Trợ lý Google sẽ được cài đặt trên xe từ nhà máy, cho phép người ngồi trên xe điều khiển thông qua điều khiển bằng giọng nói. Điều đó có nghĩa là người lái có thể nhận chỉ đường, điều khiển phương tiện và thực hiện những hoạt động trên điện thoại mà không cần phải rời mắt khỏi đường.
Google Maps cũng sẽ có sẵn thông qua hệ thống thông tin giải trí của xe. Đây không chỉ là một ứng dụng bản đồ đơn thuần mà được thiết kế để hoạt động mượt mà cùng với Trợ lý Google.
Trong khi đó thị trường Google Play sẽ cho phép người dùng truy cập vào bộ ứng dụng trên xe, cho phép họ nghe nhạc, phát podcast và nhiều hơn thế nữa mà không cần phải sử dụng điện thoại trên xe.
Honda cho biết, họ sẽ bắt đầu mang dịch vụ này lên những mẫu xe mới sắp ra mắt tại Bắc Mỹ trong nửa cuối năm 2022 và sẽ mở rộng trên toàn cầu vào sau đó.
“Honda sẽ tiếp tục đương đầu với thách thức để tạo ra những giá trị mới đồng thời giải quyết nhanh chóng sự chuyển đổi của tính di động mà không bị ràng buộc bởi sự khôn ngoan thông thường của nền công nghiệp ô tô”, ông Takami cho biết thêm.
(Theo Carscoops, VOV)
Honda đang đẩy nhanh qua trình ra mắt xe hơi điện trước áp lực của luật pháp và người tiêu dùng, đồng thời cạnh tranh với các đối thủ như Tesla.
" alt=""/>Honda hợp tác với Google để cung cấp trợ lý ảo cho ô tôHiện nay, TP.HCM yêu cầu các shipper tự xét nghiệm 3 ngày/lần, theo mẫu đơn hoặc mẫu gộp 3 người. Sở Công Thương phối hợp Sở Y tế phát bộ xét nghiệm tới từng doanh nghiệp cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa có ứng dụng công nghệ. Các doanh nghiệp chịu trách nhiệm chuyển bộ test tới shipper, đồng thời tự cập nhật thông tin xét nghiệm của đối tác tài xế lên cơ sở dữ liệu của TP.HCM.
Hiện nay đã có 33/34 doanh nghiệp trên địa bàn cập nhật thông tin xét nghiệm của shipper lên cơ sở dữ liệu dùng chung.
Sau 3 ngày kể từ 25/9/2021, Grab cho biết đã phát hơn 1/3 số lượng bộ xét nghiệm nhanh kháng nguyên để tài xế có thể tự xét nghiệm theo mẫu đơn hoặc mẫu gộp 3. Đơn vị này đã cập nhật kết quả xét nghiệm vào kho dữ liệu dùng chung của thành phố theo quy định.
Nhằm tránh việc tụ tập đông người, các nền tảng đều sử dụng công nghệ nhằm phân bổ lượng shipper trong cùng một thời điểm.
Trao đổi với ICTnews, Gojek cho biết trong sáng ngày 25/9, 80% số đối tác tài xế Gojek nhận được tin nhắn đã được phát bộ xét nghiệm để tự thực hiện lấy mẫu dịch tỵ hầu. Do tần suất xét nghiệm là 3 ngày/lần, mỗi ngày chỉ 1/3 tổng số tài xế nằm trong danh sách được phép hoạt động nhận được tin nhắn hẹn giờ từ Gojek để nhận bộ xét nghiệm. Sau khi xác minh kết quả xét nghiệm do tài xế chuyển lên hệ thống, Gojek đã tổng hợp và hoàn tất cập nhật kết quả lên kho dữ liệu dùng chung.
Phía Grab sắp xếp nhiều điểm phát bộ xét nghiệm Covid-19 và gửi thông báo cụ thể về thời gian, địa điểm đến từng đối tác tài xế. Nhân sự của Grab cũng có mặt tại từng điểm hỗ trợ điều phối và đảm bảo tuân thủ các quy định phòng, chống dịch của cơ quan chức năng.
Nhờ vậy, trung bình mỗi tài xế chỉ mất khoảng 5 - 10 phút để hoàn tất thủ tục nhận bộ xét nghiệm, không xảy ra tình trạng ùn ứ, tập trung đông người tại các điểm phát.
Hiện tại, bên cạnh việc cấp phát miễn phí bộ xét nghiệm do Sở Công Thương cung cấp, một số doanh nghiệp hỗ trợ thêm chi phí xét nghiệm cho shipper. Grab cho hay, những tài xế nhận bộ xét nghiệm miễn phí vẫn được tham gia chương trình hỗ trợ chi phí xét nghiệm Covid-19 với mức 300.000 đồng/tuần, chỉ áp dụng với tài xế gắn bó và hoạt động thường xuyên trên ứng dụng.
Theo kế hoạch, TP.HCM sẽ cho doanh nghiệp tự chịu chi phí xét nghiệm cho shipper kể từ sau 30/9. Gojek kiến nghị thành phố tiếp tục hỗ trợ chi phí này hoặc áp giá trần các bộ xét nghiệm để tránh trường hợp làm giá, đồng thời chỉ định các cơ sở bán vật tư y tế uy tín. Ngoài ra, Gojek cũng kiến nghị kéo dài hơn tần suất xét nghiệm so với 3 ngày/lần như hiện nay.
