"Cùng một căn chung cư chưa bán được nhưng mức giá chủ nhà đưa ra càng cao hơn trước đó. Ví dụ một căn nhà có diện tích 68m2 tại Mỹ Đình (Nam Từ Liêm, Hà Nội) thời điểm tháng 9 được rao bán với giá khoảng 3,3 tỷ đồng. Vẫn căn nhà này, chủ nhà đang chào bán với giá 3,7 tỷ đồng", anh nói. Giữa lúc giá rao bán chung cư liên tục "nhảy múa", anh Ngữ đã tạm dừng kế hoạch mua nhà và chờ tới khi giá hạ nhiệt.
Hay như anh Trần Văn Cường (quê Bắc Giang) cho biết, 2 tháng nay gia đình anh đã đi xem nhà tại nhiều dự án chung cư trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, anh Cường ngã ngửa vì mức giá rao bán chung cư được chủ nhà đưa ra ngày càng cao và nhanh.
Một số người dừng kế hoạch mua nhà vì giá rao bán tăng nhanh (Ảnh minh họa: Trần Kháng).
Cách đây 10 ngày, anh Cường được chủ một căn chung cư tại quận Hoàng Mai (TP Hà Nội) có diện tích 72m2, thiết kế 2 phòng ngủ báo giá 4,3 tỷ đồng, tương đương 60 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, mới đây cũng căn chung cư này chủ nhà báo anh Cường giá đã tăng lên 4,7 tỷ đồng.
"Giá chung cư tăng nhanh khiến tôi băn khoăn không biết nên mua ngay hay chờ bình ổn. Nếu tôi mua luôn có thể giá lại quay đầu giảm, vì đã tăng cao trước đó. Còn nếu không mua, tôi e ngại giá chung cư tiếp tục tăng", anh nói.
Theo dữ liệu của một đơn vị nghiên cứu thị trường, giá bán bình quân của chung cư trên phạm vi toàn quốc vào thời điểm quý I/2021 là 35 triệu đồng/m2. Đến quý III/2024, giá bán đã tăng lên 51 triệu đồng/m2. Như vậy trong 4 năm, giá chung cư đã tăng 45%, tức mỗi năm tăng hơn 10%.
Vì đâu giá chung cư "sốt"?
Chuyên gia bất động sản Nguyễn Quốc Anh cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến câu chuyện tăng giá nóng sốt của phân khúc chung cư.
Thứ nhất, thị trường bất động sản có tính chất chu kỳ. Cụ thể, giá chung cư tăng do bản chất thị trường đang trong giai đoạn phục hồi. Trước đó vào giữa năm 2024, đơn vị này từng dự báo về sự phục hồi của từng loại hình bất động sản, trong đó loại hình phục hồi đầu tiên sẽ là sản phẩm mang tính chất ở thực.
Sau khi trải qua giai đoạn khó khăn, tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường bất động sản rất yếu. Điều sợ nhất khi đầu tư không phải là việc bất động sản giảm giá mà là sợ sản phẩm không có thanh khoản. Do đó, hiện nhà đầu tư tìm đến các loại hình có pháp lý chắc chắn, mang tính chất dòng tiền, ít nhất có thể cho thuê như chung cư.
Nguyên nhân thứ hai là nguồn cung chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, trong khi lực cầu là rất lớn. Đơn cử như ở Hà Nội, mỗi năm cần thêm khoảng 100.000-170.000 căn hộ mới, trong khi nguồn cung từ đầu năm mới đáp ứng khoảng 30.000 căn, năm 2023 khoảng 10.000 căn.
Đồng thời, sức tụ dân của các đô thị là rất lớn. Một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc,... mặc dù đã có hệ thống giao thông tốt, thuận tiện di chuyển đến tất cả các tỉnh thành, song người dân vẫn chủ yếu sinh sống và làm việc ở các thành phố lớn. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc mua nhà ở các đô thị lớn chưa bao giờ là dễ dàng. Càng ngày, người dân càng tập trung nhiều, mặt bằng giá rất khó giảm.
Bên cạnh đó, sản phẩm bất động sản ngày càng tập trung nhiều ở các phân khúc giá cao. Minh chứng là đầu năm 2020, phân khúc cao cấp trở lên (giá trên 55 triệu đồng/m2) chỉ chiếm khoảng 6% tổng cung. Đến quý III năm nay, các sản phẩm này đã chiếm khoảng 60%.
Theo vị chuyên gia, trong bối cảnh lượng cung trên thị trường ít, chủ đầu tư sau khi gỡ được pháp lý và ra hàng thì chủ yếu tập trung vào phân khúc từ trung cấp trở lên (giá trên 35 triệu đồng/m2).
