Ông thông tin thêm, từ 30/11/2021 đến 30/11/2022, Hà Nội ghi nhận hơn 116 triệu IP tấn công mạng nhằm vào các hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước Thành phố. Trong đó, có hơn 116 triệu IP tấn công bằng hình thức từ chối dịch vụ, 1.659 IP tấn công bằng hình thức sử dụng mã độc.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo đảm ATTT cùng với sự phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số, Sở TT&TT xác định ATTT là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và liên tục.
Chia sẻ về thực trạng ATTT trong các cơ quan nhà nước hiện nay, ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục ATTT - Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay, tình hình an toàn an ninh mạng Việt Nam năm 2022 có nhiều "điểm sáng" nổi bật, tình trạng an ninh mạng tại Việt Nam đang ở mức kiểm soát tốt, tuy nhiên, vẫn còn các mối đe dọa về ATTT.
Dù nhận được cảnh báo về tấn công mạng hoặc điểm yếu, lỗ hổng từ các cơ quan chức năng, nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm xử lý hoặc chưa cập nhật các bản vá để giảm thiểu rủi ro. Đây là vấn đề về nhận thức và trách nhiệm mà các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần phải thay đổi.
Một lo ngại tiếp theo là hành vi lừa đảo trực tuyến trong thời gian qua phổ biến hơn. Vì vậy, một trong những mục tiêu chính trong năm 2022 của Bộ TT&TT là bảo vệ người dân trên không gian mạng. Bộ đã chỉ đạo quyết liệt cùng với các cơ quan chức năng có thẩm quyền ngăn chặn rất nhiều trang web, blog giả mạo lừa đảo trực tuyến để bảo vệ gần 4 triệu người dân Việt Nam, tương đương với khoảng 6% người dùng Internet.
Cũng theo đại diện Cục ATTT, việc tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật về ATTT mạng vẫn chưa được các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chú trọng, đặc biệt là tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Tại hội thảo, các đại biểu còn được nghe ông Đỗ Việt Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và Giám sát an ninh mạng, Ban Cơ yếu Chính phủ chia sẻ về khả năng giám sát và ứng cứu sự cố ATTT trong CQNN thành phố Hà Nội.
" alt=""/>Hà Nội nâng cao khả năng xử lý, đảm bảo ATTT trong các cơ quan nhà nướcTheo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Đình Thành, Khoa Quốc tế, thời gian qua, nhiều bệnh nhân trên 90 tuổi đã được phẫu thuật thành công tại bệnh viện. Bác sĩ cho biết người lớn tuổi thường có các bệnh lý nền nguy hiểm, dinh dưỡng kém gây nhiều thách thức cho phẫu thuật viên. Ngoài ra, khi phát hiện ung thư, người lớn tuổi thường có tâm lý chán nản, ngại đi viện vì sợ ảnh hưởng kinh tế gia đình.
“Tuổi tác là một trong những vấn đề cần cân nhắc khi tiến hành điều trị ung thư nhưng không nên vì thế mà vội từ bỏ. Trong điều kiện cho phép và bảo đảm kỹ thuật, bệnh nhân vẫn nên tiến hành phẫu thuật giúp nâng cao chất lượng sống”, bác sĩ Thành nói.
Ung thư đường tiêu hóa là loại ung thư thường gặp. Trong đó, ung thư đại trực tràng và dạ dày đang có xu hướng tăng lên.
Theo bác sĩ Thành, để phòng ngừa ung thư đường tiêu hóa, người dân nên hạn chế ăn đồ chiên xào, thịt đỏ. Đồng thời, ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ, hạn chế thức uống có cồn, bổ sung đầy đủ chất xơ từ lúa mạch, trái cây, rau tươi, các vitamin E, C, A, vận động, thể dục thể thao đều đặn, không hút thuốc…
Người dân nên duy trì kiểm tra sức khỏe định kỳ và khám sàng lọc ung thư, đặc biệt với người trên 50 tuổi hoặc gia đình có người từng mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa. Mức độ nguy hiểm của loại bệnh này phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Nếu phát hiện càng sớm, tỷ lệ điều trị thành công càng cao.
