当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Albirex Niigata vs Yokohama FC, 12h00 ngày 13/4: Kém cỏi như nhau 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo Le Havre vs Rennes, 22h15 ngày 13/4: Phong độ đang lên
Ở tập 2, dàn cực phẩm gồm: Duy Anh, Chí Tân, Đức Việt, Khắc Sơn và Phạm Duy Anh. Sau màn chào sân và phần giới thiệu của 5 cực phẩm, Khắc Sơn chính là cực phẩm mà Tô Sa nói lời tạm biệt ở vòng đầu tiên vì bị hiểu nhầm đã có chủ.
Nối tiếp Khắc Sơn, Phạm Duy Anh cũng dừng lại ở vòng 2 với sắc đỏ. Anh xuất hiện trên sân khấu cùng vợ và cô con gái. Duy Anh cho biết vợ lớn hơn 10 tuổi, cả hai bị gia đình ngăn cấm nhưng đã vượt qua, đứa con chung là minh chứng cho tình yêu. Sân khấu nóng bừng lên khi Phạm Duy Anh chính thức ngỏ lời cầu hôn vợ đầy ngọt ngào.
Chí Tân là 1 trong 3 cực phẩm lộ diện, khiến mọi người bất ngờ khi thuộc nhóm LGBT. Anh đang cùng người yêu kinh doanh tiệm trà sữa. Cả hai biết nhau từ cấp 1, và anh đã dành 7 năm theo đuổi người yêu. Hiện tại, cả 2 đã có 10 năm quen nhau. Người yêu cũng xuất hiện tại sân khấu, trao nhẫn thể hiện tình yêu thương với Chí Tân trong sự hân hoan của khách mời và khán giả.
Tại vòng cuối, Đức Việt gây ấn tượng với hashtag #ChiêuChiều, nghĩa là chiều người yêu. Sau màn hỏi đáp từ ban cố vấn, kèm sự tư vấn nhiệt tình, Tô Sa đã cân nhắc chàng trai thích hợp nhất ra về là Đức Việt.
Khoảnh khắc lộ diện của Đức Việt đầy bất ngờ. Không chỉ có ngoại hình cuốn hút, anh còn sở hữu gia thế khủng, hiện đang làm quản lý showroom ô tô của gia đình. So với hình ảnh ở vòng hashtag, Đức Việt bối rối đứng cạnh với Tô Sa: “Thật sự bây giờ run quá, em cũng không biết dùng chiêu gì bây giờ”. Ban cố vấn đều rất vui mừng và chúc cho cặp đôi trên hành trình sắp tới.
Vũ Hiền
Người ấy là ai: Tô Sa chọn chàng trai gia thế khủng, cặp đôi LGBT gây sốt
Hoa hậu Trái đất mà Phương Khánh đăng quang từng dính scandal bán giải gần 100 tỷ
Victoria's Secret công bố mẫu áo ngực triệu đô cho show 2018
![]() |
Lourdes Leon - con gái của ngôi sao Madonna mới đây gây chú ý khi tham dự sự kiện CFDA/Vogue Fashion Fund Awards 2018. Cô gái 22 tuổi diện một chiếc đầm voan trắng xuyên thấu, để lộ cả một bên ngực. Lourdes Leon còn để lộ góc phản cảm trên cơ thể mà đáng lẽ phải giấu đi trước ống kính. |
![]() |
Có lẽ Lourdes Leon muốn tái hiện lại hình ảnh hình từng gây sốc của mẹ mình cách đây 4 năm. |
![]() |
Lourdes Leon cho thấy một phong cách thời trang táo bạo giống mẹ của mình. |
![]() |
Người mẫu 22 tuổi từng học chuyên ngành thiết kế thời trang. Cô cũng thường xuyên ăn mặc phá cách mỗi khi xuất hiện. |
![]() |
Lourdes Leon chụp ảnh cùng nhà thiết kế Raul Lopez, người sáng lập thương hiệu Luar. |
![]() |
Trước đó Lourdes Leon cũng gây sốc với trang phục mặc như không tại Tuần lễ thời trang New York hồi tháng 9. |
![]() |
Bố của Lourdes Leon là diễn viên Carlos Leon. |
![]() |
Lourdes Leon cùng mẹ tổ chức sinh nhật đón chào tuổi 22 hồi tháng 10 vừa qua. Madonna chia sẻ con gái là món quà tuyệt vời nhất trong cuộc đời của cô. |
Băng Tâm
'Hotgirl trà sữa' Jun Vũ khoe vẻ đẹp mong manh nhưng đầy quyến rũ, cuốn hút.