"Phải trải qua khoảng thời gian rất lâu mới ra được dự án, trong khi giá đất vẫn tăng hàng ngày, việc chủ đầu tư quyết định ra hàng chung cư với mức giá từ trung cấp trở lên cũng là theo logic", ông Quốc Anh nói.
Một khu chung cư tại Hà Nội (Ảnh: Dương Tâm).
Nguyên nhân thứ ba là yếu tố tâm lý thị trường. Cụ thể, thời điểm giá chung cư tăng chưa nhiều, người dân có xu hướng chờ giảm giá. Nhưng khi thấy giá tăng khoảng 10 - 20%, tất cả mọi người đều đổ vào mua vì sợ giá sẽ tiếp tục tăng nữa. Việc này bồi thêm một đòn tâm lý khiến cho thị trường lại dội lên.
"Thực tế, thị trường đã nóng rất mạnh trong khoảng một năm vừa qua. Như vậy, nguyên nhân còn xuất phát từ việc tâm lý của người dân khá sốt ruột sau thời gian đợi chờ giá chung cư xuống", ông Quốc Anh kết luận.
Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) - đánh giá giai đoạn vừa qua giá chung cư tăng bất thường, đặc biệt tại Hà Nội. Hiện tượng này chắc chắn có sự tác động từ nhóm lợi ích trong khi bối cảnh kinh tế, thị trường cũng như thu nhập của người dân chưa hồi phục.
"Giá nhà tăng cao, nhưng giao dịch lại không xuất hiện, đây có thể là chiêu trò nào đó của một nhóm đầu tư có mục đích không trong sáng", ông Đính thẳng thắn nói.
Theo ông, những nhóm lợi ích này thực hiện được các chiêu trò thổi giá xuất phát từ thực tế nguồn cung căn hộ chung cư đang có vấn đề. Trong vài năm gần đây, thị trường không có dự án mới được phê duyệt cấp phép đầu tư. Các dự án trên thị trường chủ yếu là dự án cũ và được mua đi bán lại. Nguồn cung vừa thiếu vừa kém chất lượng, cung cho người dân, người thu nhập thấp rất ít, cấu trúc sản phẩm không phù hợp.
Bên cạnh đó, phần lớn nguồn cung mới tiếp tục được hoàn thiện ở mức tiêu chuẩn cao với chi phí đầu tư, chi phí đất đai tăng cao, các chủ đầu tư cũng kỳ vọng lợi nhuận cao hơn trước. Do đó, mặt bằng giá chung cư sơ cấp rất khó giảm. Giá chung cư ở thị trường sơ cấp tăng cao đã kéo theo giá tại thị trường thứ cấp cũng tăng đột biến.
Hiện nay, tâm lý của người mua nhà đã dần trùng xuống khi giá chung cư liên tục tăng cao từ đầu năm tới nay.
Giao dịch chung cư chững lại nhưng được dự báo khó giảm trong ngắn hạn (Ảnh: Trần Kháng).
Ông Phạm Đức Toản - Tổng giám đốc EZ Property - cho rằng, thời gian qua giá căn hộ chung cư chỉ nóng cục bộ tại Hà Nội do chênh lệch giữa cung và cầu. Đến nay, giá chung cư Hà Nội đã vượt đỉnh.
"Tôi có một nhóm bạn đều là những người có thu nhập cao nhưng nhìn vào giá chung cư hiện tại họ đều cho rằng quá cao, không tương xứng với giá trị và rất khó tiếp cận", ông nói.
Giá chung cư quá cao nên nhiều người tạm dừng kế hoạch mua nhà cho rằng mức giá không tương xứng. Do đó, thanh khoản chung cư thời gian qua rất ít. Ông Toản dự đoán, từ nay tới cuối năm giá chung cư sẽ khó tăng tiếp. Tuy nhiên, cũng sẽ rất khó để giá chung cư giảm, trừ trường hợp những người cần tiền giảm giá để bán nhanh.
Nguyễn Văn Đính nêu, để giảm giá nhà chung cư ở Hà Nội cần nỗ lực đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng nhà ở xã hội. Chủ động điều tiết nguồn cung bằng cách sử dụng hiệu quả công cụ lập, điều chỉnh quy hoạch, bố trí thêm quỹ đất sạch giúp các nhà đầu tư triển khai dự án nhà ở xã hội ngay khi lập quy hoạch.
Về lâu dài để ổn định giá nhà chung cư nói riêng và các sản phẩm nhà ở nói chung cần phải có sự tham gia quyết liệt từ phía Nhà nước. Trong đó, cần tiếp tục thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông, rút ngắn thời gian di chuyển từ khu vực vệ tinh tới trung tâm thành phố, nguồn cung đến từ khu vực vùng ven sẽ kéo giảm giá nhà.
