Kinh doanh

Giáo sư giành giải Fields 2022 từng học kém môn Toán

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-04-03 23:22:02 我要评论(0)

Giáo sư June Huh chụp ảnh tại khuôn viên Đại học Princeton (Mỹ).Không giốnglich bong da anhlich bong da anh、、

Giáo sư June Huh chụp ảnh tại khuôn viên Đại học Princeton (Mỹ).

Không giống như các nhà toán học khác tìm thấy đam mê với môn toán khi họ còn trẻ,áosưgiànhgiảiFieldstừnghọckémmônToálich bong da anh June Huh mới chỉ đi sâu nghiên cứu toán vào năm 23 tuổi, khi ông đang học đại học năm cuối. Hồi nhỏ, ông luôn chép sách giải và trốn các tiết học toán ở trường. Toán là môn học yếu nhất của ông và điểm số chỉ loanh quanh ở mức trung bình - khá.

“Tôi học khá giỏi hầu hết các môn ngoại trừ toán. Điểm toán của tôi rất bình thường, một số bài kiểm tra tôi làm khá ổn, còn các bài còn lại, tôi gần như trượt toàn tập” - ông nói.

Vì vậy, ông mong muốn trở thành một nhà thơ. Năm 16 tuổi, ông đã bỏ học để đi viết thơ. Nhưng cuối cùng ông cũng quay trở lại việc học vì không có tác phẩm nào được xuất bản. Khi vào Đại học Quốc gia Seoul, ông theo học vật lý và thiên văn học.

Năm 23 tuổi, June Huh mới nhận ra đam mê với môn Toán

Chỉ đến năm cuối đại học, June Huh mới cảm thấy hứng thú với môn toán. Năm đó, Heisuke Hironaka, một nhà toán học Nhật Bản, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia Seoul đã giành được huy chương Fields (năm 1970). June Huh đã tham dự lớp học của Hironaka để viết bài về nhân vật này.

“Ông ấy giống như một siêu sao ở hầu hết các nước Đông Á,” June Huh mô tả.

Tuy nhiên, chỉ sau 3 bài giảng, chỉ còn June Huh và 4 người khác trụ lại trong lớp toán. Sau đó, June Huh tiếp cận Tiến sĩ Hironaka để thảo luận về toán học mặc dù ông không biết gì về toán.

Năm 2009, June Huh rải đơn vào hàng chục trường đại học tại Mỹ để tiếp tục học tiến sĩ.

“Tôi khá tự tin rằng mặc dù điểm của tất cả các môn toán đều bết bát, nhưng tôi lại nhận được một lá thư giới thiệu từ một người đạt huy chương Fields, vì vậy tôi sẽ được chấp nhận từ rất nhiều trường” - June Huh nhớ lại.

Thế nhưng, các trường đều từ chối và chỉ duy nhất Đại học Illinois Urbana - Champaign cho ông vào danh sách chờ. 

Sau vài tuần, ông được chấp nhận vào nhập học. Tại Illinois, ông bắt đầu nghiên cứu về lĩnh vực tổ hợp xác suất. Năm 2011, ông chuyển đến Đại học Michigan và tốt nghiệp tiến sĩ cùng năm.

Vào năm 2015, Tiến sĩ Huh, cùng với Eric Katz của Đại học Bang Ohio và Karim Adiprasito của Đại học Hebrew ở Jerusalem, đã chứng minh Giả thuyết Rota, liên quan đến các đối tượng tổ hợp trừu tượng.

June Huh chụp ảnh trong thư viện

Ông liên tiếp đạt nhiều thành tựu các năm sau đó. Năm 2019, June Huh là 1 trong 5 người chiến thắng Giải thưởng Chân trời mới cho thành tựu đầu sự nghiệp, cùng với Giải thưởng Đột phá về Toán học. Trước đó, ông giành Giải thưởng Blavatnik dành cho các nhà khoa học trẻ (Hoa Kỳ) vào năm 2017. 

Năm 2022, ông được trao Huy chương Fields vì đã "đưa các ý tưởng của lý thuyết Hodge vào tổ hợp, bằng chứng của giả thuyết Dowling – Wilson cho mạng hình học, bằng chứng của phỏng đoán Heron – Rota – Welsh”.

