Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị các đại biểu cần thảo luận làm rõ các vấn đề về: quyền tự chủ học thuật, trong hoạt động chuyên môn; tự chủ trong tổ chức và nhân sự; tự chủ trong tài chính và tài sản... Bên cạnh đó là trách nhiệm giải trình của các cơ sở GDĐH, nếu không thực hiện đúng cam kết thì phải xử lý thế nào khi liên quan đến tiêu chuẩn, chính sách chất lượng, đến mức lương, thưởng, đến các báo cáo tài chính hằng năm...
![]() |
Bà Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội |
Hiệu trưởng chưa sẵn sàng, nhà trường khó bứt phá
Với bài tham luận có tiêu đề "Mối quan hệ giữa cơ quan chủ quản và trường đại học", GS Trần Đức Viên thu hút sự chú ý khi đưa ra nhận định về nguyên nhân khiến một số hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học dù được tự chủ nhưng chưa có sự bứt phá.
Theo GS, mấu chốt của tự chủ đại học là mô hình quản lý mới với sự xuất hiện của hội đồng trường. Đây là một tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu của nhà trường, của các đối tác ngoài xã hội, thực tế sẽ tạo sự “dịch chuyển quyền lực” nhưng chỉ khi có quyết tâm chính trị mạnh mẽ của lãnh đạo cấp cao mới mong thực hiện được. Nếu không, đa phần các trường vẫn chạy theo lối mòn quản lý cũ và khai thác những lợi thế đã tích lũy được từ trước, chứ không phải từ tự chủ đại học.
“Một số hiệu trưởng chưa thực sự sẵn sàng đón nhận thiết chế hội đồng trường, nên hội đồng trường không thể mạnh, và khi hội đồng trường chưa đủ mạnh thì nhà trường không thể thoát ra khỏi cơ chế chủ quản”.
Bên cạnh đó, về mặt tâm lý, hiệu trưởng không muốn chia sẻ quyền lực với hội đồng trường, không muốn tự dưng lại có một tổ chức đứng trên đầu mình.
“Đa số các hiệu trưởng đều là những người tốt, học cao biết rộng, nhưng từ trong tiềm thức, và như một thói quen, khi ngồi vào vị trí hiệu trưởng là tự khắc họ điều hành và quản lý trường đại học như những cách mà các vị tiền nhiệm đã làm, như hiệu trưởng các trường đại học khác đang làm, có cải tiến, thêm bớt chút ít, nên về mặt bản chất, gần như không có khác biệt giữa trường tự chủ và chưa tự chủ, giữa có Hội đồng trường hay chưa có Hội đồng trường” - diễn giả phân tích.
“Không nên và không thể trách cứ họ, vì không có bất cứ một văn bản nào hướng dẫn, đã là hiệu trưởng một trường tự chủ thì giống và khác gì và khác như thế nào”.
Còn về mặt pháp lý, trong quản lý và điều hành nhà trường, hiệu trưởng không thấy có bất cứ sự ràng buộc thực tế nào với hội đồng trường, có hội đồng trường hay không thì bản chất công việc vẫn thế, chỉ có “phát sinh” thêm một tổ chức mà họ phải báo cáo theo luật định, dù muốn dù không.
“Theo các qui định hiện hành, quyền lực của hiệu trưởng các trường đại học Việt Nam vẫn là ‘to nhất’ so với các nước trên thế giới. Thiết chế Hội đồng trường bị vô hiệu hóa ngay từ khi sinh ra!”.
Một lý do tế nhị khác khiến các hiệu trưởng chưa muốn tiếp nhận thể chế hội đồng trường, đó là hiện trạng không ít trường đại học tỏ ra miễn cưỡng, đối phó trong việc minh bạch hoá các thông tin, hoạt động giám sát của Thanh tra Nhân dân chỉ là hình thức.
“Khi quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục được nâng cao, nghĩa là phải tăng tính công khai, minh bạch, hiệu trưởng phải thực hiện trách nhiệm giải trình về các hoạt động của nhà trường với hội đồng trường, đó là điều rất ít hiệu trưởng muốn.