" alt="Con gái Madonna mặc xuyên thấu, lộ nhũ hoa và điểm phản cảm trên cơ thể"/>Con gái Madonna mặc xuyên thấu, lộ nhũ hoa và điểm phản cảm trên cơ thể
Trong khi đó, khán giả ngán ngẩm vì quá nhiều yếu tố mang tính chiêu trò trong truyền hình thực tế.
Trở lại sau 5 năm, The Face được khán giả mong đợi là chương trình đặt yếu tố chuyên môn lên hàng đầu, hạn chế tối đa drama trong show người mẫu. Tuy nhiên, sau tập 1, khán giả vẫn chứng kiến nhiều màn tranh giành khá gay gắt.
Ban đầu là việc lựa chọn thí sinh, nhưng điều khán giả thấy khó hiểu hơn là màn tranh giành chỗ đứng của huấn luyện viên lúc 4h sáng, làm khó ê-kíp dù quay gần 24 giờ.
Vụ việc bắt đầu khi nhà sản xuất yêu cầu 4 huấn luyện viên bốc thăm vị trí đứng. Ban đầu, Minh Triệu và Kỳ Duyên đồng ý nhưng sau đó phát hiện họ không đứng cùng nhau, từ chối ghi hình.
Lý do Kỳ Duyên - Minh Triệu đưa ra là hai người cùng team, không thể đứng hai bên cách xa nhau khiến khán giả hiểu lầm họ là hai người riêng biệt. Minh Triệu đưa ra lý do "đầu óc không còn minh mẫn do quay đêm" và yêu cầu được đứng gần nhau.
![]() |
Nhà sản xuất dàn xếp chuyện giành chỗ của các huấn luyện viên. |
Vũ Thu Phương và Anh Thư không chấp nhận yêu cầu đó và cho rằng phía Minh Triệu đang dùng yêu sách, phá vỡ yêu cầu của nhà sản xuất. Thậm chí, hai "đàn chị" yêu cầu Kỳ Duyên và Minh Triệu "bớt ngang ngược lại".
"Từ thời của chị đến thời của Vũ Thu Phương đều có tôn ti, trật tự. Những điều em làm là đang làm hại chính em", Anh Thư nói.
Trong khi đó, Vũ Thu Phương nhắc lại chuyện giành chỗ đứng tại show thời trang riêng, nhắc nhở hai người: "Em không có quyền nói về vị trí đứng của chị".
Màn tranh giành vị trí đứng của bốn huấn luyện viên kéo dài 1 giờ đồng hồ, đòi hủy quay... gặp nhiều ý kiến trái chiều từ khán giả. Nhiều người cho rằng đây là "drama" không đáng có trong chương trình thực tế về người mẫu, tin vào những gì diễn ra trên màn ảnh và công kích huấn luyện viên.
Mạng xã hội chia làm hai luồng ý kiến trái chiều, một bên ủng hộ cách Anh Thư và Vũ Thu Phương "chỉnh" Kỳ Duyên Minh Triệu: "Là đàn em, lại đồng ý bốc thăm sau đó lại giở trò không đồng ý quay", "Kỳ Duyên lúc nào cũng hay thắc mắc, mang từ chương trình này đến game show khác", "Đồng ý cách ứng xử của Vũ Thu Phương và Anh Thư. Không thể có chuyện đòi hủy quay dù đã thỏa thuận"...
Số khác lại cho rằng giữa lúc truyền hình thực tế thoái trào, đây có thể là chiêu bài của nhà sản xuất.
"Lại là những drama cãi nhau thế này à? Tôi không nghĩ thời buổi này còn có những kiểu thế này đấy", "Khán giả thừa biết đây là cách để chương trình hướng sự chú ý đến khán giả", "Nếu không có drama của huấn luyện viên, chắc chương trình không được bàn tán nhiều thế này đâu"... là một số bình luận của khán giả sau khi xem xong tập 1.
The Face không chỉ là chương trình tìm ra người mẫu chiến thắng, đó là cuộc chiến của bộ ba huấn luyện viên đều là siêu mẫu nổi tiếng.