Được trao 4 năm một lần vào các dịp Đại hội Toán học Thế giới, huy chương Fields được coi là giải thưởng toán học danh giá hàng đầu. Khác với giải Nobel, huy chương Fields chỉ được trao cho những người chưa quá 40 tuổi.

Đại hội Toán học thế giới năm nay dự kiến được tổ chức tại thành phố St. Petersburg, Nga. Dù vậy, sau khi Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine, IMU quyết định chuyển hình thức tổ chức đại hội sang trực tuyến. Buổi lễ trao huy chương vẫn diễn ra trực tiếp, nhưng được chuyển tới thủ đô Helsinki (Phần Lan).

Doãn Hùng (Theo NY Times)

Ảnh: Quanta Magazines

Điều đặc biệt về giáo sư giành giải thưởng Fields trẻ nhất nước Đức

Điều đặc biệt về giáo sư giành giải thưởng Fields trẻ nhất nước Đức

Giáo sư Peter Scholze(30 tuổi )đến từ nước Đức vừa giành giải thưởng Fields tại Đại hội toán học quốc tế. Anh cũng trở thành một trong những người đoạt huy chương trẻ nhất thế giới từ trước đến nay

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Hôm nay, tôi đăng bức ảnh chụp trước giờ giãn cách tại “resort” của chúng tôi, trường ĐH Bách Khoa, thay vì những bài ảnh Sài Gòn vắng lặng tôi chụp, vì chúng nhìn buồn quá.

Sân cỏ này vốn lúc nào cũng nhộn nhịp những trận bóng, những sự kiện đông đúc, nhưng nay chỉ tôi và cô gái cùng phòng đi cách nhau đến vài mét, chân trần chạy trên đám cỏ mới cắt, hít hà không khí thoáng đãng đầy mùi cỏ thơm nồng nàn. Nhiều khi cũng không thể ngờ, việc giản đơn như được “hít thở thoái mái” hóa ra cũng là một đặc ân, không khẩu trang không tấm chắn, lại đượm mùi cỏ tươi ngọt ngào…

Mấy tuần nay, đầu tôi lúc nào cũng ăm ắp cảm xúc và suy nghĩ, nhưng lại chẳng muốn viết gì, có lẽ im lặng cũng là cách biểu đạt cảm xúc hay trong thời điểm này, khi xung quanh ai cũng dễ tổn thương, dễ tranh cãi, dễ buồn...

{keywords}

Nhìn lại sinh viên của chúng tôi, khi xem hồ sơ xét trợ cấp, chúng tôi cũng bàng hoàng nhận ra nhiều em vốn xưa giờ tự lo phí sinh hoạt bằng cách làm gia sư, chạy bàn, phụ tiệc cưới…nay thậm chí không còn tiền để ăn. Mọi sự diễn ra ở Sài Gòn nhanh hơn bất kể nơi nào khác, bởi đặc tính đô thị, bởi thói quen, văn hóa sống và cả áp lực của một thành phố lớn.Hôm nọ, tôi nhờ bạn chở một vòng bằng “xe hơi” để ngắm Sài Gòn sau gần 2 tháng cung đường chỉ gói trường và nhà. Tôi thảng thốt nhận ra Sài Gòn thực sự đang thương tổn, chi chít những con đường giăng dây cách ly kéo dài, những cửa hàng trả mặt bằng san sát, những khu phố bán buôn sầm uất nay đìu hiu, xe cứu thương và bóng áo xanh bảo hộ liên tục gặp trên đường.

Hôm nọ, hai đứa con tôi than vãn rằng chúng nó xui quá, lớn lên gặp ngay đại dịch, không được đi nhà hàng, đi du lịch trên rừng dưới biển, không được về Hà Nội ăn uống đi chơi với ông bà ngoại…Tôi nói với các con tôi rằng con ơi, chẳng ai mà có trọn vẹn một cuộc đời không gặp những khó khăn cả.

Những gì các con đang nghĩ là khó khăn, còn đầy đủ hơn tuổi thơ thời bao cấp thiếu thốn của mẹ, sướng gấp nhiều nhiều lần thời của ông bà - cả thanh xuân trong thời chiến tranh, vất vả, sợ hãi, thậm chí đói khổ và đầy bất trắc.

