Nhận định, soi kèo Farense vs Casa Pia, 0h45 ngày 8/4: Khát khao trụ hạng
本文地址:http://member.tour-time.com/news/61a396702.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Al Jubail vs Jeddah, 22h40 ngày 8/4: Cửa trên thất thế
Đó chính là trận sông Dnepr, một trong những trận đánh lớn nhất của Thế chiến thứ II, diễn ra trên phần phía nam của khu vực trung tâm và suốt chiều dài cánh nam mặt trận Xô-Đức, với tổng độ dài mặt trận lên đến hơn 1.600 km trên toàn bộ phần tả ngạn sông Dnepr và vùng Donbass, thu hút khoảng 3.900.000 sĩ quan và binh sĩ của cả hai bên.
Hồng quân Liên Xô xây dựng cầu phao vượt qua sông Dnepr để tiến về phía đông bắc Kiev vào cuối 1943. Ảnh: Arkady Shaikhet/TASS |
Tham gia trận đánh, phía Hồng quân Liên Xô có: Phương diện quân (PDQ) Trung Tâm (từ ngày 20/10/1943 đổi tên thành PDQ Belorussia) do Đại tướng Rokossovsky làm Tư lệnh; PDQ Voronezh (từ ngày 20/10 là PDQ Ukraina 1) do Đại tướng Vatutin làm Tư lệnh; PDQ Thảo Nguyên (từ ngày 20/10 là PDQ Ukraina 2) do Thượng tướng Konev làm Tư lệnh; PDQ Tây Nam (từ ngày 20/10 đổi thành PDQ Ukraina 3) do Đại tướng Manilovsky làm Tư lệnh; PDQ Nam (từ ngày 20/10 đổi thành PDQ Ukraina 4) do Thượng tướng Tolbukhin làm Tư lệnh.
Nguyên soái Zhukov được cử làm Đại diện Đại bản doanh, chỉ đạo phối hợp tác chiến giữa các PDQ Trung Tâm, Voronezh và Thảo Nguyên; Nguyên soái Vasilevsky làm Đại diện Đại bản doanh, chỉ đạo phối hợp tác chiến giữa các PDQ Tây Nam và Nam. Các Đại diện Đại bản doanh có quyền thay mặt Tổng tư lệnh Tối cao quyết định các vấn đề chiến lược của các phương diện quân được giao phụ trách, ngay tại mặt trận.
![]() |
Lính Đức lập tuyến phòng thủ bên bờ sông Dnepr. Ảnh tư liệu |
Về phía quân Đức, vào thời điểm 4 tháng cuối năm 1943, quân đội Đức quốc xã tại cánh nam mặt trận Xô-Đức có Cụm tập đoàn quân (TĐQ) Nam do thống chế Erich von Manstein làm tư lệnh, gồm 3 TĐQ bộ binh, 2 TĐQ xe tăng, 1 TĐQ không quân, tổng cộng có 70 sư đoàn. Đây là Cụm TĐQ mạnh nhất của quân đội Đức trên mặt trận phía Đông nhưng lại phải phụ trách tuyến mặt trận dài, chiếm khoảng gần 50% tổng chiều dài mặt trận Xô-Đức. Tham gia phòng ngự còn có TĐQ 2 ở cánh trái của Cụm TĐQ Trung Tâm do các thống chế Gunther von Kluge và Ernst Busch (từ tháng 10/1943) làm tư lệnh.
Giai đoạn đầu (26/8 đến 30/9/1943) của trận đánh, mặc dù chiếm ưu thế về quân số và phương tiện nhưng cuộc tấn công của Hồng quân trên 1.400 km tổng độ dài mặt trận từ Nam Smolensk đến Taganrog lại khởi đầu chậm chạp và khó khăn, quân Đức đã biến các thành phố, thị xã, thị trấn và làng mạc ở Đông Ukraina thành các cụm cứ điểm phòng ngự mạnh.
