Nhận định, soi kèo Pharco vs Zamalek, 21h00 ngày 11/2: Khó tin cửa trên
本文地址:http://member.tour-time.com/news/632b399288.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Kèo vàng bóng đá Celtic vs Bayern Munich, 03h00 ngày 13/2: Khó có bất ngờ
Tuy nhiên, thời gian cụ thể của dự định trên vẫn chưa được ông McAfee đưa ra. Trước đây, đã có lần McAfee nói với hãng tin Bloomberg rằng ông sẽ "lột mặt nạ" của Nakamoto "trong vòng 1 tuần", nhưng đã hoãn lại.
Danh tính thực sự của Nakamoto - "bí danh" của một người hoặc nhóm người - vốn là một đề tài tranh cãi trong những năm gần đây. Có nhiều giả thuyết được đưa ra, trong đó có giả thuyết cho rằng người tạo ra Bitcoin đã chết.
Tuy nhiên, mấy ngày gần đây, ông McAfee nói Nakamoto là một người đàn ông đang sống ở Mỹ.
"Tôi đã nói chuyện với ông ta, và ông ta không lấy gì làm vui với ý định của tôi về tiết lộ danh tính của ông ta", ông McAfee nói.
Tính cách có phần ngông cuồng và bốc đồng của McAfee đã phủ bóng lên quá khứ từng là một nhà tiên phong về phần mềm diệt virus của ông. Không ai dám chắc liệu có đúng ông biết đích xác Nakamoto là ai - một bí mật mà nhiều người đã cố gắng làm sáng tỏ nhưng thất bại.
Tuy nhiên, ông McAfee nói rằng cả đời ông đã làm công việc theo dấu các hacker (các nhà tấn công mạng), nên ông rất phù hợp với việc xác định danh tính Nakamoto. "Mọi người đã quên mất rằng tôi là một chuyên gia công nghệ. Tôi là một trong những người giỏi nhất", ông nói.
McAfee thành lập công ty an ninh mạng McAfee Associates vào năm 1987, và từ đó đến nay, công ty này đã nhiều lần đổi chủ. McAfee bị cho là có dính líu đến một vụ án giết người ở Belize, và nhà chức trách Mỹ đang tìm cách dẫn độ ông từ Bahamas.
Theo McAfee, việc ông tiết lộ danh tính Nakamoto có thể khiến ông trở thành mục tiêu của các vụ kiện tụng, cản trở nỗ lực của ông để tránh bị dẫn độ về Mỹ. "Tôi không thể liều được, tôi sẽ đợi", ông viết trên Twitter.
Những năm gần đây, McAfee đầu tư nhiều vào tiền ảo và quảng áo tiền ảo có thu phí thông qua các dòng trạng thái trên mạng xã hội Twitter.
Nếu Nakamoto còn sống, thì giá Bitcoin có thể có biến động mạnh. Nakamoto được cho là người nắm giữ nhiều Bitcoin nhất, có thể lên tới 1 triệu đồng Bitcoin, trong tổng số 17,6 triệu đồng Bitcoin đang lưu thông. Số Bitcoin như vậy có trị giá 5,6 tỷ USD ở mức giá hiện tại.
Do số Bitcoin mà Nakamoto được cho là nắm giữ đã không có sự xê dịch nào trong suốt 10 năm qua, nên nhân vật này bị cho là đã chết.
Nhưng nếu Nakamoto vẫn còn sống, số Bitcoin này sẽ đến lúc được tung ra thị trường, gây sức ép mất giá lên đồng tiền ảo này.
">“Đại gia” an ninh mạng quyết 'lột mặt nạ' người sinh ra Bitcoin
Ngành hàng tiêu dùng nhanh ưu tiên tuyển dụng nhân sự có kỹ năng số hóa
Cách tạo lời nhắc gọi lại trên iPhone
Bước 1: Để cài đặt lời nhắc gọi lại, bạn bấm nút Remind me (Nhắc tôi) xuất hiện ở màn hình cuộc gọi đến.
![]() |
Bước 2: Các tùy chọn về thời điểm bạn muốn được nhắc nhở gọi lại sẽ xuất hiện ở dưới cùng của màn hình. Bạn có thể đặt lời nhắc trong một giờ nữa, khi bạn rời khỏi vị trí hiện tại... Chọn tùy chọn mong muốn để từ chối cuộc gọi, đồng thời đặt lời nhắc gọi lại cho người này sau.
