Kết quả đối đầu Sevilla vs Espanyol, 18h00 ngày 16/2
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Esteghlal FC vs Al Shorta, 23h00 ngày 3/2: Cửa dưới ‘tạch’ -
Vì sao trẻ bị thiếu máu cần được bổ sung thêm sắt và kẽm?Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia trong năm 2019-2020, Việt Nam có tới 60% trẻ em dưới 5 tuổi thiếu kẽm, cứ 3 trẻ có 1 trẻ thiếu sắt. Cùng với sắt, kẽm cũng được nghiên cứu là có tham gia vào cấu tạo và phát triển tế bào hồng cầu. Theo nhiều nghiên cứu, trẻ bị thiếu máu có nồng độ kẽm trung bình trong huyết thanh thấp hơn đáng kể so với trẻ không bị thiếu máu. Vì vậy, trẻ thiếu kẽm cũng có nguy cơ bị thiếu máu dinh dưỡng.
TS.BS Phan Bích Nga, Trưởng khoa khám tư vấn dinh dưỡng trẻ em - Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho biết: “Đặc biệt trong 9 tháng đầu, thiếu máu dinh dưỡng có thể gây ra những tổn thương không hồi phục ở não, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển trí não của trẻ, gây ra tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng. Còn đối với những trẻ lớn hơn, vấn đề thiếu máu dinh dưỡng ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, làm giảm sức đề kháng, cơ thể dễ nhiễm khuẩn, ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng, phát triển, học tập của trẻ”.
Khi bị thiếu máu, sức đề kháng kém dễ mắc các bệnh viêm đường hô hấp thông thường như viêm họng, ho, cảm cúm, trẻ thường xuyên mệt mỏi, kém hoạt bát hơn, da xanh xao, thường học kém, hay buồn ngủ.
Trong bài báo cáo, TS.BS Phan Bích Nga cho biết theo nghiên cứu gần đây, kẽm kết hợp với bổ sung sắt đã được phát hiện là làm tăng nồng độ huyết sắc tố ở mức độ cao hơn so với sắt đơn thuần ở trẻ thiếu máu do sắt.
Cách bổ sung sắt và kẽm trong bữa ăn hằng ngày
Theo TS.BS Phan Bích Nga, không phải cứ cho trẻ thức ăn giàu sắt và kẽm là hấp thu 100%. Sắt hấp thu rất thấp, chỉ 10-15% sắt từ thức ăn. Tương tự sắt, kẽm hấp thu ở mức 20-30%. Kẽm và sắt còn bị giảm hấp thu bởi thực phẩm giàu chất phylate như tinh bột, chất xơ có trong các loại thực phẩm ngũ cốc.
Nếu em bé bị thiếu sắt thường thiếu kẽm và ngược lại. Bởi bản thân các loại thực phẩm giàu sắt và giàu kẽm thường nằm chung trong cùng một loại thực phẩm như thịt bò, trứng, các loại hải sản… Điều kiện tăng cường hấp thu sắt và ức chế hấp thu sắt giống như kẽm. Hai yếu tố khiến cho trẻ thường bị thiếu sắt, thiếu kẽm hay bị thiếu cùng nhau.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, kẽm làm tăng sự hấp thu sắt thông qua việc kích hoạt các chất vận chuyển sắt kim loại hóa trị 2 (DTM1) và ferroportin (FPN1). Ngoài ra, kẽm đóng vai trò là chất xúc tác trong quá trình chuyển hóa sắt tham gia vào quá trình tổng hợp, cấu tạo nên hồng cầu.