Tuy nhiên, chỉ sau ba tuần đầu tiên, trên không gian tương đối bằng phẳng của vùng tả ngạn sông Dnepr, các binh đoàn xung kích của Hồng quân đã tiến về phía tây từ 100 đến hơn 200 cây số. Trên hai hướng Kiev và hạ lưu sông Dnepr, các cuộc tấn công của các PDQ Belorussia, Ukraina 3 và 4 đã đạt đến chiều sâu chiến thuật trên 300 km; tốc độ tấn công đạt 10 đến 15 km/ngày đối với xe tăng-cơ giới và từ 7 đến 8 km/ngày đối với bộ binh; thu hồi 41 thành phố, thị xã, thị trấn.
![]() |
Hồng quân Liên Xô sử dụng súng máy hạng nặng DShK để phòng thủ bên bờ sông Dnepr năm 1943. Ảnh tư liệu |
Giai đoạn sau bắt đầu ở hạ lưu sông Dnepr ngày 26/9/1943 và kết thúc đúng một tuần trước khi bước sang năm mới 1944. Kết quả, Hồng quân Liên Xô thu hồi toàn bộ phần đông lãnh thổ Ukraina và một phần lãnh thổ Nga, tiến về phía tây từ 300 đến 450 km, giải phóng toàn bộ bờ tả ngạn sông Dnepr và thành phố Kiev. Ngoài ra, Hồng quân còn chiếm được nhiều căn cứ đầu cầu quan trọng làm bàn đạp cho chiến dịch tấn công hữu ngạn Dnepr kế tiếp ngay sau đó, thu hồi lại toàn bộ lãnh thổ Ukraina và tiến ra tuyến biên giới quốc gia của Liên Xô.
Ngoài ra, do toàn bộ TĐQ 17 Đức phải rút về Crưm và bị cô lập với chủ lực quân đội Đức tại mặt trận phía đông, đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số đơn vị của TĐQ ven biển Hồng quân (nguyên là PDQ Bắc Kavkaz) đổ bộ thành công lên bán đảo Kerch làm căn cứ đầu cầu để tấn công Crưm từ phía đông, phối hợp với PDQ Nam tấn công từ phía bắc qua eo đất Perekop, thu hồi toàn bộ bán đảo Crưm vào mùa xuân năm 1944.
![]() |
Hồng quân Liên Xô tiến vào giải phóng Ukraina năm 1944. Ảnh tư liệu |
Trận sông Dnepr trở thành một trong những trận đánh có tổng số thương vong cao nhất trong Thế chiến thứ hai. Trong đó, quân đội Liên Xô thiệt hại nặng nề nhất trong các cuộc vượt sông sang Kiev và các trận đánh trước cửa ngõ phía bắc Krivoy Rog; còn quân đội Đức thiệt hại nặng nhất trong cuộc phòng thủ Poltava và các cuộc phản kích không thành vào Kiev ở giai đoạn cuối chiến dịch.
Tổng tổn thất về quân số của lục quân Đức quốc xã là 749.458 người (chưa tính số thiệt hại của các đơn vị SS, không quân và các đơn vị Romania tham gia tại cánh cực nam của Cụm TĐQ Trung Tâm), chiếm 59,96% tổng quân số tham gia chiến dịch. Còn tổn thất quân sự - kinh tế nghiêm trọng nhất của quân Đức là đã để mất toàn bộ vùng công - nông nghiệp Donbas trù phú.
Trong suốt hơn 2 năm bị chiếm đóng, đây là nơi cung cấp cho nước Đức than đá, quặng sắt, quặng kim loại màu, nhiều nguyên liệu quan trọng và một khối lượng lớn lượng thực, thực phẩm. Việc Quân đội Liên Xô chiếm lại toàn bộ Donbas đồng nghĩa với sự phá sản của chiến lược "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh" của quân đội Đức tại mặt trận phía đông.
2.500 cán bộ, chiến sĩ Hồng quân đã được phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô trong trận sông Dnepr.
>>> Đọc tin quân sự thế giới trên VietNamNet
Nguyên Phong
Lịch sử dường như đã sắp xếp để 2 trong số 4 tập đoàn quân (TĐQ) nổi tiếng nhất Thế chiến thứ hai đối đầu nhau tại chiến trường ác liệt nhất-Stalingrad.
">Trận đánh vượt sông Dnepr lớn nhất Thế chiến II
Al Nassr đề nghị lương 20 triệu euro/năm cho mục tiêu của MU. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu Rabiot có hứng thú sang Trung Đông chơi bóng hay không.
