当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định, soi kèo Strasbourg vs Nice, 2h05 ngày 13/4: Lên tận mây xanh 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo Alaves vs Real Madrid, 21h15 ngày 13/4: Phải thắng thôi Los Blancos
Sau các hoạt tiết chim én rực rỡ, áng mây ngũ sắc, bộ đôi nhà mốt giới thiệu các mẫu trang phục mới với sắc vàng hoàng cung. Đây cũng là sắc màu chủ đạo của bộ sưu tập lần này.
Váy bút chì, áo vest cổ điển, váy suông được tỉ mí đính kết với hàng trăm bông hoa trên chất liệu organza và taffeta. "Bộ sưu tập lấy cảm hứng một phần từ Hoàng hậu Nam Phương khi lần đầu tiên bà được mặc phẩm phục màu vàng - sắc màu chỉ dành cho Hoàng Đế giữa triều Nguyễn. Chính hình ảnh này được xem như dấu ấn vàng son rực rỡ của người phụ nữ, khiến chúng tôi bắt tay làm nên bộ sưu tập Vàng Son lần này", nhà mốt chia sẻ.
Việc chọn hoa hậu Giáng My, siêu mẫu Võ Hoàng Yến, hoa hậu Tiểu Vy làm 3 gương mặt nàng thơ cho show diễn lần này theo nhà nhiết kế là sự kết hợp tiêu biểu cho nhan sắc của ba thế hệ, và ba miền Bắc Trung Nam.
Trong đó, nếu Hoa hậu Giáng My với vẻ đẹp mặn mà nền nã của nét đẹp miền Bắc, nhan sắc của Hoàng Yến năng động của miền Nam, Tiểu Vy gợi nhớ bóng dáng những cô gái miền Trung nhẹ nhàng, đằm thắm.
Trong show diễn, Vũ Ngọc & Son sẽ giới thiệu gần 100 mẫu thiết kế được hơn 50 gương mặt người mẫu thể hiện. Ngoài ra, sự góp mặt của 100 khách mời gồm diva Thanh Lam, Mỹ Lệ, Nguyễn Hồng Nhung, các Hoa hậu, người mẫu...
Thay vì trang phục áo dài truyền thống quen thuộc, cặp đôi lần đầu mang trang phục ứng dụng trình diễn tại Đại Nội Huế. Theo nhà mốt, show diễn thời trang còn nhằm mục đích thúc đẩy du lịch, giới thiệu đến mọi người những nét đẹp của văn hóa cố đô. “Vàng son - A Better Day” chính thức diễn ra vào ngày 4/10 tại Huế.
Thúy Ngọc
Diện những thiết kế mới nhất của 2 mốt Vũ Ngọc & Son, Hoa hậu Đền Hùng Giáng My khoe vẻ đẹp đài các sang trọng giữa không gian cổ kính của Đại Nội Huế.
" alt="Hoa hậu Giáng My, Tiểu Vy và Võ Hoàng Yến đọ sắc khi cùng làm mẫu ảnh"/>Hoa hậu Giáng My, Tiểu Vy và Võ Hoàng Yến đọ sắc khi cùng làm mẫu ảnh
Ảnh minh họa nền tảng Temu. Ảnh: CafeF.
Sau khi thông tin nền tảng thương mại Temu đang cố gắng tiếp cận người mua hàng Việt, các công ty sách đã đánh giá và nhìn nhận lại về sân chơi thương mại điện tử hiện nay. Liệu họ có nên rời bỏ những nền tảng hiện tại để đón đầu nền tảng mới nhằm lấy lợi thế hay tiếp tục phát triển các kênh bán hàng truyền thống?
Sự bùng nổ của thương mại điện tử tại Việt Nam, đặc biệt là từ các nền tảng mới nổi như Temu, đang tạo ra thách thức không nhỏ cho các đơn vị kinh doanh sách. Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sách Alpha, ông Nguyễn Cảnh Bình cho biết Alphabooks đã phải tổ chức một cuộc họp để xác định chiến lược nhằm thích ứng với làn sóng thương mại này.
