất kỹ và sắp xếp mọi thứ hợp lý.
Bản thân tôi không biết đánh giá như thế nào cho đúng vì tôi chỉ là ca sĩ. Đến giờ phút này, tôi may mắn vẫn được khán giả trẻ yêu thích nhưng đôi khi tôi thấy mình hợp với khán giả lớn tuổi hơn. Nếu bạn hỏi tôi phải nói thế nào là đúng, thế nào là sai thì tôi không trả lời được. Điều đó tuỳ thuộc vào việc tổ chức, xu hướng của khán giả xem truyền hình và rất nhiều yếu tố. Suy cho cùng, các nhà tổ chức cũng cần sự thay đổi để tạo màu sắc mới mẻ nữa.
Hồ Quỳnh Hương khẳng định chẳng ‘ông trùm’ nào có thể nhúng tay vào khi HLV tranh luận căng thẳng như thế này.
- Có ý kiến cho rằng giám khảo không có quyền quyết định chọn hay loại thí sinh vì thực quyền thuộc về nhà sản xuất. Từng làm giám khảo hoặc cố vấn chuyên môn cho không ít show, chị có thể xác nhận sự thật?
Sự thật không hoàn toàn như bạn vừa nói. Ban đầu luôn có những người đi tuyển sinh cho vòng sơ khảo. Họ chọn thí sinh bằng cảm nhận, chuyên môn của mình. Đương nhiên họ sẽ có trao đổi với chúng tôi. Lúc này chúng tôi vẫn phải bám sát những vấn đề mà họ đưa ra. Thông thường, thí sinh được chọn khá chính xác nhưng đến khi chúng tôi nghe trực tiếp sẽ có những thay đổi nhất định.
Chẳng hạn như thí sinh hát không tốt, không đảm bảo phong độ. Hoặc có thí sinh ngay từ đầu chúng tôi đánh giá thực lực rất khá nhưng càng vào sâu lại có những gương mặt khác bật lên. Bạn nên nhớ có thí sinh thực lực rất chắc, phong độ tốt từ đầu đến cuối mà ai cũng phải thừa nhận. Thế mà vẫn xảy tranh cãi, đâu có dễ gì! Mỗi nghệ sĩ ngồi ghế nóng đều có cái tôi rất lớn và ai cũng bảo vệ thí sinh của mình. Chính vì thế luôn có sự tranh cãi quyết liệt giữa những người ngồi trên chiếc ghế nóng đó. Làm sao dễ dàng vì một ai đó mà chúng tôi phải theo lời họ?
Đương nhiên cần có sự hài hoà giữa nhà tổ chức và các giám khảo. Chúng tôi phải luôn tranh luận, thuyết phục lẫn nhau. Bởi vì chương trình truyền hình thực tế mà. Chuyên môn là một chuyện nhưng còn yếu tố giải trí như câu chuyện, cuộc sống… của thí sinh nên cần phải họp bàn rõ ràng.
- Nếu nhà sản xuất yêu cầu chị tung hô, chê bai, chọn/loại... thí sinh trái với ý muốn, nguyên tắc của mình. Liệu chị có thỏa hiệp?
Trong cả quá trình thi, thường thì quán quân, á quân… hay những thí sinh vào đến vòng cuối cùng cần được chọn lựa kỹ nhất. Các huấn luyện viên cùng ban tổ chức là những người sẽ có cái nhìn tổng thể, đặc biệt là giám đốc sản xuất âm nhạc. Vì quan trọng màu sắc chương trình phải làm sao cho không bị nhàm chán. Kết thúc vòng thi, một bạn được 6 điểm còn bạn kia 5 điểm nhưng bạn 6 điểm lại xui xẻo trùng màu với bạn 8 điểm. Thế thì dù bạn 6 điểm cao hơn nhưng vẫn phải để bạn 5 điểm vào. Nếu không làm như vậy, chương trình sẽ không còn màu sắc để khán giả xem nữa.
Đương nhiên, điều tôi vừa nói cũng chỉ tương đối chứ không thể áp dụng giữa hai cá nhân quá chênh lệch. Nếu bạn quá giỏi sẽ luôn được vào vòng trong. Chúng tôi chỉ cân nhắc khi hai thí sinh có thực lực xêm nhau và biết chắc nếu để người kia vào thì họ cũng không đi xa hơn được. Gameshow mà chỉ có một màu thì người xem sẽ rất chán. Ấy là cách tư duy của người làm chương trình.
Hồ Quỳnh Hương kiên quyết đấu tranh đến cùng nếu yêu cầu của nhà sản xuất không hợp lý.