Trước đây tiền vệ 29 tuổi từng bày tỏ muốn được thử sức ở Premier Leaguevà đây có thể là cơ hội cuối cùng của anh.
“Tôi luôn nói rằng muốn chơi ở Premier League trong sự nghiệp của mình. Tôi vẫn còn mong muốn đó…”.
MU đã từng đàm phán và đạt thỏa thuận với Juventus để có Adrien Rabiot vào mùa hè 2022. Tuy nhiên, việc không thống nhất được các điều khoản cá nhân với cầu thủ này khiến cuối cùng thương vụ đã không diễn ra.
Hồi tháng 7, tờ L’Equipe đưa tin MU khơi lại sự quan tâm với Adrien Rabiot. Tuy nhiên, theo chuyên gia chuyển nhượng Fabrizio Romano, Quỷ đỏ không còn hứng thú với ngôi sao người Pháp. Thế nên, dù phía cầu thủ này ‘đánh tiếng’ thì họ cũng không có động thái gì.
Ronaldo thúc giục Al Nassr ký bằng được mục tiêu của MU
Thế giới 7 ngày: Nga-Ukraina 'ăn miếng trả miếng'
Thế giới 24h: Ukraina nhận tiền từ EU, cấm cửa nam công dân Nga
Ngày này năm xưa: Lần đầu tiên Quốc hội Mỹ phải chọn Tổng thống
Những hình ảnh do phóng viên của hãng thông tấn Reuters ghi lại cho thấy khoảnh khắc căng thẳng khi ông Trump đi qua trước mặt ông Putin.
Ảnh: Reuters |
Trong khi ông Trump trò chuyện với một số nhà lãnh đạo khác, ông Putin đã tươi cười với Thái tử Ảrập Xêút Mohammed bin Salman, thậm chí còn đập tay với thái tử sau khi cùng chụp "bức ảnh gia đình" G20.
Ảnh: Reuters |
Hai nhà lãnh đạo có vẻ như đã hoàn toàn ngó lơ nhau, hãng thông tấn RT nhận định.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có kế hoạch tổ chức các cuộc đối thoại trong thời gian diễn ra hội nghị, tuy nhiên cuộc gặp đã bị phía Mỹ hủy vào phút chót. Lý do hủy gặp mà ông Trump đưa ra là cuộc va chạm gần đây giữa Hải quân Ukraina và Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nga, trong khi đó, Moscow hoài nghi về động cơ thực sự của nhà lãnh đạo Mỹ.
Ảnh: Reuters |
Hiện vẫn chưa rõ liệu hai tổng thống sẽ có các cuộc trò chuyện xã giao tại G20 hay không. Hội nghị thượng đỉnh G20 đang diễn ra tại Buenos Aires, Argentina.
Sầm Hoa
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 29/11 bất ngờ tuyên bố huỷ cuộc gặp dự kiến với người đồng nhiệm Nga Vladimir Putin.
">Trump, Putin ngó lơ nhau tại G20
Soi kèo phạt góc Bologna vs Napoli, 01h45 ngày 8/4
Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vẫn chỉ đứng thứ 6 khi bằng số HCV so với Singapore nhưng kém về số HCB.
Trong số các đoàn thể thao Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 6, sau Thái Lan (12 HCV), Indonesia (7 HCV), Malaysia (6), Philippines (4 HCV), và Singapore (cùng 3 HCV).
Trên bảng tổng sắp huy chương ASIAD 19, chiếm ngôi đầu là đoàn chủ nhà Trung Quốc với 201 HCV.
Bảng tổng sắp huy chương ASIAD 2023 các nước Đông Nam Á: Thái Lan bỏ xa Việt Nam
17h chiều ngày 6/10, các võ sĩ Nguyễn Thị Phương, Lưu Thị Thu Uyên và Nguyễn Ngọc Trâm xuất sắc vượt qua đối thủ Malaysia trong trận chung kết nội dung kata đồng đội nữ, để mang về tấm HCV thứ 3 của đoàn Việt Nam tại ASIAD 19.
Các võ sĩ của Việt Nam hoàn thành bài biểu diễn và đạt điểm số 42,7, trong khi các võ sĩ Malaysia chỉ có 39 điểm.