" alt=""/>Giao dịch chững nhưng giá rao bán chung cư Hà Nội vẫn tăng như "lên đồng"Mới đây, trang chủ của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) thông báo Chủ tịch Gary Gensler sẽ từ chức vào ngày 20/1/2025. Thông tin này lập tức gây chấn động trong cộng đồng tiền số khiến giá bitcoin tăng vọt.
Ông Gensler được xem là "kẻ thù không đội trời chung" của bitcoin nói riêng và cộng đồng tiền số nói chung tại SEC. Trong nhiệm kỳ của mình, ông nhấn mạnh thông điệp: "Thị trường tiền số đầy rẫy những kẻ lừa đảo, kẻ gian lận".
Ông Gary Gensler, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) (Ảnh: Getty Images).
Ông Gensler cũng giữ lập trường cứng rắn với tiền điện tử. Từ năm 2021, Chủ tịch SEC đã khơi mào hơn 100 vụ kiện với các công ty trong ngành.
Ông là người dẫn đầu cuộc "đàn áp tiền số" với các vụ phạt BlockFi, Coinbase, Kraken. Nhà sáng lập Binance Changpeng Zhao cũng bị bỏ tù sau vụ kiện của SEC.
Hồi tháng 7, trong cuộc vận động tranh cử tổng thống, Tổng thống Donald Trump cũng đã nói rằng sẽ sa thải Gensler trong ngày đầu quay lại Nhà Trắng.
Ngoài ra, tin đồn cho thấy Tổng thống Trump đang cân nhắc tạo một vị trí mới tại Nhà Trắng chuyên về chính sách tiền điện tử. Những tín hiệu tích cực này góp phần giúp bitcoin tăng giá gấp đôi trong năm nay và tăng 40% kể từ khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ.
"Nhìn lại các đợt biến động có quy mô tương tự trước đây, bitcoin thường rơi vào giai đoạn tích lũy, hoặc bỏ qua tín hiệu quá mua khi các nhà đầu tư đổ xô vào", ông Rob Ginsberg, chuyên gia phân tích tại công ty nghiên cứu Wolfe Research, nhận định trong báo cáo.
Ông nhận định rằng đây có thể là khởi đầu của một đợt tăng giá mới, khác với các giai đoạn tích lũy thông thường. Với mức tăng ấn tượng 130% từ đầu năm đến nay, bitcoin đang tiến gần đến ngưỡng tâm lý quan trọng 100.000 USD.
" alt=""/>Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Mỹ từ chức, bitcoin vượt 99.000 USDCăn nhà khang trang, kiên cố là món quà cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Quỳ Hợp xây tặng gia đình chị Lo Thị Hà, thay thế căn nhà gỗ xiêu vẹo, cũ nát (Ảnh: Hoàng Lam).
Nay, ngay bên cạnh căn nhà gỗ cũ nát, một ngôi nhà khang trang, tường gạch, mái ngói đã được dựng lên. Đây là món quà của Công an huyện Quỳ Hợp xây tặng gia đình chị Hà.
"Mừng lắm, sống gần hết đời người rồi nay mới có căn nhà kiên cố, rộng rãi như thế này để ở. Mùa đông này 3 bà cháu, mẹ con không còn lo mưa rét nữa. Cảm ơn cán bộ, chiến sĩ công an huyện Quỳ Hợp và chính quyền các cấp nhiều lắm", bà Lo Thị Định (mẹ chị Hà) vui mừng, nói.
Theo Thượng úy Trần Văn Quý, Bí thư Chi đoàn thanh niên Công an huyện Quỳ Hợp, căn nhà gia đình bà Định có diện tích 55m2, tổng kinh phí xây dựng 150 triệu đồng. Trong đó, thông qua chuỗi các hoạt động của mô hình "24 giờ trải nghiệm", cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Quỳ Hợp đóng góp, hỗ trợ 50 triệu đồng.
Cũng như gia đình bà Định, nay gia đình ông Sầm Văn Dũng (trú bản Phảy, xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp), không phải lo cảnh mưa dột, gió lùa nữa. Căn nhà kiên cố của gia đình ông được xây dựng từ nguồn hỗ trợ 70 triệu đồng của Chi đoàn thanh niên Công an huyện và một phần tiết kiệm của gia đình cùng sự đóng góp của họ hàng, người thân.
Niềm vui của bà Lo Thị Định khi niềm mơ ước có một căn nhà kiên cố để ở nay đã trở thành sự thật (Ảnh: Hoàng Lam).
"Có căn nhà kiên cố, khang trang là điều tôi luôn mong ước nhưng do hoàn cảnh ốm đau, khó khăn nên không thể có được. Nhưng ước mơ cả đời tôi nay đã trở thành sự thật.
