Thông tin áp mức thuế GTGT 10% trên doanh thu cuốc xe đã gây phản ứng mạnh mẽ trong cộng đồng tài xế công nghệ, đặc biệt là các tài xế đang chạy Grab bởi doanh nghiệp này đang chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam, do đó cũng sẽ chịu tác động lớn nhất bởi quy định mới.
Nhiều tài xế Grab hoang mang khi cho rằng ngoài chiết khấu cao, thuế tăng sẽ khiến cho thu nhập tài xế bị giảm và khiến đời sống ngày càng khó khăn hơn. Anh L.H. Tuyên, một tài xế Grabbike tại Hà Nội cho biết các cuốc xe hai bánh thường có mức giá rất thấp. Ngoài tiền chiết khấu phải trả cho Grab, các tài xế còn phải chi trả xăng xe, khấu hao phương tiện, chi phí sửa chữa…số tiền cầm về tay chẳng còn bao nhiêu.
Bức xúc hơn, tài xế chạy Grabcar Nguyễn Văn. T. cho rằng mình đang phải cõng quá nhiều chi phí trên một chuyến xe. “Nếu phải trả thêm 10% thuế GTGT có nghĩa là mỗi cuốc xe chúng tôi bị trừ 35 – 40% tiền thuế, phí và chiết khấu. Cõng nhiều phí thế thì tài xế ăn bằng gì?”, tài xế này nói.
Tuy nhiên, trên thực tế, cách hiểu này của các tài xế vẫn chưa chính xác. Trả lời về cách tính thuế GTGT và quy định doanh nghiệp khải kê khai trong Nghị định 126, trong các cuộc đối thoại giải đáp về chính sách thuế vừa được tổ chức tại Hà Nội (ngày 24/11) và TP.HCM (2711), ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết các doanh nghiệp vận tải công nghệ sẽ phải có nghĩa vụ nộp thuế GTGT chứ không phải là tài xế. “Nghị định 126 quy định trách nhiệm của các công ty liên kết với người lái xe để thực hiện dịch vụ sẽ phải thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế GTGT. Doanh nghiệp sẽ phải kê khai 10% thuế GTGT trên tổng doanh thu. Công ty sẽ được khấu trừ đầu vào”, vị này nói.
Trong khi đó, về phía tài xế thì theo quy định mới sẽ chỉ bị áp mức thuế Thu nhập cá nhân 1,5% khi có mức thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Như vậy, trên thực tế nghĩa vụ thuế đối với tài xế công nghệ sẽ nhẹ hơn so với hiện hành.
Giá cước taxi công nghệ tăng: Khách hàng là người cõng thuế
Khách hàng, người tiêu dùng sẽ là đối tượng bị áp thuế. |
Trên thực tế, thuế giá trị gia tăng (VAT) là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Loại thuế này được áp đối với người tiêu dùng.
Đối với quy định mới là thu 10% đối với các nền tảng gọi xe cũng tương tự. Đây là tiền thuế người tiêu dùng đóng, doanh nghiệp chỉ kê khai và nộp thay, đại diện Tổng cục Thuế cho biết.
Mức thuế GTGT tăng thêm 7%, từ 3% lên 10% sẽ tăng thêm gánh nặng cho người tiêu dùng. Khi các hãng xe công nghệ kê khai và thu hộ khoản thuế này trên tổng doanh thu mỗi cuốc xe. Điều đó có nghĩa là cước phí cũng tăng thêm và khách hàng phải tăng số tiền chi trả cho những cuốc xe mình phải đi thêm 7%.
Nhiều ý kiến cho biết, kể cả mức thuế nói trên được áp cho tài xế hay doanh nghiệp thì giá cước của các loại xe công nghệ trong thời gian tới chắc chắn sẽ tăng bởi doanh nghiệp sẽ phải cân đối nguồn thu và lợi ích các bên. Như vậy, đối tượng bị ảnh hưởng sẽ vẫn là người tiêu dùng.