Trong ngày thi đấu hôm qua 5/10, đoàn thể thao Việt Nam giành 2 HCĐ của môn Karatedo và Jujitsu.
Tính đến hết ngày 5/10, đoàn thể thao Việt Nam giành tổng cộng 2 HCV, 3 HCB và 16 HCĐ, xếp vị trí thứ 20/45 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại hội. Với 2 chiếc HCV đã đoạt được, Đoàn cũng đã hoàn thành chỉ tiêu tối thiểu đặt ra trước lúc lên đường.
Đoàn chủ nhà Trung Quốc với 179 HCV tiếp tục có số huy chương gần bằng của tất cả các đoàn cộng lại.
Đoàn thể thao Triều Tiên với 10 HCV, bằng Thái Lan nhưng nhiều hơn về số HCB nên vượt lên chiếm vị trí thứ 7 trên bảng tổng sắp huy chương ASIAD 19.
Bảng tổng sắp huy chương ASIAD 19 hôm nay ngày 6/10/2023 mới nhất
Các tên lửa DF-26 của Trung Quốc tham gia một cuộc diễu binh ở Bắc Kinh. Ảnh: Reuters |
Theo Reuters, các quốc gia khác trong khu vực cũng đang thu mua hoặc phát triển những tên lửa mới của riêng họ, bắt nguồn từ những nỗi lo an ninh về Trung Quốc và mong muốn giảm sự phụ thuộc vào Mỹ.
Nhiều chuyên gia phân tích, các nhà ngoại giao và quan chức quân sự nhận định, trước khi kết thúc thập kỷ này, châu Á sẽ bùng nổ các tên lửa thông thường bay xa hơn và nhanh hơn, sở hữu sức công phá mạnh hơn và tinh vi hơn bao giờ hết, một sự thay đổi rõ rệt và nguy hiểm so với những năm gần đây.
Các nhà quan sát cho biết, những loại vũ khí như vậy ngày càng tăng độ chính xác và có giá cả phải chăng hơn. Và khi một số nước tích trữ chúng, các nước láng giềng cũng không muốn bị kém cạnh. Đối với họ, tên lửa mang đến nhiều lợi ích chiến lược như ngăn chặn kẻ thù, tăng cường vị thế với các đồng minh và có thể là một mặt hàng xuất khẩu béo bở.
Chủ tịch Diễn đàn Thái Bình Dương David Santoro tin rằng, dù chưa rõ các tác động lâu dài của xu hướng trên nhưng khó có khả năng những vũ khí mới có thể xoa dịu đối đầu và giúp duy trì hòa bình. Thay vào đó, việc trang bị tên lửa có thể sẽ làm dấy lên nghi ngờ, kích hoạt các cuộc chạy đua vũ trang, gia tăng căng thẳng và cuối cùng là gây ra khủng hoảng, thậm chí chiến tranh.
Mỹ tính đưa tên lửa áp sát Trung Quốc
Theo các báo cáo quân sự 2021 chưa công bố, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ (INDOPACOM) có kế hoạch triển khai các tên lửa tầm xa mới ở “các mạng lưới tấn công chính xác, có khả năng chống chịu cao dọc theo chuỗi đảo thứ nhất”, bao gồm Nhật và các đảo Thái Bình Dương khác bao quanh những bờ biển phía đông của Trung Quốc và Nga.
Các vũ khí mới bao gồm cả tên lửa siêu thanh tầm xa (LRHW), có thể mang theo đầu đạn di chuyển với tốc độ nhanh hơn gấp 5 lần tốc độ âm thanh, tấn công mục tiêu ở cách xa hơn 2.775km.
Một phát ngôn viên của INDOPACOM tiết lộ, nhà chức trách Mỹ vẫn chưa "chốt" nơi triển khai các tên lửa mới. Cho đến nay, hầu hết các đồng minh của Washington trong khu vực đều tỏ ra do dự không muốn trở thành nơi dung chứa chúng. Các nhà phân tích tin, tiếp nhận các tên lửa Mỹ, nằm dưới sự kiểm soát của chính quân đội Mỹ sẽ khiến các nước phải đương đầu với phản ứng giận dữ từ Bắc Kinh.