Quan điểm của ông Nguyễn Cảnh Bình là đơn vị làm sách cần chú trọng phát triển một hệ thống bán hàng độc lập để không quá phụ thuộc vào các sàn thương mại trực tuyến.
![]() |
Ông Nguyễn Cảnh Bình - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sách Alpha. |
"Alphabooks đang xây dựng một đội nhóm kinh doanh phát triển với khách hàng không phụ thuộc vào nền tảng đó. Chúng tôi chú trọng đầu tư và phát triển nhiều kênh nhằm tương tác trực tiếp với độc giả, khách hàng mà không lệ thuộc một nền tảng”, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sách Alpha nói. Đây là một hướng đi nhằm xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với khách hàng, giúp doanh nghiệp giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ sự thay đổi nhanh chóng của thị trường thương mại điện tử.
Sự trỗi dậy của các nền tảng mới như Temu chỉ là một phần của xu hướng biến động mạnh trong bối cảnh thương mại điện tử Việt Nam. Cách đây khoảng 4 năm, Tiki từng là lựa chọn hàng đầu của các nhà xuất bản, nhưng gần đây Shopee đã vươn lên mạnh mẽ, chiếm lĩnh thị trường.
Dữ liệu từ Công ty Cổ phần Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC) cho thấ, trong quý I năm nay, Shopee dẫn đầu thị trường bán lẻ trực tuyến với 67,9% thị phần, tương đương doanh số 53,74 nghìn tỷ đồng. Đặc biệt, TikTok Shop cũng trở thành một thế lực mới, chiếm 23,2% thị phần GMV, gần gấp ba lần Lazada chỉ trong vòng hai năm ra mắt tại Việt Nam.
Hơn hết, việc chủ động xây dựng kênh bán hàng độc lập còn cho phép đơn vị sách kiểm soát tốt hơn về dữ liệu và tương tác khách hàng. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tạo nên trải nghiệm tốt hơn cho người mua sắm.
Sự xuất hiện của Temu có thể tạo ra nhiều biến động khó lường trong cuộc chơi bán lẻ trực tuyến. Với chiến lược bán lẻ giá bán buôn, Temu đã gây sức ép đáng kể lên thị trường.
“Temu đang thâm nhập thị trường Việt Nam với lượng hàng hóa khổng lồ từ Trung Quốc, một quốc gia có khả năng sản xuất vượt trội. Sự mở rộng này có thể làm tăng sự khắc nghiệt trong cuộc chơi thương mại điện tử và thị trường sản xuất ", ông Vũ Trọng Đại - CEO của Công ty sách TIMES - nhận định.
![]() |
Ông Vũ Trọng Đại - CEO của Công ty sách TIMES. Ảnh: TIMES. |
Sự cạnh tranh không lành mạnh từ các nền tảng như Temu không chỉ tác động đến thị trường nói chung mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến ngành xuất bản. Theo ông Vũ Trọng Đại, kể từ năm 2017, cạnh tranh không lành mạnh đã gây khó khăn cho các cửa hàng sách truyền thống và các nhà xuất bản, với giá sách trên các sàn thương mại điện tử bị giảm sâu. Hệ quả là thói quen chờ giảm giá mới mua trở nên phổ biến, làm tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế suy thoái.
Thêm vào đó, sự bùng nổ của Temu và các nền tảng tương tự tạo ra thách thức cho việc quản lý và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Việt Nam. Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), cơ quan này đang rà soát kỹ lưỡng các nền tảng xuyên biên giới như Temu, yêu cầu họ tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam. Các nền tảng này được yêu cầu đăng ký chính thức và cam kết minh bạch thông tin, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, và an toàn dữ liệu.
