您的当前位置:首页 > Nhận định > Chương trình Giáo dục Phổ thông mới: Giải quyết 4 vấn đề của các môn tích hợp 正文

Chương trình Giáo dục Phổ thông mới: Giải quyết 4 vấn đề của các môn tích hợp

时间:2025-01-18 15:42:43 来源:网络整理 编辑:Nhận định

核心提示

Thời gian qua đã có nhiều ý kiến băn khoăn về các môn tích hợp trong Chương trình Giáo dục Phổ thôngtrận đấu inter miamitrận đấu inter miami、、

Thời gian qua đã có nhiều ý kiến băn khoăn về các môn tích hợp trong Chương trình Giáo dục Phổ thông mới. VietNamNet xin giới thiệu bài viết của PGS.TS. Bùi Mạnh Hùng (Điều phối viên chính của Ban Phát triển Chương trình Giáo dục Phổ thông) "đối thoại" với các giáo viên về vấn đề này.

Dưới đây là bài viết của PGS.TS. Bùi Mạnh Hùng.

Trong chương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam,ươngtrìnhGiáodụcPhổthôngmớiGiảiquyếtvấnđềcủacácmôntíchhợtrận đấu inter miami định hướng tích hợp trước hết được thể hiện ngay trong nội bộ một môn học, chẳng hạn trong chương trình môn Ngữ văn sẽ có sự tích hợp giữa các kỹ năng đọc, viết, nói và nghe; tích hợp giữa kiến thức văn học và kiến thức tiếng Việt trong quá trình dạy học các kỹ năng này.

{ keywords}

Điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông lần này là có một số môn tích hợp ở trung học cơ sở, đó là môn Lịch sử và Địa lý và môn Khoa học tự nhiên (Ảnh: Đinh Quang Tuấn)

Tuy nhiên, trong giai đoạn công bố chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, “tích hợp liên môn” gây nhiều chú ý hơn vì xuất hiện một số môn học mới. 

Trong chương trình cấp tiểu học hiện hành, các môn Tự nhiên và Xã hội ở các lớp 1, 2, 3; môn Lịch sử và Địa lý, môn Khoa học ở các lớp 4, 5 vốn đã có tính tích hợp. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, tính tích hợp trong những môn học này sẽ thể hiện rõ nét hơn thông qua các chủ đề chung giữa các “phân môn”. 

Điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông lần này là có một số môn tích hợp ở trung học cơ sở, đó là môn Lịch sử và Địa lý và môn Khoa học tự nhiên. Khác với các môn tích hợp ở tiểu học, hai môn tích hợp ở trung học cơ sở gây nhiều băn khoăn, xoay quanh những vấn đề như: 

1) Tích hợp các môn truyền thống thành một môn thì có phải vẫn có 2 hoặc 3 chương trình và những cuốn sách giáo khoa riêng rẽ hay không? 

2) Một giáo viên dạy toàn bộ môn tích hợp hay mỗi giáo viên dạy một phân môn: Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học? 

3) Các môn vốn chẳng có gì chồng chéo, giao thoa nhau thì vì sao phải tích hợp thành một môn, tích hợp kiểu đó nhằm giải quyết vấn đề gì? 

4) Kiểm tra, đánh giá thế nào?

Chỉ có một chương trình duy nhất

Trước hết, xin khẳng định, môn Khoa học tự nhiên cũng như Lịch sử và Địa lý ở trung học cơ sở chỉ có một chương trình duy nhất. Việc biên soạn mỗi môn tích hợp như vậy thành một cuốn sách giáo khoa hay nhiều cuốn khác nhau là lựa chọn của các nhà xuất bản và tác giả sách giáo khoa; chương trình không quy định. 

Dù thế nào đi nữa thì các phân môn trong Khoa học tự nhiên cũng như trong Lịch sử và Địa lý không phải là sự lắp ghép cơ học. Trong chương trình của mỗi môn, các mạch nội dung cố gắng kết nối ở mức có thể để: tránh trùng lặp; kiến thức và kỹ năng của phân môn này giúp làm sáng rõ hơn kiến thức và kỹ năng của phân môn kia; giúp học sinh vận dụng các kiến thức, kỹ năng của từng phân môn để giải quyết các vấn đề đòi hỏi cách tiếp cận liên môn. 

Trong các mục tiêu trên, mục tiêu thứ ba là quan trọng nhất, đáp ứng yêu cầu của chương trình theo mô hình phát triển năng lực. Nếu chỉ học để biết kiến thức thì yêu cầu tích hợp không đặt ra. Theo cách đó thì cho dù mỗi phân môn do một giáo viên đảm nhiệm, sách giáo khoa in chung hay tách thành những cuốn riêng biệt thì giáo viên cũng cần biết trong cùng một lớp các phân môn khác đang dạy cái gì và biết khai thác các cơ hội để giúp học sinh vận dụng kiến thức và kỹ năng theo cách tích hợp để giải quyết vấn đề. 

