Sức hút bất động sản thấp tầng phía tây Hà Nội
Giữ vững phong độ trên đường đua
TheứchútbấtđộngsảnthấptầngphíatâyHàNộthứ hạng của al-nassro Savills, quý I/2024, Hà Nội ghi nhận 93 căn thấp tầng mới, tăng 7% theo quý và 221% theo năm. Giao dịch đạt 185 căn, tăng 189% theo quý và 110% theo năm, chiếm 52% tổng giao dịch năm 2023. Trong đó, 63% nguồn cung mới đã được hấp thụ, và 72% giao dịch ở phía tây (Hà Đông). Giá bán thứ cấp biệt thự, shophouse tăng 14% theo năm, nhà liền kề tăng 20%, giá sơ cấp biệt thự đạt 164 triệu VNĐ/m², liền kề 192 triệu VNĐ/m², shophouse 279 triệu VNĐ/m².

Sang quý II/2024, nguồn cung mới đạt 128 căn, tăng 38% theo quý, tập trung ở Hà Đông và Hoài Đức. Giao dịch tăng 5% theo năm, giá biệt thự sơ cấp lên 178 triệu VNĐ/m², liền kề 188 triệu VNĐ/m², shophouse 288 triệu VNĐ/m².
Ba lợi thế lớn của bất động sản phía tây Hà Nội
Thứ nhất là sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Trong đầu tư bất động sản (BĐS), hạ tầng được xem là “đòn bẩy” của giá trị BĐS. Những năm gần đây phía tây Hà Nội được ưu tiên đầu tư mạnh mẽ với hệ thống hạ tầng linh hoạt và đồng bộ.
Các tuyến giao thông lớn như Đại lộ Thăng Long, đường 32, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, và trục Tố Hữu - Lê Văn Lương kết nối khu vực này với trung tâm thành phố. Tuyến đường Lê Quang Đạo dự kiến đi vào hoạt động tháng 10/2024, cùng với dự án Vành đai 3.5 và Đại lộ Thăng Long đang được xây dựng.
Đường vành đai 4 dự kiến hoàn thành năm 2027 cũng được coi là sẽ góp phần thay đổi diện mạo phía tây, gia tăng khả năng kết nối giao thương. Hệ thống dịch vụ, tiện ích hiện đại như trường học, bệnh viện, và công viên cũng đang phát triển, đáp ứng nhu cầu sống cao cấp của cư dân.

Thứ hai, phía tây Hà Nội trở thành trung tâm hành chính - kinh tế mới. Dưới áp lực dân số tăng, Hà Nội mở rộng địa giới và dịch chuyển nhiều cơ quan về phía tây - khu vực có quỹ đất lớn và là cửa ngõ quan trọng. Phía tây đã dần trở thành trung tâm hành chính - kinh tế mới, thu hút hàng nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ. Điều này cũng tạo nên làn sóng an cư của cán bộ công chức, chuyên gia nước ngoài và lao động chất lượng cao.
Quỹ đất rộng, tiện nghi đầy đủ, môi trường sống xanh và kết nối thuận tiện khiến khu vực phía tây trở thành lựa chọn hấp dẫn cho tầng lớp thượng lưu và thị trường bất động sản.
Thứ ba, sự xuất hiện của nhiều “ông lớn bất động sản” ở khu vực này. Sự phát triển đột phá về quy hoạch và hạ tầng đã thu hút nhiều nhà đầu tư lớn đến phía tây Hà Nội, biến nơi đây thành điểm đến của các dự án bất động sản tầm cỡ, hấp dẫn giới tinh hoa. Nhiều dự án thấp tầng tại đây được thiết kế với không gian xanh và thoáng mát, tạo môi trường sống lý tưởng và thu hút khách hàng.

Nổi bật trong số đó là Hinode Royal Park - dự án với vị trí, cảnh quan và tiện ích vượt trội, thu hút cộng đồng cư dân lớn. Hinode Royal Park tọa lạc tại điểm giao Quốc lộ 32 và Vành đai 3,5, khu vực cửa ngõ trung tâm Hà Nội, giúp cư dân kết nối dễ dàng đến Mỹ Đình, Cầu Giấy qua các tuyến đường huyết mạch.
