Năm nay, Đà Nẵng có gần 13.000 thí sinh tham dự kỳ thi. Trong đó, có 39 thí sinh là F1 và F2 thi vào đợt 1 được bố trí điểm thi riêng biệt ở Trường THPT Võ Chí Công, với 12 phòng thi. Điểm thi này sẽ thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch đảm bảo an toàn cho thí sinh và những người tham gia tổ chức thi. |
Để đảm bảo an toàn, Đà Nẵng đã tiến hành lấy mẫu xét nghiệm cho các thí sinh trước kỳ thi. Ảnh: Hồ Giáp |
Ông Chinh yêu cầu, trên cơ sở số liệu và danh sách do Sở GD-ĐT cung cấp, phối hợp với địa phương , phân công cán bộ hướng dẫn, bố trí xe chuyên dụng đưa đón thí sinh thuộc diện F1 từ khu vực cách ly tập trung đến điểm thi dành cho thí sinh thuộc diện F.
Gần 13.000 học sinh Đà Nẵng âm tính với SARS-CoV-2
Cũng trong sáng nay, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng - ông Trần Nguyễn Minh Thành cho biết, tất cả mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 của thí sinh và lãnh đạo, thư kí, cán bộ coi thi, cán bộ giám sát, công an, bảo vệ, phục vụ, thanh niên tình nguyện… các điểm thi kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021 được lấy mẫu ngày 4/7 đều cho kết quả âm tính.
Mọi công tác chuẩn bị cho kì thi đã được hoàn tất. Theo ông Thành, các thí sinh thuộc diện F được bố trí, phân chia khu vực thi riêng tại trường THPT Võ Chí Công (quận Ngũ Hành Sơn). Các thí sinh thuộc diện F1 được bố trí xe chuyên dụng đưa đón từ khu vực cách ly tập trung đến điểm thi dành cho thí sinh thuộc diện F.
Theo ông Thành cho hay, địa phương đã có kinh nghiệm tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho các thí sinh F1, F2 trong năm 2020. Từ đó có kế hoạch chi tiết cho việc tổ chức thi cho các thí sinh thuộc diện có F năm 2021.
 |
Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2021 |
“Các thí sinh diện F1 và F2 được bố trí phòng thi riêng. Người làm công tác thi tại đây được trang bị bảo hộ, tập huấn kĩ các biện pháp phòng, chống dịch. Điểm thi được đảm bảo khử khuẩn, vệ sinh trước và sau mỗi buổi thi. Riêng bài thi của thí sinh, hồ sơ thi được khử khuẩn trước khi cất giữ và trước khi nộp về Hội đồng thi”, ông Thành nói.
Sở GD-ĐT Đà Nẵng năm nay tiếp nhận 12.716 thí sinh dự thi. Các môn thi được phân bổ từ sáng 6/7 đến chiều 8/7.
Hồ Giáp - Công Sáng

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2021 được mang gì vào phòng thi?
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ, Atlat Địa lý Việt Nam đối với môn thi Địa lý,...
" alt="Đà Nẵng bố trí xe chuyên dụng đưa đón thí sinh F1, F2 đến điểm thi tốt nghiệp THPT"/>
Đà Nẵng bố trí xe chuyên dụng đưa đón thí sinh F1, F2 đến điểm thi tốt nghiệp THPT
MU sẵn sàng phá kỷ lục chuyển nhượngMU không thi đấu quốc nội cuối tuần này, và chỉ trở lại sân cỏ vào giữa tuần sau, khi tiếp đón Barca ở lượt đi tứ kết Champions League.
Từ lúc này, trên sân tập ở Carrington là những cuộc thử nghiệm chiến thuật và nhân sự của Ole Gunnar Solskjaer, nhằm tìm ra công thức lý tưởng cho cuộc chiến với Barca.
 |
Ed Woodward xác nhận, MU sẵn sàng lập kỷ lục chuyển nhượng |
Trong khi đó, ở cấp lãnh đạo, Ed Woodward đang đẩy nhanh kế hoạch chuyển nhượng, để sớm hoàn tất bộ khung cho mùa giải sau.