Vì vậy, cần đảm bảo đủ lượng sắt kẽm cho nhu cầu hàng ngày của trẻ để giúp giúp dự phòng nguy cơ thiếu máu thì cha mẹ cần chú ý chế độ ăn đa dạng đặc biệt thực phẩm giàu sắt và kẽm như: thịt bò, các loại nhuyễn thể: hàu, nghêu, sò…
Ngoài ra, theo khuyến cáo sử dụng trong phác đồ “Thiếu máu dinh dưỡng trẻ em” do khoa khám tư vấn dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng Quốc gia phát hành vào tháng 12/2021 nên bổ sung kẽm và sắt với tỷ lệ cân bằng 1:1 giúp tăng khả năng hấp thu, đáp ứng nhu cầu hàng ngày; kết hợp cùng đồng gluconate, vitamin B12, vitamin C…, hỗ trợ tăng khả năng hấp thu sắt và kẽm giúp phòng ngừa nguy cơ thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ.
Thủy Tiên
Tỷ lệ trẻ em Việt thiếu máu còn cao, chuyên gia chỉ dấu hiệu nhận biết
Thiếu máu ở trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo (dưới 4 tuổi) trên toàn cầu dao động trong tỷ lệ 30-58%. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng chủ yếu là do thiếu sắt và các vi chất đi kèm, điển hình là kẽm."> -
Tốn tới hàng trăm triệu đồng điều trị ngộ độc thuốc lá điện tử trộn ma túyTheo bác sĩ Nguyên, phần lớn người dân quan niệm thuốc lá điện tử rất đơn giản, không có nicotine gây nghiện. Điều này hoàn toàn sai lầm. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, từng cho hay hầu như ngày nào đơn vị cũng có bệnh nhân ngộ độc thuốc lá điện tử được điều trị, trong đó rất nhiều trường hợp là học sinh, thanh thiếu niên phải cấp cứu do ngộ độc chất ma túy trộn thuốc lá điện tử.
"Các ca ngộ độc thuốc lá điện tử đều vào viện với biểu hiện co giật, kích thích, vật vã, ảo giác, loạn thần, hôn mê, tổn thương não và nhiều cơ quan khác, để lại di chứng nặng nề với sức khỏe", bác sĩ Nguyên cho biết.
Cũng theo vị chuyên gia, thuốc lá điện tử sử dụng nhiều hương liệu, hóa chất nên có thể bị lợi dụng để sử dụng ma túy thông qua việc phối trộn. Người sử dụng có thể tự ý tăng tỷ lệ nicotine quá mức hoặc thêm ma túy và các chất gây nghiện khác vào để sử dụng mà khó bị phát hiện. Không chỉ có nicotine mà còn có nhiều chất khác có hại cho sức khỏe người dùng.
Theo Tiến sĩ Nguyên, chi phí điều trị cho những ca ngộ độc thuốc lá điện tử trộn ma túy cấp tính nhẹ đến những ca nặng tiêu tốn trung bình từ trên 10 triệu đến hàng trăm triệu đồng.
Cách đây không lâu, Trung tâm Chống độc tiếp nhận 2 bệnh nhân trẻ (23 tuổi và 29 tuổi) đều ở Hà Nội, bị ngộ độc nặng sau khi sử dụng thuốc lá điện tử.
Cụ thể, nam bệnh nhân 23 tuổi có tiền sử hút thuốc lá điện tử 2 năm nay. Theo lời kể của người nhà, sau vài tiếng dùng thuốc lá điện tử được cho thêm hương liệu mới do người giao hàng giới thiệu, anh này lên cơn co giật, sùi bọt mép.
Bệnh nhân được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện tuyến trước nhưng không đỡ, sau đó được chuyển đến Trung tâm Chống độc. Xét nghiệm mẫu thuốc lá điện tử bệnh nhân mang đến phát hiện chất ma túy cần sa tổng hợp là ADB-Butinaca.
Trường hợp thứ 2 vào viện vì co cứng chân tay, rối loạn vận động. Bệnh nhân cũng sử dụng thuốc lá và thuốc lá điện tử nhiều năm nay. Thời gian gần đây, bệnh nhân có biểu hiện rối loạn vận động, run, vã mồ hôi, không điều khiển được động tác.