Sự xuất hiện của Temu không chỉ làm rung chuyển thị trường bán lẻ mà còn đặt ra câu hỏi lớn về tương lai của ngành xuất bản và bán lẻ truyền thống. Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức này buộc các doanh nghiệp phải suy nghĩ lại chiến lược và tìm cách tồn tại, phát triển bền vững giữa làn sóng thương mại điện tử đang bùng nổ.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@znews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt="Các công ty sách gấp rút lên chiến lược trước làn sóng Temu"/>Với thông điệp “Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại”, đây là năm thứ 13 sự kiện này được tổ chức.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban ATGT quốc gia cùng với lãnh đạo các bộ, ngành là cơ quan thành viên của Ủy ban ATGT quốc gia tham dự sự kiện.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại lễ tưởng niệm. (Ảnh: Hồng Quang)
Theo thống kê, mỗi năm, trên thế giới có khoảng 1,3 triệu người chết và 50 triệu người bị thương do tai nạn giao thông. Tai nạn giao thông vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong đối với lứa tuổi từ 15 - 27.
Tại Việt Nam, trong những năm qua, tai nạn giao thông đã được kiềm chế và kéo giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương. Tuy nhiên, trong 10 tháng đầu năm nay, toàn quốc xảy ra 19.711 vụ tai nạn giao thông.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, 10 tháng đầu năm nay, cả nước đã có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về bên bữa cơm chiều đoàn tụ, bỏ lại những ước mơ, những dự định dang dở, cha mẹ già, con thơ không người nương tựa và cả những lời hứa chưa kịp thực hiện… vì tai nạn giao thông.
“Tai nạn giao thông là “kẻ thù” đang từng ngày, từng giờ, thậm chí từng phút cướp đi sinh mạng, gây ra những tổn thương trên cơ thể, để lại những vết thương lòng không bao giờ liền trong tâm khảm của những người cha, người mẹ, người vợ, người chồng, người con; sự tiếc nuối khôn nguôi trong lòng bạn bè, người thân - những người còn ở lại.
Điều đáng nói là nguyên nhân chủ yếu của tai nạn giao thông lại xuất phát từ ý thức chủ quan của mỗi người chúng ta khi tham gia giao thông.
Sau mỗi tai nạn, luôn đọng lại những câu hỏi ''giá như'' đầy ân hận, tiếc nuối: Giá như đã không sử dụng rượu bia khi lái xe? Giá như không phóng nhanh, lạng lách, vượt ẩu? Giá như đã tuân thủ đúng quy định của biển báo giao thông, đi đúng tốc độ, phần đường? Giá như đã cảnh giác hơn, quan sát kỹ hơn?...
Những câu hỏi ''giá như'' này sẽ ám ảnh người ở lại. Bởi vì nếu những điều “giá như” kia trở thành hiện thực thì tai nạn đã không xảy ra, người ở lại đã không vĩnh viễn mất đi người thân yêu của mình”,Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nói.
Các đại biểu tham dự lễ tưởng niệm. (Ảnh: Hồng Quang)
Áp dụng các biện pháp hình sự để răn đe hành vi vi phạm an toàn giao thông
Nhằm hướng tới chiến lược giao thông an toàn, không có người tử vong vì tai nạn giao thông, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công an, Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật về giao thông và an toàn giao thông.
Trong đó, có chế tài đủ mạnh để xử lý nghiêm minh, không khoan nhượng, kể cả áp dụng các biện pháp hình sự để răn đe, ngăn ngừa các hành vi vi phạm, nhất là hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông; lái xe vi phạm các quy định an toàn giao thông trên đường cao tốc, đua xe trái phép, phóng nhanh vượt ẩu…
Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện các quy định về tiêu chí chấp hành pháp luật về an toàn giao thông trong công nhận gia đình văn hóa, đưa văn hóa tham gia giao thông trở thành một trong những chuẩn mực giá trị của con người Việt Nam.
Đặc biệt, tại các đô thị lớn, cần phát triển nhanh vận tải hành khách công cộng, hệ thống công trình giao thông ngầm, đường sắt đô thị, giao thông xanh, làn đường riêng cho xe đạp và người đi bộ gắn với lộ trình hạn chế dần phương tiện cá nhân tham gia giao thông. Nghiêm cấm mọi hành vi can thiệp, tác động vào quá trình xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông của các cơ quan chức năng.