Phía Grab cho biết đang làm việc với các đơn vị được Bộ Y tế cấp phép và đàm phán với một số đối tác doanh nghiệp để có nguồn cung ứng bộ xét nghiệm nhanh kháng nguyên Covid-19 ở mức giá cạnh tranh nhất, tạo điều kiện cho đối tác tài xế có thể tự xét nghiệm, tự chịu trách nhiệm về tầm soát dịch bệnh của bản thân theo đúng hướng dẫn của Sở Công Thương TP.HCM.
Trước ngày 24/9, TP.HCM thực hiện xét nghiệm cho shipper ở các điểm y tế lưu động. Tuy nhiên, lượng shipper xét nghiệm quá đông khiến lực lượng y tế quá tải, đồng thời gia tăng ùn ứ dễ lây lan bệnh dịch. Do đó, thành phố quyết định để tài xế công nghệ tự xét nghiệm, tự chịu trách nhiệm thông báo kết quả cho doanh nghiệp.
Hải Đăng
Các bộ xét nghiệm nhanh Covid-19 được Sở Công Thương gửi xuống doanh nghiệp, doanh nghiệp cấp phát miễn phí cho shipper.
" alt=""/>TP.HCM tiếp tục phát kit xét nghiệm cho ứng dụng gọi xeCùng với những tuyên bố ủng hộ, Chính phủ Mỹ đã viện trợ cho Ukraine 54 tỷ USD kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu. Phần lớn khoản tiền này được thông qua vào tuần trước, khi Tổng thống Biden đồng ý hỗ trợ thêm 40 tỷ USD (20 tỷ hỗ trợ quân sự) trong trường hợp căng thẳng tiếp tục kéo dài.
Nỗi lo của đồng minh châu Âu
Bên cạnh những khoản viện trợ khổng lồ và những lời hứa hùng hồn, có rất ít thông tin về việc Washington muốn điều gì có thể và nên xảy ra khi cuộc xung đột tại Ukraine kết thúc. Sự mập mờ này cùng với dự báo cuộc chiến còn kéo dài khiến các đồng minh của Mỹ tại châu Âu cảm thấy bất an.
Thời gian qua, lãnh đạo Pháp, Đức và Italia đều đã kêu gọi ngừng bắn và tiến hành đàm phán nhằm chấm dứt xung đột. Dù tất cả các quốc gia đều khẳng định xung đột kết thúc ra sao nằm ở mong muốn của người dân Ukraine, nhưng sự thật là khả năng chiến đấu của Kiev phụ thuộc vào Mỹ.
"Các nước châu Âu muốn biết viễn cảnh mà Mỹ nhìn thấy, bởi việc định nghĩa thế nào là 'thất bại' của Nga thực sự không rõ ràng", ông Stefano Stefanini - cựu Đại sứ Italia tại NATO cho hay.
Ở thời điểm hiện tại, Mỹ vẫn đang làm tốt việc giữ cho mọi đồng minh ở cùng một chiến tuyến, nhưng nếu cuộc xung đột không sớm kết thúc, những rạn nứt có thể xuất hiện.
Tuần trước, Tổng thống Pháp Macron đã gây tranh cãi khi kêu gọi sự cần thiết của một lệnh ngừng bắn trong bối cảnh Kiev thúc giục các đồng minh cung cấp vũ khí hạng nặng để giành lại các khu vực bị chiếm đóng bởi Nga. Không chỉ ông Macron, Thủ tướng Italia cũng nói với Tổng thống Biden rằng nước này muốn thấy một cuộc đàm phán để ngăn chặn những đau khổ mà người dân Ukraine phải chịu.
Những bất đồng giữa các nước đồng minh và Mỹ đang dần hiện ra chỉ vì một câu hỏi, Mỹ muốn nước Nga ra sao sau khi xung đột Ukraine kết thúc?
Viễn cảnh mong muốn của nước Mỹ
Theo tờ Financial Times, các cuộc thảo luận nội bộ của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy, Washington muốn mang lại một nền dân chủ cho Ukraine và đảm bảo Nga phải nhận một thất bại chiến lược cả về quân sự lẫn kinh tế.
Chính phủ của Tổng thống Biden vẫn đang thực hiện một chiến lược tinh vi khi một mặt cung cấp hỗ trợ quân sự hiệu quả cho Ukraine và tránh mọi ý nghĩ rằng họ đang thao túng nước này về những điều khoản để chấm dứt xung đột. Mặt khác, Mỹ giữ cho các đồng minh quốc tế ở cùng một chiến tuyến với Ukraine, khi tất cả quốc gia này đều công khai mong muốn sớm chấm dứt cuộc xung đột do lo ngại ảnh hưởng về kinh tế và xã hội.
Sự mập mờ của Mỹ còn thể hiện rõ khi Washington dường như đang đứng giữa làn ranh tranh cãi của các đồng minh châu Âu. Các quan chức của Chính phủ Biden không hề lên tiếng kêu gọi một thỏa thuận ngừng bắn và đàm phán, nhưng cũng tránh mọi động thái cho rằng họ muốn cuộc xung đột tiếp tục leo thang.
"Mục tiêu rõ ràng của Mỹ là thấy Nga thua trong cuộc xung đột với Ukraine. Nhưng viễn cảnh nào mới làm cho chính quyền Tổng thống Biden cảm thấy hài lòng? Dĩ nhiên Washington sẽ không tiết lộ điều này, chúng ta chỉ có thể biết được khi cuộc xung đột kết thúc", Steven Pifer - cựu Đại sứ Mỹ tại Ukraine phân tích.
Việt Dũng
" alt=""/>Viễn cảnh mà Mỹ mong muốn khi xung đột Ukraine kết thúc