Theo bác sĩ Nguyên, phần lớn người dân quan niệm thuốc lá điện tử rất đơn giản, không có nicotine gây nghiện. Điều này hoàn toàn sai lầm. Trong khi đó, thuốc lá điện tử thực chất là các thiết bị điện để nung nóng các hỗn hợp nguyên liệu chứa nhiều hóa chất nhân tạo bên trong, bốc hơi lên để người dùng giải trí. Trong thuốc lá điện tử có 3 nhóm nguy cơ gây hại cho sức khỏe là nicotine, hương liệu nhân tạo và ma túy.
"Việt Nam cần khẩn cấp cấm việc sản xuất, lưu hành thuốc lá điện tử, có như vậy mới phòng tránh được một loạt vấn đề khổng lồ và nghiêm trọng về sức khỏe với người dân", bác sĩ Nguyên cho biết.
"> -
Người phụ nữ phải đi cấp cứu 7 lần vì say dù không uống rượuHội chứng tự sinh bia khiến một số ít người có nồng độ cồn trong máu cao dù không uống rượu. Ảnh minh họa: BTC Tiến sĩ Rahel Zewude, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Toronto, kể với CNN: “Bà ấy đã gặp bác sĩ gia đình nhiều lần và đến phòng cấp cứu 7 lần trong 2 năm”. Mặc dù bà không uống rượu nhưng nồng độ cồn trong máu tăng cao và hơi thở cũng có mùi rượu. Cả người phụ nữ và gia đình liên tục khẳng định bà không uống rượu vì lý do tôn giáo.
Tuy nhiên, sau mỗi lần đến bệnh viện, bà đều được xuất viện với chẩn đoán ngộ độc rượu. Khi về nhà, bà cần nghỉ làm tới 2 tuần để hồi phục. Trong thời gian này, bà ăn rất ít. Sau đó 1-2 tháng, các triệu chứng say rượu của bà lại tái phát. Bà thậm chí còn được khám sức khỏe tâm thần.
Mãi đến khi bệnh nhân được cấp cứu lần thứ 7, bác sĩ mới nghĩ rằng hội chứng tự sinh rượu có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng kỳ lạ đó. Bà được kê đơn thuốc và giới thiệu đến một chuyên gia dinh dưỡng. Vị chuyên gia phát hiện những bữa ăn chứa nhiều tinh bột sẽ khiến nồng độ cồn trong máu của người phụ nữ tăng nhanh.
Sau khi người bệnh thực hiện chế độ ăn kiêng low-carb (ít tinh bột) trong một tháng và dùng thuốc chống nấm, các triệu chứng đã biến mất và không xuất hiện trong 4 tháng. Nhưng khi quay lại ăn thực phẩm chứa tinh bột, bà tái phát chứng nói ngọng và buồn ngủ dẫn đến té ngã.
Tiến sĩ Zewude viết trên tạp chí của Hiệp hội Y khoa Canada: "Hội chứng tự sinh rượu gây ra những hậu quả đáng kể về mặt xã hội, pháp lý, y tế cho bệnh nhân và người thân của họ”.
Theo vị tiến sĩ trên, chuỗi triệu chứng say rượu của bệnh nhân bắt đầu sau khi bà dùng nhiều đợt kháng sinh để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu cùng với thuốc ức chế bơm proton để giảm lượng axit trong dạ dày. Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong ruột và tạo điều kiện cho nấm có hại xâm chiếm. Nấm biến tinh bột trong thức ăn thành cồn.
Người đàn ông thổi lên nồng độ cồn sau khi ăn một chiếc bánh
ANH - Ông Nick Carson cảm thấy say chuếnh choáng dù không uống rượu bia mà chỉ ăn một chiếc bánh. Cơ thể của ông có khả năng chuyển hóa các món ăn chứa tinh bột, đường thành cồn.">