Kèo vàng bóng đá Rio Ave vs Boavista, 02h15 ngày 8/4: Đối thủ yêu thích
本文地址:http://member.tour-time.com/news/69c990080.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Gold Coast United vs Capalaba, 16h30 ngày 8/4: Chiến thắng dễ dàng
Thương anh, bà đến đút cơm, thay tã cho anh. Sau những lần tình nguyện chăm sóc, bà Thử biết rằng anh Hóa gặp tai nạn trong lần trèo lên cây để chặt cành. Lần ấy, nhánh cây anh đang trèo bất ngờ gãy đôi khiến anh rơi xuống đất dẫn đến dập tủy.
Sau cơn thập tử nhất sinh tại bệnh viện, anh tỉnh lại trong tình trạng liệt tứ chi. Trở về nhà với cái đầu tỉnh táo, minh mẫn nhưng không thể điều khiển tay chân, anh đau khổ, tuyệt vọng đến cùng cực.
Tại nhà, do chỉ nằm một chỗ, sau một thời gian ngắn, phần lưng, mông của anh hoại tử, lở loét, đau đớn vô cùng. Cùng lúc hứng chịu nỗi đau thể xác lẫn tinh thần, anh quyết định chọn cái chết để kết thúc nỗi khổ đau không thể giải tỏa của mình.
Tuy vậy, ý định ấy của anh bị người hàng xóm phát hiện, ngăn cản. Sau đó, gia đình anh gom góp tiền, đưa anh vào bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp điều trị.
Dẫu vậy, vì nhiều nỗi khổ, chị gái của anh sau đó cũng không thể ở lại chăm nuôi đứa em trai bất hạnh. Ở lại bệnh viện một mình, không có tiền đóng viện phí, thuê người chăm sóc, anh Hóa định sẽ xuất viện về nhà rồi “ra sao thì ra”.
Đúng lúc ấy, anh gặp bà Thử và được bà tình nguyện chăm sóc không công. Bà Thử kể: “Lần đầu thấy Hóa ở bệnh viện, tôi thương lắm. Không chỉ gầy ốm, xanh xao mà cơ thể nó còn lở loét, bốc mùi khó chịu.
Khi biết hoàn cảnh của nó, tôi càng thương. Tôi đã khổ rồi mà nó còn khổ hơn. Thế nên khi biết nó không có người thân chăm sóc, tôi tình nguyện chăm nuôi”.
Chăm sóc bệnh nhân liệt tứ chi, bà Thử như nuôi đứa trẻ lên 3. Mỗi ngày, bà hỗ trợ, cùng y tá thay tã, rửa vết thương, vệ sinh thân thể cho anh Hóa. Sau đó, bà đút ăn rồi đưa anh đi phơi nắng…
Sau một năm điều trị, vết thương ở vùng da bị hoại tử của anh mới lành lặn, phục hồi. Tuy vậy, bà Thử vẫn phải đút ăn, tắm rửa, vệ sinh cho anh mỗi ngày.
Xem như con ruột
Tại bệnh viện, bà Thử tìm đủ cách hỗ trợ nam thanh niên không máu mủ ruột rà. Biết anh Hóa gặp khó khăn trong việc đóng tiền viện phí, bà xin cơm từ thiện cho anh ăn, bỏ tiền túi chăm lo mà không hẹn ngày được đền đáp.
Lúc ban đầu, bà Thử nghĩ mình sẽ chỉ chăm sóc anh Hóa trong thời gian 1-2 năm. Sau khi anh khỏe lại, bà sẽ về nhà. Do đó, bà chăm sóc anh tận tình mà không nghĩ đến việc "vừa tốn sức, lại mất thêm tiền".
Nào ngờ, điều bà mong chờ không xảy ra. Tứ chi anh Hóa không thể trở lại như bình thường. Mọi hoạt động dù là nhỏ nhất, anh đều phải trông chờ vào sự hỗ trợ của bà Thử.
Đáng buồn hơn, sau một thời gian chăm sóc anh Hóa, bà Thử biết tin cha mẹ anh đều đã qua đời. Các chị gái của anh đã lập gia đình nhưng hoàn cảnh khó khăn, không thể đỡ đần, nuôi em trai bệnh tật.
