*TP.HCM cho học sinh khối 7, 8, 9, 10, 11, 12 trở lại trườngNgày 31/12/2021, UBND TP.HCM có văn bản khẩn về việc cho học sinh đi học trực tiếp từ 4/1/2022.
Cụ thể, các cơ sở giáo dục được tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh các khối lớp 7, 8, 9, 10, 11, 12. Riêng xã đảo Thạnh An, Cần Giờ, học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 được tới trường.
UBND TP.HCM cũng giao Sở GD-ĐT chủ động phối hợp Sở Y tế rà soát, tham mưu việc điều chỉnh bộ tiêu chí an toàn đối với cơ sở giáo dục (khi cần thiết); tiếp tục triển khai các hướng dẫn chuyên môn về phương án tổ chức học tập trực tiếp phù hợp đối với từng cấp học, bậc học và lĩnh hoạt theo cấp độ dịch.
Các trường tổ chức ôn tập kiến thức và kiểm tra học kỳ tại lớp cho học sinh học trực tiếp trong khoảng thời gian từ ngày 4-22/1/2022.
Hai Sở này cũng cùng có trách nhiệm kịp thời tham mưu UBND TP.HCM việc mở rộng dạy học trực tiếp từ sau Tết Nguyên đán năm 2022 cho học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 và trẻ mầm non.
 |
Học sinh TP.HCM từ lớp 7 - 12 sẽ học trực tiếp |
* Tỉnh Sóc Trăng cho học sinh THPT trở lại trường học trực tiếp từ ngày 4/1
Theo dự kiến, từ ngày 10/1 việc học trực tiếp được mở rộng đối với cấp THCS. Cấp tiểu học và mầm non học trực tiếp từ ngày 14/2/2022.
Sở GD-ĐT tỉnh Sóc Trăng cũng đã đưa ra nhiều phương án tổ chức dạy và học phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương theo từng mức độ nguy cơ của xã, phường, thị trấn.
Trong đó, đối với giáo dục mầm non, những trẻ ở các địa phương cấp độ 1 (vùng xanh), trẻ từ 3 đến 5 tuổi đi học bình thường, thực hiện tốt 5K; ở địa phương cấp độ 2 (vùng vàng), chỉ tổ chức cho trẻ 5 tuổi đi học và chia nhỏ mỗi lớp không quá 50% số lượng trẻ (trẻ từ 3 - 4 tuổi tạm dừng đến trường). Còn trẻ ở các địa phương ở cấp độ 3 (vùng cam) và cấp độ 4 (vùng đỏ) đều phải tạm dừng đến trường.
Đối với giáo dục phổ thông (Tiểu học, THCS, THPT), học sinh ở các địa phương cấp độ 1 (vùng xanh) đi học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục nhưng phải thực hiện phòng, chống dịch theo quy định, thực hiện tốt 5K. Ở địa phương cấp độ 2 (vùng vàng), tổ chức cho học sinh đi học nhưng không quá 50% số lượng học sinh trong 1 buổi học ở những nơi đảm bảo các điều kiện.
Riêng đối với cấp Tiểu học, có thể xem xét ưu tiên tổ chức dạy trực tiếp cho học sinh lớp 1, lớp 2 và lớp 5, đảm bảo quy định phòng chống dịch của cơ quan y tế trên địa bàn, thực hiện tốt 5K. Ở các địa phương ở cấp độ 3 (vùng cam) và cấp độ 4 (vùng đỏ) tất cả học sinh đều phải tạm dừng đến trường.
* Tỉnh Đồng Nai thí điểm cho học sinh lớp 9 và 12 tại TP Biên Hòa đi học lại từ ngày 3/1
Theo quyết định của UBND TP Biên Hòa, ngày từ 3/1 thí điểm cho học sinh lớp 9 tại 2 trường THCS Thống Nhất và THCS Nguyễn Văn Trỗi đi học lại. Tới ngày 10/1, cho các khối còn lại tại 2 trường này đến trường.
Cũng từ ngày 10/1, học sinh khối 12 các trường THPT, khối 9 các trường THCS, khối 5 trường tiểu học và lớp lá các trường mầm non trên địa bàn được đi học lại.
Đến ngày 17/1, học sinh các trường THPT, THCS, tiểu học, mầm non đến trường và học bình thường.