Ở phiên bản gốc do Naomi Campbell sáng lập, sau mỗi phần thi, các huấn luyện viên đều sửng cồ khi thí sinh bị loại hoặc cho rằng cách loại đó không phù hợp. Huấn luyện viên nào có tuổi đời, kinh nghiệm nhiều hơn thì thắng thế.
Tại The Face Mỹ, Naomi Campbell để đời câu nói huyền thoại: "Xem lại màu son trước khi nói chuyện cùng chị với Coco Rocha. Ở phiên bản Australia, siêu mẫu người Anh thẳng thừng mắng đàn em không cùng đẳng cấp nên đừng so sánh.
Kèm với đó, những màn tranh cãi, la mắng của thí sinh với huấn luyện viên, drama của thí sinh với nhau... cũng trở thành đặc sản không thể thiếu trong các chương trình.
![]() |
Huấn luyện viên cãi nhau, thí sinh tranh luận gay gắt là yếu tố không thiếu trong các chương trình truyền hình thực tế. |
Tại The Face Thái Lan, điều khán giả chờ đợi cũng là những màn cãi nhau tay đôi giữa huấn luyện viên. Nhìn vào những màn đấu khấu, khán giả nhận ra yếu tố "diễn nhiều hơn thật".
Ở mùa 3 The Face Thái, Lukkade có những màn "chơi game" khá bất ngờ như loại thí sinh từ xa, cười hả hê đậm chất phim truyền hình. Trong hậu trường phỏng vấn, các huấn luyện viên đều cường điệu hóa biểu cảm để tăng phần kịch tính.
Nhưng khi xem video hậu trường, các huấn luyện viên vẫn tương tác, trò chuyện bình thường. Sau khi bước ra khỏi chương trình, huấn luyện viên vẫn gặp gỡ nhau. Điều họ quan tâm là tăng yếu tố kịch tích trong chương trình thực tế để tăng lượng xem cho chương trình.
Hiện tại, khán giả đã "rõ" những chiêu trò mà truyền hình thực tế đang xây dựng. Giữa lúc hàng loạt cuộc thi, game show dần có dấu hiệu xuống dốc, nhà sản xuất phải tìm mọi cách chèn drama vào để níu giữ khán giả.
Giống The Face, nếu tập 1 chỉ dừng lại ở việc thí sinh chọn đội, điều đó sẽ làm hài lòng fan yêu thích thời trang, người xem sẽ không đón xem tập 2. Nhưng vì có drama cãi nhau với các huấn luyện viên, chương trình được nhắc đến khắp các diễn đàn. Người xem muốn biết 4 người mẫu liệu có nhìn mặt nhau sau drama hậu trường và diễn biến tiếp theo thế nào.
(Theo Tiền Phong)
" alt="Vụ 4 người mẫu Việt giành chỗ, quát tháo ở buổi chụp hình chỉ là chiêu trò?"/>Vụ 4 người mẫu Việt giành chỗ, quát tháo ở buổi chụp hình chỉ là chiêu trò?
Thu hẹp khoảng cách giữa các vùng
Hiện nay hạ tầng số của tỉnh Tuyên Quang đã được đầu tư khá đồng bộ, 100% các trung tâm xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã được phủ sóng băng rộng cáp quang và được kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng.
Các xã, phường, thị trấn đã tăng cường các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong hoạt động của chính quyền như: Hệ thống quản lý văn bản và điều hành, thư điện tử; hệ thống Cổng dịch vụ công và một cửa điện tử; sử dụng chữ ký số chuyên dùng...; triển khai hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT); hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đưa các sản phẩm, hàng hóa lên các sàn thương mại điện tử, các mạng xã hội; tạo lập tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt...
Thanh niên thị trấn Lăng Can (Lâm Bình) hướng dẫn người dân đăng ký các dịch vụ ngân hàng trên điện thoại.
So sánh kết quả giữa trước và sau khi thực hiện chuyển đổi số, đồng chí Ma Văn Tụ, Chủ tịch UBND xã Trung Yên (Sơn Dương) cho biết: Hệ thống quản lý văn bản và điều hành được tích hợp chữ ký số trên hệ thống phần mềm để gửi, nhận văn bản điện tử. Do đó có thể giải quyết công việc ở mọi lúc, mọi nơi kể cả khi đi công tác, nên mọi việc được giải quyết kịp thời, người dân không phải chờ đợi lâu.