Phó Thủ tướng đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức về an toàn giao thông, đẩy mạnh phối hợp giữa gia đình, nhà trường và đoàn thể.
“Một hành động nhỏ, một quyết định đúng đắn như không lái xe khi đã uống rượu bia, tuân thủ giới hạn tốc độ, không phóng nhanh, vượt ẩu, không sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện; nhường đường cho người già, trẻ nhỏ... tưởng chừng như đơn giản nhưng có thể cứu sống một mạng người, giữ lại hạnh phúc cho một gia đình và cao hơn cả là góp phần xây dựng một xã hội an toàn hơn, nhân văn hơn”,Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
(Nguồn: Vietnamnet)Link: https://vietnamnet.vn/pho-thu-tuong-10-thang-co-hon-9-000-nguoi-vinh-vien-khong-the-tro-ve-nha-2342908.html
" alt="Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà"/>Phó Thủ tướng: 10 tháng có hơn 9.000 người vĩnh viễn không thể trở về nhà
Bộ trưởng TTTT Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: THQH.
Trong phiên họp, đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi nêu quan ngại thông tin, quảng cáo sai sự thật, trái thuần phong mỹ tục, phản cảm, vi phạm bản quyền hoành hành trên mạng xã hội. Điều này gây nhiễu loạn môi trường số, ảnh hưởng người tiêu dùng và cả các đơn vị báo chí.
Giải đáp khúc mắc trên, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh nếu muốn giữ vững trận địa của mình thì báo chí phải làm khác mạng xã hội, quay về với những giá trị cốt lõi của báo chí: đưa tin xác thực, chính xác, khách quan, có trách nhiệm giải trình, đạo đức nghề nghiệp.
Trước đây trong không gian thực thì báo chí là lực lượng chủ đạo. Tuy nhiên, trên không gian mạng thì mạng xã hội lợi thế hơn báo chí vì có "hàng chục triệu phóng viên mà không mất tiền, ở khắp mọi nơi". Do đó, để cạnh tranh thì báo chí cần phát huy những thế mạnh riêng: thay vì chỉ đưa tin thì phân tích đánh giá, kể câu chuyện, dẫn dắt, định hướng xã hội; thay vì chỉ bình luận thì đưa ra giải pháp.
Những thông tin đi từ báo chí phải định hướng được dòng chảy chính trên không gian mạng. Sản phẩm báo chí phải được đầu tư chất lượng về cả hình thức lẫn nội dung.
Báo chí phải định vị lại vai trò, giữ vững trận địa của mình không chỉ trong không gian thực mà cả không gian mạng.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo xác định đây là phương hướng chính để báo chí cách mạng định vị lại vai trò, giữ vững trận địa của mình không chỉ trong không gian thực mà cả không gian mạng.
Bên cạnh đó, báo chí cần học hỏi và tận dụng công nghệ của mạng xã hội để làm báo: gia tăng tương tác hai chiều, quảng cáo đúng đối tượng. Bộ trưởng nhắc rằng làm truyền thông "chỗ nào đông người thì xuất hiện". Do đó, báo chí cần coi mạng xã hội là một công cụ để xuất hiện, là môi trường, nền tảng để phổ cập báo chí tốt hơn.
Trước câu hỏi của đại biểu Tạ Thị Yên về mô hình kinh doanh báo chí, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nói: "Báo chí cách mạng thì cách mạng phải nuôi".
Cách đây nhiều năm khi kinh tế thị trường mới vào Việt Nam, doanh nghiệp cần chi rất nhiều tiền cho quảng cáo để phục vụ kinh doanh. Mà thời điểm ấy, báo chí gần như là kênh truyền thông duy nhất. Do đó nhiều cơ quan báo chí đã đặt niềm tin dựa vào thị trường, mong muốn tự chủ.
Tuy nhiên sự xuất hiện của mạng xã hội đã thay đổi cuộc chơi. Theo Bộ trưởng, hiện nay 80% thị phần quảng cáo trực tuyến thuộc về mạng xã hội. Quảng cáo trực tiếp của báo chí cũng giảm khoảng 60% so với trước kia.
