Tin chuyển nhượng Chelsea 28
- HLV Conte đang muốn "lập cú đúp" chuyển nhượng trị giá 50 triệu bảng với hai tiền vệ bản địa là Oxlade-Chamberlain và Ross Barkley.
当前位置:首页 > Thể thao > Tin chuyển nhượng Chelsea 28 正文
- HLV Conte đang muốn "lập cú đúp" chuyển nhượng trị giá 50 triệu bảng với hai tiền vệ bản địa là Oxlade-Chamberlain và Ross Barkley.
标签:
责任编辑:Thời sự
Nhận định, soi kèo Santos de Guapiles vs Deportivo Saprissa, 9h00 ngày 28/3: Chủ nhà có điểm
Theo ông Lê Quốc Minh, các giám khảo đều đánh giá cao sự độc đáo và sáng tạo của đội ngũ thực hiện dự án và khẳng định rằng số báo đặc biệt của báo Nhân Dân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quan trọng, truyền tải thông tin về giai đoạn lịch sử của đất nước bằng cách thức mới mẻ và sáng tạo. Điều này giúp kết nối thế hệ trẻ với quá khứ, từ đó thu hút sự quan tâm của độc giả trẻ.
Trước đó, nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), báo Nhân Dân đã tổ chức đợt thông tin đặc biệt về sự kiện.
Điểm nhấn trong đợt thông tin đặc biệt về Chiến thắng Điện Biên Phủ là số báo Nhân Dân hàng ngày ra mắt ngày 7/5 được tăng thêm 12 trang, trong đó, 4 trang in toàn bộ bức tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủvới hơn 4.500 nhân vật.
Đây là bức tranh tái hiện quá trình đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, khơi lại nguồn cảm hứng sáng tạo và phục vụ việc giáo dục tuyên truyền tới nhân dân.
Bạn đọc có thể cắt các trang báo Nhân Dân số đặc biệt, ghép thành bức tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ, treo trong phòng khách, nơi công cộng hoặc chụp ảnh check-in trên mạng xã hội...
Hơn 200 bài báo đã đăng tải về các sự kiện liên quan đến công trình này. Và sau một tuần sự kiện lịch sử 7/5 trôi qua, nhu cầu sở hữu ấn phẩm này vẫn chưa dừng lại. Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản phụ san từ nguồn xã hội hóa để đáp lại sự mong mỏi của bạn đọc.
Chỉ trong một tuần, triển lãm tương tác tranh panorama Chiến thắng Điện Biên Phủcủa báo Nhân Dân diễn ra đồng thời tại Hà Nội và Điện Biên thu hút gần 30.000 người tham quan. Triển lãm trưng bày bức tranh panorama bao quanh hình tròn đường kính 5,5m, cao hơn 3m và trải nghiệm công nghệ thực tế tăng cường với mô hình 360 độ.
Chia sẻ với PV VietNamNet, hoạ sĩ Lương Xuân Đoàn - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam khẳng định: "Chúng tôi đánh giá đây là kỳ tích của các họa sĩ trẻ khi mang đến cho nền mỹ thuật đương đại Việt Nam một tác phẩm hết sức xứng đáng, khẳng định sự tôn vinh những chiến sĩ Điện Biên năm xưa và bộ đội Cụ Hồ".
Ảnh: BTC
Dự án tranh panorama Chiến thắng Điện Biên Phủ đoạt giải báo in thế giới
Ngay ngày đầu làm nhân viên chính thức, Hào đã được vợ ưu ái cho giao hàng ở khu chung cư vốn chỉ dành cho nhân viên uy tín làm việc lâu năm. Hào vô cùng bất ngờ, liên tục hỏi vợ làm thế nào có thể kiếm được công việc ngon như vậy cho chồng.
Trong khi đó, ngày đầu mở lại cửa hàng, Đào (Minh Thu) gặp nhiều trở ngại vì bé Sóc liên tục quấy khóc. Quý (Quang Minh) hỗ trợ vợ bế con và hỏi Đào đã cho con ăn chưa. Cô nói dối chồng đã cho Sóc ăn nhưng ngay lập tức bị nhân viên "bóc phốt". Quá sốt ruột, Đào đành xin lỗi khách để ra chăm sóc con. Cô giao lại việc cho Thơm (Trần Vân) dù nhân viên không hề có kinh nghiệm làm móng cho khách.