Trong khi đó, nếu số vũ khí này được lắp đặt tại Guam, vùng lãnh thổ thuộc Mỹ, LRHW sẽ không có khả năng chạm tới lãnh thổ Trung Quốc.
Một nguồn tin giấu tên thân cận với quá trình hoạch định chính sách của Nhật nói, đất nước mặt trời mọc, nơi có hơn 54.000 lính Mỹ đang đồn trú, có thể cho lắp đặt một số khẩu đội tên lửa mới của Washington trên quần đảo Okinawa của nước này. Song, điều này đi kèm với việc Washington nhiều khả năng sẽ phải rút bớt các lực lượng khác.
Các đồng minh Mỹ tự chế tên lửa
Một số đồng minh của Mỹ đang phát triển kho vũ khí của riêng họ. Australia gần đây tuyên bố sẽ chi 100 tỷ USD trong 20 năm để phát triển các tên lửa tiên tiến.
"Covid-19 và Trung Quốc đã cho thấy, phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng mặt hàng then chốt toàn cầu rộng lớn như vậy trong thời kỳ khủng hoảng và trong chiến tranh là một sai lầm. Vì vậy, cần có tư duy chiến lược hợp lý để xây dựng năng lực sản xuất ở Australia, kể cả các tên lửa tân tiến", chuyên gia Michael Shoebridge thuộc Viện Chính sách chiến lược Australia giải thích.
Nhật cũng chi hàng triệu USD để phát triển các vũ khí tầm xa, phóng từ trên không và đang tạo ra một phiên bản tên lửa chống hạm lắp đặt trên xe tải có tên Type 12, với tầm bắn dự kiến 1.000km.
Trong số các đồng minh của Mỹ, Hàn Quốc là nước triển khai chương trình tên lửa đạn đạo nội địa mạnh mẽ nhất. Chương trình này càng được thúc đẩy bằng một thỏa thuận gần đây với Washington nhằm giảm các hạn chế song phương về khả năng này. Đáng chú ý, tên lửa Hyunmoo-4 của Hàn Quốc với tầm bắn 800km, có thể vươn xa tới bên trong lãnh thổ Trung Quốc.
Động thái của Hàn Quốc được cho là dễ hiểu vì nước này đang trong cuộc chạy đua tên lửa nóng bỏng với Triều Tiên. Bình Nhưỡng gần đây đã cho thử nghiệm một phiên bản nâng cấp của tên lửa KN-23 trang bị đầu đạn nặng 2,5 tấn, dường như nhằm đánh bại đầu đạn nặng 2 tấn của Hyunmoo-4.
Kelsey Davenport, Giám đốc phụ trách chính sách không phổ biến vũ khí tại Hiệp hội Kiểm soát vũ khí ở Washington lưu ý, dù Triều Tiên dường như vẫn là động lực chính thúc đẩy việc mở rộng kho tên lửa của nước láng giềng, nhưng Seoul rõ ràng đang theo đuổi các hệ thống có tầm bắn "vượt quá mức cần thiết để chống lại Bình Nhưỡng”.
Khi cuộc chạy đua vũ trang leo thang, các nhà phân tích cho rằng, những tên lửa đáng lo ngại nhất là loại có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường, làm gia tăng nguy cơ dẫn tới một cuộc tấn công hạt nhân. Cả Mỹ, Trung Quốc và Triều Tiên đều đang có trong tay những loại vũ khí như vậy.
Hạ nghị sĩ Mike Rogers, thành viên cấp cao của Ủy ban Vũ trang Hạ viện Mỹ quả quyết, bất chấp những lo ngại, Washington "sẽ tiếp tục khuyến khích các đồng minh và đối tác đầu tư vào các khả năng quốc phòng tương thích với những hoạt động phối hợp".
Tuấn Anh
Nhật cảnh báo, căng thẳng quân sự cùng sự đối đầu kinh tế và công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang đe dọa hòa bình, ổn định ở Đông Bắc Á, khi cán cân quyền lực trong khu vực có lợi cho Bắc Kinh.
">Cuộc đua tích trữ tên lửa ở châu Á vì căng thẳng Mỹ
友情链接