Những nguồn tin thân MU cho biết, nhà Glazer và Ed Woodward đã thông qua dự án thể thao được cho là rất quan trọng, với chi phí chưa từng có.
Trong lịch sử, kỷ lục chuyển nhượng của MU là 166 triệu bảng mùa Hè 2016, dành cho 3 tân binh Mkhitaryan, Paul Pogba và Eric Bailly (riêng Zlatan Ibrahimovic theo dạng tự do).
Mùa giải 2017-18, hoạt động chuyển nhượng của MU là 178 triệu bảng. Dù vậy, có 30 triệu bảng trong đó được tính bằng việc trao đổi Mkhitaryan lấy Alexis Sanchez với Arsenal, không ảnh hưởng vào ngân sách.
Như vậy, mùa Hè này MU chắc chắn tiêu nhiều hơn 166 triệu bảng khi kỷ nguyên Ole Gunnar Solsjkaer thực sự bắt đầu. Nhiều, nhưng là bao nhiêu?
Nguồn tin thân MU nhấn mạnh, nhà Glazer xác định phá kỷ lục trong một kỳ chuyển nhượng của bóng đá Anh, được Man City thiết lập vào mùa Hè 2017. Khi ấy, Pep Guardiola được tiêu đến 223,65 triệu bảng (tính cả mùa 2017-18, Man City mua sắm 285,75 triệu bảng).
 |
Nếu bán được Alexis Sanchez, MU sẽ có thêm ngân sách chuyển nhượng |
Nếu đúng như vậy, trước mắt MU có thể sử dụng ít nhất 250 triệu bảng cho phiên chợ mùa Hè 2019, để mang về những viên gạch cho Solskjaer xây dựng nền móng vững chắc.
Tiền nhiều để làm gì?
Mùa trước, toàn bộ chi phí mà MU bỏ ra cho việc mua cầu thủ là 74,43 triệu bảng. Dù vậy, ở chiều ngược lại, Quỷ đỏ thu về 31,82 triệu bảng, nên ngân sách cho chuyển nhượng chỉ là 42,61 triệu bảng.
Điều này cũng đồng nghĩa, ngân sách chuyển nhượng được sử dụng hết dưới thời Jose Mourinho hoàn toàn có thể được chuyển tiếp sang giai đoạn Solskjaer.
Vì thế, MU đủ tiềm lực tài chính để nâng mức phí chuyển nhượng mùa Hè 2019 lên 300 triệu euro.
Hãy nhớ, MU hiện là CLB bóng đá có giá trị thương hiệu mạnh nhất thế giới. Không Premier League, không Champions League, nhưng thương hiệu của Quỷ đỏ vẫn tăng vùn vụt, lên 3,1 tỷ bảng (4,1 tỷ USD, theo đánh giá của Forbes).
Doanh thu mùa trước của MU là 581 triệu bảng. Dự kiến, mức doanh thu mùa này sẽ đạt ít nhất 600 triệu bảng.
Chưa kể, nếu bán được Alexis Sanchez, và một số "ông kễnh" khác, MU hứa hẹn có khoản ngân sách chuyển nhượng lên đến 400 triệu bảng, để đáp ứng yêu cầu của Solskjaer.
 |
Ed Woodward không có tầm nhìn thể thao, liên tục sai lầm từ khi Sir Alex Ferguson nghỉ hưu |
Tuy nhiên, cần đặt ra một điều: tiền nhiều để làm gì, nếu sử dụng không hợp lý? Về khía cạnh này, người hâm mộ MU có lý do để suy nghĩ.
Người ta có thể chỉ trích Mourinho, chê bai Van Gaal, hay mỉa mai David Moyes thậm tệ. Nhưng điểm chung khiến những con người ấy thất bại là Ed Woodward.