Dự án có quy mô 146,8ha, trong đó 16,7ha là cây xanh và 1,95ha mặt nước, tạo nên "lá phổi xanh" trong lành. Hinode Royal Park được quy hoạch theo tiêu chí "all-in-one", bao gồm nhà phố thương mại, biệt thự đơn lập, song lập cùng hệ thống tiện ích đẳng cấp như công viên, khu thể thao, spa, onsen, trung tâm thương mại, trung tâm y tế, trường học liên cấp, và chuỗi đỗ xe ngoài trời.
Với những ưu thế nổi bật và tiện ích đa dạng, Hinode Royal Park hứa hẹn thu hút dân cư, gia tăng giá trị không chỉ cho dự án mà còn lan tỏa lợi ích đến các khu vực xung quanh.
Thúy Ngà
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo PAS Lamia vs Volos, 22h00 ngày 23/4: Khó tin cửa dưới
-
Cộng sự là anh em
Thời sinh viên, Trần Sỹ Sơn thường xuyên tổ chức các chuyến đi cho anh em CLB sinh viên tình nguyện. Từ ngày đó, anh đã có “máu liều”, muốn mở dịch vụ về du lịch. Dịp cao điểm du lịch 2009, anh cùng một người bạn góp nhau “hẳn” 1 triệu đồng đặt chuyến xe 45 chỗ làm tour Hà Nội - Đà Nẵng. Khoản lãi 7 triệu được coi là nguồn vốn đầu tiên. Năm 2010, Sơn chính thức khởi nghiệp cùng với 3 cộng sự.
Theo anh Sơn, một trong những vấn đề lớn nhất của các công ty khởi nghiệp là sự thiếu đồng nhất của các sáng lập viên. Sỹ Sơn chia sẻ: “Khi công ty không có gì, mọi thứ chỉ là con số tượng trưng thì rất dễ, nhưng trên con đường phát triển, trở thành các con số thật về lợi ích, khi ấy rất cần những cộng sự hợp, hiểu và coi nhau như anh em. Nhóm lãnh đạo dù bất đồng quan điểm, thậm chí căng thẳng với nhau, nhưng vẫn thống nhất định hướng chung, truyền lửa đến nhân viên phía dưới.”
Đừng quá tự tin và liều lĩnh
Rời khỏi công việc cũ ở vị trí trưởng phòng, môi trường tốt, lương cao, Sỹ Sơn vấp phải thất bại nặng nề ngay từ điểm khởi đầu.
Anh tổ chức một tour mới đi Thiền viện Trúc Lâm An Tâm (Vĩnh Phúc) với mức giá bị tính toán sai, khiến công ty lỗ hơn 100 triệu. Tâm sự về trải nghiệm “nhớ đời” này, Trần Sỹ Sơn chỉ cười: “Phần tiền thu về vừa đủ để trả tiền xe. Rất may là lần đó, các sư cô ở Thiền viện biết chuyện, đã hỗ trợ toàn bộ tiền ăn và chỗ nghỉ cho tất cả khách. Đó như là chiếc “phao sống”, cứu chúng tôi trước bờ vực phá sản. Tôi hay đùa, chắc do trước đây làm tình nguyện nhiều nên được đời “trả công””.
Vượt qua thử thách này, hoạt động công ty ngày càng thuận lợi. Từ 4 nhà sáng lập, công ty đã có 40 nhân viên, gần 20 cộng tác viên, hơn 12,000 khách đặt tour chỉ trong năm 2015.
Sau lần “làm liều” của vị CEO trẻ tuổi, anh có được một bài học xương máu – đừng quá tự tin. Tại Việt Nam, hàng loạt vườn ươm, quỹ hỗ trợ, chế tài, chính sách được đặt ra để hỗ trợ các bạn trẻ làm start-up. Đây là một tín hiệu đáng mừng, nhưng đồng thời đòi hỏi phải có bản lĩnh vững vàng.
