Với mức phạt tăng rất cao, lên đến 40 triệu đồng, tước giấy phép lái xe đến 24 tháng đối với ô tô đã khiến nhiều lái xe dù muốn hay không cũng phải cân nhắc và đành “đặt chén rượu xuống” trước khi cầm vô-lăng.
Khẩu hiệu “đã uống rượu bia thì không lái xe” không chỉ là câu nói cửa miệng mà thực sự đã được cánh tài xế ghi nhớ nằm lòng, dần dần hình thành “văn hoá từ chối rượu bia”.
Câu nói: “Thông cảm, tôi phải lái xe”, đã trở thành một tấm “kim bài miễn uống” cho cánh tài xế trong những cuộc nhậu.
Bớt đi một “ma men” có nghĩa là bớt đi một mối nguy hiểm lớn khi ra đường.
Từ việc sợ phạt nguội...
2020 là năm mà lực lượng cảnh sát giao thông đã được đầu tư nhiều trang thiết bị, hệ thống camera giám sát giao thông để phát hiện, phạt nguội hiệu quả các phương tiện vi phạm, đặc biệt là ô tô.
![]() |
Những hành vi vi phạm dù nhỏ cũng có thể bị phát hiện qua hệ thống camera giám sát. (Ảnh: Hoàng Hiệp) |
Nếu như những năm trước, hình ảnh ô tô xe, máy vô tư vượt đèn đỏ khi thiếu vắng bóng dáng của lực lượng chức năng xảy ra “như cơm bữa” thì trong năm vừa qua, hành vi “xấu xí” này đã có xu hướng giảm đáng kể, nhất là tại các thành phố lớn.
Danh sách ô tô vi phạm bị phát hiện qua hệ thống camera giám sát liên tục được cập nhật trên các cổng thông tin của Cục Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông các địa phương và Cục Đăng kiểm khiến nhiều tài xế buộc phải nghiêm chỉnh tuân thủ.
Chỉ cần một pha vượt đèn đỏ, một lần đi sai làn, một cú "mát ga", hay dừng đỗ sai quy định là vài hôm sau, phương tiện có thể bị "bêu tên" lên các cổng thông tin.
Từ tâm lý “sợ” bị phạt, cánh lái xe đã hình thành thói quen tham gia giao thông một cách ngay ngắn, trật tự hơn.
Nhường đường cho người đi bộ
Tuy việc nhường đường cho người đi bộ sang đường tại nơi quy định đã được ghi rõ trong Luật Giao thông đường bộ hiện hành, nhưng trên thực tế, rất hiếm tài xế quan tâm đến vấn đề này. Tuy vậy, một tín hiệu đáng mừng là ngày càng nhiều người điều khiển ô tô, xe máy đã chủ động nhường đường cho người đi bộ.
(Nguồn video: Mạng xã hội)
Trong năm vừa qua, hình ảnh những lái xe đi chậm, thậm chí dừng hẳn lại để người đi bộ sang đường liên tục được chia sẻ trên báo chí và mạng xã hội, giúp lan toả những điều tốt đẹp phía sau tay lái.
Một cái gật đầu hay giơ tay cảm ơn của người đi bộ sang đường an toàn có lẽ là phần quà đáng giá nhất cho mỗi tài xế biết nhường nhịn.
Ưu ái cho “lái mới”
Ở nhiều nước trên thế giới, những người mới có bằng lái xe khi ra đường được dán một tem nhận diện và nhận được một số ưu ái nhất định. Tại Việt Nam trong năm vừa qua, nhiều lái mới cũng chủ động dán tờ giấy trên xe dạng như “Lái mới, xin thông cảm!”.
![]() |
"Ưu ái" nhường đường cho lái mới là hành động đẹp của nhiều lái xe. (Ảnh: Hoàng Hiệp) |
Tuy chưa hề có quy định trong Luật nhưng khi nhìn thấy tờ giấy này trên một chiếc xe nào đó, đa số tài xế khác đều có xu hướng nhường nhịn, cảm thông.