Nhưng rồi ai cũng phải vượt qua, phải có ý chí cố gắng, thậm chí phải biết chấp nhận, vì nhiều thứ cố gắng rồi chưa chắc được đền đáp như ý vì cuộc sống đâu chỉ vận hành theo cách riêng ta, còn phụ thuộc cả một hệ thống xã hội, nhiều khi phụ thuộc cả may rủi.

Cách ta có thể làm chỉ là chăm chỉ và kiên nhẫn và thích nghi, chăm chỉ ngay cả khi đang yên ổn để lúc khó khăn thì có tích trữ, kiên nhẫn với mục tiêu trong mọi hoàn cảnh và phải biết thích nghi, đơn giản như những thứ xưa nay có thể nhờ dịch vụ thì nay hãy xoay xở tự làm mà không than vãn.

Việc gì rồi cũng qua, nhưng qua như thế nào, nhiều khi là do chính mình quyết định, vậy thôi. Sài gòn tối qua như đêm 30 kỳ lạ, hối hả mua sắm, vội vã đong đếm để trở về nhà trước giờ giãn cách… 9h tối nhiều nhà bắt đầu đóng cửa, karaoke, chả biết 12h đêm có “1,2,3 zô” không nữa…

Nhưng sáng nay, 7h rồi mà tôi nghỉ nghe thấy tiếng chim hót, không tiếng rao, tiếng còi xe tíu tít, có lúc vang lên tiếng xe cấp cứu... bỗng tôi thấy rưng rưng, có lẽ Sài Gòn thực sự nghỉ ngơi. Bình tĩnh nhé thành phố của tôi, rồi sẽ dần dần hồi sinh!

PGS. TS Bùi Mai Hương
(Giảng viên trường ĐH Bách Khoa TP.HCM)

Độc giả gửi bài viết về bandoisong@vietnamnet.vn. Ý kiến của bạn có thể không trùng với quan điểm của VietNamNet. Xin chân thành cảm ơn

'Chúng mình tạm thời xa nhau nhưng tâm hồn cứ nghĩ về nhau'

'Chúng mình tạm thời xa nhau nhưng tâm hồn cứ nghĩ về nhau'

Sự sẻ chia về tinh thần lúc này là cần thiết, nếu mình không thể làm được gì nhiều. Nhưng hơn hết, mỗi người hãy tự chăm sóc cho bản thân mình.

" alt="Có lẽ Sài Gòn thực sự nghỉ ngơi..." width="90" height="59"/>

Có lẽ Sài Gòn thực sự nghỉ ngơi...

{keywords}Valérie Bacot - nạn nhân của vụ bạo hành nổi tiếng nước Pháp

Câu chuyện cuộc đời Bacot đã được ghi lại trong cuốn sách “Chuyện của Bacot: Ai cũng biết” do cô tự viết, được nhà xuất bản Fayard xuất bản. Cuốn sách dài 198 trang khiến người đọc ám ảnh về bi kịch của cô bé có người mẹ nghiện rượu, người cha bỏ đi biệt tích và bị bố dưỡng cưỡng hiếp năm 12 tuổi. Vào thời điểm đó, Bacot không biết ông ta đã làm gì mình. Cô chỉ nhận ra sau một tiết học môn Sinh học ở trường.

Polette bị bỏ tù vì tội loạn luân năm 1995 nhưng được ra tù sau 3 năm và tiếp tục cưỡng hiếp Bacot. “Không ai cảm thấy kỳ lạ khi Daniel quay lại sống với chúng tôi như chưa có chuyện gì xảy ra. Mọi người đều biết nhưng không ai nói gì”.

Một ngày nọ, cô nghe thấy mẹ mình nói: “Tôi không quan tâm miễn là con bé không mang thai”.

Và năm 17 tuổi, Bacot mang thai. Polette đã đưa cô tới một căn hộ để làm vợ hắn. Ba đứa con ra đời sau đó cùng với những trận đòn hằng ngày.