Từ khi thực hiện chuyển đổi số, xã đã thực hiện nghiêm túc quy trình tiếp nhận và xử lý văn bản, không còn tình trạng tồn đọng trong tiếp nhận, xử lý văn bản như trước. Cùng với đó, kỷ luật, kỷ cương hành chính cũng được siết chặt, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động chính quyền địa phương, phục vụ người dân ngày càng tốt hơn.
Kinh tế số đang trở thành động lực mới cho phát triển kinh tế ở các xã, nhất là đối với các xã vùng cao, điển hình như xã Hồng Thái (Na Hang). Nhờ có công nghệ, ngày càng nhiều người biết đến các sản phẩm du lịch nổi bật được tích hợp trên trang mạng như Lễ hội mùa hoa lê, Lễ hội ruộng bậc thang, nét văn hóa độc đáo của đồng bào Dao tiền.
Cùng với đó rất nhiều sản phẩm nông nghiệp của xã đã được vươn ra các thị trường lớn như chè Shan tuyết, lê, rau trái vụ... thông qua sàn thương mại điện tử. Qua đó góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, phát triển các sản phẩm có chất lượng theo đúng quy chuẩn, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay.
Có thể nói kinh tế số, xã hội số đã góp phần không nhỏ để Hồng Thái vươn lên phát triển kinh tế - xã hội sánh kịp với các xã vùng thấp.
Việc chuyển đổi số cũng được thực hiện khá tốt lĩnh vực y tế ở cấp xã. Trước đây các trạm y tế sử dụng rất nhiều phần mềm khác nhau, hệ thống báo cáo khác nhau. Từ khi thực hiện chuyển đổi số, việc tích hợp sử dụng phần mềm số hóa và liên thông các loại báo cáo, sổ sách và liên thông tới cấp huyện, cấp tỉnh, góp phần giảm tải công việc hành chính cho các trạm.
Toàn bộ dữ liệu dân số, số hộ của các xã được cập nhật vào hệ thống là cơ sở để triển khai và quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử của người dân, đáp ứng được chủ trương lớn của ngành Y tế.
Cần mô hình tổng thể về chuyển đổi số tại các địa phương
Thực tế hiện nay, việc triển khai chuyển đổi số toàn diện ở cấp xã vẫn còn nhiều việc phải làm. Qua báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông, khó khăn lớn nhất là thiếu giải pháp, mô hình tổng thể về chuyển đổi số cho cấp xã, dẫn đến chỉ thực hiện được các bước cơ bản.
Các nội dung về chuyển đổi số đã được triển khai, nhưng mới ở những bước khởi đầu và hiệu quả đạt được chưa như kỳ vọng. Bởi, chuyển đổi số là lĩnh vực hoàn toàn mới, với nhiều nội dung và đòi hỏi phải hiểu biết sâu, có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin.
Bên cạnh đó, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm liên quan đến sử dụng các DVCTT, thanh toán không dùng tiền mặt của người dân ở nhiều thôn, bản trong xã còn hạn chế...
Đồng chí Đàng Thị Hiền, Bí thư Đảng ủy xã Hồng Thái chia sẻ, một trong những hạn chế hiện nay đó là bà con khó tiếp cận được các DVCTT. Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức, sự hiểu biết của bà con chưa đầy đủ. Bên cạnh đó là việc sử dụng các phương tiện kết nối DVCTT như điện thoại, Internet của người dân còn hạn chế.
Từ đầu năm đến nay xã chỉ đạt có 11 hồ sơ TTHC trực tuyến. Ngay cả việc kích hoạt định danh điện tử cũng có nhiều khó khăn, tính đến thời điểm hiện nay xã mới hoàn thành 58% kế hoạch.
Những vấn đề của xã Hồng Thái cũng là vấn đề hầu hết các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh gặp phải. Việc người dân sử dụng DVCTT tại cấp xã còn hạn chế, số lượng hồ sơ trực tuyến tại một số địa phương phát sinh ít.
Năm 2022, toàn tỉnh còn có 1 Phòng Tư pháp và 14/138 UBND cấp xã chưa phát sinh hồ sơ chứng thực điện tử, trong đó có cả xã thuộc địa bàn thành phố Tuyên Quang.