Riêng với ung thư đại trực tràng, yếu tố nguy cơ bao gồm: tiền sử bị polyp đại trực tràng, nhất là những polyp có kích thước lớn hoặc đa polyp; những người có tiền căn viêm loét đại tràng; tiền sử gia đình có người bị ung thư đại trực tràng khiến nguy cơ mắc bệnh tăng từ 2-3 lần; chế độ ăn nhiều mỡ động vật, ít chất xơ, béo phì, lười vận động, thiếu vitamin, thiếu can xi, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia…
Người bệnh có thể bị các triệu chứng như chảy máu trực tràng, thay đổi khuôn phân, rối loạn lưu thông ruột (thay đổi thói quen đại tiện, giờ giấc, số lần đi ngoài, có khi bị táo bón, tiêu chảy hoặc xen kẽ), đau vùng hạ vị, buồn đi ngoài, cảm giác đi ngoài không hết phân, u gây biến chứng như tắc ruột.
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể thiếu máu, gầy sút, suy kiệt... Khi có các dấu hiệu trên, người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra, chẩn đoán sớm.
Ung thư đại trực tràng là một trong những ung thư đường tiêu hóa hay gặp trên thế giới và Việt Nam, tăng nhanh qua từng năm. Ghi nhận từ Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN), hằng năm Việt Nam phát hiện hơn 14.000 ca mắc mới và hơn 7.500 ca tử vong do ung thư đại trực tràng.
![]() |
Công văn của Bộ GD-ĐT đề nghị Hội đồng Giáo sư Nhà nước, Trường ĐH Kinh tế quốc dân khôi phục lại học hàm, học vị cho ông Hoàng Xuân Quế |
Năm 2013, ông Hoàng Xuân Quế, Phó viện trưởng Viện Ngân hàng - Tài chính, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, bị tố cáo “đạo văn” luận văn tiến sĩ của người khác.
Theo đơn tố cáo, ông Quế, tác giả Luận án tiến sỹ bảo vệ năm 2003 với đề tài “Giải pháp hoàn thiện các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ ở Việt Nam” đã “đạo văn” tới 30% dung lượng Luận án tiến sỹ của ông Mai Thanh Quế, Học viên Ngân hàng với đề tài “Các giải pháp hoàn thiện việc cung ứng và kiểm soát khối lượng tiền lưu thông của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường”.
Sau khi nhận được đơn tố cáo, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã yêu cầu Vụ Giáo dục Đại học, Thanh tra Bộ GD-ĐT, Hội đồng Chức danh giáo sư, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân… tiến hành kiểm tra, xác minh vụ việc theo thẩm quyền liên quan đến Luận án tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế.
Tại buổi làm việc với Bộ GD-ĐT, ông Hoàng Xuân Quế đã đưa ra các tài liệu khác nhau để cho rằng mình bị oan sai... Ngoài ra, ông Quế cũng đã nộp bản giải trình với các cơ quan chức năng của Bộ GD-ĐT về các vấn đề liên quan đến vụ “đạo” luận án tiến sĩ này.
Ngày 11/10/2013, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã ký quyết định số 4674 thu hồi bằng tiến sĩ đối với ông Hoàng Xuân Quế. Quyết định này được căn cứ vào kết luận của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc xác minh đơn tố cáo đối với bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế.
Theo đó, ông Hoàng Xuân Quế bị thu hồi bằng tiến sĩ do “sao chép lên đến 52,5/159 trang của luận án (khoảng 30,02%) từ luận án tiến sĩ của ông Mai Thanh Quế (Học viện Ngân hàng)”.
Ngày 22/11/2013, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đã ban hành Công văn số 1080/NGCBQLGD-CSĐTBD về việc miễn nhiệm chức danh Phó giáo sư đối với ông Hoàng Xuân Quế.