Trước hoàn cảnh ấy, bà nhận ra rằng, nếu không có mình, anh Hóa sẽ không biết phải nương tựa vào ai. Cuối cùng, bà quyết định sẽ tiếp tục chăm nuôi anh không công, giống như những ngày trước đó.
Để bớt chi phí nằm viện, bà đưa anh Hóa về nhà mình ở Trà Vinh để tiện bề chăm sóc. Rất may, việc làm của bà đều được các con ủng hộ. Thậm chí, 5 người con của bà dù hoàn cảnh cũng khó khăn vẫn tình nguyện chung tay, hỗ trợ chi phí cho mẹ nuôi anh Hóa.
Bà chia sẻ: “Tôi chăm nuôi Hóa 2 năm ở bệnh viện, hiểu hoàn cảnh của nó nên mến tay mến chân rồi thương cho số phận nó nên không bỏ được đã đành. Vậy nhưng các con tôi, khi thấy tôi đút cháo cho Hóa cũng xót xa, động viên tôi chăm Hóa.
Có đứa còn nói: “Mẹ ơi, mẹ đi chùa cũng để làm việc thiện. Nhưng chùa thì mẹ không đi vẫn có người khác đến thắp hương. Còn anh Hóa giờ không có ai nuôi, nếu không có mẹ giúp sẽ khó khăn gấp trăm lần. Vậy thôi mẹ nuôi anh ấy đi, chúng con ủng hộ, chung tay giúp mẹ”.
Được các con thấu hiểu, đồng hành, bà Thử như gỡ được nút thắt trong lòng. Bà đưa anh Hóa về nhà, cho anh nằm trên chiếc giường giữa căn nhà cấp 4 của mình. Hằng ngày, bà bón nước, bón cơm, vệ sinh cho anh như khi còn ở bệnh viện.
Ngoài chăm sóc sức khỏe, mỗi ngày, bà còn trò chuyện để anh khuây khỏa nỗi đau chất chứa trong lòng. Các con của bà Thử làm ăn, sinh sống xa mẹ nhưng mỗi khi có thời gian đều về thăm bà, góp cả sức lực lẫn tiền bạc giúp mẹ.
Sau hơn 6 năm chung tay chăm nuôi người dưng, 5 người con của bà Thử đều xem anh Hóa như anh em trong nhà. Mỗi khi nghe tin anh đau bệnh, cả 5 người lo lắng như chính con, em mình bị đau.
Ơn nghĩa và tấm lòng nhân hậu của bà Thử khiến anh Hóa như được tái sinh. Anh quên đi nỗi đau, sự bất hạnh của mình để vui sống. Anh chia sẻ mình thấy hạnh phúc vì dù gặp bất hạnh, nhưng cuộc đời đã cho anh gặp được người mẹ thứ hai.
Bà Thử tâm sự: “Nó vẫn nói với tôi rằng kiếp này, nó không được làm con ruột của tôi nên nếu có kiếp sau, nó sẽ làm tất cả để trở thành con của tôi. Được như thế, nó sẽ báo đáp những tháng năm tôi chăm sóc nó.
Mỗi lần nghe nó nói như thế, tôi hạnh phúc lắm. Tôi đã hứa với bản thân mình rằng sẽ cưu mang, chăm sóc nó như con ruột của mình cho đến khi tôi khuất bóng”.
Bỏ qua những ánh mắt hoài nghi của người đời họ đã không ngại ngần giúp đỡ, cưu mang những con người cô đơn, bất hạnh khác dù cuộc sống của chính họ cũng còn rất nhiều khó khăn.
">Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng
Vợ chồng Việt ở Mỹ biến đất hoang thành vườn hồng, dựng cổng hoa mơ ước
Tai nạn nghề nghiệp, có hay không?
Với nước…
Nghề nào mà chẳng có tai nạn nghề nghiệp, nhưng nghề MC thì những sự cố thường “hề hước” hơn do xảy ra trước bàn dân thiên hạ. Mà có những sự cố lại hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của mình nên nếu không xoay xở được thì chỉ có giơ đầu chịu trận.
Mới đây thôi, tôi dẫn một chương trình ở bãi biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh), mấy hôm trước thì trời quang mây tạnh rất đẹp, thậm chí buổi chiều tổng duyệt, trời vẫn rất đẹp nhưng đến tối, được khoảng 1/3 chương trình thì thời tiết “trở mặt”. Trời bắt đầu mưa mà là mưa như chưa từng được mưa, mưa tầm tã, to kinh khủng đến mức tất cả diễn viên ướt sạch từ trong ra ngoài.