Về tên gọi môn Lịch sử và Địa lý, ý tưởng ban đầu của Ban soạn thảo là có môn Khoa học xã hội ở trung học cơ sở bên cạnh môn Khoa học tự nhiên. Nhưng tên gọi “Khoa học xã hội” không phản ánh đầy đủ nội dung giáo dục về địa lý trong chương trình, vì bên cạnh nhiều nội dung thuộc khoa học xã hội, Địa lý còn một số nội dung có thể xếp vào khoa học tự nhiên. Ngoài ra, đúng như bạn đọc nói, việc gọi tên môn học là Khoa học xã hội có thể bị hiểu lầm là “xóa môn Lịch sử”. 

{ keywords}

Trong chương trình phổ thông mới, các phân môn trong Khoa học tự nhiên cũng như trong Lịch sử và Địa lý không phải là sự lắp ghép cơ học (Ảnh: Đinh Quang Tuấn)

Việc gọi tên các môn học không nhất thiết phải “đối xứng” theo cách như nhiều người vẫn nghĩ. Chương trình nước ngoài cũng đã có tiền lệ. Chẳng hạn, trong chương trình giáo dục phổ thông của tiểu bang Massachusetts (Mỹ) có môn Lịch sử và Khoa học xã hội (History and Social Science), California (Mỹ) có môn Lịch sử - Khoa học xã hội (History-Social Science) bên cạnh môn Khoa học (Science). Rõ ràng là những tên gọi này không được lôgic cho lắm. Nhưng người ta vẫn sử dụng, có lẽ vì muốn nhấn mạnh đặc thù của phân môn Lịch sử trong môn tích hợp. 

Tuy trong chương trình Giáo dục phổ thông mới, tên gọi là Lịch sử và Địa lý, chứ không phải Khoa học xã hội như dự kiến ban đầu, nhưng định hướng tích hợp, về cơ bản, không thay đổi. Vấn đề là tính chất tích hợp được thể hiện như thế nào và đến mức độ nào khi xây dựng chương trình môn học. Kết quả còn tùy thuộc vào sự kết nối giữa các chuyên gia xây dựng chương trình.

Giáo viên sẽ thích ứng được

Trong dự thảo chương trình môn Khoa học tự nhiên, nội dung chương trình được thiết kế thành các chủ đề lớn như vật chất, vật sống, năng lượng và sự biến đổi, Trái đất và bầu trời. Các kiến thức và kỹ năng Vật lý, Hóa, học, Sinh học đều được triển khai trong phạm vi những chủ đề khoa học này. 

Trong dự thảo chương trình môn Lịch sử và Địa lý, nội dung chương trình được thiết kế thành hai mạch tương đối độc lập, nhưng Ban soạn thảo cố gắng kết nối để giáo viên và học sinh thấy được mối liên hệ giữa lịch sử và địa lý thông qua việc tìm hiểu, khám phá các sự kiện trong thời gian và không gian. Tính chất tích hợp của môn học này còn được thể hiện qua một số chủ đề chung như Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long, Đô thị, Bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam, Khám phá các dòng sông lớn trên thế giới... 

Cách thiết kế nội dung chương trình như đã thuyết minh sơ lược trên đây sẽ tăng thêm cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức và kỹ năng theo cách tích hợp để giải quyết vấn đề. 

Một số chuyên gia, nhà giáo dục cho rằng dù không có môn học tích hợp thì trên thực tế nhiều giáo viên vẫn dạy học theo cách tích hợp. Đúng như vậy. Nhưng nếu được thiết kế từ ngay trong nội dung chương trình thì việc dạy học tích hợp sẽ rõ nét hơn, thuận lợi hơn, và trở thành yêu cầu bắt buộc. 

Tích hợp như vậy ban đầu có thể gây thắc mắc và khó khăn cho giáo viên, nhưng sau khi được tập huấn, hướng dẫn dạy học theo chương trình mới thì giáo viên sẽ thích ứng được, nhất là đối với những thầy cô đã tham gia thực nghiệm dạy học tích hợp trong thời gian qua. 

Trong tương lai, các cơ sở đào tạo giáo viên cần có chương trình đào tạo giáo viên dạy học môn tích hợp để một giáo viên có thể dạy toàn bộ môn Lịch sử và Địa lý, một hoặc hai giáo viên có thể dạy toàn bộ môn Khoa học tự nhiên.

Bài kiểm tra chung cho cả môn tích hợp

Về vấn đề kiểm tra, đánh giá thì cần có những khảo sát, thực nghiệm để lựa chọn phương án phù hợp nhất. 