Lỗi lớn của nhiều bạn trẻ khi khởi nghiệp là tự tin thái quá. Các bạn thường ngại chia sẻ ý tưởng vì sợ bị đánh cắp, cũng thường phản ứng tiêu cực khi người khác chỉ ra những nhược điểm của mình. Khi đặt cái tôi quá lớn, bạn sẽ không thể tiếp thu được kinh nghiệm từ thất bại mà chỉ nghe một chiều những bài học thành công. Đến khi đối mặt với thử thách thực sự, hầu như các bạn đều không chống chọi được và phải dừng lại, dù ý tưởng ban đầu rất khả thi.
Lấy con người làm trung tâm
Ở doanh nghiệp mình, Trần Sỹ Sơn tự hào nhất là sự gắn kết và chiến lược nhân sự. Anh cho biết: “Trong cuốn “Từ tốt đến vĩ đại”, tôi rất tâm đắc với chiến lược “Người phù hợp”, và lấy đó làm cốt lõi cho chiến lược nhân sự của công ty”.
Theo đó, năng lực cũng quan trọng, nhưng nhân sự năng lực cao mà không phù hợp chỉ khiến chủ doanh nghiệp mất nhiều thời gian đào tạo mà lại dễ ra đi. Thay vì vậy, hãy lựa chọn người phù hợp với “tính cách của công ty” - văn hóa doanh nghiệp.
" alt="5 bài học khởi nghiệp của CEO 8X “chỉ thích đi chùa”">5 bài học khởi nghiệp của CEO 8X “chỉ thích đi chùa”
-
Một phụ nữ tên Jessica Horne ở Louisiana đã mất nhà ở sau khi chiếc hoverboard hiệu Fit Turbo phát nổ. Ảnh: CNET.
Theo Hiệp hội An toàn tiêu dùng Mỹ (PSCS), đã có 12 sự cố liên quan đến hoverboard trong tháng 12/2015, tháng 7/2016, ít nhất 60 vụ xảy ra, gây cháy nổ nhiều tài sản với tổng trị giá lên đến 2 triệu USD, riêng tại Mỹ.
Sự cố cũng diễn ra theo nhiều cách, nhiều hoverboard phát nổ khi đang sử dụng, nhiều chiếc khác bắt lửa khi đang để trong kho.
Amazon đã phải ngưng bán nhiều mẫu hoverboard vì các thông tin này. Nhiều tiểu bang ở Mỹ, các thành phố trên thế giới cũng cấm sử dụng hoverboard.
Nhiều nguyên nhân dẫn đến cháy nổ
CNET khẳng định không có một lý do cụ thể cho những sự cố này, và do đó không có cách để phòng tránh trong thời điểm này. Những gì người dùng có thể làm là tuân thủ các cảnh báo của nhà quản lý.
Một nguyên nhân thường được giải thích nhất là việc sạc quá mức hoverboard, điều này là khó tránh khỏi bởi người dùng đã quá quen việc cắm sạc thiết bị và bỏ quên chúng, bởi các công nghệ hiện đại có thể tự ngắt nguồn điện khi đã đầy.
Sự cố cháy nổ hoverboard tại Mỹ vào 12/2015 từng làm khó cảnh sát trong việc tìm ra nguyên nhân thực thụ. Mãi đến tháng 7/2016, họ mới đưa ra nguyên nhân: các viên pin lithium-ion trong hoverboard quá nhiệt, gây nổ. Nửa triệu sản phẩm đã bị thu hồi để đảm bảo an toàn.
Pin lithium-ion là nguyên nhân chính
Giải thích khoa học đằng sau các vụ nổ thực tế không phức tạp: cũng như laptop, điện thoại, hoverboard sử dụng các gói pin lithium-ion, chứa các dung dịch dễ cháy.
Nếu viên pin bị đoản mạch, và có nhiều nguyên nhân: lớp nhựa mỏng phân cách hai cực bị thủng, pin bị va đập…, dòng dung dịch chứa các electrolyte bên trong sẽ nóng lên nhanh chóng, khiến pin phồng và cuối cùng là phát nổ.