Mọi người còn lo là không biết có tiếp tục chương trình được không vì gió quật rất mạnh. Nhưng không hiểu sao trong chương trình đó, khán giả ở lại với các diễn viên từ đầu tới cuối, dù mưa to thế nhưng khán giả không về, chắc vì khán giả thấy thương nghệ sĩ nên muốn đồng cam cộng khổ. Hôm ấy tôi mặc đầm dài đuôi cá tha thướt nhưng khi mưa xuống nó dính chặt vào người, đẹp đâu chả thấy, chỉ biết lúc tôi bước đi thì giống như bước đi trên đá vậy vì mưa và rất lạnh.
Lúc này tôi thấy mình giống nàng tiên cá nhưng mà là nàng tiên cá… bị mắc lưới! Tới khi diễn xong tôi không đi nổi bằng giày cao gót nữa mà phải tháo giày ra, một tay túm váy, một tay cầm giày, đi chân đất lội nước ngập đến ngang bắp chân để về được khách sạn, trông còn “lọ lem” hơn cả cô bé Lọ Lem trong truyện cổ tích. Mà bộ dạng ấy được trình diễn ngay trước mặt những khán giả vẫn còn ngồi lại, thôi thì chả thể nào ỏn ẻn được nữa vì còn mải lo chạy mưa.
Với lửa…
Ngoài tai nạn về nước như vậy thì còn có tai nạn về lửa! Trong một chương trình lễ hội, sau khi nói lời chào mừng thì ban tổ chức bắn pháo điện phụt lên từ sân khấu và phụt xuống từ giàn khung ánh sáng. Chẳng may, tôi bị một tàn lửa của pháo rơi trúng đầu, cái tàn lửa đó nó cháy như nến trên đầu mà tôi mải dẫn vẫn không biết. Chỉ đến lúc mọi người hét lên hốt hoảng tôi mới thấy rát, hóa ra lửa đã bén vào tóc và cháy lên thành tia rồi, xém mất một mảng tóc.
Với động vật…
Rồi có lần, tôi dẫn truyền hình trực tiếp trong trường quay, chả hiểu thế nào mà một con ruồi cứ bay vo ve trước mặt, cũng khiến tôi phân tâm một chút nhưng tôi vẫn dặn lòng: “Kệ nó, kệ nó, KỆ NÓ!!!”. Nhưng chắc bay nhiều nên con ruồi mỏi cánh và nó quyết định “ngồi xuống chiếc ghế nghỉ ngơi”. Và nơi nó chọn để thư giãn chính là cái trán của tôi.
Ôi thôi, chẳng thể đưa tay để xua nó, cũng chẳng thể lắc lắc đầu vì đang truyền hình trực tiếp. Vậy là đành để cho bạn ruồi đi du lịch trên trán của mình thôi, mà nhột nhột kinh mới ghét chứ. Lúc đó chỉ mong anh đạo diễn hình bắt cảnh toàn chứ đừng cận mặt MC…
Và với đồng nghiệp…
Bây giờ lại đến “tai nạn” này cũng hài hước không kém nhé. Đó là lần tôi dẫn đôi với Danh Tùng. Danh Tùng có một đặc điểm là rất nhiều mồ hôi và luôn phải có tờ giấy trong tay để thấm liên tục. Hôm đó, giấy gặp nước nên mủn ra và có một mẩu giấy lưu luyến thế nào mà dính lại trên khóe miệng của Tùng. Khi ra sân khấu, Danh Tùng nói lời chào đầu tiên, tôi đứng bên cạnh nhìn sang thì thấy “sự cố”.
Thế là Tùng đang dẫn, còn tôi im lặng, mắt vẫn nhìn khán giả nhưng cố tình nói mấp máy theo kiểu không cử động môi, là: “Tùng ơi mũi em dính giấy”. Đến lượt tôi dẫn phần của mình, trộm nhìn sang cậu em thì cứ thấy tay cậu ấy chấm chấm vào mũi để tìm cách gỡ giấy theo lời cảnh báo của bà chị, mà tôi thì không thể nói gì thêm được (vì miệng đang dẫn mà).