Ở diễn biến khác, Khánh (Minh Cúc) lên đồ đi ăn sinh nhật và bất ngờ khi thấy Trang vào bếp nấu món yêu thích cho chồng. "Sáng thấy hai vợ chồng vẫn mặt sưng với nhau mà đến tối đã chiêu đãi món chồng thích. Chị tạo điều kiện cho hai đứa đi ăn sáng, làm lành với nhau rồi à?", Khánh hỏi Trang.
Yên đã làm cách nào để kiếm việc ngon cho Hào? Trang làm lành với Nghiêm? Nhân viên của Đào có gây ra chuyện? Diễn biến chi tiếtSao Kim bắn tim Sao Hỏa tập 3 lên sóng VTV3 vào 21h40 tối nay.
Sao Kim bắn tim Sao Hỏa tập 3: Hào hoảng loạn khi đang lái xe thì gặp Nghiêm
Chiều tối 4/12, trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Văn Nguyên, Chủ tịch UBND xã Ea Rốk, xác nhận sự việc diễn ra trên địa bàn. Chủ nhân của tấm thiệp là ông T.V.V. (81 tuổi, ngụ thôn 7). Hôm nay, ông V. lên xã mời mọi người đến dự đám giỗ của vợ cũ đồng thời ra mắt vợ mới.
Theo ông Nguyên, ông V. còn khỏe mạnh và minh mẫn. Vợ mới của ông khoảng 60 tuổi, trú ở địa phương. Vợ cũ của ông V. mất cách đây 3 năm.
"Sáng nay tôi đi họp ở huyện và nghe anh em báo là cụ V. có lên UBND xã mời đám giỗ và ra mắt vợ mới", ông Nguyên cho hay.
Câu chuyện vẫn đang gây xôn xao dư luận và được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội. Nhiều người tỏ ý mừng cho cụ ông vì còn sức khỏe và minh mẫn.
Xôn xao tấm thiệp mời dự đám giỗ vợ cũ và ra mắt vợ mới của cụ ông 81 tuổi
Nhận định, soi kèo Santos de Guapiles vs Deportivo Saprissa, 9h00 ngày 28/3: Chủ nhà có điểm
Thu Hương từng có gương mặt xinh xắn, vóc dáng đầy đặn với cân nặng 52kg. Sau 3 năm không ăn cơm để giảm cân, cô suy nhược cơ thể, ngày càng gầy rộc, chỉ còn da bọc xương. Ở tuổi 26, Thu Hương nặng có 18kg.
Nhiều năm không ăn cơm
Gặp gỡ Thu Hương vào ngày cuối cùng điều trị tại bệnh viện ở Hà Nội, trông cô tươi tắn hơn, giọng nói vang hơn. Hương vui vẻ khoe, sau 10 ngày được các bác sĩ tích cực điều trị, bố mẹ chăm sóc, cô đã tăng 1kg. Cân nặng hiện tại là 19kg.
“Nếu là nửa tháng trước, dù có muốn mình cũng không thể gặp gỡ, trò chuyện với ai bởi yếu quá, đi lại cũng cần người dìu đỡ. Giờ mình ngồi được lâu hơn, có thể tự đứng dậy đi lại, không phải bám vịn vào ai nữa”, Hương kể.
Những ngày qua, Hương tích cực điều trị theo phác đồ của bệnh viện, mỗi ngày ăn thành nhiều bữa, vừa ăn vừa uống sữa. Hương chủ yếu ăn cháo, cơm xay, rau củ quả và thịt, cá, trứng. Thức ăn đều được nấu chín mềm, cắt nhỏ.
“Mình ăn được, chỉ có sữa là phải uống lai rai, có khi mất cả tiếng đồng hồ mới xong cốc sữa”, Hương chia sẻ.
Đôi bàn tay gầy guộc của Hương lướt nhanh trên màn hình điện thoại. Khi bấm vào bức ảnh cũ, Hương trầm ngâm. Trước đây, Hương từng xinh xắn nổi tiếng trong làng. Là chị cả trong nhà, bố mẹ đi làm ăn xa, Hương rất chịu khó, tháo vát.