Phòng GD-ĐT TP. Biên Hòa có nhiệm vụ xây dựng phương án, giải pháp sẵn sàng ứng phó các tình huống dịch bệnh xảy ra trong nhà trường. Chủ động chuẩn bị kit test nhanh Covid-19 để sàng lọc, rà soát các trường hợp có triệu chứng hoặc dấu hiệu nhiễm bệnh.
Tại Đồng Nai, từ ngày 22/11 đã thí điểm cho học sinh đi học lại. Theo đó mỗi huyện, thành phố chọn từ 1-4 trường tổ chức cho học sinh đi học lại, ưu tiên các khối 1, 2, 9 và 12.
Đến nay, số lượng trường tổ chức cho học sinh đi học lại đã gần 100 trường, khối học cũng rải đều từ lớp 1 đến lớp 12, số lượng học sinh mỗi lớp đi học đạt trên 90%.
* Tỉnh Bình Phước dạy học trực tiếp khối lớp 11 và 12 thuộc địa bàn có dịch Covid-19 cấp độ 1, 2
Ngày 26/12, UBND tỉnh Bình Phước thông qua kế hoạch tổ chức dạy và học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, thường xuyên trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, từ ngày 3/1, Bình Phước sẽ tổ chức dạy học trực tiếp trở lại cho học sinh khối lớp 11 và 12 thuộc địa bàn có dịch Covid-19 cấp độ 1, 2.
Từ ngày 10/1 tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh khối lớp 7, 8, 9 và lớp 10 thuộc địa bàn cấp độ dịch 1 và 2.
Từ ngày 15/1, căn cứ vào kết quả đánh giá việc tổ chức dạy học trực tiếp và tình hình diễn biến cụ thể của dịch Covid-19, Sở GD-ĐT sẽ phối hợp cùng Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh xem xét quyết định mở rộng đối tượng tổ chức dạy học trực tiếp cho các khối lớp còn lại.
* Tiền Giang cho học sinh lớp 9 và 12 trở lại trường từ ngày 3/1
Học sinh khối 9 và 12 tại các cơ sở giáo dục ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Tiền Giang sẽ trở lại trường học từ ngày 3/1.
Riêng tại huyện Tân Phú Đông, ngoài học sinh khối 9 và 12 đã đi học trước đó, học sinh khối 10 trên địa bàn huyện cũng sẽ trở lại trường học từ ngày 3/1.
Các khối lớp còn lại vẫn học trực tuyến.
Phương Chi

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán của học sinh cả nước
Năm 2022, lịch nghỉ Tết Nguyên đán của nhiều địa phương chủ yếu rơi vào khoảng thời gian từ 29/1/2022 (ngày 27 tháng Chạp) đến hết ngày 6/2/2022 (mùng 6 tháng Giêng). Một số địa phương cho học sinh nghỉ đến 14 ngày.
" alt="Nhiều địa phương cho học sinh đi học trực tiếp sau Tết dương lịch"/>
Nhiều địa phương cho học sinh đi học trực tiếp sau Tết dương lịch

- Bắt nhịp chương trình giáo dục phổ thông mới và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Bộ GD-ĐT vừa cho phép Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 mở ngành học mới Sư phạm Công nghệ từ năm 2018.Được sự đồng ý của Bộ GD-ĐT, từ năm 2018, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 mở mới và tuyển sinh đào tạo giáo viên ngành Sư phạm Công nghệ với 60 chỉ tiêu bằng các tổ hợp xét tuyển: A01( Toán, Vật lý, Tiếng Anh); A02 (Toán, Vật lý, Sinh học); D08 (Toán, Sinh học, Tiếng Anh) và D90 (Toán, Khoa học Tự nhiên, Tiếng Anh).
PGS.TS Phùng Gia Thế, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 cho hay trường mở mã ngành này nhằm bắt kịp xu hướng trong tương lai.
 |
PGS.TS Phùng Gia Thế, Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2. Ảnh: Thanh Hùng. |
Bởi trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Công nghệ là môn học bắt buộc trong giai đoạn giáo dục cơ bản, là môn học học dành cho các học sinh có xu hướng lựa chọn ngành học thuộc nhóm Công nghệ và Nghệ thuật trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Cùng với Toán, Khoa học Tự nhiên và Tin học, môn Công nghệ góp phần thúc đẩy giáo dục STEM ở phổ thông – một trong những xu hướng giáo dục đang được coi trọng tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, trong thời kỳ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì môn Công nghệ ở trường phổ thông càng đóng vai trò quan trọng.