Dù mức tiền phải chi thêm trên mỗi cuốc xe di chuyển hàng ngày là không lớn, nhưng chắc chắn sẽ gia tăng thêm gánh nặng cho người tiêu dùng, nhất là khi việc kê khai và khấu trừ vào thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam gần như ít được người dân để ý.
Duy Vũ
Grab Việt Nam cho biết “Đã đạt được giấy phép kinh doanh phù hợp với loại hình dịch vụ đã đăng ký”, khi phản hồi thông tin cáo buộc về những sai phạm trong hoạt động.
" alt=""/>Tăng thuế xe công nghệ: ai là người phải gánh?Hưng Yên: Sát hại chủ nhà trong đêm, chém hàng xóm trọng thương
Nghịch tử sát hại mẹ nuôi vì bị ca cẩm thói lêu lổng
Em rể sát hại chị dâu trong nhà nghỉ: Nạn nhân muốn ly dị
Sáng nay, Công an TP Hội An (Quảng Nam) cho biết, đơn vị vừa làm rõ sự thật vụ bắt người đòi tiền chuộc xảy ra trên địa bàn.
![]() |
Trần Quốc Trọng tại cơ quan điều tra |
Theo đó, khuya 1/11, Công an TP Hội An nhận được tin cầu cứu của ông Trần Bông (SN 1975, trú phường Cẩm An, TP Hội An), về việc con trai ông là Trần Quốc Trọng (SN 2000) bị một nhóm thanh niên khống chế, bắt giữ, đánh đập ngay tại nhà ông, ép gia đình ông phải trả số tiền 150 triệu đồng mà Trọng đã nợ.
Sau khi tiếp nhận thông tin, Công an TP Hội An xác định đối tượng Phan Việt Cương (SN 1994, trú phường Cẩm Châu, TP Hội An) thuộc nhóm đòi nợ, nên mời lên cơ quan làm việc.
Qua điều tra xác định, Trọng vay nợ tiền của nhiều người tại địa phương nhưng không có khả năng chi trả. Để có tiền trả nợ, ngày 1/11, Trọng liên lạc với Cương, nhờ dàn dựng cảnh Trọng bị bắt giữ, để đòi tiền chuộc 150 triệu đồng của gia đình.
Trước khi thực hiện, Trọng gặp Cương để bàn bạc và viết giấy vay nợ 150 triệu đồng. Đến 21h30 tối 1/11, Trọng cùng Cường và 4 người khác đi trên xe ô tô 7 chỗ đến nhà Trọng.
Tại đây, nhóm của Cương đánh Trọng ngay trước sân nhà ông B., để gia đình ông hoảng sợ, đưa tiền tiền chuộc.
Lúc này, nhóm của Cương và Trọng thấy ông Bông gọi điện thoại cho ai đó, sợ ông này gọi điện trình báo công an nên cả nhóm bỏ đi.
Ngày 2/11, cả Trọng và Cương bị Công an TP Hội An mời lên cơ quan và khai nhận toàn bộ sự việc.
Cục Cảnh sát hình sự ra quyết định khởi tố bị can, tạm giam đối với Nguyễn Văn Toại, (Hải Dương) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
" alt=""/>Quý tử dàn cảnh bị bắt cóc để 'móc túi' của bố mẹ 150 triệuMột số mẫu xe điện mô hình của Toyota. Ảnh: Hotcar
Nhưng chỉ trong gần một năm trở lại đây, chính phủ nhiều nước đã đưa ra cam kết về mục tiêu trung hòa carbon (phát thải ròng bằng 0), đi cùng đó là các kế hoạch, lộ trình chi tiết về cắt giảm sử dụng phương tiện chạy dầu diesel và xăng. Bước chuyển này đã tạo sức ép lên nhiều ngành công nghiệp lớn, theo hướng dịch chuyển sang “công nghệ xanh”. Các hãng chế tạo ô tô lớn nhất thế giới cũng không thể đứng ngoài xu hướng này. Họ buộc phải tăng cường đầu tư cho các kế hoạch phát triển xe điện trong thập kỉ tới đây.