Tốt nghiệp cấp 3, Hương xin vào làm việc tại một công ty may. Thấy bản thân có phần mũm mĩm, Hương quyết tâm giảm cân bằng cách không ăn cơm, chỉ ăn rau củ quả, thức ăn và những món đồ ăn vặt.
Hương xác nhận, trong nhiều năm, cô không ăn hạt cơm nào.
Năm 2021 là khoảng thời gian khủng hoảng của Hương. Cô tăng ca liên miên, mỗi ngày làm việc 12 tiếng đồng hồ. Thời điểm đó, gia đình xảy ra biến cố, cô buồn phiền đến mức chán ăn, chán ngủ.
“Trong khoảng 5-6 tháng, mình ăn uống thất thường, có những ngày không ngủ tiếng nào, thức trắng đêm rồi sáng dậy đi làm. Đó là lúc mình sút cân nhiều nhất, cơ thể suy kiệt”, Hương kể.
Năm 2022, cô bị ngã xe máy, phải vào viện đa khoa tỉnh điều trị hơn 1 tuần. Kể từ sau đó, cô càng suy nhược hơn, cơ thể gầy gò, sức khỏe suy yếu. Soi mình trong gương, Hương không nhận ra chính bản thân.
“Hàng xóm thấy mình thì ngỡ ngàng, bạn bè cũ gặp lại không nhận ra. Thời gian qua, mình luôn nghe được câu hỏi: 'Ôi sao gầy thế?'. Dần dần, mình cũng ngại ra đường”, Hương chia sẻ.
Nhìn cơ thể tàn tạ của hiện tại, Hương hối tiếc nhiều hơn là lo lắng. Cô hối hận khi trước đây không ăn uống nghiêm túc, bỏ bê bản thân suốt thời gian dài.
Hương vốn là cô gái vô tư, nhưng những lúc không thể tự mình đứng dậy, trong đầu cô le lói suy nghĩ: “Thà chết quách cho xong”.
Dù rất muốn được đi làm, yêu đương, lập gia đình, sinh con như chúng bạn nhưng Hương tự thấy, mong ước đó quá xa vời. Điều cô mong mỏi nhất ở hiện tại là có thể hồi phục sức khỏe 70%, có thể tự lo cho bản thân để bố mẹ bớt vất vả.
"Còn nước còn tát"
10 ngày điều trị tại bệnh viện, người chăm sóc chính cho Hương là mẹ ruột – chị Nguyễn Thị Anh (sinh năm 1978).
Chị Anh nhẹ nhàng đỡ cánh tay Hương ngồi dậy. Thấy con gái kêu đau, chị thắc mắc: “Sao lại đau nhỉ? Mẹ đỡ nhẹ thế rồi mà”. Rồi chị chợt hiểu, con gái gầy rộc, chẳng còn mấy da thịt nâng đỡ, chỉ cần chạm nhẹ đã đến xương nên dễ bị đau.
Chị Anh nói: “Giờ chăm sóc con chẳng khác nào chăm em bé sơ sinh”.
Chị Anh kể, từ nhỏ Hương đã sống cùng ông bà ngoại ở xã Phú Thịnh do vợ chồng chị đi làm ăn xa. Sau này, vợ chồng chị về quê sinh sống ở xã Đức Hợp, nhưng thấy con đã quen với cuộc sống ở nhà bà ngoại nên không đón về.
Thời điểm thấy Hương gầy ốm, chị Anh hết lòng khuyên nhủ con chấm dứt chuyện giảm cân, ăn uống cẩn thận nhưng con không nghe. Đến khi con sút cân nghiêm trọng, cơ thể gầy yếu, chỉ còn da bọc xương, chị xót xa vô cùng.
“Làm cha, làm mẹ, thấy con ốm yếu thế này ai cũng đau lòng. Chúng tôi không có cách nào, ngoài việc đưa con đến các bệnh viện lớn thăm khám, chạy chữa.
Mấy năm qua, chúng tôi cho Hương đi khám ở nhiều bệnh viện lớn, nằm viện 4 – 5 lần nhưng tình trạng vẫn không cải thiện”, chị Anh bật khóc chia sẻ.