Ngoài ra, những khó khăn trong chuyển đổi số ở cấp xã còn xuất phát từ nhận thức của cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn chưa đầy đủ về chuyển đổi số.
Sự vào cuộc và quyết tâm chính trị về chuyển đổi số của lãnh đạo cấp xã còn chưa quyết liệt; nguồn lực hỗ trợ chuyển đổi số cấp xã còn thấp.
Các xã chưa có nhân lực biên chế, được đào tạo về công nghệ thông tin nên gặp khó khăn khi triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số.
Để nâng cao hiệu quả chuyển đổi số ở cấp xã, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Tuyên Quang đề xuất cần phải có mô hình tổng thể về chuyển đổi số tại các địa phương nhằm áp dụng hiệu quả các giải pháp, nhiệm vụ đưa ra; hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế để nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng DVCTT; xây dựng, ban hành chính sách, quy định khuyến khích người dân và doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ và triển khai các nền tảng số trong xây dựng Chính quyền số tại địa phương.
Bên cạnh đó UBND các xã, phường, thị trấn cần đặt ra các mục tiêu cụ thể, thiết thực, gắn với người dân, doanh nghiệp trên địa bàn. Ngoài ra, cần triển khai hiệu quả hoạt động của tổ công nghệ số cộng đồng, trong đó tập trung vào các hoạt động phát triển kinh tế số, xã hội số.
Theo Thanh Phúc(Báo Tuyên Quang)
" alt="Chuyển đổi số cấp xã ở Tuyên Quang: Còn nhiều việc phải làm"/>Tại đây, các sinh viên chuyên ngành An toàn thông tin tới từ các trường Học viện Kỹ thuật mật mã, ĐH Bách khoa Hà Nội, Học viện An ninh nhân dân, ĐH Công nghệ… đã đưa ra những câu hỏi về cơ hội việc làm, kinh nghiệm nộp hồ sơ xin việc cho các khách mời là đại diện các doanh nghiệp, đại diện sinh viên ưu tú của ngành An toàn thông tin.
Tọa đàm ““Vai trò và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong xã hội thông tin” diễn ra tại Học viện Kỹ thuật mật mã chiều ngày 29/11
Chia sẻ trong phần khai mạc tọa đàm, ông Nguyễn Huy Dũng – Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin – đã khẳng định tầm quan trọng của an toàn thông tin trong xã hội hiện đại.
“Nếu như trong quá khứ, sức mạnh của một quốc gia được đo bằng sức ngựa, bằng số lượng chiến mã, bằng khả năng chinh phục đại dương, sau này là bằng khả năng chiếm lĩnh không gian, thì cho đến thời điểm hiện tại, kể từ khi máy vi tính lần đầu tiên xuất hiện, kể từ khi mạng Internet trở nên phổ biến thì sức mạnh của một quốc gia hiện nay được đo bằng khả năng chiếm lĩnh không gian mạng”.
“Mục tiêu của buổi tọa đàm ngày hôm nay là khơi dậy niềm đam mê, hoài bão. Hi vọng ngày hôm nay chúng tôi có thể giúp đánh thức tiềm năng, đánh thức “người khổng lồ còn đang say ngủ” trong một vài bạn nào đó đang ngồi ở hội trường này để trong vòng 3 năm nữa, 5 năm nữa hay 10 năm nữa, các bạn sẽ có những đóng góp lớn lao cho xã hội, cho nước nhà thì chúng tôi cảm thấy rất hạnh phúc” – ông Dũng nói.
Trả lời câu hỏi phổ biến của các sinh viên dành cho doanh nghiệp: doanh nghiệp tìm kiếm điều gì ở các ứng viên?, ông Khổng Huy Hùng – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ An ninh không gian mạng Việt Nam (VNCS) cho biết, mong muốn chung của VNCS cũng giống như tất cả các ngành nghề khác là các bạn phải có kiến thức nền tảng. “Tuy nhiên, kỹ năng mềm là kỹ năng cần phải trau dồi và là kỹ năng mà chúng tôi mong muốn nhiều nhất”.