Một trong những thay đổi lớn dễ nhận thấy chính là các kế hoạch đầu tư ngắn hạn của một vài ông lớn trong ngành chế tạo ô tô thế giới, số đang hướng đến mục tiêu cung ứng ra thị trường một lượng lớn xe điện nhằm đáp ứng nhu cầu tăng nhanh, cùng với đó là các quy định chặt chẽ hơn áp dụng cho xe ô tô thông thường.
Một khảo sát do hãng tin Reuters thực hiện hồi tháng 11 vừa qua cho thấy, các hãng xe hơi toàn cầu có kế hoạch chi khoảng 500 tỉ USD để phát triển xe điện và pin xe điện từ nay đến năm 2030. Con số này nhiều hơn 200 tỉ so với tính toán ở thời điểm ba năm trước đây.
Cũng có lo ngại cho rằng việc đổ dồn đầu tư cho xe điện sẽ làm xuất hiện tình trạng dư thừa nguồn cung. Dù thời điểm áp dụng phát thải ròng bằng 0 chuẩn bị được áp dụng cho nhiều thành phố như London hay Paris gắn với nhu cầu mua xe điện tăng, vẫn chưa thể đoán chắc được khả năng tiêu thụ ở mức nào vào năm 2030.
Bất chấp những nghi ngại về nguồn cầu, nhiều công ty đã gia tăng mạnh khoản đầu tư cho xe điện. Hồi đầu tháng 12 này, Toyota công bố kế hoạch đầu tư 1,29 tỉ USD để xây dựng một nhà máy sản xuất pin cho xe điện ở bang North Carolina. Sau khi đi vào sản xuất từ năm 2025, ông lớn xe hơi của Nhật Bản này kỳ vọng cơ sở này sẽ sản xuất được 200.000 bộ pin/năm. Mức sản lượng hàng năm sau đó có thể được đẩy lên 1,2 triệu bộ pin/năm, khi lượng xe điện mà Toyota cho ra thị trường tăng.
Trước đó, Toyota hồi tháng 10/2021 từng công bố kế hoạch tăng đầu tư vốn cho xe điện, với tổng số vốn lên đến 3,4 tỉ USD, chưa kể dự án ở North Carolina. Công ty chọn North Carolina làm cứ điểm sản xuất pin xe điện do đây là bang có tỉ lệ sản lượng điện từ năng lượng tái tạo cao. Điều này nằm trong một chiến lược lớn hơn của Toyota về đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
![]() |
Thương hiệu xe điện Audi Artemis củaVolkswagen. Ảnh: Slashgear |
Nissan cũng có những cam kết tương tự, với kế hoạch đầu tư 17,6 tỉ USD cho phát triển xe điện trong chiến lược có tên gọi “Tham vọng năm 2030”. Nissan kỳ vọng sản lượng xe điện của hãng sẽ chiếm 50% tổng lượng xe cung ứng ra thị trường vào năm 2030, thông qua việc cho ra lò nhiều mẫu xe mới, thích ứng với nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Theo kế hoạch, khoảng 75% sản lượng xe của Nissan bán ra tại thị trường châu Âu sẽ là xe chạy điện và xe hybrid (chạy cả điện và xăng). Tỉ lệ này ở Nhật Bản là 55%, ở thị trường Mỹ và Trung Quốc là 40%.
Theo Báo tin tức
Bán tải thuần điện GMC HUMMER EV 2022 đã chính thức đi vào sản xuất hàng loạt. Chiếc xe đầu tiên HUMMER EV Edition 1 VIN 001 được bán với giá 2,5 triệu USD thông qua đấu giá.
" alt=""/>Các ‘ông lớn’ trong ngành ô tô toàn cầu nhân đôi đặt cược vào xe điện