Ngày 2/12/2013, căn cứ vào Quyết định số 4674 và Công văn số 1080, Trường ĐH Kinh tế quốc dân đã liên tiếp ban hành Quyết định 730/QĐ-ĐHKTQD v/v miễn nhiệm chức danh Phó Giáo sư đối với ông Hoàng Xuân Quế và Quyết định số 731/QĐ-ĐHKTQD về việc đình chỉ tham gia công tác đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ đối với ông Hoàng Xuân Quế; Ngày 10/12/2013, Trường ĐHKTQD có công văn số 1500 v/v đánh giá cán bộ để thực hiện quy trình miễn nhiệm chức vụ Phó Viện trưởng Viện NHTC đối với ông Quế.
Không đồng tình với kết luận và quyết định thu hồi bằng tiến sĩ nói trên, ông Hoàng Xuân Quế đã khởi kiện Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ra TAND TP Hà Nội.
Tại phiên tòa ngày 10/10/2016, Luật sư đại diện cho Bộ GD-ĐT cho rằng, Bộ GD-ĐT ra quyết định 4674 thu hồi bằng Tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế là đúng pháp luật.
Tuy nhiên, luật sư đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ông Hoàng Xuân Quế đã đưa ra rất nhiều luận cứ thuyết phục chứng minh việc Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khi đó là ông Phạm Vũ Luận ra quyết định số 4674 là vi phạm pháp luật....
Chủ toạ sau đó thông báo đây là vụ án phức tạp nên tòa tiến hành nghị án kéo dài.
Đến ngày 14/12/2018, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã tiếp tục phiên xét xử vụ án ông Hoàng Xuân Quế khởi kiện Quyết định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thu hồi bằng tiến sĩ của ông vào tháng 10.2013.
Tại phiên tòa, Đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hà Nội giữ quyền công tố tiếp tục đề nghị Tòa tuyên hủy quyết định 4674 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Đây là quan điểm xuyên suốt của Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Hà Nội kể từ khi phiên tòa được mở vào năm 2016.
Sau khi nghị án, Thẩm phán Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội – ông Hoàng Chí Nguyện tuyên án: Việc Bộ GD-ĐT quyết định 4674 ngày 11/10/2013 thu hồi bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế là trái quy định của pháp luật; Tuyên hủy Quyết định 4674 ngày 11/10/2013 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về việc thu hồi bằng tiến sĩ ngành kinh tế của ông Hoàng Xuân Quế; Kiến nghị Bộ GD-ĐT, các cơ quan chức năng có thẩm quyền khôi phục lại học hàm, học vị cho ông Hoàng Xuân Quế.
Kết thúc phiên tòa ngày 14/12/2018, Bộ GD-ĐT khẳng định không chấp nhận bản án hội đồng xét xử đã tuyên và kháng cáo.
Ngày 26/3/2019, Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội có phiên họp xem xét kháng cáo quá thời hạn của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT liên quan đến bản án sơ thẩm số 197/2018/HCST của Tòa án Nhân dân TP.Hà Nội chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Hoàng Xuân Quế.
Sau khi xem xét giải trình của Bộ GD-ĐT, Toà cấp cao không chấp nhận việc kháng cáo quá thời hạn của Bộ trưởng; Viện Kiểm sát Nhân dân cấp cao tại Hà Nội cũng đề nghị không chấp nhận kháng cáo quá hạn của Bộ GD-ĐT; đồng thời, đề nghị bản án sơ thẩm số 197/2018/HCTS ngày 14.12.2018 của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội có hiệu lực ngay lập tức.
Ngân Anh
Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội phán quyết không chấp nhận việc kháng cáo quá thời hạn của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trong vụ thu hồi bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế.
" alt=""/>Thua kiện, Bộ Giáo dục thực hiện khôi phục học hàm, học vị cho 'tiến sĩ bị tố đạo văn'