Lần này nghe mọi người mách bảo, vợ chồng chị quyết “liều một phen”, đưa con vào bệnh viện quốc tế khám với mong muốn tìm ra nguyên nhân bệnh.
“Chúng tôi may mắn được mọi người quyên góp, ủng hộ hơn 40 triệu đồng. Sẵn khoản tiền đó, hai vợ chồng bảo nhau ‘thôi liều đưa con vào đây xem sao’.
Vào đây, được các bác sĩ tận tình thăm khám, chữa trị, sau 10 ngày, thần sắc của cháu đã tươi tỉnh hơn, sức khỏe cũng ổn định. Đặc biệt, cháu đã tăng được 1kg”, chị Anh kể, gương mặt ánh lên nét vui vẻ.
Chị Anh làm công nhân may từ thứ 2 đến thứ 7. Chủ nhật, chị đi nhặt ve chai, buôn đồng nát kiếm thêm chút tiền sinh hoạt. Mỗi chiều đi làm về, chị lại chạy xe 6 cây số lên nhà ngoại tắm rửa, chuẩn bị cơm nước cho con gái.
Cuộc sống vất vả, cực nhọc nhưng chị luôn tâm niệm: “Còn nước còn tát".
“Thấy con gái còn hy vọng hồi phục, vợ chồng tôi nỡ lòng nào từ bỏ. Bằng mọi cách, chúng tôi cố gắng chạy chữa cho con, không dám mong con hồi phục hoàn toàn, chỉ mong con hồi phục được 80% so với lúc trước”, chị Anh tâm sự.
Khai quật từ năm 2002, với diện tích khai quật lớn nhất từ trước đến nay, khu di tích đã phát lộ một hệ thống di tích, di vật vô cùng phong phú, đa dạng. Bên cạnh những dấu tích kiến trúc đan xen, chồng xếp lên nhau qua nhiều thời kỳ lịch sử là hàng triệu hiện vật được tìm thấy trong lòng đất huyền bí. Nhiều hơn cả là những di vật vật liệu trang trí kiến trúc cung đình cùng các đồ dùng của Hoàng cung xưa kia, minh chứng cho sự phát triển của kinh đô Thăng Long, kinh đô của quốc gia Đại Việt từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 18.
Dấu ấn của mỗi thời kỳ lịch sử đều tìm thấy ở khu di tích Hoàng thành Thăng Long qua số lượng di vật đồ sộ, cho thấy vị trí trung tâm của khu di tích và phản ánh lịch sử lâu dài của Kinh đô Thăng Long. Chúng ta hãy cùng tham quan khu trưng bày các hiện vật tiêu biểu khai quật được tại khu di tích để cảm nhận vẻ đẹp tài hoa của bàn tay người thợ thủ công xưa kia.
Các di vật của thời Đại La được tìm thấy ở khu di tích vô cùng phong phú, cho thấy đây là vị trí trung tâm, trị sở của An Nam đô hộ phủ, thuộc Đường, khẳng định Thành Thăng Long được xây dựng trên cơ sở Thành Đại La của viên Tiết độ sứ Cao Biền. Các loại vật liệu kiến trúc tìm thấy tại đây là các loại ngói âm dương, trang trí họa tiết mặt linh thú, mặt hề, hoa sen. Gạch chữ nhật chiếm số lượng nhiều phổ biến có màu xám đen, được dùng để xây cống nước, giếng nước, đường đi hay bó nền các kiến trúc. Tiêu biểu là gạch in chữ Hán “ Giang Tây quân”, phiên hiệu quân đội bên Trung Quốc thời Đường. Loại gạch vuông dùng để lát nền cũng được tìm thấy, có trang trí hoa văn sinh động như viên gạch in hình cá sấu bơi trong sóng nước, hay gạch in nổi hình hoa sen và văn dây leo.