Song song đó, cơ quan báo chí ra đời nhiều. Hiện cả nước có 880 cơ quan báo chí. Số lượng đơn vị tăng trong khi nguồn thu giảm đã khiến nhiều đơn vị báo chí gặp khó khăn.
Từ đây, Bộ trưởng cho biết trong Chỉ thị số 34/CT-TTg do Thủ tướng chính phủ ban hành về truyền thông chính sách đã yêu cầu bộ ngành, truyền thông các cấp phải coi truyền thông là việc của mình. Ngoài chuyện chủ động cung cấp thông tin, có kế hoạch, có bộ máy đưa thông tin, thì cần có ngân sách hàng năm để chi cho truyền thông chính sách và dùng nguồn ngân sách này để vận hành báo chí.
Sắp tới đây, Luật Báo chí sửa đổi sẽ có mục riêng về kinh tế báo chí. Theo đó, luật sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn kinh doanh nội dung xoay quanh lĩnh vực truyền thông.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng
Từ năm 2023, chính quyền các cấp đã tăng ngân sách cho báo chí. Sắp tới đây, Luật Báo chí sửa đổi sẽ có mục riêng về kinh tế báo chí. Theo đó, luật sẽ cho phép một số cơ quan báo chí lớn kinh doanh nội dung xoay quanh lĩnh vực truyền thông. Việc kinh doanh này nhằm phục vụ công tác làm báo.
Ngoài ra, quy hoạch báo chí của Nhà nước sẽ đầu tư trọng điểm cho 6 cơ quan báo chí lớn, chủ lực để trở thành sức mạnh truyền thông. Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí cho các cơ quan báo chí chủ lực.
Trong bối cảnh tạo hành lang pháp lý thuận lợi và điều kiện phát triển cho báo chí, Bộ trưởng cũng nhắc nhở báo chí rằng "nếu chạy theo mạng xã hội thì sẽ đứng sau". Báo chí phải quay lại giá trị cốt lõi, lấy lại trận địa, gia tăng độc giả; từ đó quảng cáo sẽ tăng lên, đảm bảo được nguồn thu cho đơn vị.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: books@znews.vn. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt="Báo chí cần quay về giá trị cốt lõi để cạnh tranh với mạng xã hội"/>Báo chí cần quay về giá trị cốt lõi để cạnh tranh với mạng xã hội
Sách Trời này quá đẹp để buồn. Đời này quá đẹp lại buồn.
Không chỉ bày tỏ mình, Lê Hoài Đăng còn mang nặng tâm tư thế hệ và những suy gẫm về chuyện hơn thua, được mất, những mong manh của đời sống:
“Cuộc đời có lúc bắt chúng ta phải chờ lâu
Trước khi có được những gì mình muốn có
Nhưng rồi khi có những gì mình muốn đó
Mình lại mất chính mình.”
(64)
hay:
“Chẳng mấy chốc, thời gian trôi
Ta nằm trong đất, thế rồi bay đi
Bay lên ngọn gió rù rì
Thiệt hơn, toan tính làm gì hỡi em.”
(36)
Có quá nhiều điều để chia sẻ về tập thơ của một người trẻ.
Những ngày tháng phía trước của Đăng vẫn còn dài.
Rồi sẽ có nhiều nỗi buồn khác, những thử thách, đỗ vỡ, tai ương, biến động. Cả những vết nứt không thể chữa lành.
Nhưng có về chi, miễn là trong mình còn đẩy ắp lòng yêu thương cuộc sống, và những bao dung:
“Giữa những khe nứt của bức tường
Bông hoa khe khẽ nở
Giữa những khe nứt của cuộc đời
Tôi và em lặng lẽ
Nở một đoá yêu thương.”
(65)
Mong là Đăng hãy cứ mãi như thế, lặng lẽ, nhiệt thành.
Nở những đoá yêu thương.
Cho mình, và cho cả cuộc đời này.
Bài viết của độc giả Đinh Lê Vũ, được gửi từ email "dl...222@gmail.com"
" alt="Thông điệp yêu thương từ người trẻ"/>