“Nhìn vào chương trình phổ thông tổng thể và chương trình môn học, chúng ta sẽ phải có đội ngũ giáo viên được đào tạo Sư phạm Công nghệ. Trường được Bộ GD-ĐT cho phép mở mã ngành đào tạo ngành này cùng với Trường ĐH Sư phạm Hà Nội và Trường ĐH Sư phạm Đồng Tháp”.
Năm nay trường cũng xác định tuyển sinh ngành học này là 60 chỉ tiêu.
Được biết, số chỉ tiêu Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đưa ra cho ngành này là 90.
“Chúng tôi cho rằng đây là môn học mà sau này nhu cầu sẽ rất cao. Năm 2022 sẽ phải cần có giáo viên rồi, nên nếu không đào tạo ngay từ giờ thì sau này khi áp dụng chương trình mới sẽ bị hẫng. Tôi quan điểm là cứ ở phổ thông có môn học thì cần có và phải đào tạo giáo viên. Và môn Công nghệ cần phải đào tạo bài bản và tôi nghĩ cơ hội việc làm rất lớn”, ông Thế nói.
“Tôi nghĩ tiềm năng với ngành này sẽ rất tốt bởi sẽ triển khai dạy học tích hợp ở phổ thông và giáo dục STEM và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”
Ông Thế cho rằng, sinh viên học ngành Sư phạm Công nghệ sẽ có nhiều cơ hội việc làm, bởi sau tốt nghiệp ngoài việc giảng dạy bộ môn Công nghệ ở trường phổ thông, còn có thể đảm nhiệm các công việc ở các trường cao đẳng, trung cấp nghề.
Cụ thể các ngành học và chỉ tiêu năm 2018 của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 như sau:
Thanh Hùng
" alt="Bắt nhịp chương trình phổ thông mới, trường ĐH mở ra ngành Sư phạm Công nghệ"/>
Bắt nhịp chương trình phổ thông mới, trường ĐH mở ra ngành Sư phạm Công nghệ

Tình trạng “bằng mặt nhưng không bằng lòng” phổ biến trong công sở Với tư cách là người quản lý, bạn không được “nhắm mắt cho qua” và để căng thẳng leo thang, khi đó, mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ hơn và ảnh hưởng đến công việc của cả nhóm. Bất đồng càng kéo dài càng khó giải quyết. Nếu không có cách xử lý phù hợp, bạn sẽ mất 1 trong 2 nhân sự mà bạn đã mất công tuyển dụng, đào tạo hoặc phải điều chuyển họ khỏi vị trí đáng ra họ phù hợp để làm. Ngược lại, khi giải pháp sớm được đưa ra, 2 thành viên càng sớm có cơ hội xử lý mâu thuẫn, đồng thời giúp cả nhóm, bộ phận đó hoàn thành công việc tốt hơn.
Để giải quyết bất đồng giữa 2 người trong nhóm, bạn cần tìm ra gốc rễ vấn đề. Để làm được điều này, người quản lý phải tham gia trực tiếp vào công việc hằng ngày của nhóm, theo dõi sát sao nhiệm vụ của từng người. Khi thấy manh mối về “thủ phạm” gây mâu thuẫn, người sếp cần “đào sâu” hơn để tìm hiểu nguyên nhân thực sự là gì.
Tìm nguyên nhân gây xung đột
Có nhiều lý do phổ biến khiến các nhân viên không ưa nhau như: một người không hoàn thành nhiệm vụ của mình; một người nói xấu sau lưng người khác; nhân viên biết về cơ chế lương không công bằng; ghen tị, định kiến; tính cách đối lập; công việc quá căng thẳng; sếp ưu ái người này hơn người khác; chức danh công việc không tương xứng…
Khi đã xác định được vấn đề nằm ở đâu, bạn có thể giải quyết bằng cách nói chuyện trực tiếp với cấp dưới, thậm chí nhờ thêm trợ giúp từ bên ngoài (nếu cần). Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu thì có thể hỏi ý kiến phòng nhân sự. Chuyên viên nhân sự sẽ có góc nhìn khách quan hơn và có thể phát hiện “hạt sạn” mà người quản lý không thấy.
Sau khi tham vấn ý kiến “chuyên gia”, bạn nên hẹn gặp trực tiếp 2 thành viên có xích mích. Mục đích của cuộc gặp này thường không phải để xem ai đúng, ai sai, mà là gỡ nút thắt và tìm giải pháp cân bằng cho cả hai.