Hoverboard của Timothy Cade từ Florida phát nổ dù không cắm sạc. Ảnh: CNET.
Ngoài các tác động ngoại lực, một viên pin lithium-ion hoàn toàn có thể tự cháy. Pin xài lâu sẽ ngưng đọn các mảnh kim loại nhỏ nhưng sắc bén trên trong, và tự đâm thủng vỏ ngoài.
“Khi điều này xảy ra, nhất là trong trường hợp bị thủng khi đang sạc, một lượng nhiệt lớn sẽ xuất hiện khiến các electrolyte bị sôi lên, vỏ pin rách và ngọn lửa bùng lên”, The Wired dẫn lời giáo sư Khoa học vật liệu Jay Whitacre từ Đại học Carnegie Mellon.
Như đã nói, đây là vấn đề cũ. Năm 2004, hàng trăm trường hợp đi động phát nổ được ghi nhận cho cùng nguyên nhân, Dell từng phải thu hồi hàng triệu pin laptop năm 2006. Thậm chí, gần đây Boeing phải hoãn ra chiếc 787 Dreamliner để tìm giải pháp làm mát các viên pin lithium-ion của nó.
Tuy nhiên, khoa học cho đến hiện tại vẫn chưa có công nghệ thay thế các sản phẩm này, vì vậy, độ an toàn của thiết bị vẫn nằm ở các tiêu chuẩn khắt khe dành cho các nhà sản xuất.
Lúng túng trong chuẩn an toàn
Ngay cả tại Mỹ, các tiêu chuẩn đôi khi mù mờ. “Chúng tôi từng phải kêu gọi các công ty cùng ngồi lại, lập nên một tổ chức chuyên về các tiêu chuẩn an toàn”, Woflson từ CPSC nhớ lại những dự định sau liên tiếp các sự cố liên quan pin những năm 2005.
Đa số pin hiện tại đều có ít nhiều chuẩn mực an toàn, như các ống thông gió khẩn cấp, các viên pin phải qua hàng loạt kiểm định độ rơi, phá hủy hay sốc điện thử để chắc chắn đảm bảo.
Thế nhưng hoverboard là sản phẩm hoàn toàn mới. “Đây là sản phẩm chưa từng có tiêu chuẩn an toàn”, Wolfson nói với CNET.Enlarge Image
Đã có những tiêu chuẩn dành cho xe hoặc đồ chơi, nhưng hoverboard không thực sự nằm trong số đó. Một làn sóng thiết bị đã đến, nhưng chúng ta chẳng biết áp dụng chuẩn nào.
Chưa có tiêu chuẩn an toàn thống nhất cho hoverboard. Ảnh: Business Insider.
Do vậy, dù đa số các hoverboard đã đạt tiêu chuẩn an toàn về pin, không chiếc hoverboard nào được kiểm định hoàn toàn các thành phần. Đa số các thiết bị được quảng cáo “đạt chuẩn UL” (một tiêu chuẩn an toàn uy tín của Underwriters Laboratories), thực tế chỉ được chứng nhận 1-2 phần bên trong.
Thực tế, Buzzfeed đã làm một phóng sự chấn động vào tháng 11/2015, cho thấy đa số (nếu không phải tất cả) hoverboard bán tại Mỹ đều được sản xuất trong hàng nghìn nhà máy tại Trung Quốc.
Điều đáng nói, các công ty này hầu như không chuyên về hàng điện tử, họ sản xuất sản phẩm theo dòng chạy thị trường. Chỉ một năm trước đó, phần nhiều nhà máy này chỉ gia công gậy tự sướng.
Vì thế, hầu như các sản phẩm này không đạt được bất kỳ tiêu chuẩn an toàn, bởi các nhà sản xuất còn không nắm được tiêu chuẩn trên.
Và ngay cả khi được chứng nhận, cũng khó lòng xác định nguồn gốc thực sự của pin trong hoverboard, bởi đã nhiều trường hợp pin dỏm được phát hiện.
TheoZing