Ông Hùng cho rằng, nhiều ứng viên vẫn còn thiếu sự chuyên nghiệp. Ông đưa ra một số dẫn chứng đã từng xảy ra ở doanh nghiệp của mình: ứng viên không trả lời email, gọi phỏng vấn không đến, hoặc đã xác nhận là đến nhưng đến giờ không thấy đâu.
“Không phải ai cũng là người giỏi nhất. Nếu các bạn không phải là người giỏi nhất, thì các bạn hãy trau dồi những kỹ năng mềm khác, sự chuyên nghiệp, cần cù, chăm chỉ để là người phù hợp nhất. Chúng tôi tuyển những người phù hợp nhất, chứ không phải những người giỏi nhất, thậm chí không phải là người giỏi, mà là một sinh viên bình thường thôi” – ông Hùng chia sẻ quan điểm của mình.
Trả lời câu hỏi này, ông Lê Minh Hưng – Giám đốc Trung tâm Không gian mạng, Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel cho rằng: “Mỗi cá nhân cần có một con đường khác nhau để đi đến thành công trong ngành An toàn thông tin nói riêng và các ngành nghề khác nói chung, tuy nhiên theo tôi có một điểm chung là “bạn cần có một số giờ bay nhất định, đâu đó khoảng 10 nghìn giờ bay”. Thành công không đến sau một đêm, sau một cơn mơ, mà là những ngày tháng khổ luyện”.
Chia sẻ thêm về quy tắc “10 nghìn giờ bay”, ông Dũng nói: “Không có một giấc mơ nào trở thành hiện thực nếu bạn không thức dậy để làm việc. Để thành công trong một lĩnh vực nào đó, theo thống kê khoa học, người ta có một quy tắc 10 nghìn giờ. Để trở thành một phi công thành thục thì bạn phải trải qua 10 nghìn giờ bay. Để trở thành một nhạc công thành thục, bạn phải có 10 nghìn giờ luyện tập trên phím đàn. Để trở thành một lập trình viên thành thục và ra được một kết quả gì đó thì bạn phải có 10 nghìn giờ miệt mài trên máy tính của mình”.
Sinh viên Phạm Thị Thanh đặt câu hỏi: “Em phải học tập và làm việc như thế nào để các nhà tuyển dụng ở đây nhận em vào làm với mức lương khởi điểm 2.000 đô la/ tháng?”
Nhiều sinh viên ngành An toàn thông tin không ngần ngại chia sẻ rằng họ chọn ngành này vì mức thu nhập hứa hẹn trong tương lai.
Vì thế, câu hỏi của em Phạm Thị Thanh, sinh viên năm 3 ngành An toàn thông tin, Học viện Kỹ thuật mật mã đã làm “nóng” hội trường.
“Em phải học tập và làm việc như thế nào để các nhà tuyển dụng ở đây nhận em vào làm với mức lương khởi điểm 2.000 đô la/ tháng?” – Thanh mạnh dạn đặt câu hỏi cho các nhà tuyển dụng.
“Tôi cũng đã từng có suy nghĩ như bạn hồi sinh viên. Mức lương 1.000-2.000 đô nhiều người đã làm được. Đó không phải là việc quá khó. Nhưng bạn không thể ép một thần đồng giải một bài toán tích phân. Muốn giải tích phân phải đợi đến lớp 10. Nếu bạn muốn mức lương 2.000, bạn nên bình tĩnh một chút. Đó không phải là một mức lương quá khó với các bạn ở đây. Tôi tin rằng sau 10-15 năm nữa, ít nhất một nửa các bạn ngồi đây có mức lương như vậy. Nếu bạn giỏi hơn những người khác thì có thể bạn chỉ cần 5 năm thôi. Bạn nên kiên nhẫn một chút” – ông Lê Minh Hưng trả lời.
Chia sẻ về câu chuyện thu nhập, ông Khổng Huy Hùng đặt câu hỏi ngược lại với nữ sinh này: “Nếu anh trả cho em 2.000 thì em làm lại được cho anh bao nhiêu tiền?”
“Việc em đưa ra con số 2.000 không quan trọng, mà quan trọng là em làm lại được cho anh bao nhiêu. Mà với một bạn sinh viên mới ra trường thì thông thường anh không nghĩ rằng bạn ấy sẽ mang lại được cho anh 10-15 ngàn/ tháng để anh có thể trả lại cho bạn ấy 2 ngàn.