Tất nhiên họ muốn chọn hay loại đều phải thuyết phục chúng tôi vì sao có quyết định đó. Nếu chúng tôi thấy thực sự hợp lý sẽ đồng ý. Nhưng giả sử khi nghe trực tiếp, một thí sinh toả sáng trên sân khấu thì dù thế nào chúng tôi cũng không để bạn ấy bị loại. Chúng tôi chọn sai thì còn gì là bộ mặt của mình nữa? Tôi không biết với người khác thế nào nhưng nếu là mình, chắc chắn tôi sẽ tranh đấu đến cùng. Khi chê, tôi phải nói vì sao chê. Khi loại, tôi phải nói vì sao loại cho hợp lý. Tôi có chính kiến và phải bảo vệ nó chứ không bao giờ để người ta thấy mình mập mờ trong việc loại/chọn thí sinh.
Như bạn thấy trong chương trình vừa rồi tôi ngồi ghế nóng có những cuộc tranh luận trực tiếp vô cùng căng thẳng và rất thật. Ban tổ chức không thể nào nhúng tay vào nổi! Bốn huấn luyện viên đều có cái tôi và chuyên môn riêng nên cảm nhận nghệ thuật phong phú muôn vàn. Đâu ai chịu nhường ai nên ban tổ chức cũng phải bó tay. Còn những vấn đề khác tôi không biết vì không nằm trong việc thoả hiệp với tôi.
- Tiêu chí nhận lời mời giám khảo của chị là gì?
Thực ra thì các gameshow hiện tại chúng ta cũng đều biết hết mà. Thể loại truyền hình thực tế còn mang rất nhiều yếu tố chứ không phải chỉ có thi hát. Nếu nhận làm giám khảo, tôi muốn tham gia chương trình có tầm vóc, uy tín. Cách tổ chức phải chuyên nghiệp. Ban tổ chức phải tôn trọng giám khảo vì tôi mang đến nhiệt huyết của mình mà. Đặc biệt là show đó phải thiên về chuyên môn một chút. Để thông qua những gì tôi nói, các bạn trẻ có thể học thêm chuyên môn. Tôi thấy show lớn thường thu hút thí sinh có khả năng hơn. Nhờ đó việc chọn ra tài năng cũng dễ dàng hơn.
- Đánh giá toàn diện của chị về bộ mặt gameshow truyền hình thực tế hiện nay?
Nói chung cái gì cũng sẽ có hai mặt được và không được. Bạn để ý nhé, gấp rút sẽ được ngay nhưng sớm phù du. Thí sinh đi thi gameshow truyền hình thực tế sẽ nhanh chóng được nhiều người biết đến nhưng thi xong thường là biến mất luôn. Khán giả bây giờ dễ quên lắm vì thí sinh nhiều quá. Trong khi đó các nhà tổ chức vẫn gấp rút sản xuất gameshow để đua rating, cạnh tranh lẫn nhau.
Gia Bảo
" alt="Hồ Quỳnh Hương tiết lộ chuyện ít biết sau gameshow truyền hình" />
...[详细]
Lên sóng lần đầu tiên vào năm 1993, bộ phim truyền hình Bao Thanh Thiên với gần 300 tập đã trở thành một trong những bộ phim cổ trang thành công nhất trong lịch sử điện ảnh Hoa ngữ. Những gương mặt quen thuộc trong phủ Khai Phong: Bao Thanh Thiên, Triển Chiêu, Công Tôn Sách và bốn hộ pháp trở nên quen thuộc với mọi tầng lớp khán giả. Sau 25 năm, mỗi người có những ngả rẽ riêng. Tuy nhiên, đa số trong số họ đều không gặp may mắn với những biến cố khác nhau.
Vai diễn Bao Thanh Thiên của nam diễn viên gạo cội Kim Siêu Quần được xem là linh hồn của bộ phim. Lối diễn tinh tế, dứt khoát, thể hiện một Bao Thanh Thiên tình lý phân minh, trắng đen rõ ràng, giúp ông có được sự nghiệp thăng hoa cùng sự yêu mến của khán giả trong suốt hơn 2 thập kỷ qua. Trước khi có vai diễn để đời, Kim Siêu Quần cũng từng là gương mặt quen thuộc trên các sân khấu kịch tại quê nhà.
Ít ai biết rằng người vợ hiện tại của ông cũng là nữ diễn viên đảm nhận vai Bàng Phi, con gái Bàng thái sư trong phim. Trong suốt những năm thời trẻ đến khi về già, hai vợ chồng luôn hết lòng yêu thương nhau dù cả hai không có con. Ở tuổi 65, Kim Siêu Quần cũng thường gặp vấn đề về tim mạch, huyết áp, tiểu đường và thường phải trợ thở bằng máy. Trả lời phỏng vấn vào cuối năm 2017, nam diễn viên gạo cội tỏ ra lo lắng. Ông sợ bản thân có thể ra đi bất cứ lúc nào nên đã viết sẵn di chúc cho vợ.