Bacot cho biết cô và bọn trẻ phải sống trong sợ hãi. Hắn từng đánh gãy mũi cô, dùng búa đập vào đầu cô, không cho cô nói chuyện với bất kỳ ai khi đi mua sắm và cho bạn bè, người thân theo dõi cô…

Sau đó Polette quyết định nghỉ hưu và bắt Bacot làm gái điếm. Cô nhớ lại, cô con gái út từng tìm thấy một tấm thẻ mà Polette tự làm và hỏi “gái bán dâm” nghĩa là gì.

Polette dụ Bacot vào phía sau xe hơi, nơi anh ta đã trang bị một tấm nệm, sau đó theo dõi cô và khách hàng quan hệ, ra lệnh cho cô qua tai nghe. Nếu Bacot không làm theo yêu cầu, cô sẽ bị đánh.

Trong một lần bị khách hàng cưỡng hiếp, cô đã lấy khẩu súng lục mà Polette giấu trong xe để bắn anh ta.

“Đây là một người phụ nữ đã bị hủy hoại và tàn phá, không chỉ bởi thiếu thốn tình mẫu tử, những lần hãm hiếp, những trận đòn, sự gièm pha, bán dâm, mà trên hết là bởi sự thờ ơ của xã hội” - luật sư của Bacot viết trong lời nói đầu.

“Ngay từ khi còn nhỏ, cô ấy đã phải trải qua những điều khủng khiếp mà không ai, kể cả những người thân cận, thèm để mắt tới. Họ phớt lờ sự đau khổ của cô ấy”.

Dự kiến, trong phiên tòa, các công tố viên sẽ lập luận rằng hành động của Bacot đã được tính trước. Trong cuốn sách, Bacot nói rằng cô sợ Polette đang lên kế hoạch lạm dụng đứa con gái tuổi “teen”. Cô tự nhủ với chính mình rằng: ‘Chuyện này phải dừng lại’”. Các luật sư được cho là sẽ biện hộ cho Bacot bằng cách nói rằng cô bắn chồng vì “đây là vấn đề sống còn”.

“Đây là người phụ nữ đã bị bạo hành cả cuộc đời. Anh ta kiểm soát mọi thứ và đây là cách duy nhất để cô tự giải thoát”.

Trong cuốn sách, Bacot nói rằng cô thường được hỏi tại sao không bỏ chồng. “Tôi nghĩ, nếu bạn chưa sống cuộc sống như thế này thì thật khó để hiểu được. Khi cuộc sống hằng ngày của bạn là một chuỗi những trận đòn, những lời đe dọa, lăng mạ, sỉ nhục, bạn sẽ không nghĩ được gì nữa… Bạn bị tẩy não. Bạn nghĩ rằng mọi thứ anh ta nói là đúng. Bạn nghĩ vấn đề là ở bạn chứ không phải do anh ta, rằng bạn xứng đáng với mọi thứ phải nhận”.

Janine Bonaggiunta - một trong 2 luật sư của Bacot, người chuyên về các vụ bạo hành gia đình, cho rằng, có một sức ì trong xã hội về việc giúp phụ nữ và trẻ em thoát ra khỏi những kẻ bạo hành.

“Khi tôi nghe câu chuyện này, suy nghĩ đầu tiên của tôi là chuyện này bắt đầu từ một cô bé không được giúp đỡ, nạn nhân của bạo lực mà cha mẹ là kẻ đồng lõa. Cô ấy đã giết hắn ta nhưng cô ấy không phải là kẻ giết người. Cô ấy là nạn nhân”.

Phiên tòa của Bacot dự kiến sẽ kéo dài 1 tuần.

Đăng Dương(Theo The Guardian)

Vụ 'võ sư' đánh vợ dã man: Con trẻ bị ảnh hưởng thế nào từ bạo lực?

Vụ 'võ sư' đánh vợ dã man: Con trẻ bị ảnh hưởng thế nào từ bạo lực?

Theo một số chuyên gia tâm lý khi trẻ nhìn thấy bố đánh mẹ, sau này, các bé có thể tái hiện tình huống bạo lực. Có những em sẽ co lại như người mẹ hoặc hung bạo như bố.

" alt="Cha dượng lấy con gái riêng làm vợ, bắt bán dâm" width="90" height="59"/>

Cha dượng lấy con gái riêng làm vợ, bắt bán dâm