Tôi dẫn đoạn của tôi xong thì lại đến lượt Tùng. Lúc ấy tôi rảnh rồi nên lại thầm thì tiếp: “Chị nhầm, dính ở miệng, không phải mũi”. Nhưng Tùng dẫn xong thì cũng hết rồi, hai chị em đi vào mà không nhịn được cười và Tùng “trách” tôi: “Chị nhắc cũng như không, làm em cứ đi quẹt mũi”. Cũng may là tôi làm MC chứ không làm bác sĩ, nếu làm bác sĩ mà nhầm miệng với mũi bệnh nhân thì hậu quả còn nghiêm trọng hơn nhiều!
Nhưng ông bà ta có câu “cái khó ló cái khôn”. Những khó khăn trong nghề MC lại khiến tôi có thêm nhiều kinh nghiệm, linh hoạt hơn, biết xử lý khi gặp khó khăn lúc dẫn chương trình. Các bạn thấy đấy, nghề nào, người nào cũng có những thuận lợi, khó khăn, và những người làm nghề MC cũng vậy. Nhưng đối với tôi, MC là một nghề rất đặc biệt, khiến tôi gắn bó được rất lâu rồi mà chưa từng thấy nhàm chán bao giờ.
MC Mỹ Vân
Tai nạn nghề nghiệp 'hề hước' của MC Mỹ Vân
Nhận định, soi kèo Slovacko vs Hradec Kralove, 23h00 ngày 9/4: Tin vào chủ nhà
Ngọc Mai không xem buổi giới thiệu MV Theo em về nhàlà họp báo mà là buổi gặp lại người thân quen trong từng giai đoạn đời mình, từ người chủ phòng trà cô hát đầu tiên, những người thầy, đàn anh, đàn chị trong nghề đến bạn bè, học trò.
![]() | ![]() |
Ngọc Mai nhiều lần bật khóc.
Sau thời gian im ắng, "O Sen" trở lại với dự án E.P (đĩa mở rộng) gồm 3 bài nhạc pha trộn các chất liệu điện tử, giao thoa và dân gian đương đại. Bài đầu tiên Theo em về nhàđược chọn quay MV mang màu sắc nhạc đám cưới.
Lời bài hát là cách cô gái tán tỉnh, mời gọi chàng trai về chung một nhà: Tối nay anh rảnh tới chơi/ Nhà em ngay dưới chân đồi/ Chiếc ghế chưa có ai ngồi/ Cánh sen này muốn yêu rồi/ Chỉ biết cười, khi sát bên người.
Khi thu Theo em về nhà, Ngọc Mai quên hết kỹ thuật thanh nhạc để bài hát hồn nhiên nhất. "Kỹ thuật chỉ là phương tiện để truyền tải cảm xúc", theo ca sĩ.
Sáng tác, sản xuất âm nhạc đến đạo diễn MV đều do Man Child Prodigy thực hiện - nhóm bạn trẻ mà Ngọc Mai trao trọn niềm tin. Theo cô, tất cả thành viên tham gia vào ê-kíp sản xuất MV đều tâm huyết như thể làm sản phẩm cá nhân.
Chia sẻ với VietNamNet, Ngọc Mai mời 2 diễn viên Lu Đỗ và Lynh Chi đóng MV vì cần người trẻ mang lại nét xuân tươi đúng như mong muốn với sản phẩm.
"Quan trọng hơn, tôi không thể diễn xuất với người đàn ông nào ngoài anh Nghiệp. Nếu không phải chồng, tôi sẽ rất run, cứng đơ người ngay. Ngoài ra, anh Nghiệp... già rồi, tôi muốn một cặp trẻ tái hiện lại những trải nghiệm từng có bên anh ngày xưa", cô chia sẻ.
Ngọc Mai nói thêm việc tham gia thể hiện vũ đạo trong MV chưa từng có trong đời. Cô luôn muốn làm người kể chuyện bằng giọng hát, lần này "phá lệ" vì muốn thử thách, làm mới mình.
Ngày trở lại, ca sĩ tránh nhắc những chuyện không vui từng xảy ra trước đó. Cô nói: "Đã sống với âm nhạc, chắc chắn tôi sẽ ra sản phẩm đều đặn trong tương lai. Tôi muốn hát đến khi ngừng thở".