|
Nên tổ chức “ba mặt một lời” nếu cần thiết |
Ban đầu, bạn nên gặp riêng từng người. Chuyên viên nhân sự cũng nên có mặt trong cuộc họp để hỗ trợ bạn xử lý các tình huống căng thẳng có thể phát sinh. Người mà bạn mời tham gia họp cùng phải là người có thiện chí tìm hiểu và cùng bạn giải quyết mâu thuẫn giữa 2 nhân viên, chứ không phải ép 2 người này phải hợp tác với nhau.
Cách góp ý hiệu quả
Trong cuộc họp, hãy hỏi cấp dưới của bạn về vấn đề của họ với người kia, sau đó đưa ra giải pháp bạn nghĩ là phù hợp.
Ví dụ dưới đây về cuộc trò chuyện với 2 nhân viên A và B không ưa nhau:
Cuộc nói chuyện với A:
- Sếp: A này, tôi nhận thấy mối quan hệ giữa bạn và B có chút căng thẳng. Có chuyện gì vậy?
- A: B luôn chỉ trích tôi và “cướp” khách hàng của tôi.
- Sếp: Tôi sẽ nói chuyện với B về điều đó. Tôi cũng biết chuyện bạn hay chậm tiến độ, có thể B chăm sóc khách hàng của bạn vì lý do này. Tôi sẽ yêu cầu B không gây khó dễ cho bạn nữa. Nhưng bạn cũng nên điều chỉnh lịch trình để đảm bảo không còn chậm deadline. Bạn có làm được không?
Cuộc họp với B:
- Sếp: B này, tôi nhận thấy mối quan hệ giữa bạn và A có chút căng thẳng. Có chuyện gì vậy?
- B: A rất thụ động và thiếu trách nhiệm. Tôi luôn phải làm việc của cô ấy.
- Sếp: Vì sao vậy?
- B: Vì nếu tôi không làm thì dự án không thể hoàn thành được.
- Sếp: Quản lý công việc của A là nhiệm vụ của tôi, không phải của bạn. Do đó, cứ tập trung vào khách hàng của bạn và để A làm việc của cô ấy. Nếu bạn thấy sự cố có thể xảy ra, hãy nói với tôi trước khi nói với A, tôi sẽ xử lý.
Tiếp tục theo dõi
Sau khi trò chuyện với 2 thành viên và đề xuất giải pháp, bạn cần tiếp tục theo dõi quá trình “làm lành”. Đôi khi, đây là phần khó khăn nhất. Nếu không theo dõi, bạn sẽ không biết được tình hình đã được cải thiện hay chưa. Đôi khi, họ vẫn hiềm khích với nhau nhưng chỉ “diễn” vui vẻ để vừa lòng sếp.
Bạn nên tiếp tục thảo luận với cấp dưới nếu nhận thấy quá trình loại bỏ xích mích chưa có tiến triển tích cực. Thậm chí, tổ chức buổi gặp “ba mặt một lời” để nhân viên có thể thẳng thắn trao đổi với nhau về những điều khó chịu trong lòng cũng là điều cần thiết. Quá trình này chỉ nên kết thúc khi bạn nhận thấy thái độ được cải thiện rõ rệt và hai người hợp tác hiệu quả với nhau.
Lưu ý nhỏ
Không dễ để giải quyết xung đột của thành viên trong nhóm, nhưng nếu xác định được vấn đề cốt lõi, đưa ra giải pháp và theo dõi quá trình, bạn có thể thành công.
Nếu bạn nhận được phàn nàn chỉ từ một phía, có thể họ không thực sự muốn giải quyết vấn đề, mà chỉ muốn hạ bệ đối thủ. Nhưng nếu người đó sẵn lòng tham gia cuộc họp ba bên, có thể đó là vấn đề khá nghiêm trọng và người này chủ động muốn cải thiện mối quan hệ với đồng nghiệp.
Trong nhiều trường hợp, khi nhân viên không ưa nhau, họ thường để cảm xúc lấn át lý trí. Sự trợ giúp của cấp trên có thể giúp họ vượt qua cảm xúc tiêu cực để chung tay làm việc.
(Nguồn: Careerbuilder.vn)
" alt="Sếp nên làm gì khi hai nhân viên có xích mích?"/>
Sếp nên làm gì khi hai nhân viên có xích mích?