Hơn ai hết, họ hiểu rằng, để trở thành một “lái cứng” thì ai cũng từng phải trải qua những ngày đầu bỡ ngỡ khi đường, rất cần sự ưu ái trong một số tình huống. Đó là cách hành xử văn minh!
Có thể thấy, để xây dựng và hình thành một vài thói quen tốt trong cộng đồng cần rất nhiều thời gian để tuyên truyền, vận động và đặc biệt là không thể thiếu những chế tài xử lý.
Một thói quen tốt được hình thành bởi lý do gì đi chăng nữa thì đó vẫn là điều đáng mừng. Thói quen tốt khi được lan toả sẽ là những gam màu sáng, điểm tô cho bức tranh văn hoá giao thông muôn màu sắc.
Hoàng Hiệp
Hãy chia sẻ video từ camera hành trình về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Đang đi nhanh, chiếc xe máy loạng choạng rồi lao thẳng vào ngay trước đầu ô tô - đó là một trong những tình huồng thót tim vừa xảy ra trong những ngày cận Tết.
" alt=""/>Văn hoá lái xe: Những gam màu sáng trong một năm quaLái xe đâm vào dải phân cách trên cầu Thanh Trì (Hà Nội), nghi do buồn ngủ.
Dù chưa xác định được chính xác nguyên nhân của vụ tai nạn này nhưng nó cũng được xem là lời cảnh báo cho các bài tài khi tham gia giao thông.
Các "tài già" cho rằng lái xe khi buồn ngủ nguy hiểm chẳng kém việc điều khiển phương tiện lúc say. "Khi uống rượu bia rồi lái xe, tài xế có thể bị phấn khích hoặc trở nên kém tập trung, xử lý tình huống chậm. Khi buồn ngủ, thậm chí lái xe còn mất cả ý thức về việc mình đang lái xe", Lê Đức Anh, tài xế với gần 20 năm kinh nghiệm, nhận xét.
Tài xế có xu hướng buồn ngủ khi lái xe đường dài, ở những đoạn đường thẳng và vắng như trên quốc lộ, đường cao tốc. Việc điều khiển xe vào thời điểm nhịp sinh học của cơ thể vào lúc nghỉ ngơi như từ 10h tối đến 5h sáng hoặc từ 13h đến 15h chiều, đặc biệt là sau bữa cơm trưa cũng dễ gây ra việc buồn ngủ.
Thay vì tìm cách chống lại cơn buồn ngủ khi lái xe, tài xế nên chủ động cho cơ thể nghỉ ngơi.
Thậm chí một số người còn không biết mình rơi vào trạng thái ngủ gật trên vô-lăng. Theo các lái xe giàu kinh nghiệm, trạng thái ấy còn được gọi là "giấc ngủ trắng". Đó là lúc bộ não chỉ đạo cơ thể phải tiếp tục lái xe nhưng các bộ phận lúc này không còn nghe lời tuyệt đối.
Không ít tài xế biết bản thân buồn ngủ nhưng lại chủ quan cho rằng có thể xua nguy cơ ngủ gật bằng cách mở cửa sổ xe hoặc bật to nhạc trong xe. Tuy nhiên, thực tế là cả hai trường hợp đều có thể khiến lái xe ngủ gật bất cứ lúc nào, đặt bản thân và những người đi cùng trên xe vào vòng nguy hiểm.
Thay vì cố lái xe, các bác tài được khuyên nên dừng lại ngay lập tức tại vị trí an toàn và tuân thủ luật giao thông. Sau đó hãy thả lỏng cơ thể và ngả ghế nhắm mắt thư giãn hoặc hẹn giờ đồng hồ ngủ 1 giấc ngắn 10-15 phút, để cho cơn buồn ngủ trôi qua. Chỉ với quãng thời gian rất ngắn sau đó, lái xe có thể tiếp tục hành trình theo cách tỉnh táo và an toàn.