Trích đoạn MV 'Theo em về nhà
Ca sĩ 'O Sen' Ngọc Mai khóc liên tục giữa họp báo
Theo báo cáo từ Nhạc viện TP.HCM, ngày 10/1, tại Phòng Hòa nhạc B, Khoa Jazz-Pop-Rock và Công nghệ âm nhạc tổ chức thi học kỳ cho sinh viên.
Trong lúc chấm thi chuyên môn có sự mâu thuẫn, tranh cãi trong vấn đề chấm điểm giữa giảng viên Lưu Thiên Hương (nhạc sĩ, giảng viên thỉnh giảng) và giảng viên Võ Thị Minh Huyền (giảng viên biên chế).
Sau sự việc, Quyền Giám đốc Nhạc viện TP.HCM Hoàng Ngọc Long nhận được đơn kiện và đoạn video sự việc qua mạng xã hội Zalo của giảng viên Lưu Thiên Hương. Theo đó, nữ nhạc sĩ kiện giảng viên Võ Thị Minh Huyền - Khoa Jazz-Pop-Rock và Công nghệ âm nhạc về việc vi phạm đạo đức, xúc phạm đồng nghiệp.
Lãnh đạo Nhà trường cho biết, thời điểm này trường đang tổ chức thi cử, lại vào thời điểm cuối năm nên các khoa đều bận. Tuy nhiên, nhận thấy mức độ quan trọng của sự việc nên 15h ngày 12/1, Nhạc viện TP.HCM tổ chức cuộc họp với sự tham dự của các thành phần liên quan: Đảng ủy; Ban Giám đốc; Trưởng khoa Jazz-Pop-Rock và Công nghệ âm nhạc; Trưởng Ban Thanh tra nhân dân; Phòng Đào tạo, Quản lý khoa học và Hợp tác Quốc tế, Phòng Hành chính -Tổng hợp; Bộ phận Tổ chức cán bộ, Phòng Công tác Học sinh, Sinh viên.
“Sau khi bàn bạc xem xét sự việc, Hội đồng xét thấy giảng viên Minh Huyền trong lúc nóng giận đã không kiểm soát được hành vi, có thái độ và hành động chưa dùng chuẩn mực của giảng viên.
Hội đồng thống nhất đưa ra hình thức xử lý mức kỷ luật khiển trách đối với giảng viên Võ Thị Minh Huyền, đề nghị giảng viên Võ Thị Minh Huyền đưa ra lời xin lỗi đối với giảng viên Lưu Thiên Hương trong cuộc họp hòa giải sắp tới của Nhạc viện, xử lý đúng theo quy định của Quy tắc ứng xử của Nhạc viện TP.HCM”, TS. Hoàng Ngọc Long báo cáo.
Được biết, hôm nay (15/1), Nhạc viện sẽ mời giảng viên Minh Huyền và nhạc sĩ Lưu Thiên Hương cùng làm việc cụ thể, rõ ràng hơn.
Bộ Văn hoá yêu cầu xử lý nghiêm vụ Lưu Thiên Hương và NSƯT Minh Huyền
Ít ai biết rằng Phạm Ngọc Định từng là một tử tù. Nhưng nhờ đam mê viết, anh đã vượt qua nỗi sợ hãi chờ ngày ra pháp trường để rồi được trở về đoàn tụ với gia đình và ra mắt cuốn sách đầu tiên ở thể loại truyện dài với tựa đề Biến tấu của ký ức(Nhà xuất bản Văn học phát hành).
Phạm Ngọc Định sinh năm năm 1961 trong một gia đình công nhân ở Hạ Lý (Hải Phòng). Xuất thân từ một gia đình cơ bản, nền nếp nhưng từ nhỏ cậu bé Định rất lười học, ghét sách vở. Học hành chểnh mảng, lay lắt vậy mà anh vẫn tốt nghiệp loại Khá để rồi thi đỗ trường Đại học Thể dục thể thao Trung ương 2 chỉ với một mục đích duy nhất là được vận động tay chân, đỡ phải học nhiều cho "nặng đầu".
Vào trường, Định được thoả sức "vận động tay chân". Anh thường xuyên bỏ học, theo đám bạn giang hồ lừng lẫy thời đó như Hùng A Lý, Nguyễn Văn Tám gây ra những vụ đâm chém kinh hoàng. Rồi Phạm Ngọc Định cũng sa lưới. Năm 1990, anh bị bắt, lĩnh án 5 năm tù vì tham gia vào băng nhóm đâm chém.