Thêm nữa, tâm lý cầu an thụ động cũng là một trở ngại lớn trong quá trình đổi mới giáo dục đại học nói chung, tiến trình tự chủ đại học nói riêng. Giữa một rừng các văn bản qui phạm pháp luật vừa chưa đồng bộ, vừa chưa rõ ràng, sai đúng chỉ trong gang tấc, “qua đúng nay sai ngày mai lại đúng”, nên nhiều hiệu trưởng ngại bứt phá chọn phương án an toàn nhất cho họ: giữ cơ chế bộ chủ quản”.
Quản lý Nhà nước về giáo dục không còn vướng mắc nào lớn
Trước những ý kiến cho rằng tự chủ giáo dục còn vướng về quản lý Nhà nước, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, vấn đề vướng chủ yếu hiện nay là về ngạch viên chức và tiền lương theo Bộ nội vụ và vướng về ngân sách đầu tư và đặt hàng bên tài chính và đầu tư. Còn quản lý Nhà nước chuyên ngành giáo dục dù chưa hết vướng nhưng không còn vướng lớn.
![]() |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định đối với vấn đề tự chủ đại học, quản lý Nhà nước chuyên ngành giáo dục không còn vướng mắc lớn |
Để triển khai tự chủ có hai việc quan trọng: Phải có Hội đồng trường theo đúng quy định của pháp luật và tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình.
Cái vướng ở đây, ông Đam cho rằng thứ nhất là Hiệu trưởng không muốn mất quyền, không muốn chuyển giao bớt quyền sang Hội đồng trường, vẫn muốn hiệu trưởng là to nhất.
“Luật ra rồi mà vẫn có người hỏi hiệu trưởng to hay Hội đồng trường to? Một số hiệu trưởng vẫn muốn kiêm Bí thư Đảng ủy...
Nhiều người còn hỏi tôi “Nếu thế, hiệu trưởng không còn quyền gì à?”.
Tôi bảo không phải, ví dụ thế này, trước đây hội đồng trường chưa có hoặc là hình thức thì anh quyết toàn bộ về đầu tư, anh vẫn phải xin ý kiến theo ngạch của Đảng nhưng cơ bản là hiệu trưởng quyết. Bây giờ anh phân ra 10 tỷ trở lên phải có Hội đồng trường thông qua, 10 tỷ trở xuống thì giao cho Hiệu trưởng, giao cho Ban Giám hiệu. Thế nhưng có trường khác thì bảo 10 tỷ to quá, trường tôi 1 tỷ trở lên thì phải hội đồng trường, cái đó là toàn quyền của các đồng chí, bàn tập thể và thống nhất, ra quy chế.
Về nhân sự, có trường bàn tập thể, nếu thấy rằng nhận thêm người rất quan trọng, phải đưa ra bàn hội đồng thì đưa ra bàn, nhưng có trường nói không, tuyển dụng 50 người trở lên mới phải thông qua hội đồng trường, còn lại dưới thì giao cho Ban Giám hiệu… thì hoàn toàn do cơ chế, quy chế của các đồng chí. Luật và Nghị định hoàn toàn không cấm cái này.
Ngày xưa, Luật chưa cho tự chủ thì mới phải có điều lệ mẫu. Còn giờ Luật quy định rồi, giao quyền cho anh rồi. Cái chỗ này tôi cho rằng nhận thức của chính các trường".
Một vấn đề rất quan trọng nữa là phải có một bộ quy tắc ứng xử một cách đầy đủ, cực kỳ chi tiết về nhân sự, tiền lương... Bộ quy tắc này phải công khai để giáo viên, sinh viên, xã hội giám sát.
Theo Phó Thủ tướng, Chính phủ rất trân trọng tất cả các ý kiến góp ý. Công cuộc đổi mới rất dài hơi, phải liên tục và khi có ý kiến khác nhau, hãy cùng bày tỏ trên tinh thần cầu thị. Chính phủ sẽ chắt lọc và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền để tiếp tục điều chỉnh, trước hết về hành lang pháp lý, sau đó là về cơ chế chính sách và cuối cùng là khâu tổ chức kiểm tra thực hiện về pháp luật.
Thúy Nga - Ngân Anh
Áp dụng Luật Viên chức trong các trường đại học tự chủ, để tăng lương cho một cá nhân xuất sắc, tài năng hay sa thải đối với cá nhân yếu kém là rất khó...