Hà Gia Kính là một trong những tên tuổi thành công nhất nhờ bộ phim Bao Thanh Thiên. Trước khi có được vai diễn này, nam diễn viên đã mất khoảng thời gian dài chật vật với các vai diễn nhỏ lẻ. Sau “Bao Thanh Thiên”, Hà Gia Kính tiếp tục theo đuổi sự nghiệp diễn xuất khi tham gia khá nhiều phim. Tuy nhiên hình tượng anh hùng Triển Chiêu nghĩa hiệp được anh thể hiện vẫn được coi là thành công nhất.
Nhận thấy nghề nghiệp không có sự bức phá, tài tử quyết định giải nghệ chuyển hướng kinh doanh. Nhờ sự nhạy bén và may mắn, công việc kinh doanh của Hà Gia Kính ngày một phát đạt. Khối tài sản của anh được ước tính hiện tại lên đến hàng trăm triệu nhân dân tệ. Hà Gia Kính năm nay 59 tuổi, anh vẫn giữ được sắc vóc trẻ trung, yêu đời và cho biết anh hài lòng với cuộc sống độc thân, không còn nghĩ đến chuyện cưới vợ.
Là diễn viên chuyên đóng vai phụ, Phạm Hồng Hiên với vai diễn Công Tôn Sách trong "Bao Thanh Thiên" được xem là vai diễn thành công nhất của ông trong sự nghiệp diễn xuất mấy mươi năm. Ngoài đời, cuộc sống của ông bình lặng, thông tin và hình ảnh của nam diễn viên sinh năm 1946 cũng ít được truyền thông quan tâm.
Phạm Hồng Hiên hiện đã 72 tuổi, ông sống một mình, không vợ con. Thời trẻ, nam diễn viên quyết tâm từ bỏ chuyện tình cảm để theo đuổi diễn xuất. Khi ngẫm lại ông gọi đây là quyết định sai lầm khiến cả đời tiếc nuối. Hiện nam diễn viên gạo côi đã giã từ nghiệp diễn xuất vì mắc nhiều căn bệnh tuổi già.
Đảm nhận vai hộ vệ Mã Hán trong phim là nam diễn viên Từ Hanh. Anh ngoài đời được xem là hình mẫu người đàn ông hoàn hảo, không đam mê rượu chè, thuốc lá, bài bạc cùng công việc kinh doanh ổn định. Thế nhưng, tháng 5/2012 Từ Hanh tuyên bố phá sản cùng khối nợ 50 triệu Đài tệ (37 tỷ VNĐ). Từ đó đến nay anh gần như không còn xuất hiện nơi đông người.
Nam diễn viên Dương Tông Hàn - nghệ danh Dương Hùng được chú ý sau khi đảm nhận vai Trương Long trong phim. Giống như người bạn Từ Hanh, Dương Hùng cũng không may lâm vào cảnh nợ nần vì bị đối tác lừa lấy hết tiền. Nam diễn viên đã chấp nhận đóng phim cấp 3 qua lời giới thiệu của một người bạn để có tiền trả nợ. Anh hiện có cuộc sống ổn định bên vợ và ba người con dù phải chật vật với cuộc sống.
Thời điểm cách đây 25 năm, Nữu Thừa Trạch tham gia phim "Bao Thanh Thiên", đảm nhận vai phản diện trong các phần Hồ thiên luân, Báo ân đình, Trảm Bàng Dục. Cũng nhờ bước đệm này, tên tuổi của ông nhanh chóng vươn lên hàng sao của Đài Loan. Bên cạnh vai trò diễn viên, Nữu Thừa Trạch còn được biết đến với tư cách đạo diễn của hàng loạt bộ phim ăn khách xứ Đài.
Sự nghiệp thuận lợi nhưng đời sống của tài tử họ Nữu vướng nhiều tai tiếng. Một tháng trở lại đây, Nữu Thừa Trạch liên tiếp vướng phải lời cáo buộc cưỡng hiếp của ba nạn nhân nữ. Trong suốt nhiều năm ở vai trò đạo diễn, ông cũng không ít lần bị tố cáo đã có hành vi đồi bại khi hợp tác cùng các nữ đồng nghiệp. Nữu Thừa Trạch vừa đến sở cảnh sát trình diện cách đây vài ngày. Nếu bị chính thức khép tội, Nữu Thừa Trạch có thể phải đối diện án tù 10 năm về tội danh cưỡng hiếp.
Tuấn Chiêu
Tài tử 'Bao Thanh Thiên' bị tố cưỡng hiếp đồng nghiệp nữ
Apple Daily đưa tin, diễn viên Nữu Thừa Trạch mới đây bị một nhân viên nữ tố cáo với cảnh sát về việc đã tấn công tình dục cô trong suốt quá trình làm việc chung.
" alt="Dàn diễn viên phim Bao Thanh Thiên: Người bệnh tật, kẻ bị tố cưỡng hiếp" />
...[详细]