5 năm "bóc lịch", Phạm Ngọc Định ra tù, người vợ gần 10 năm đầu gối tay ấp cũng bỏ đi lao động xuất khẩu ở Đức. Không vợ, chưa có con, tay trắng làm lại cuộc đời, anh chung vốn với vài người bạn mở cửa hàng điện tử, lấy vợ, sinh con một trai một gái rất đẹp.
Có gia đình hạnh phúc, có tiền, những tưởng cuộc sống của anh cứ yên ả trôi qua, quá khứ bỏ lại phía sau. Nào ngờ Phạm Ngọc Định lại lao vào các cuộc vui thâu đêm suốt sáng, từ một người ghét cờ bạc, ma tuý, anh “nhúng chàm” lúc nào không hay.
4 năm ngắn ngủi làm lại cuộc đời, Phạm Ngọc Định lại bị bắt. Lần này, anh bị kết án tử hình.
Tử tù quên mặt chữ trở thành tác giả viết truyện
Bị bắt vì buôn ma tuý, Phạm Ngọc Định lúc đó đang ở trại T16 Bộ Công an (Thanh Oai, Hà Tây nay là Hà Nội). Trong phòng biệt giam chờ ngày ra pháp trường xử bắn, Phạm Ngọc Định không biết làm gì ngoài… hát.
Anh kể, lúc đó theo chế độ hàng ngày tử tù được ghi phiếu ăn và viết thư về cho gia đình. Lúc viết thư về cho vợ, Phạm Ngọc Định lóng ngóng với những con chữ bởi từ bé ghét sách vở, chỉ thích cầm đao kiếm chứ không muốn cầm bút, cũng không đọc bất cứ sách báo gì.
Muốn viết được bức thư hoàn thiện khuyên vợ đi lấy chồng, Phạm Ngọc Định phải xin cán bộ trại giam sách báo, tất cả những gì có chữ để đọc, để nhìn lại những mặt chữ đã bị đao kiếm làm quên hết. Thế rồi, Phạm Ngọc Định nghiện đọc sách báo lúc nào không hay.
Anh nhờ gia đình tiếp tế những cuốn tiểu thuyết như: Chiến tranh và hòa bình, Cuốn theo chiều gió, Tình yêu và quyền lực, Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Mùa lá rụng trong vườn… và cả tạp chí.
Đọc nhiều, Phạm Ngọc Định có ý định viết. Nhưng viết gì đây khi mà ở phòng biệt giam, giấy bút không có, không biết ngày nào ra pháp trường. Với tử tù như Phạm Ngọc Định, chỉ có cách viết ra mới lưu lại được tâm tình, nguyện vọng, suy nghĩ của mình. Mọi thứ cứ quẩn quanh trong đầu và rồi anh tìm ra được ý tưởng về một cuốn truyện.
Phạm Ngọc Định mất một tháng trời chỉ ngồi tách đôi từng tờ tạp chí lấy phần ở giữa làm giấy viết. Còn bút, hằng ngày cán bộ sẽ đưa cho ghi chép những thứ cần thiết nên anh kể đã “lừa lấy một cái”.
"Có những ngày tôi viết được 20 trang, đôi tay viết không thể kịp suy nghĩ của mình. Ý tưởng cứ tràn ra càng khiến mình cuống quýt, muốn viết thật nhanh. Tôi chỉ sợ đang viết thì đến ngày phải trả án, không kịp hoàn thành tác phẩm dang dở", Phạm Ngọc Định tâm sự.
Cứ thế, anh viết như thể chỉ còn một giờ nữa mình phải ra pháp trường. Chạy đua với thời gian, chạy đua với ý tưởng, Phạm Ngọc Định cứ hối hả viết. Viết hết cuốn tạp chí, anh dán lại, gửi về cho gia đình, gia đình lại gửi vào cuốn khác cho anh bóc tách và lại viết.
Hưởng sự khoan hồng của Nhà nước, Phạm Ngọc Định sau đó được giảm án xuống tù chung thân. Nhờ cải tạo tốt, anh được làm đội trưởng, trông nhóm tù khác cải tạo lao động.