Đồ gốm sứ nước ngoài khá phong phú như: Tượng sư tử men ngọc của lò gốm Tây Thôn (Quảng Đông – Trung Quốc), vò gốm men xanh, bình rượu men trắng của lò gốm Trường Sa ( Hồ Nam – TQ) thời Đường thế kỷ 8 – 9. Đặc biệt là các mảnh gốm men xanh lam vùng hồi giáo Tây Á (Islam)…
Đến thời Đinh Tiền Lê, mặc dù không giữ vai trò kinh đô của đất nước, nhưng những dấu ấn của miền Kinh phủ thời Đinh Tiền Lê cũng được tìm thấy ở khu di tích. Tiêu biểu là viên gạch khắc chữ Hán “ Đại Việt quốc quân thành chuyên” (Gạch xây quân thành nước Việt), ngói úp nóc gắn tượng uyên ương và quầng sáng. Bên cạnh đồ gốm Trung Hoa, là các loại đồ gốm được sản xuất trong nước như gốm men xanh, men nâu của lò Thanh Lãng, Lũng Hòa ( Vĩnh Phúc), đồ sành của lò Đương Xá (Bắc Ninh).
Các hiện vật thời Lý tại Hoàng thành Thăng Long vô cùng đẹp đẽ, tinh mỹ, phản ánh sự phát triển thịnh trị của thời kỳ này. Nhiều loại vật liệu trang trí kiến trúc như ngói gắn lá đề trang trí rồng, phượng hay các phù điêu, tượng tròn tạo tác hình đầu Rồng, đầu chim phượng hay uyên ương với họa tiết trang trí tinh xảo, trau chuốt cho chúng ta những hình dung về vẻ đẹp lộng lẫy của hoàng cung Thăng Long thời Lý. Những viên gạch vuông lát nền cũng được trang trí cầu kỳ hoa văn cúc dây, mẫu đơn và sen dây. Các chân đá tảng lớn kê chân cột được chạm cánh sen cho thấy quy mô to lớn của các công trình kiến trúc.
Đồ gốm thời Lý có chất lượng cao, gồm các dòng gốm men ngọc, men trắng, men vàng, men xanh lục và hoa nâu với nhiều kiểu loại như bình, vò bát, đĩa, âu,chậu, đĩa đài sen, hộp có nắp…Trong số đó có nhiều đồ gốm sứ cao cấp, được chế tác tinh xảo, hoa văn trang trí mang tính biểu trưng cao quý như hình rồng, hoa sen, hoa cúc, văn như ý…Rất độc đáo là di vật nắp hộp men xanh lục, có đường kính 18,5 cm, trang trí rồng uốn khúc, dải văn mây hình khánh, văn như ý và dải văn nhũ đinh.
Các di vật thời Trần tìm thấy ở khu di tích phong phú, đa dạng và kế thừa từ thời Lý. Tuy nhiên cũng sáng tạo ra những dấu ấn đặc trưng như kỹ thuật trang trí hoa chanh, các loại ngói mũi sen, mũi lá, các loại phù điêu, tượng tròn với hình khối, đường nét khỏe khoắn, mang phong cách khoáng đạt của thời đại Trần. Bằng chứng sinh động về cuộc sống Hoàng cung Thăng Long thời Trần được phản ánh rõ qua sự phong phú, đa dạng của các đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày như đồ gốm sứ, đồ sành, đồ kim loại…Trong đó đồ gốm hoa nâu có kích thước lớn, khối hình chắc khỏe, hoa văn khoáng đạt được thời Trần rất ưa chuộng.
Đồ kim loại quý như thanh kiếm cẩn tam khí được coi là báu vật của Hoàng cung, những mảnh trang sức bằng vàng, các loại dao cau, bình vôi phản ánh nhiều mặt về đời sống Hoàng cung đương thời. Thạp gốm hoa nâu, trang trí hoa sen dây, Chậu gốm hoa nâu, trang trí chim khách trong đầm sen, Loa gốm men nâu, trang trí khắc chìm văn cánh sen và dây lá cuốn là những hiện vật tiêu biểu, độc đáo của thời kỳ này.