Anh chưa có câu trả lời cho em nhưng anh đang băn khoăn là em sẽ làm gì cho anh để tạo ra 10-15 ngàn/ tháng để anh trả cho em. Nên anh nghĩ câu trả lời của anh là một câu hỏi mở ngược lại cho em”.
Ông Hùng khẳng định: “Bản thân em phải biết mình có thể mang lại được giá trị gì cho công ty. Thông thường mình phải trả lời câu hỏi đó trước cho doanh nghiệp. Tôi mang lại cho anh từng này và tôi muốn nhận được từ anh chừng này. Thông thường thì logic đấy sẽ dễ chấp nhận hơn. Liệu rằng cách nghĩ đấy có phải là một cách nghĩ tốt hơn là mình đặt ra một câu hỏi ngược lại cho doanh nghiệp hay không?”
Sau câu hỏi làm “nóng” hội trường của nữ sinh năm 3 là lời đề nghị nghiêm túc nhưng không kém phần hài hước của ông Nguyễn Huy Dũng:
“Các bạn đang nói về mức lương 2.000 đô để làm những việc quan trọng. Không biết là trong những bạn sinh viên ở đây có bạn nào sẵn sàng nhận mức lương 200 đô để làm những việc quan trọng không kém không ạ?
Tất cả các bạn có thể liên hệ với tôi để đề nghị một cuộc phỏng vấn. Cục An toàn thông tin hiện đang tuyển dụng viên chức cho Cục và các bạn có thể liên hệ với tôi hoặc qua gian hàng thông tin ở ngoài kia”.
Một nữ sinh tới từ Học viện An ninh nhân dân đặt câu hỏi cho các khách mời
Một nữ sinh viên khác đang theo học ngành An toàn thông tin, Học viện Kỹ thuật mật mã đưa ra câu hỏi về cơ hội việc làm phù hợp với sinh viên nữ học ngành này. Trả lời câu hỏi này, ông Khổng Huy Hùng gợi ý các bạn nên trau dồi kiến thức về mặt giải pháp.
“Để làm được điều đó, các bạn phải đọc nhiều, dùng nhiều, nghiên cứu trending thế giới nhiều. Ngoài kiến thức nền tảng, tiếng Anh cũng là một yếu tố quan trọng. Tiếng Anh phải tốt thì các bạn mới đọc được, tư vấn được, mới xây dựng được giải pháp để tư vấn cho khách hàng. Tôi nghĩ đó là những lựa chọn cho các bạn nữ mà không quá nặng về “technical””.
Nêu quan điểm về vấn đề nữ sinh viên học ngành An toàn thông tin, ông Lê Minh Hùng cho rằng “các bạn không nên tự đặt ra những giới hạn cho bản thân”.
“Tôi nghĩ thời đại này cũng không nên phân biệt nam hay nữ nhiều quá, tất nhiên là ở Việt Nam vẫn còn có những ảnh hưởng. Tuy nhiên, càng ngày tôi càng thấy nhiều bạn nữ, ngay cả ở trong cơ quan tôi, vẫn làm pentest, security, code như ai. Nếu nhìn rộng hơn, khi tôi đi giao lưu bên ngoài, tôi thấy nhiều bạn nữ thực sự ấn tượng. Họ rất tự tin và thông minh. Tôi nghĩ không có giới hạn nào cho các bạn”.
Dương Quốc Tín – sinh viên ưu tú ngành An toàn thông tin, ĐH Công nghệ Thông tin - ĐH Quốc gia TP.HCM - là một trong số các khách mời của buổi tọa đàm
Tham gia tọa đàm còn có em Dương Quốc Tín – sinh viên năm cuối ĐH Công nghệ Thông tin, ĐH Quốc gia TP.HCM. Tín là một trong những sinh viên 3 năm liên tiếp giành giải Nhất trong các cuộc thi về an toàn thông tin, quán quân cuộc thi Cyber Sea Games tại Indonesia năm 2015. Cách đây 2 tuần, Tín vừa có chuyến sang Silicon Valley để phỏng vấn với Google.
Một sinh viên đề nghị Dương Quốc Tín chia sẻ kinh nghiệm với những bạn muốn làm trong lĩnh vực an toàn thông tin ở các công ty nước ngoài. “Họ đòi hỏi kinh nghiệm, kiến thức như thế nào để được gọi phỏng vấn?”