Căn nhà không chỉ là nơi che mưa, che nắng, để gia đình tôi yên tâm sinh sống mà còn cho tôi niềm tin, động lực để cố gắng thoát nghèo", ông Sầm Văn Dũng viết trong bức thư cảm ơn gửi tới cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Quỳ Hợp.
Thượng úy Trần Văn Quý cho biết, thông qua mô hình "24h trải nghiệm", đến nay, Đoàn thanh niên Công an huyện Quỳ Hợp đã vận động xây mới 7 căn nhà tặng các hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn, mỗi nhà trị giá 50-70 triệu đồng.
Công an huyện Quỳ Hợp tặng công trình đường giao thông trị giá 100 triệu đồng tới người dân(Ảnh: Anh Tú).
Bên cạnh đó, từ nguồn đóng góp của cán bộ, chiến sĩ và nguồn vận động xã hội hóa, đơn vị đã xây dựng một cầu dân sinh trị giá 250 triệu đồng, sửa chữa 4 căn nhà, tu sửa 4 chuồng trại và cung cấp 50 con giống (bò, dê, lợn sinh sản), hỗ trợ xây dựng hơn 500m đường bê tông, trao quà tới 10 hộ gia đình chính sách, 15 học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập với tổng giá trị các hoạt động hơn 1,2 tỷ đồng...
Gần dân, sát dân, vì nhân dân phục vụ
Mô hình "24h trải nghiệm" được Công an huyện Quỳ Hợp triển khai từ tháng 6/2022, trong đó Chi đoàn thanh niên Công an huyện là lực lượng chủ công, nòng cốt thực hiện.
Với mô hình này, thông qua các hoạt động "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" với người dân địa phương, Công an huyện Quỳ Hợp đã tạo được mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa lực lượng công an với nhân dân, từ đó xây dựng hình ảnh, phong cách người cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân "Vì nước quên thân, vì dân phục vụ" gắn với đẩy mạnh phong trào thi đua "Dân vận khéo" và xây dựng phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", góp phần củng cố thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc.
Đoàn viên, thanh niên Công an huyện Quỳ Hợp cùng người dân làm đường giao thông nông thôn (Ảnh: Anh Tú).
Bên cạnh đó, mô hình này đã phát huy tối đa vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của đoàn thanh niên trong các mặt công tác; đồng thời tuyên truyền giáo dục nâng cao trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên công an huyện trong gắn kết với cộng đồng, qua đó tạo sân chơi bổ ích cho đoàn viên thanh niên.
Từ các hoạt động của mô hình, Chi đoàn thanh niên Công an huyện Quỳ Hợp đã triển khai đồng bộ nhiều hoạt động, qua đó nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, phối hợp giải quyết và đảm bảo tình hình an ninh trật tự tại địa bàn cơ sở.
Chi đoàn thanh niên Công an huyện phối hợp các đội nghiệp vụ và công an các xã đã kịp thời xử lý hơn 300 vụ việc ngay từ đầu tại cơ sở; phối hợp cảm hóa, giáo dục hơn 100 đối tượng có tiền án, tiền sự, người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương; tiếp nhận 60 tin báo tố giác tội phạm có giá trị giúp lực lượng công an điều tra, làm rõ 15 vụ phạm pháp hình sự và nhiều hành vi vi phạm pháp luật khác...
Cán bộ công an xuống đồng giúp người dân thu hoạch lúa (Ảnh: Anh Tú).
Thông qua các hoạt động này, tình hình an ninh trật tự tại các địa bàn dần đi vào ổn định, không xảy ra xung đột, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, không xảy ra tình hình phức tạp về an ninh trật tự hoặc hình thành điểm nóng
Đặc biệt, hàng tuần, hàng tháng và hàng quý, Chi đoàn thanh niên Công an huyện Quỳ Hợp tổ chức các hoạt động hành quân dã ngoại hướng về cơ sở.
"Ngoài khoản kinh phí đóng góp hàng tháng và nguồn huy động xã hội hóa, hơn 1.200 lượt cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên, thanh niên trong đơn vị phối hợp lực lượng công an các xã đã tham gia đóng góp ngày công giúp các địa phương làm đường giao thông, công trình vui chơi, sửa nhà, giúp bà con phát triển kinh tế...
Trong các hoạt động này, cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Quỳ Hợp sẽ có 24h cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng giúp nhân dân, qua đó đã tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa lực lượng công an huyện với nhân dân, góp phần xây dựng hình ảnh, phong cách người chiến sĩ công an nhân dân đẹp hơn trong lòng nhân dân", Thượng úy Trần Văn Quý cho hay.
" alt=""/>Lan tỏa hình ảnh người chiến sĩ công an qua mô hình "24h trải nghiệm"