![]() |
Bước 3: Vào thời điểm hoặc vị trí đã chỉ định, bạn sẽ nhận thông báo nhắc nhở từ ứng dụng Reminders (Lời nhắc) về việc gọi lại cho những người bạn đã từ chối cuộc gọi.
![]() |
Bước 4: Danh sách các lời nhắc sẽ xuất hiện trong phần Scheduled (Lịch dự kiến) của ứng dụng Reminders (Lời nhắc).
![]() |
Sau khi bạn đã gọi lại cho người nào đó, bạn hãy quay lại ứng dụng Reminders (Lời nhắc), và đánh dấu chọn vào lời nhắc tương ứng để đánh dấu hoàn thành.
![]() |
Cài đặt lời nhắc gọi lại khi nhận cuộc gọi có thể giúp bạn ghi nhớ những cuộc gọi quan trọng cũng như duy trì mối quan hệ tốt đẹp với gia đình và bạn bè.
Ca Tiếu (theo iPhone Hacks)
Nếu bạn là tín đồ phim điện ảnh, chắc hẳn bạn đã không ít lần bắt gặp cảnh diễn viên hô mưa, gọi gió, tạo tia sét, tạo ra lửa bằng tay không...
">Cách tạo lời nhắc gọi lại trên iPhone
Nhận định, soi kèo Barracas Central vs Central Cordoba, 03h45 ngày 12/2: Thắng lợi thứ ba
Tech Armor Complete Cleaning Kit
Với mức giá phải chăng chỉ 10 USD (khoảng 230 nghìn đồng) nhưng bộ dụng cụ vệ sinh của Tech Armor vẫn được chuyên trang mua sắm Best (Mỹ) đánh giá cao bởi vừa rẻ lại vừa tốt. Bộ sản phẩm này gồm 2 chai dung dịch làm sạch, 2 miếng vải sợi nhỏ và 20 tấm khăn lau tay làm sạch. Thiết bị điện tử của bạn sẽ luôn sạch sẽ và sáng lấp lánh sau khi được vệ sinh bằng khăn và dung dịch chuyên dụng kèm theo. Đặc biệt, dung dịch làm sạch này còn không chứa các chất có hại cho sức khỏe như cồn hay amoniac.
Whoosh! Screen Cleaner
Dung dịch làm sạch không mùi từ Whoosh an toàn cho tất cả các loại màn hình và cả người dùng. Sản phẩm sở hữu công nghệ polyme mới, phủ một lớp màng nano lên màn hình sau khi lau và ngăn không cho bụi, mồ hôi...làm bẩn màn hình. Thêm vào đó, miếng vải lau đi kèm có khả năng kháng khuẩn và đảm bảo rằng màn hình máy tính và điện thoại của bạn sẽ lại sáng bóng như mới. Chỉ cần chi ra 17 USD (khoảng 380.000 đồng) là bạn sẽ sở hữu ngay 2 chai dung dịch Whoosh, 1 chai lớn 100 ml và 1 chai mini bỏ túi 8 ml.
ZEISS Mobile Screen Wipes
Khăn lau màn hình chuyên dụng ZEISS sẽ giúp bạn loại bỏ dấu vân tay và mỡ bám dai dẳng trên màn hình điện thoại, máy tính bảng hay camera. Người dùng chỉ cần lấy khăn và lau nhẹ là những vệt bẩn cứng đầu đã biến mất mà hoàn toàn không gây hư hại cho màn hình thiết bị. Tuy nhiên loại khăn này chỉ sử dụng 1 lần và giá của nó là 8 USD (khoảng 180.000 đồng) cho hộp 30 chiếc khăn.
iKlear iK-26K Complete Cleaning Kit
IKlear được coi là một trong những sản phẩm làm sạch màn hình tốt nhất dành cho những thiết bị của Apple. Combo này khá khủng khi bao gồm 2 chai dung dịch dạng xịt, bốn tấm vải lau kháng khuẩn kích thước khác nhau và thêm 12 tấm khăn lau nhỏ dành riêng cho màn hình điện thoại. Tuy nhiên, iKlear kit hiện có mức giá khá đắt so với các sản phẩm khác trên thị trường là 30 USD (khoảng 675.000 đồng).