Thấy anh ham đọc, ham viết, cán bộ trại giam tạo điều kiện, người nhà gửi giấy bút tiếp tế, anh được thoải mái viết hơn. Những bản thảo sau này, trong một cơ duyên mà theo anh là “trời định” nên đã trân trọng gửi nhờ nhà văn Nguyễn Đình Tú cất giữ.
Được giảm án và trở lại cuộc đời từ năm 2015, Phạm Ngọc Định chăm chỉ làm việc tại trang trại của mình ở Hải Dương. Hằng ngày trồng trọt, chăn nuôi và vẫn "ôm mộng" văn chương, để rồi được sự động viên của bạn bè, người thân, anh ra mắt cuốn sách Biến tấu của ký ức- như một cách tạ lỗi với cuộc đời, với tuổi thơ.
“Tôi luôn nghe thấy nhiều người phàn nàn giờ văn hoá đọc đi xuống, mảng đề tài viết cho thiếu nhi ít quá nên ra mắt cuốn sách này. Sách sẽ được gửi tặng tới các trường học”, tác giả Phạm Ngọc Định chia sẻ.
Mượn bối cảnh chính năm 1972 khi Mỹ ném bom bắn phá miền Bắc, Biến tấu của ký ứclà những trang viết về những đứa trẻ, những gia đình của Hải Phòng thời điểm đó. Thông qua truyện dài này, người đọc có thể hình dung, mường tượng lại một Hải Phòng hiên ngang, bất khuất trong ác liệt của bom đạn chiến tranh.
Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha - một người con của Hải Phòng cho rằng những nhà văn cùng thời ông có viết nhưng chưa ai lột tả được tận cùng sự khốc liệt của chiến tranh như Biến tấu của ký ức.
"Tác phẩm gây ấn tượng, chạm đến cảm xúc của người đọc không ở tầm vóc ở văn chương, ở sự kiện mà chính là sự sáng tạo trong từng trang viết. Trước hết, nó được ra đời trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt - đó là nhà giam và bởi một người tử tù. Trên thế giới ít có tác giả và tác phẩm nào đặc biệt đến như vậy.
Viết trong tù mà văn của Ngọc Định rất trong sáng, kể về các trò chơi dân gian tuổi thơ hay và độc đáo tận cùng. Ở trong hoàn cảnh ngặt nghèo, con người tưởng không có khả năng sáng tạo được nữa, lại sáng tạo đến tận cùng, thật không thể ngờ!”, nhà thơ Nguyễn Thuỵ Kha cho biết.
Nhà thơ Nguyễn Quang Hưng tâm đắc về sức sống của tuổi thiếu niên thời chiến và sự sáng tạo, dũng cảm của những đứa trẻ Hải Phòng thuở ấy trong cuốn sách. "Chất liệu đời sống, tinh thần người Hải Phòng thể hiện qua ý chí, nghị lực sống của những chú bé hồn nhiên, mạnh mẽ ấy đã mang đến hy vọng cho cuộc đời", nhà thơ Nguyễn Quang Hưng nhận định.
Trong khi đó, nhà văn, dịch giả Kiều Bích Hậu (Ban đối ngoại, Hội Nhà văn Việt Nam) khẳng định, nếu có cơ hội, bà sẽ đề xuất dịch cuốn sách ra tiếng nước ngoài để giới thiệu với bạn bè thế giới, giúp họ hiểu hơn về cuộc chiến tranh Việt Nam.
Từng là giang hồ, Phạm Ngọc Định sống rất thực tế và ít ảo tưởng. Nhưng từ khi viết văn, anh thừa nhận mình trở nên ảo tưởng. Anh luôn đau đáu mỗi khi cầm bút: “Vì sao văn chương nước mình không có tác phẩm lớn. Đặc biệt là tác phẩm viết về chiến tranh như Chiến tranh và Hòa bìnhcủa Lev Tolstoy?"
Anh bày tỏ, không biết năng lực của mình tới đâu nhưng đang ấp ủ viết một tiểu thuyết về chiến tranh đồ sộ nhất, chưa từng có ở Việt Nam. Có thể đó lại là ảo tưởng nhưng ý thức về trách nhiệm trả nghĩa với cuộc đời, Phạm Ngọc Định hy vọng tương lai sẽ ra mắt cuốn sách như vậy.
Hành trình viết văn của tác giả từng là tử tù, chỉ thích cầm đao hơn cầm bút
Phục dựng gương mặt của ông già Noel sau 1.700 năm
友情链接