“Nếu Nhà nước xây mới chung cư, tôi chỉ mong được bố trí tái định cư ngay tại đây với một căn hộ có diện tích tương xứng” - bà Trần Thị Em, 113C chung cư Vĩnh Hội. Ảnh: MINH HUỆ
Một góc của chung cư Ngô Gia Tự. Ảnh: M.HUỆ
Chưa tìm được tiếng nói chung
Chủ trương cải tạo, xây mới chung cư cũ để đảm bảo an toàn cho cư dân đã được TP.HCM đề ra từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, bấy lâu nay hiệu quả thực hiện chưa cao. Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND quận 3, xác nhận: Giải tỏa chung cư xuống cấp là một chủ trương lớn, rất cần thiết. Tuy nhiên, quá trình mời gọi đầu tư, quá trình thực hiện chậm hay nhanh còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, liên quan đến nhiều sở, ngành.
“Với chung cư 192 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, lãnh đạo quận sẽ làm việc với chủ đầu tư (Công ty Xây dựng Thương mại Sài Gòn 5) và các sở, ngành liên quan, đề nghị phải chốt lại thời gian thực hiện. Sau đó, chúng tôi sẽ báo cáo lại cho TP” - ông Bình nói.
Trong khi đó, lãnh đạo UBND quận 10 cho biết: Từ năm 2000 đến nay, quận 10 giải tỏa được 15 lô chung cư cũ với hơn 1.650 căn hộ, đã xây mới tại các khu vực này bốn chung cư với 947 căn. Ngoài kế hoạch tháo dỡ 9/23 lô chung cư cũ có nguy cơ sụp đổ trên địa bàn, quận đã chỉ đạo Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận 10 lập kế hoạch sửa chữa các lô chung cư cũ, hư hỏng sau khi có kết quả kiểm định chất lượng.
“Việc giải tỏa chung cư cũ lâu nay mất khá nhiều thời gian do quận gặp khó khăn trong lựa chọn chủ đầu tư, đồng thời giữa cư dân và Nhà nước có những vấn đề chưa đồng thuận; khung chính sách về bồi thường chưa cụ thể... Hiện quận đang cân đối quỹ nhà tái định cư trên địa bàn để phục vụ cho việc di dời, giải tỏa các lô chung cư đã có trong kế hoạch 2015-2020. Quận cũng đã xây dựng kế hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư theo Nghị định 101/2015, khi được UBND TP phê duyệt, quận sẽ công bố để người dân biết” - đại diện quận 10 cho hay.
Trong khi đó, đa số cư dân được hỏi ý kiến cho hay rất ủng hộ chủ trương xây mới chung cư cũ của TP.HCM nếu được bồi thường, bố trí tái định cư thỏa đáng. Theo họ, Nhà nước cần bố trí tái định cư tại chỗ để gia đình họ không bị thay đổi môi trường sống bấy lâu nay.
“Tôi sống ở đây đã 46 năm, nhà rộng 32m2, đủ cho hai mẹ con. Ở chung cư này tuy cũ nhưng đi qua cầu Ông Lãnh là vào trung tâm Sài Gòn, rất tiện cho việc đi dạy học của con trai. Nếu Nhà nước xây mới chung cư, tôi chỉ mong được bố trí tái định cư ngay tại đây với một căn hộ có diện tích tương xứng” - bà Trần Thị Em, 113C chung cư Vĩnh Hội, bày tỏ.
Theo báo Pháp luật
Một góc của chung cư Ngô Gia Tự. Ảnh: M.HUỆ " alt="Sống sợ hãi trong chung cư cũ"/>
Công nhân tiến hành phá dỡ phần sai phạm tại dự án 8B Lê Trực
Theo đó tổng giá trị dự toán chi phí cho việc phá dỡ giai đoạn 1 là hơn 8,7 tỷ đồng. Thời gian để nhà thầu hoàn thành việc cưỡng chế giai đoạn 1 công trình vi phạm tại nhà 8B Lê Trực khoảng 105 ngày (bao gồm cả thời gian thu dọn phế thải, vệ sinh môi trường).
Để thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND Thành phố, Sở Xây dựng đã đề nghị UBND quận Ba Đình có biện pháp yêu cầu Chủ đầu tư khẩn trương ký kết hợp đồng làm căn cứ thực hiện thanh toán khối lượng phá dỡ để đẩy nhanh tiến độ phá dỡ công trình vi phạm.
Cũng liên quan đến vấn đề này, sáng nay (24/6) tại hội nghị giao ban trực tuyến Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP Hà Nội với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã quý II, Bí thư quận Ba Đình Hoàng Trọng Quyết cho biết, hết tuần này nếu chủ đầu tư cố tình không thực hiện quận sẽ báo cáo TP có biện pháp mạnh hơn như phong tỏa tài khoản của doanh nghiệp - Công ty cổ phần May Lê Trực, hoặc phương án cho phép ứng ngân sách tháo dỡ và sau đó sẽ có biện pháp yêu cầu chủ đầu tư thực hiện.
Hồng Khanh
" alt="8,7 tỷ đồng phá dỡ nhà 8B Lê Trực giai đoạn 1"/>