Screen Mom Cleaner Kit
Thêm một đề xuất hữu ích cho các fan công nghệ, đó là bộ phụ kiện vệ sinh màn hình bao gồm 1 chai dung dịch Screen mom và 1 tấm khăn vải sợi nhỏ có kích thước lớn. Theo như thông tin từ nhà sản xuất thì mỗi chai có thể dùng lau khoảng 1.600 lần, đối với điện thoại chỉ cần xịt 1 lần trước khi lau là sẽ sạch bóng như gương. Bộ sản phẩm đã được thử nghiệm trên hầu hết các sản phẩm điện tử nổi tiếng thậm chí dùng để lau kính cũng mang lại kết quả không hề tồi. Sản phẩm này có giá 17 USD (khoảng 380.000 đồng).
Windex Electronics Wipes
Hãng Windex đã mang tới một giải pháp làm sạch hoàn hảo cho màn hình của các thiết bị công nghệ. Bạn không cần xịt bất kì loại dung dịch vệ sinh vào khăn bởi chúng đã được tẩm sẵn chất làm sạch chuyên dụng. Mỗi chiếc khăn sẽ quét sạch lớp bụi li ti trên màn hình của tất cả các thiết bị điện tử, không còn chút tì vết bóng mờ nào. Hiện sản phẩm đang được bán với mức giá 14 USD (khoảng 315.000 đồng) cho bộ 3 gói 25 khăn lau.
MagicFiber Cleaning Cloths
Khăn lau Magic Fiber được làm từ vải sợi micro fiber siêu nhỏ. Nó cực kì mềm mịn và rất hiệu quả trong việc làm sạch màn hình thiết bị điện tử rồi cả lens máy ảnh, mắt kính nữa. Màn hình của bạn sẽ sạch trong nháy mắt mà không cần thêm dung dịch phụ trợ. Sản phẩm này nhận được mức điểm đánh giá đặc biệt cao trên Amazon là 4,8/5 sao từ hơn 10.000 khách mua hàng. Chỉ cần chi ra 6 USD (khoảng 125.000 đồng) bạn sẽ có ngay hai chiếc khăn thần thánh này,1 chiếc tại nhà và 1 chiếc luôn đặt trong túi xách để có thể lau màn hình ở bất cứ nơi đâu.
Endust Pop-Up Wipes
0
Trong danh sách này, khăn lau Endust là sản phẩm rẻ bậc nhất khi chỉ có giá 6 USD (khoảng 135.000 đồng) cho 70 chiếc khăn. Đây cũng là loại khăn lau màn hình đang bán chạy nhất trên Amazon. Mỗi chiếc khăn giấy đã được làm ẩm sẵn bằng dung dịch chuyên dụng có sẵn. Màn hình sẽ khô ngay sau khi lau mà không để lại dấu vết gì. Thêm vào đó, người dùng cũng có thể thoải mái sử dụng loại khăn này bởi nó không hề chứa chất làm mòn hay có hại khác.
Theo GenK
">Những phụ kiện vệ sinh màn hình lợi hại, sạch bong không còn vết bẩn
Lịch thi vào lớp 10 năm 2019 ở Thanh Hóa
Tranh cãi với nghệ sĩ Thanh Lam. Hăm dọa đồng nghiệp Quang Lê. Xúc phạm cố nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9. Ký tên lên tranh. Và gần đây nhất là hung hăng chửi bới trên trang cá nhân.
Đây không phải là lần đầu tiên Đàm Vĩnh Hưng có những thái độ và hành xử khiến dư luận bức xúc. Không thể không hỏi vì sao “ông hoàng nhạc Việt” vẫn chưa chùn bước sau rất nhiều phát ngôn gây tranh cãi như vậy.
Tất nhiên, có người “ném đá” cách hành xử của ca sĩ này thì cũng sẽ có người bênh vực. Phía ủng hộ có thể cho rằng Đàm Vĩnh Hưng văng tục, chửi bậy trong lúc nóng giận vì bị khiêu khích trước. Thế nhưng, chính khi không giữ nổi bình tĩnh lại là lúc con người bộc lộ rõ nhất tính cách bên trong của mình.
Trong vụ lùm xùm lời qua tiếng lại trên mạng xã hội giữa bà Lê Hoài Anh và Đàm Vĩnh hưng, tất cả đều sai. Người sai đầu tiên là bà Hoài Anh khi đăng bức ảnh với chú thích dễ gây hiểu nhầm là ông Nguyễn Hữu Linh - người vừa bị khởi tố vì sàm sỡ bé gái trong thang máy - và Đàm Vĩnh Hưng có quan hệ thân thiết với nhau. Mở comment cho cộng đồng mạng dùng lời lẽ nặng nề với Đàm Vĩnh Hưng thì bà Hoài Anh cũng không thể vô can.