Sau khi Sir Alex Ferguson nghỉ hưu năm 2013, toàn bộ quyết định chuyên môn do Ed Woodward quyết định. Mà ông vốn không giỏi chuyên môn, không nhìn được cầu thủ nào phù hợp truyền thống và bản sắc MU.
Solskjaer cần thêm ít nhất 1 trung vệ, 2 tiền vệ, 1 tiền đạo để định hình bộ khung mới (tất nhiên, vẫn cần thêm cầu thủ chất lượng để tăng chiều sâu nhân sự). Điều quan trọng là Ed Woodward có mang được những gương mặt phù hợp về Old Trafford, hay chỉ mua các cầu thủ mà cá nhân ông thích?
Ở thời điểm này, tiền không phải vấn đề với MU. Vấn đề là CLB đang thiếu một quản lý có tầm nhìn về chuyên môn.
Trong trường hợp không tìm được GĐTT, để Solskjaer quản lý toàn bộ việc mua sắm - như Sir Alex Ferguson trước đây - mang đến hy vọng thành công hơn là tiếp tục đặt mọi thứ vào tay Ed Woodward, vị phó chủ tịch chỉ giỏi giúp tăng cổ phiếu CLB trên thị trường chứng khoán New York.
Đại Phong
" alt="MU lập kỷ lục chuyển nhượng vì Solskjaer: Tiền nhiều để làm gì?"/>
MU lập kỷ lục chuyển nhượng vì Solskjaer: Tiền nhiều để làm gì?
Tầm quan trọng của các BXH ĐH thế giớiThống kê của Ranking Web of Universities cho thấy, số lượng các trường ĐH hiện có trên toàn cầu tính đến tháng 7/2020 là 30.586 trường. Con số này cho thấy lý do vì sao các BXH ĐH thế giới có tầm quan trọng, bởi đây là cách nhanh chóng và tin cậy để so sánh danh tiếng và chất lượng của các trường ĐH.
Trên thế giới hiện nay có nhiều BXH ĐH, nhưng phổ biến và uy tín với quy mô toàn cầu, có thể kể đến Quacquarelli Symonds World University Rankings (QS Rankings) và Times Higher Education World University Rankings (THE Rankings).
Thứ hạng cao trên bảng xếp hạng ĐH là cơ sở để các trường ĐH thu hút các nghiên cứu sinh xuất sắc, các nhà tài trợ, các đối tác có chuyên môn và uy tín, các nhà tuyển dụng, và có thêm nhiều cơ hội hợp tác trong và ngoài nước về các chương trình nghiên cứu hay các chương trình liên kết giữa doanh nghiệp và nhà trường. Các sinh viên quốc tế cũng dựa trên các BXH ĐH như một nguồn tham khảo tin cậy để chọn trường phù hợp với lộ trình học tập của bản thân.
Mặt khác, xét trên bình diện quốc gia, BXH ĐH cũng giúp tăng vị thế cạnh tranh của ngành giáo dục. Do đó, xếp hạng ĐH đã trở thành một phần tất yếu trong chiến lược cải thiện chất lượng giảng dạy, nghiên cứu và mở rộng quan hệ đối tác của các trường ĐH muốn vươn ra tầm quốc tế.
 |
Bảng xếp hạng giáo dục giúp tăng vị thế cạnh tranh của một trường ĐH ở tầm quốc tế |
Bí quyết lọt top của các trường ĐH New Zealand
Trong số hàng chục nghìn cơ sở giáo dục được đánh giá, New Zealand, một quốc gia với dân số chỉ gần 5 triệu người và 8 trường ĐH đã liên tục có mặt trong top 3% các trường ĐH tốt nhất thế giới.
Việc New Zealand đã làm điều đó như thế nào cũng là chủ đề đã được nhiều diễn giả quốc tế thảo luận trong sự kiện Tuần lễ Giáo dục New Zealand dành cho các Đối tác khu vực Châu Á (NZPWW) vừa qua. Các khách mời là đại diện từ Tổ chức QS, 5Rs Partnership và các trường ĐH của New Zealand đã chia sẻ các nguyên lý và những thực hành cụ thể về việc làm sao cải thiện thứ hạng trên bản đồ giáo dục quốc tế.