Phát hiện quan trọng, phản ánh đời sống cao cấp của Hoàng cung Thăng Long thời Lê là những sưu tập đồ gốm sứ được sản xuất tại lò Thăng Long. Sự hoàn hảo và tinh mỹ của các loại gốm trắng mỏng, đồ gốm hoa lam cao cấp trang trí rồng chân có 5 móng, in chữ Quan hay Kính, đồ ngự dụng dành cho nhà vua. Đặc sắc là loại gốm “ ngói ống hình con rồng”, hình tượng hóa các con rồng có thân và vây lưng nằm trải dài theo dốc mái. Đây là loại ngói duy nhất có ở Thăng Long, thể hiện sự sáng tạo, độc đáo trong nghệ thuật trang trí kiến trúc Hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ. Có thể nói một sưu tập đồ gốm dùng trong cung Trường Lạc, có in chữ Trường Lạc, Trường Lạc cung, Trường Lạc khố.
Hiện vật Thời Mạc tuy không phong phú bằng các thời kỳ trước, nhưng tại khu di tích cũng tìm thấy các loại ngói âm dương lợp diềm mái trang trí rồng, các loại gạch hộp có kích thước lớn trang trí hình rồng làm bằng đất nung hay được phủ men vàng rất đẹp. Bên cạnh đó, khu di tích cũng tìm thấy một số đồ gốm ngự dụng của vua Mạc trang trí rồng và đồ gốm cao cấp của vương hậu trang trí chim phượng
Khác với thời Mạc, vật liệu kiến trúc thời Lê Trung hưng rất phong phú, đa dạng, có rất nhiều loại: gạch, ngói, chân tảng, thềm bậc, tượng linh thú…, nhiều và phổ biến là các loại gạch và ngói. Đáng lưu ý là gạch, ngói thời kỳ này thường không được tráng men như thời Lê sơ mà chủ yếu là đất nung, được làm bằng hai loại đất: đất sét đỏ và đất sét xám. Trong đó, loại được làm bằng đất sét màu xám phổ biến hơn và về màu sắc nó khá gần gũi với màu của vật liệu kiến trúc thời Đại La. Tiêu biểu là các loại ngói mũi lá, đầu trang trí văn như ý và văn kỷ hà. Đồ gốm sứ cũng rất phong phú, tiêu biểu có ấm sành vai khắc hình lá, Bát gốm hoa lam, vẽ chấm dải theo lối đề thơ chữ hán. Đặc biệt là tượng người phụ nữ gốm men trắng, thời Lê Trung hưng, thế kỷ 17.
Các đồ gốm thời Nguyễn được tìm thấy chủ yếu là gốm hoa lam, gốm men trắng ngả vàng và gốm men nâu. Trong đó, gốm Bát Tràng tìm thấy khá nhiều, chủ yếu là các loại âu, liễn có nắp, bình vôi, các loại chén nhỏ và các loại bát, đĩa lòng rộng vẽ cành trúc, khóm trúc hay hoa cúc.
Dấu ấn của 1300 năm lịch sử thật quý giá và bí ẩn trong lòng đất Thăng Long – Hà Nội. Và những gì đã phát lộ, những di vật của Hoàng thành Thăng Long, di vật nghìn năm từ lòng đất đã để lại ấn tượng thật khó phai trong lòng du khách.
Hiện vật Hoàng thành Thăng Long:
![]() |
Gạch vuông lát nền, trang trí nổi cá sấu bơi trong sóng nước, Thời Đại La ( thế kỷ 8- 9) |
![]() |
Vò gốm men trắng xám phới vàng, thời Đại La (thế kỷ 8- 9) |
![]() |
Ngói úp nóc gắn tượng uyên ương, thời Đinh- Tiền Lê ( thế kỷ 10) |
![]() |
Tượng đầu chim phượng, trang trí đầu nóc mái, thời Lý (thế kỷ 11- 12) |
![]() Ngói úp nóc mái, gắn lá đề trang trí chim phượng, thời Lý (thế kỷ 11- 12) |
![]() |
Tượng đầu chim phượng, thời Trần (thế kỷ 11- 12) |
![]() |
Ngói ống tạo hình con Rồng, men vàng, thời Lê sơ ( thế kỷ 15) |
![]() |
Ngói ống tạo hình con Rồng, men xanh, thời Lê sơ ( thế kỷ 15) |
![]() |
Gạch hộp trang trí rồng thời Mạc ( thế kỷ 16) |
![]() |
Chim phượng gắn trên thân ngói úp nóc, thời Lý (thế kỷ 11- 12) |
![]() |
Thạp gốm hoa nâu, thời Trần (thế kỷ 13- 14) |
![]() |
Bát gốm hoa lam, vẽ rồng chân có 5 móng, đồ ngự dụng thời Lê sơ ( thế kỷ 15) |
![]() |
Tượng người phụ nữ, gốm men trắng, thời Lê Trung hưng (thế kỷ 17) |
![]() |
Liễn gốm hoa lam, vẽ khóm trúc, thời Nguyễn (thế kỷ 19) |
Tại buổi gặp gỡ báo chí, Thượng tọa Thích Đức Thiện cho hay, về sự việc tại chùa Ba Vàng, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tổ chức một cuộc họp vào 14h ngày 26/3 tới đây.