Tại sao nỗ lực để xây dựng cho mình một hình ảnh đẹp đẽ trên màn ảnh, sân khấu, truyền thông rồi lại tự tay hủy hoại nó chỉ vì một phút nóng nảy?
Thế nhưng, “ông hoàng nhạc Việt” sai nhiều hơn. Nam ca sĩ có quyền lên tiếng, nhưng thái độ, lời lẽ cũng đã sai. Có lẽ anh chỉ cần nhắn tin riêng để hai bên giải quyết văn minh, thay vì đẩy mọi chuyện đi xa hơn bằng status thứ 2.
Nếu chỉ căn cứ vào một hai câu chuyện để kết luận về con người Đàm Vĩnh Hưng là không đúng. Tuy nhiên, nói về phần tính cách bộc lộ, rõ ràng có nhiều chuyện để bàn.
Bản thân bên trong con người nghệ sĩ này có mầm mống của sự hung hăng. Với những người có bản chất hiền lành và văn minh, cho dù có bất cứ điều gì xảy ra, phản ứng mà họ bộc phát ra ngoài sẽ theo kiểu khác, không hề giống Đàm Vĩnh Hưng.
Sự xuất hiện của phát ngôn và cách hành xử như thế trong bối cảnh mạng xã hội ở Việt Nam gần đây xuất hiện nhiều chủ đề tranh luận gay gắt và thiếu văn minh là rất nguy hiểm.
Tại sao nỗ lực để xây dựng cho mình một hình ảnh đẹp đẽ trên màn ảnh, sân khấu, truyền thông rồi lại tự tay hủy hoại nó chỉ vì một phút nóng nảy?
Với người được đám đông gán cho cái danh nghệ sĩ, có nên mang tiền bạc, danh vọng, số lượng người tung hô mình ra làm thước đo văn hóa?
Và có hay không sự ảo tưởng một cách kệch cỡm về sự nổi tiếng, tự cho phép bản thân đặt mình ra ngoài mọi chuẩn mực xã hội, để từ đó phát ngôn bừa bãi và hành xử theo bản năng?
Cái giá của sự nổi tiếng là phải đánh đổi quyền riêng tư và quyền hành xử, phát ngôn theo bản năng.
Nam diễn viên Kirk Cameron, người từng được hai đề cử Quả cầu vàng, từng khẳng định: Người nổi tiếng hay bất cứ ai nhận được sự quan tâm đặc biệt của công chúng phải chấp nhận các tiêu chí đánh giá cao hơn, đặc biệt là về đạo đức.
“Không phải là người hoàn hảo nhưng tôi luôn cố gắng cẩn trọng nhất có thể với những phát ngôn của mình. Bởi chỉ một lời nói ‘hớ’ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực không ai mong muốn”, Cameron nhấn mạnh.
Trong cuộc sống thường nhật, người bình thường đã phải soi chiếu vào các chuẩn mực pháp luật, đạo đức, văn hóa để biết mình được nói và làm gì. Ba quy chuẩn đó tạo thành cái phông văn hoá của mỗi người.
Cái giá của sự nổi tiếng là sự đánh đổi quyền riêng tư và quyền hành xử, phát ngôn theo bản năng.
Đối với người nổi tiếng, phải nghĩ thêm là khi có phát ngôn, hành động nào không đúng chuẩn mực thì điều đó có thể không chỉ làm ảnh hưởng đến người thân mà còn cả một số lượng lớn người hâm mộ đang nhìn vào mình như một hình mẫu để học theo.
Sự tung hô của số đông mang đến cho người nổi tiếng tiền bạc và danh vọng. Ai có văn hóa, trách nhiệm đều phải biết nhìn vào đó để hiểu rằng: Tôi có ngày hôm nay là do nỗ lực của bản thân; nhưng hào quang đang được chiếu sáng đẹp đẽ hơn là nhờ đám đông hâm mộ.
Bất cứ người nổi tiếng nào khi hành xử hay phát ngôn gì luôn phải nghĩ đến người hâm mộ, xa hơn là những nhãn hàng đang hợp tác và coi mình là hình ảnh. Một nghệ sĩ có văn hóa, học thức thì luôn ý thức rất rõ về sự ảnh hưởng và vai trò dẫn dắt đám đông của mình.