" alt=""/>Tự chủ đại học: Nhiều hiệu trưởng vẫn muốn mình là to nhất"Chúng tôi đang đứng đầu bảng và tôi hạnh phúc với điều đó", Mikel Arteta lên tiếng khi được hỏi liệu Arsenalcó nằm trong nhóm đua tranh danh hiệu vô địch Premier League.
Sau khởi đầu ngoạn mục, khi giành 18 điểm trong số 21 điểm có thể, nhà cầm quân người Tây Ban Nha không ngại nói về tham vọng: "Chúng tôi chiến đấu và thể hiện khát khao đứng đầu bảng. Cả đội sẽ tiếp tục như vậy. Chúng tôi cố gắng để trở thành đội giỏi nhất".
Cùng thời điểm này năm ngoái, sau 7 vòng đấu, Arsenal đang xếp hạng 11 với chỉ 10 điểm. Một sự khác biệt rất lớn, kéo theo lượng khán giả cuồng nhiệt (trung bình 60.070 người đến Emirates; đứng thứ ba Ngoại hạng Anh mùa này).
Có thể nói, khoản tiền gần 120 triệu bảng mà Arsenal dành cho thị trường chuyển nhượng đang mang lại hiệu quả tối đa. Gabriel Jessu và Oleksandr Zinchenko có đóng góp rất lớn vào lối chơi, cũng như hiệu quả.
Vieira, tân binh đắt giá khác, cũng đang bắt đầu gia nhập vào guồng quay chung. Cầu thủ 22 tuổi người Bồ Đào Nha ghi bàn ngay trong trận đầu tiên được đá chính tại Premier League, vào lưới Brentford.
Ở mùa giải thứ ba có thời gian làm việc ngay từ mùa hè, Mikel Arteta thành công trong việc áp đặt lối chơi như mình mong muốn. Ở thời điểm này, Arsenal rất đáng xem với khả năng kiểm soát và chuyền bóng tốt.
"Pháo thủ" kiểm soát bóng trung bình 58,6%, đứng thứ 4 Premier Leaguesau Man City (70,7%), Liverpool (69%) và Chelsea (61,7%). Sau 80 lần dứt điểm, các học trò của Arteta mang về 17 bàn thắng.
Cùng với sự kết nối tập thể và pressing tốt, Arteta cũng cho phép các cầu thủ bùng nổ về mặt cá nhân. Đó là lý do giải thích cho việc Arsenal có hiệu suất đột phá cao nhất giải đấu, lên đến 79 lần (Southampton ở phía sau với 75 pha, trong khi đội thứ 3 là Wolves có 67).
Gabriel Jesus dẫn đầu về số lần rê bóng, với 18 lần vượt qua đối phương, ngang thành tích Marcus Tavernier (Bournemouth). Trong 5 cầu thủ đột phá tốt nhất tính đến sau vòng 7, có 2 thành viên Arsenal. Người còn lại là Gabriel Martinelli, với 16 lần thành công. Ngoài ra, Saka cũng có 12 pha qua người.
Arsenal có 3 cầu thủ ghi từ 3 bàn trở lên (Gabriel Jesus, Martinelli, Martin Odegaard), trong số 8 người có ít nhất một lần lập công. Với khả năng triển khai bóng động tốt, "Pháo thủ" là đội duy nhất tại Premier League có 3 trường hợp thực hiện được từ 3 pha kiến tạo thành bàn là Bakayo Saka (4), Jesus (3) và Granit Xhaka (3).
Thử thách cực đại
Có một điều không thể phủ nhận, vẻ đẹp và sự hiệu quả mà Arsenal đạt được từ đầu mùa một phần nhờ vào việc họ chưa gặp nhiều đối thủ mạnh,
Một nửa số trận thắng của Arsenal diễn ra trước các đối thủ nằm trong nhóm 6 đội cuối bảng (Aston Villa, Crystal Palace, Leicester). 3 chiến thắng khác trước những đội khiêm tốn Bournemouth, tân binh Fulham và Brentford.
Lần duy nhất Arsenal gặp đối thủ trong nhóm "Big 6" và đó là thất bại: trận thua toàn diện 1-3 trước MU trên sân Old Trafford.