Chàng trai rất có duyên với giải thưởng này khẳng định “cần phải đặt mục tiêu sớm và con đường đi sẽ rất khó khăn”.
Tín chia sẻ, bản thân em bước chân vào ngành An toàn thông tin cũng với ước muốn một tháng làm được 3.000 đô. Và em cho rằng đó là một lý do chính đáng.
“Ngay từ năm nhất, các bạn phải đặt mục tiêu sẽ đi làm ở nước ngoài. Lúc đó, các bạn phải đặt ra những vấn đề cần giải quyết. Yếu tố đầu tiên là ngoại ngữ. Lúc đi phỏng vấn cho Google, mình gặp rất nhiều trở ngại về ngoại ngữ. 5 vòng phỏng vấn từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều, mỗi vòng 45 phút. Những câu hỏi hoàn toàn đi sâu về kỹ thuật. Nếu các bạn chỉ học kiến thức nền tảng trên trường thì các bạn sẽ không thể nào vượt qua được.
Nếu các bạn muốn được phỏng vấn ở những công ty như vậy, các bạn phải là một trong số những người giỏi nhất. Đó là một quá trình khó khăn” – Tín chia sẻ.
Nguyễn Thảo
"Mong sinh viên Việt Nam trở thành công dân phản biện"" alt="“Em phải học thế nào để lương khởi điểm 2.000 USD/ tháng?”"/>Cụ thể, theo nội dung tại Điểm d, Khoản 7, Điều 27 của dự thảo Nghị định thay thế, chỉ các mạng xã hội đã được Bộ TT&TT cấp giấy phép mới được cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến (livestream) hoặc cung cấp các hoạt động có phát sinh doanh thu dưới mọi hình thức (không bao gồm hoạt động thương mại điện tử).
Các mạng xã hội có số lượng người truy cập thường xuyên thấp nếu có nhu cầu cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến (livestream) hoặc cung cấp các hoạt động có phát sinh doanh thu (không bao gồm hoạt động thương mại điện tử) thì phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội.
Theo Khoản 10, Điều 38 của Nghị định thay thế, tổ chức, doanh nghiệp khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội trong nước phải đảm bảo, chỉ những người dùng đã cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cá nhân theo quy định mới được đăng tải thông tin (viết bài, bình luận, livestream) và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.
Tại Điều 39 quy định về quyền và nghĩa vụ của người dùng mạng xã hội trong nước và mạng xã hội nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam, tài khoản, trang cộng đồng, kênh nội dung, nhóm cộng đồng trên mạng xã hội khi cung cấp thông tin dưới hình thức livestream phải tuân thủ quy định về pháp luật chuyên ngành.
Quy định mới nhằm bảo vệ quyền lợi người dùng mạng xã hội
Đánh giá của Bộ TT&TT cho thấy, trên các mạng xã hội nước ngoài như Facebook, YouTube, TikTok đang tồn tại nhiều tin giả, tin xấu độc, thông tin bôi nhọ, xúc phạm uy tín, danh dự nhân phẩm tổ chức, cá nhân, tuyên truyền mê tín dị đoan, các nội dung vi phạm bản quyền… gây ảnh hưởng tới danh dự, uy tín của tổ chức, doanh nghiệp và quyền lợi của người dùng mạng xã hội.
Do đó, Bộ TT&TT đã bổ sung một số quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người dùng và đảm bảo sự công bằng giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.
Cụ thể, mạng xã hội phải công khai mô tả quy trình, phương thức phân phối nội dung trên nền tảng của mình để người dùng được biết và cân nhắc sử dụng. Đây là một trong những tính năng của sản phẩm, các mạng xã hội cần phải minh bạch hóa tính năng sản phẩm khi cung cấp đến người dùng.
Bên cạnh đó, theo quy định mới, mạng xã hội phải có bộ phận tiếp nhận, xử lý các khiếu nại của người dùng. Các nền tảng này cũng phải bổ sung quy định bảo vệ trẻ em khi sử dụng mạng xã hội.
Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đang trong quá trình lấy ý kiến nhân dân. Doanh nghiệp, người dân có thể tham gia góp ý cho cơ quan soạn thảo trong khoảng thời gian từ nay đến hết ngày 15/9/2023.