Bước đầu, chúng tôi dự kiến khi hình thành môn tích hợp thì các bài kiểm tra, đánh giá định kỳ như kết thúc học kỳ hay năm học nên là bài chung cho cả môn tích hợp. Các câu hỏi trong bài thi sẽ thiên về kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng tích hợp kiến thức và kỹ năng để giải quyết vấn đề, không phải là ghép nối ba bài thi của ba phân môn thành một, nên bài thi sẽ không dài như một số thầy cô lo ngại. 

{ keywords}

"Khi hình thành môn tích hợp thì các bài kiểm tra, đánh giá định kỳ như kết thúc học kỳ hay năm học nên là bài chung cho cả môn tích hợp" -  PGS. TS Bùi Mạnh Hùng (Ảnh: Đinh Quang Tuấn)

Tổ bộ môn Khoa học tự nhiên cũng như tổ bộ môn Lịch sử và Địa lý ở trung học cơ sở cần có những sinh hoạt chuyên môn tổ bộ môn chung để từng bước làm quen với cách chấm các bài thi tích hợp. 

Ban đầu, dạy học tất cả các phân môn trong môn tích hợp thì khó, nhưng với việc tăng cường trao đổi, chia sẻ các ý tưởng giữa các phân môn với nhau thì việc chấm bài thi tích hợp không phải là vấn đề bất khả thi vì kiến thức ở trung học cơ sở không quá sâu. 

Riêng kiểm tra, đánh giá thường xuyên thì thực hiện theo từng phân môn và có trọng số điểm của từng phân môn theo quy định. 

Tài liệu tập huấn dạy học chương trình mới sẽ có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này và trao cho nhà trường, giáo viên quyền lựa chọn trên cơ sở hướng dẫn của Bộ GD- ĐT. 

Như vậy, nói nhà trường và giáo viên có quyền chủ động tổ chức dạy học và đánh giá các môn tích hợp không có nghĩa là để cho các cơ sở giáo dục “tự bơi”. Vì vậy, các nhà trường và thầy cô không nên quá lo lắng.

Các trường hợp “môn ghép” chứ không phải “tích hợp”

Cuối cùng, xin nói thêm về môn Nghệ thuật ở 3 cấp học cũng như môn Tin học và Công nghệ ở tiểu học. Đó không phải là những môn tích hợp mà chỉ là những môn học ghép: Ghép Âm nhạc và Mỹ thuật thành môn Nghệ thuật, Tin học và Công nghệ thành môn Tin học và Công nghệ vì các phân môn trong từng môn có mối liên hệ gần gũi với nhau, có thể được gọi bằng một tên chung như trong chương trình của nhiều nước, tuy vấn đề tích hợp rất khó đặt ra đối với những môn học này. 

Mỗi phân môn trong từng môn vẫn có chương trình riêng, sách giáo khoa riêng và giáo viên riêng (hoặc chung). Ghép lại trước hết để thuận lợi cho việc tổ chức dạy học. 

Môn Nghệ thuật cũng như Tin học và Công nghệ chỉ có 2 tiết/tuần (đối với những trường tiểu học chỉ học 1 buổi/ngày thì Tin học và Công nghệ chỉ 1 tiết/tuần). Việc coi đó là một môn sẽ giúp nhà trường có thể tổ chức dạy học Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, Công nghệ, mỗi phân môn 1 tiết/tuần và cũng có thể tổ chức dạy học 2 tiết/tuần theo cách luân phiên. 

Riêng với môn Nghệ thuật ở trung học phổ thông còn nhằm mục đích tạo sự cân bằng về lựa chọn môn học trong 3 nhóm môn: Nếu chọn môn Nghệ thuật để học trong 3 năm (lớp 10, 11, 12), học sinh cần phải chọn tiếp Âm nhạc hoặc Mỹ thuật. Ghép vào một môn giúp cho số lượng các môn học ở 3 nhóm được cân bằng (mỗi nhóm 3 môn) và thuận lợi cho việc tổ chức dạy học: Tùy vào điều kiện cơ sở vật chất và giáo viên mà mỗi trường có thể chỉ dạy Âm nhạc, Mỹ thuật hoặc có thể cả hai. 

Ngoài ra, việc đặt tên môn Nghệ thuật chung còn tạo điều kiện để phát triển chương trình. Sau này, khi nhà trường Việt Nam có điều kiện, môn Nghệ thuật có thể thêm một số phân môn khác như Kịch (Drama), Múa (Dance), Nghệ thuật truyền thông (Media Arts). Trong tương lai, ngay ở tiểu học và trung học cơ sở thì khả năng phát triển môn Nghệ thuật theo hướng đó cũng nên khai thác để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học.

PGS.TS. Bùi Mạnh Hùng(Điều phối viên chính của Ban Phát triển Chương trình Giáo dục Phổ thông)