Mặc dù mỗi BXH có bộ tiêu chí khác nhau, nhưng tựu chung các BXH đều có các hạng mục liên quan tới sinh viên quốc tế, hợp tác quốc tế, chất lượng - năng suất nghiên cứu và nguồn thu từ các công trình nghiên cứu.
Do đó, chiến lược chung của các trường ĐH New Zealand là tập trung cải tiến những chỉ tiêu của một trường đại học chuẩn quốc tế, xây dựng trải nghiệm xuất sắc cho sinh viên quốc tế và thương mại hóa những công trình nghiên cứu để thu hút nhân tài, tạo nguồn thu bền vững cho trường.
 |
Một trong các chiến lược của 8 trường top 3% của New Zealand là xây dựng trải nghiệm xuất sắc cho sinh viên quốc tế |
GS. Guy Littlefair - Phó Hiệu trưởng phụ trách Hợp tác Quốc tế, ĐH AUT cho biết: “Với hướng tiếp cận lấy sinh viên làm trung tâm, chúng tôi đáp ứng những gì sinh viên cần ở hiện tại, đồng thời cung cấp một nền tảng giáo dục cần thiết cho những định hướng tương lai của các em.
Chúng tôi trang bị cho sinh viên những kỹ năng mà nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm trong tương lai, bao gồm kỹ năng giao tiếp trên nhiều nền tảng số khác nhau và khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của thế giới”.
Bên cạnh đó, ĐH Waikato (New Zealand) cũng thành lập một đội ngũ nghiên cứu các nhóm chỉ tiêu trong bảng xếp hạng, từ đó đưa ra đề xuất phù hợp như cải thiện số lượng và chất lượng của công bố nghiên cứu và trích dẫn khoa học, gia tăng số lượng sinh viên và tăng cường hợp tác quốc tế. Đội ngũ này còn có nhiệm vụ tìm kiếm những BXH phù hợp với thế mạnh của trường.
GS. Trevor Drage - Phó Trưởng phòng Quan hệ Đối tác và Hợp tác toàn cầu, ĐH Waikato cho biết thêm, là một trường ĐH trẻ, Waikato nhắm đến bảng xếp hạng QS Top 50 Under 50 - dành cho các trường ĐH có lịch sử phát triển dưới 50 năm. Việc có tên trong BXH này giúp trường xây dựng hình ảnh và sự công nhận trong khi vẫn tiếp tục nỗ lực để cạnh tranh với các ĐH lâu đời hơn.
Chia sẻ về chiến lược thương mại hóa các công trình nghiên cứu, GS. Indrawati Oey - Trưởng Bộ môn Khoa học Thực phẩm của ĐH Otago (New Zealand) trình bày, việc thương mại hóa giúp trường thiết lập cơ hội hợp tác với các nhà tài trợ cũng như Chính phủ trong những lĩnh vực nghiên cứu nổi bật của trường. Tiêu biểu là ngành Khoa học thực phẩm của trường nhận được nhiều các khoản tài trợ từ trong và ngoài nước. Các công trình nghiên cứu có cơ hội ứng dụng rộng rãi trong thực tế, từ đó góp phần tăng danh tiếng cho trường.
Những chia sẻ trên là một phần trong diễn đàn lớn tại sự kiện New Zealand Partners Workshop Week (NZPWW) được tổ chức bởi Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ). Cụ thể hơn về những bài học kinh nghiệm của New Zealand trong việc duy trì xếp hạng giáo dục ĐH, đăng ký tại http://bit.ly/NZPWWVietnam6 để xem lại bản thu phần trình bày của các diễn giả quốc tế được lưu trên nền tảng trực tuyến của sự kiện cho đến hết ngày 16/7/2021. |
Ngọc Minh
" alt="Lý do tất cả trường ĐH New Zealand lọt top 3% tốt nhất thế giới"/>
Lý do tất cả trường ĐH New Zealand lọt top 3% tốt nhất thế giới