Clip Thượng tọa Thích Đức Thiện nói về vụ việc đang gây bức xúc tại chùa Ba Vàng:
"Có thể nói rằng, sau dịp Tết Âm lịch xuân Kỷ Hợi trên các phương tiện truyền thông đưa rất đậm đặc các hiện tượng tín ngưỡng. Hầu như các phản ánh này đều nêu lên những mặt trái mà xã hội quan tâm từ đó tạo nên những hình ảnh không đẹp cho Phật giáo nói chung và Giáo hội Phật giáo Việt Nam (PGVN) nói riêng. Trước những vấn đề đó Giáo hội PGVN cũng có những chỉ đạo kịp thời bằng văn bản tới Ban Trị sự Giáo hội PGVN các tỉnh thành phố xem xét, chấn chỉnh để làm sao giữ được những nét đẹp truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam.
![]() |
Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong buổi gặp gỡ báo chí chiều 21/3 tại chùa Quán Sứ. |
Có thể nói rằng, những vụ việc mà báo chí nêu đã được Giáo hội vào cuộc rất quyết liệt, kịp thời. Có thể nói rằng hiệu quả dù không chấm dứt được tức thời nhưng mà nó cũng có được những tác dụng nhất định với tăng ni các chùa. Sự việc xảy ra ở chùa Ba Vàng là rất đáng tiếc", Thượng tọa Thích Đức Thiện chia sẻ.
Việc “gọi vong” có được cho phép trong giáo lý nhà Phật hay không thưa Thượng tọa?
- Tôi không trực tiếp tham dự trực tiếp lễ “gọi vong” tại chùa Ba Vàng nhưng qua các clip đăng tải trên mạng xã hội thì có nhiều vấn đề chưa đúng với giáo lý nhà Phật. Như câu chuyện đem hình ảnh nữ sinh bị giết hại ở Điện Biên để giải nghĩa cho việc “oan gia, trái chủ” hoàn toàn không đúng với giáo lý nhà Phật, chủ trương của Giáo hội PGVN và không đúng với đạo đức xã hội.
Bởi vì tất cả chúng ta đều cảm thấy đau thương với một con người bị giết hại dã man, mà lại lấy thứ mơ hồ của hành động kiếp trước để cho là đó là việc oan gia là một sự nguy biện cho một hành động tàn bạo trong xã hội. Đây là hành động không thể chấp nhận được khi để xảy ra ở một ngôi chùa nổi tiếng như chùa Ba Vàng.
Việc diễn ra tại chùa Ba Vàng có thể hiểu là hành động “mê tín di đoan” hay không thưa Thượng toạ?
- Khi chúng ta nói về khái niệm mê tín, trí tín thì nó hết sức mong manh. Tuy nhiên, không có việc “thỉnh vong” để hóa giải cái nghiệp, cái oan gia. Bởi cái nghiệp của mình phải tự mình phải làm việc tốt để hóa giải nghiệp cho mình. Chứ việc “thỉnh vong” là hoàn toàn không đúng. Mà dẫn dắt con người đi theo con đường đó là không đúng theo chính pháp. Đây là dẫn dắt con người ta vào con đường tả kiến, mê lợi.
Thông qua những tài liệu được cung cấp trong các băng giảng thì việc nói 36 kiếp trước hay 48 kiếp trước là cách dẫn dụ con người ta vào con đường mê lợi. Tôi có nghe 1 đoạn băng có thấy tần suất nhắc đến từ “cúng giàng” rất nhiều. Hình thức “cúng giàng” không phải chủ trương của Giáo hội PGVN.