Ngoài ra, lái xe cũng có thể chủ động để tránh rơi vào trạng thái buồn ngủ bằng cách ngủ đủ trước khi điều khiển phương tiện, tránh cho cơ thể bị mệt mỏi. Sử dụng các loại nước tăng lực, cafe có thể góp phần tăng sự tỉnh táo. Tuy nhiên như đã nói ở trên, khi cơ thể có dấu hiệu buồn ngủ, nên lập tức dừng lại và nghỉ ngơi.
Theo Dân trí
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Chiếc xe 7 chỗ nhãn hiệu Mitsubishi Xpander màu đen đang di chuyển lên cầu Thành Trì thì bất ngờ lạng dần sang phải đâm vào dải phân cách, đúng lúc chiếc xe tải nhỏ vừa đi qua; tạo nên tai nạn liên hoàn.
" alt=""/>Lái xe khi buồn ngủKhông chút do dự, tôi đến gần, lấy chiếc áo mưa của mình ra đưa cho anh chị. Chị vợ ngạc nhiên nhìn tôi, rồi xua tay: "Không cần đâu em ơi, nhà chị về gần đây rồi!".
Nhưng nhìn đứa trẻ run rẩy, tôi cương quyết: “Chị không nhanh thì cháu sẽ bị thấm nước vào người, lạnh rồi lại ốm đó chị. Người lớn không sao nhưng trẻ con không chịu được lạnh đâu chị”.
Nghe tôi nói vậy, chị hỏi lại: “Thế cô mặc bằng gì?”. Tôi chỉ cười và đáp: “Em không sao, chị cứ lấy dùng đi, lo cho cháu trước đã. Em tạt ra đây mua áo mưa mỏng mặc tạm. Ướt cũng không sao, em là thanh niên mà”.
Sau giây phút lưỡng lự, chị nhận chiếc áo mưa từ tay tôi, mặc lên cho con rồi vội đi về. Tôi cũng cố đi qua cơn mưa để tìm cửa hàng mua một chiếc khác. Dù mưa nặng hạt hơn, người ướt hết nhưng tôi không thấy lạnh, mà lòng còn ấm áp lạ thường.
Chúng tôi đi cùng nhau một đoạn ngắn, rồi chia tay nhau ở ngã ba. Chị cảm ơn rối rít. Tôi chỉ cười và tiếp tục hành trình về nhà. Nhìn đứa trẻ nép trong vòng tay mẹ, trong lòng tôi ngập tràn niềm vui.
Ngày hôm sau, tình cờ tôi đọc được một bài đăng trên mạng xã hội: "Tìm em gái tốt bụng đã cho mượn áo mưa chiều hôm kia ở khu vực...". Tôi nhận ra chị và chủ động vào chào hỏi. Chị hẹn gặp tôi để trả áo mưa và cảm ơn.
Ngày gặp lại, chị mang theo chiếc áo mưa trả lại cùng chiếc áo khoác làm quà tặng tôi. Tôi cho chị mượn áo che mưa, chị dành cho tôi sự ấm áp khác.
Tôi từ chối mãi nhưng chị nhất quyết không chịu. Chị bảo, tối hôm đó về, chồng chị cứ nhắc mãi là phải tìm bằng được cô gái đã nhường áo mưa cho anh chị.
Chị cũng sơ suất vì không xin số điện thoại của tôi nên đành lên mạng nhờ mọi người tìm giúp. Hành động của tôi khiến chị cảm kích.
Chúng tôi kết bạn trên mạng xã hội từ hôm đó. Và sau này, thi thoảng có thời gian, chị và tôi lại hẹn nhau đi uống nước trò chuyện. Sau một thời gian, chúng tôi trở thành những người bạn tốt, có thể chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn.
Cách hành xử của chị đã giúp tôi nhận ra rằng, đôi khi chỉ cần một hành động đơn giản nhường chỗ ngồi, nói một lời ân cần, cười với người lạ,… cũng đủ để gieo mầm những mối nhân duyên bất ngờ.
Độc giả An (Hà Nội)