Có châm ngôn: “Không làm được điều gì tử tế thì tốt nhất là nên im lặng”. Những người nổi tiếng khác dường như cũng đang nhìn vào sự dễ dãi của mạng xã hội để xây dựng hình ảnh và “thương hiệu” của mình bằng cách phát ngôn gây sốc hay livestream văng tục. Điều này sẽ rất nguy hiểm cho cả bản thân người nổi tiếng đó và cả cộng đồng, xã hội.
Người bình thường đã không thể dùng luận điểm “ai sao tôi vậy” để sa vào những cuộc tranh cãi bừa bãi, vô bổ trên mạng xã hội. Người nổi tiếng lại càng không. Điều đó có khác gì việc ra đường thấy người ta vứt rác đầy thì mình cũng tiện tay quăng vào rồi nói: “Ai cũng đều như thế mà”.
Bên cạnh đó, cũng không thể bỏ qua trách nhiệm của cộng đồng, nhất là người hâm mộ. Vì không có sự tung hô thì làm sao người nghệ sĩ có thể ảo tưởng? Ảo tưởng xuất phát từ thước đo lệch chuẩn, đem sự hào nhoáng, tung hô ra để đo. Ai đã là “ông hoàng” hơn ai?
Con người chỉ thay đổi bản thân khi nhìn thấy tác hại, hậu quả. Người nổi tiếng cũng không ngoại lệ. Nếu người của công chúng vẫn cứ tiếp tục hay chưa chịu điều chỉnh hành vi, phát ngôn lệch chuẩn, đó là vì xã hội, cộng đồng, người hâm mộ, nhãn hàng, truyền thông chưa cho họ thấy hậu quả. “Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời”.
Từ phía cộng đồng và người hâm mộ, việc chọn lên tiếng không ủng hộ hay tẩy chay nhãn hàng người nổi tiếng đó làm đại diện sẽ tuỳ theo mức độ vụ việc. Nhưng khi người của công chúng ngồi xổm lên những quy chuẩn xã hội, đạo đức và văn hóa, sử dụng quyền từ chối ủng hộ rõ ràng văn minh hơn việc dùng lời lẽ mạt sát nhau, “hòn bấc ném đi hòn chì ném lại”.
Văn hóa có thước đo riêng, không phải dựa vào số tiền bạn có hay số lượng người hâm mộ, theo đuổi, tung hô.
Ngay cả trẻ con cũng biết ai đánh mình thì mình đánh lại, ai mắng mỏ mình thì mình cũng đáp trả lại. Thế nhưng, nếu chỉ nghĩ quyền lực chỉ nằm ở cái miệng hay nắm đấm thì hơi lệch lạc. Không thể tự hạ thấp mình bằng việc lấy cái sai này để chống lại cái sai khác.
Nghệ sĩ là một cụm từ cao quý và rất khó để đạt được. Cho dù dễ dàng đạt được danh xưng đó bằng việc nhiều người gán cho mình thì cũng đừng tự kéo hạ thấp nó xuống mà phải tự nâng lên một tầm cao mới.
Khi một nghệ sĩ hay người của công chúng có những hành xử chưa đúng hay phát ngôn vô văn hoá, chúng ta hay thường dùng từ “vạ miệng” hay “tai nạn” để miêu tả. Không, đó thường không phải là “tai nạn” nào cả.
Đó là khi chiếc mặt nạ của một người cố chứng tỏ mình có văn hoá cao bị rớt xuống. Và do vậy, không thể giải quyết vấn đề bằng cách mang băng keo hay lấy dây để gắn chặt chiếc mặt nạ trở lại. Cách duy nhất là bỏ chiếc mặt nạ ra và nâng cấp phông văn hoá của chính mình.
Văn hóa không phải thứ muốn là có ngay mà phải tích lũy theo thời gian. Văn hóa có thước đo riêng, không phải dựa vào số tiền bạn có hay số lượng người hâm mộ, theo đuổi, tung hô.
Nếu cứ vin vào tiền hay người hâm mộ để tự cho là mình có văn hóa thì sớm muộn gì một ngày nào đó, chiếc mặt nạ kia sẽ lại bị rơi xuống.
">Đàm Vĩnh Hưng bốp chát trên mạng và phông văn hoá của người nổi tiếng
友情链接