Sau giai đoạn nghỉ lịch FIFA, Arsenal trở lại với những khó khăn thực sự: thầy trò Arteta đối mặt với thử thách cực đại khi tiếp Tottenham (18h30 ngày 1/10) và Liverpool trong hai trận liên tiếp trên sân nhà.
Xen giữa là trận đấu với Bodo/Glimt trong khuôn khổ vòng bảng Europa League cũng tại Emirates. Lịch thi đấu dày đặc buộc Arteta phải xoay tua, nên đặt ra nhiều câu hỏi về tính ổn định.
Tottenhamchính là một trong những đối thủ chính của Arsenal trong cuộc chiến giành ngôi đầu bảng. Khoảng cách giữa hai đội chỉ là 1 điểm. Trong khi đó, Liverpool đang nỗ lực vượt khó sau khởi đầu kém. Cho đến khi di chuyển đến London (9/10), Jurgen Klopp hy vọng chào đón một số trụ cột trở lại.
Arsenal gây nhiều ấn tượng và Tottenham cũng không kém. Đội quân của Antonio Conte cùng Man City là hai đội vẫn đang duy trì thành tích bất bại.
Mùa trước, trong lần đầu tiên đấu trí Mikel Arteta, Conte giúp Tottenham giành chiến thắng 3-0 và sau đó lấy vé Champions League trên tay đối phương. Vì thế, cuộc hẹn cuối tuần này thực sự thú vị.
Conte mang phong cách khác so với Arteta, và nhà cầm quân người Italy đang tạo nên một đội ngũ cân bằng. Spurs có Harry Kane dẫn đầu cuộc đua Vua phá lưới với 6 bàn, nhưng đội không hoàn toàn lệ thuộc vào đội trưởng đội tuyển Anh.
Tottenham có nhiều giải pháp ghi bàn khác và điều quan trọng là Son Heug Min đã khai hỏa trở lại trước khi bước vào derby London. Conte đang chờ tân binh Richarlison cất tiếng tại Premier League, sau khi cầu thủ người Brazil hòa nhập tốt vào môi trường mới.
Richarlison mới chỉ đá chính 2 trận ở Ngoại hạng Anh và có 2 pha kiến tạo. Trong lần gần nhất gặp Arsenal, cầu thủ người Brazil ghi bàn để giúp Everton có chiến thắng 2-1. Trong 9 lần anh góp mặt, đội của mình thắng 5 và chỉ thua 3 trước "Pháo thủ".
Chắc chắn, chiều thứ Bảy tới, Richarlison sẽ là vấn đề lớn đối với hàng thủ Arsenal. Bên cạnh đó, Arteta cũng phải chú ý Ivan Perisic, người có 4 pha kiến tạo khi vừa làm quen với bóng đá Anh (2 trong đó dành cho Harry Kane).
Quãng thời gian còn lại, Arthur Oliveira và Sora Kanazawa lần lượt lập công để giúp Nhật Bản tạo nên cuộc lội ngược dòng kịch tính với chiến thắng 2-1. Kết quả này giúp "Samurai xanh" có lần thứ 10 vào chung kết giải đấu futsal danh giá nhất châu lục cấp độ đội tuyển.
Ở cặp bán kết còn lại, Iran nhanh chóng chứng tỏ đẳng cấp của đội bóng số 1 châu Á và hạng 6 thế giới khi có bàn mở tỉ số ngay ở phút đầu tiên của trận đấu, nhờ công của đội trưởng Hossein Tayyebi. Thái Lan sau đó cố gắng tìm kiếm bàn gỡ hòa trong hiệp 1 nhưng bất thành.
Qua giờ giải lao, đội bóng Tây Á mới thật sự phô diễn sức mạnh khi ghi liên tiếp 4 bàn thắng nữa nhờ hai cú đúp của Derakhshani và Oladghobad.
Đè bẹp "Voi chiến" 5-0, Iran tiến vào chung kết giải futsal châu Á năm nay để chạm trán Nhật Bản. Đây được xem là trận chung kết trong mơ khi đội bóng số 1 và số 2 châu Á gặp nhau ở trận tranh ngôi vô địch, lúc 00h00 ngày 9/10.
Trước đó, vào lúc 19h tối 8/10, Uzbekistan và Thái Lan sẽ chạm trán nhau ở trận tranh giải Ba.
Video futsal Nhật Bản 2-1 Uzbekistan (nguồn: FPT Play):