![]() |
Giáo lý nhà Phật hoàn toàn không dạy những điều như chùa Ba Vàng đã làm. |
Quy trình quản lý của Giáo hội PGVN như thế nào khi để một người vào thuyết giảng tại chùa Ba Vàng trong một thời gian dài?
Nói về vấn đề thuyết giảng thì Giáo hội PGVN ở các địa phương có ban Hoằng pháp của các tỉnh, thành phố tiến hành hướng dẫn, thực hành giáo lý. Đối với chùa Ba Vàng cách đây hơn 1 năm đã xảy xung đột với tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ và Giáo hội PGVN phải đứng ra giải quyết. Trong đó yêu cầu phải tôn trọng những niềm tin, tín ngưỡng tôn giáo.
Hướng giải quyết hiện nay như thế nào thưa Thượng toạ?
Giáo hội PGVN vẫn đang đợi báo cáo của Giáo hội PGVN tỉnh Quảng Ninh và được biết tỉnh Quảng Ninh đang hết sức tích cực triển khai kiểm tra sự việc trên. Khi có kết luận cuối cùng, tùy theo mức độ vi phạm Giáo hội PGVN sẽ có hình thức kỷ luật căn cứ vào những nội quy, quy định. Ngoài ra, trước những sự việc xảy ra, Giáo hội PGVN sẽ có những chấn chỉnh lại vấn đề thuyết giảng ở chùa Ba Vàng.
Việc để thuyết giảng những thứ không đúng với giáo lý nhà Phật trong một thời gian dài tại chùa Ba Vàng liệu có phải là sự buông lỏng của sư trụ trì Thích Thái Minh, hình thức kỷ luật của Giáo hội PGVN sẽ như thế nào thưa Thượng toạ?
Những sai phạm trọng thuyết giảng sẽ do sư trụ trì phải chịu trách nhiệm. Việc này sẽ giao cho Ban trị sự Giáo hội PGVN của địa phương xem xét, đánh giá xem sư trụ trì còn đủ uy tín đề đảm nhận công việc, năng lực làm việc có đáp ứng được yêu cầu hay không…
Việc “thỉnh vong” có được xem là lừa đảo hay không thưa Thượng toạ?
- Việc này phải đợi ý kiến của các cơ quan chuyên môn và chính quyền. Giáo hội khẳng định việc làm này là không đúng. Còn việc thu tiền thuộc trách nhiệm của các cơ quan chính quyền.
Sau sự việc tại chùa Ba Vàng, Giáo hội sẽ có biện pháp gì để chấn chỉnh?
-Sau sự việc trên, Giáo hội PGVN sẽ giao cho Ban trị sự các Giáo hội Phật giáo các địa phương kiếm tra, giám sát, kiểm soát. Bởi đây sự việc trên cũng chỉ là hành động cá biệt, không phải phổ biến. Ngoài ra Giáo hội cũng sẽ phối hợp với các địa phương, căn cứ vào Luật Tín ngưỡng Tôn giáo, Pháp lệnh của Chính phủ…
Tôi rất buồn về sự việc trên. Trong bối cảnh chúng tôi đang tập chung cho Vesak, Phật giáo lẽ ra phải xuất hiện những hình ảnh đẹp như hình làm tư thiện, xây dựng trường học cho các vùng khó khăn..., thế nhưng lại nhận được thông tin rất buồn này. Đây là hành động định hướng sai cho xã hội. Thậm chí nhiều phật tử tỏ ra hết sức bất bình về hành động này. Giáo hội PGVN không trốn tránh trách nhiệm mà muốn chấn chỉnh.
Tình Lê (ghi)
Clip: Thu Hằng
Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện có ý kiến làm rõ vấn đề dư luận phản ánh quanh việc truyền bá vong báo oán ở chùa Ba Vàng.
" alt="Giáo lý nhà Phật hoàn toàn không dạy những điều như chùa Ba Vàng đã làm"/>Giáo lý nhà Phật hoàn toàn không dạy những điều như chùa Ba Vàng đã làm